BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

“TÔI CHO TÔI” THƠ VÕ THỊ NGUYÊN: NẮNG MƯA VÀ NỖI NHỚ ÊM ĐỀM! - Châu Thạch


    
                    Nhà thơ Võ Thị Nguyên


TÔI CHO TÔI

Trời cho nắng, trời cho mưa
Tôi cho tôi nhớ ngày xưa của mình.
Ngày xưa tóc mây hoe vàng
Trắng đôi tà áo, chân ngoan đến trường.

Có ai níu giữ mùi hương
Sầu đông tim tím ngát đường tuổi hoa.
Có ai đếm bước chân thơ,
Cột từng sợi gió cho mưa thưa về.
Hạt mưa bụi, vạt tóc thề,
Nhẹ nâng guốc gỗ bên lề phố xưa.

Ngày xưa, Quảng Trị ngày xưa
Mộng đời yên ả trong mùa chiến chinh.
Đường phượng hồng, dòng sông xanh,
Hàng dương gọi gió ru tình hồn nhiên.
Bến xưa bờ cỏ non hiền,
Bước cao bước thấp... một miền tuổi thơ.

Trời cho nắng, trời cho mưa,
Tôi cho tôi nhớ... ngày xưa của mình.

                                   Võ Thị Nguyên


         
                 Nhà bình thơ Châu Thạch


“TÔI CHO TÔI” THƠ VÕ THỊ NGUYÊN: NẮNG MƯA VÀ NỖI NHỚ ÊM ĐỀM!
                                                     Châu Thạch

Võ Thị Nguyên là đồng môn, là bạn facebook của tôi. Tôi chưa gặp Võ Thị Nguyên lần nào, nhưng có lẽ chúng tôi đã xem nhau là anh em thân tình.

ĐÔI ĐIỀU VỀ THÂN THẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG - Tô Như

Sử ta chép Hưng Đạo Đại vương mất tháng 8 năm Canh Tý (1300), nhưng không thấy ghi chép ngài thọ bao nhiêu tuổi. Nghĩa là năm sinh của ngài chưa xác định được.
Các nguồn tư liệu cũng không thống nhất được vấn đề năm sinh này mà đưa ra các suy đoán khác nhau, từ 1225, 1226... đến 1232 và thậm chí còn cho rằng ông sinh sau năm 1237 (thời điểm Thuận Thiên công chúa vợ của Trần Liễu bị ép gả cho Trần Thái Tông). Phần đa số thì cho rằng Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, dựa trên năm sinh của Trần Tung (được cho là anh trai ông) là 1230.
Để khoanh vùng vấn đề này, chúng ta cần xem xét mối tương quan với một số nhân vật như Trần Liễu, Trần Tung, Thuận Thiên công chúa... và một vài mốc thời gian được ghi chép lại trong sử.



ĐÔI ĐIỀU VỀ THÂN THẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG

Vấn đề này tương đối rõ ràng, nhưng vẫn nhiều người còn nhầm lẫn mà cho rằng Trần Quốc Tuấn là con của Thuận Thiên công chúa khi bà còn là vợ của Trần Liễu.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Kỷ Hợi (1299) mùa Xuân, tháng 4, ngày 12, xuống chiếu cấm chữ húy của Khâm Minh Đại vương và Thiện Đạo quốc mẫu (Khâm Minh tên húy là Liễu, Thiện Đạo tên húy là Nguyệt; Thiện Đạo là phu nhân của Liễu) khi làm văn không được dùng. Các chữ Ngụy, Thấp, Nam, Càn, Tô, Tuấn, Anh, Tảng khi làm văn phải viết bớt nét. Nhà Trần kiêng tên húy họ ngoại bắt đầu từ đây”.

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

LA GI ĐẤT CỰC NAM TRUNG BỘ - Phan Chính


            

La Gi trở thành Thị xã từ cuối năm 2005 và nay vừa được nâng lên đô thị loại 3 của tỉnh Bình Thuận. Nếu tính theo địa bàn cũ khi chưa thành lập huyện Hàm Tân (mới) thì La Gi là phần đất duyên hải phía cực nam miền Trung, giáp với Xuyên Mộc, Long Khánh thuộc miền Đông Nam bộ. Địa danh La Gi/ La Di từ xa xưa gắn liền với địa danh hành chính huyện Hàm Tân sau này, đã trên trăm năm.

THẤY GÌ TRONG CÁNH CHIM BAY, THAY MỘT LỜI CẦU NGUYỆN, THẾ MÀ MẸ BỎ CON ĐI... - Thơ Lê Văn Trung


        


THẤY GÌ TRONG CÁNH CHIM BAY

* Tặng một tấm lòng nhân ái

em bé bỏng mỏng manh như làn gió
mà trời xanh, xanh quá ở trên cao
em yếu đuối dịu mềm như ngọn cỏ
đất dưới chân em cũng quá ngọt ngào
chim về đậu trên cành thơm lá ngọc
chim bay vờn rung nhẹ tóc hương bay
em trải thảm nhung lòng em lên đất
hạt từ bi chim nhé, hãy no đầy
trời xanh quá, và lòng em xanh quá
trời mông mênh và lòng em mênh mông
câu kinh chảy theo hồi chuông Bát Nhã
ngàn cánh chim vổ nhịp hót reo mừng.

HỌC CHỮ NHẪN - Truyện ngắn Hoàng Hương Trang




HỌC CHỮ NHẪN

Truyện ngắn Hoàng Hương Trang 
(Kính tặng nhà thơ An Nhiên)

Tôi ở quận Sông Cầu, nhà ngó mặt ra sông, lại gần biển, luôn luôn hưởng luồng gió hào phóng mà đại dương ban tặng. Ở gần sông, gần biển, đôi khi cũng nhiều hệ lụy từ sông, biển ấy đem lại. Số là mỗi sáng tinh mơ, thuyền cá từ biển về, vào cửa sông, đã có xe bạn hàng tấp nập tới mua. Thuyền chở tới bờ sông trước nhà tôi thì lên hàng, cả trăm sọt cá, tôm, mực… chuyển từ thuyền lên bờ, rồi từ các xe lớn qua xe nhỏ, để mau mau tỏa về các chợ bán cho kịp buổi sáng. Cá đã bán hết, xe đã chạy hết, nhưng còn lưu lại hàng chục vũng nước cá hôi tanh. Gió từ sông và biển cứ vô tư thổi thốc vào nhà tôi. 

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

ĐỌC THƠ CỔ NHỚ NGƯỜI XƯA: ĐẶNG DUNG - Nguyên Lạc




ĐỌC THƠ CỔ: CẢM HOÀI

1. Bài cảm xúc 1

Phí chi bút mực anh hùng luận?
Ai người nước Việt hãy cùng ta
Nói chi cho lắm mòn chữ nghĩa?
Xăn áo cùng nhau giữ sơn hà!

"Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma" *
"Đầu bạc giang san thù chưa trả" **
Mấy độ mài gươm dưới trăng tà

Ngàn năm vẫn nhớ lời thơ cổ
Rạng đấng hùng anh của nước nhà
Hoài Cảm Đặng Dung lời thê thiết
Nén trầm tôi kính ... mắt lệ nhòa!

...........

* Câu thơ trong bài Cảm hoài - Đặng Dung
**  Tản Đà dịch

2. Bài cảm xúc 2

"Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma"

Dưới trăng mài kiếm Long Tuyền
Mài luôn cho bén lời nguyền nước non
Thề rằng quyết giữ vẹn toàn
Giang sơn gấm vóc mãi còn thiên thu
"Tiệt nhiên định phận thiên thư" +
Kiếm này ta chém giặc thù xâm lăng!

.........

+ Nam Quốc Sơn Hà - Lý Thường Kiệt

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

NGÔN TÌNH THÁNG BẢY: “CÔ ĐƠN” !!! - Thơ Lý Hạ Liên


    


NGÔN TÌNH THÁNG BẢY “CÔ ĐƠN” !!!

Tháng bảy
Vườn nhà ai ngập bông cúc vàng
Lấp lánh ánh cười trong mắt
Em đi qua anh nụ cười trong vắt
Em đi qua đời bằng nỗi cô đơn

Tháng bảy
Mưa vỡ oà hạt nước
Tiếng kinh cầu thì thầm nguyện ước
Góc phố chờ sao anh chưa qua
Hay chỉ còn ký ức trong ta ?

Tháng bảy
Thu sang vàng mơ áo bay
Khi không mà nhấp chén nồng say
Tóc em gió rối mềm tay nắm
Bông cúc vàng trong vườn chiều nay

Tháng bảy
Em nhớ mùa xa mưa gió
Thu và nỗi buồn lấp ló
Trăm ngàn nước mắt sau lưng
Cô đơn vẫn còn ở đó

Tháng bảy
Ngày mưa tháng nắng ngại ngùng
Chen ngang giông bão chập chùng
Em góp tình sầu bỏ lại
Quay lưng đời buồn khôn cùng

Tháng bảy
Về ngang phố vắng
Chia tay trời chiều tắt nắng
Mai này khi bóng hình dần chìm trong mùa quên
Em chắc phải ăn nghìn trái đắng !!!?


                                                          Lý Hạ Liên

ANH TẮM CHO EM... - Thơ Trần Mai Ngân


       


ANH TẮM CHO EM...

Đêm huyền thoại - anh tắm cho em
Bằng hoa bưởi, hương chanh, hương ổi
Vầng trăng khuyết cúi đầu xin lỗi
Không sáng rằm soi dáng ngọc ngoan...

Đôi tay dịu dàng lẫn miên man
Trôi trên tóc, trên vai gầy guộc
Vùng ngực tối tràn hương thân thuộc
Căng thật tròn toả mộng mênh mông...

Phía trước chúng mình một dòng sông
Như ngưng chảy đứng im lặng ngắm
Anh tắm em, anh tắm cho em
Da trắng muốt mượt mà thơm ngát...

Đêm huyền thoại như là khúc hát
Em tinh khôi anh hoá xa xôi
Nước gội sạch bụi trần chớm nhuộm
Chỉ nồng nàn hương bưởi, hương chanh...

Em xa rồi còn lại chiếc khăn
Lau trên tóc tràn hương hôm ấy!

                                      Trần Mai Ngân

KHOẢNG TRỜI THÁNG BẢY, CHẠM MIỀN NGÂU CŨ... - Thơ Tịnh Bình


   


KHOẢNG TRỜI THÁNG BẢY

Ươn ướt niềm chi cuối hạ
Qua thời son trẻ phượng già
Giọt mưa loang mềm cánh gió
Khoảng trời tháng Bảy ngâu sa...

Miên man chùm mưa không tuổi
Gởi vào thương nhớ mênh mông
Đi tìm miền thơ ấu cũ
Bơ vơ thuyền giấy lạc dòng

Khoảng trời như nghèn nghẹn nắng
Thinh không vọng tiếng sấm rền
Ai níu vừng mây thấp xuống
Cánh chuồn cõng gió bay lên

Gọi ban mai về trú ngụ
Bên khung cửa sổ nhạt nhòa
Đơn côi hoa trong bình cũ
Còn ai giây phút chuyện trò...

Nao nao khoảng trời tháng Bảy
Bầy ve đi mất hút rồi
Sụt sùi lệ ngâu hờn tủi
Dỗ dành mưa nín khóc thôi...

TIẾNG VIỆT: MỘT SỐ THÓI QUEN VÔ Ý VÀ VÔ LÝ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG - Đình Hy


Hội thảo Ngữ học toàn quốc lần thứ 21 với chủ đề “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu, hội nhập và phát triển” do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Đại học Thủ Dầu Một tổ chức tại Bình Dương ngày 7 tháng 6 năm 2019. Bản báo cáo: in trong Kỷ yếu Hội thảo và Tạp chí Văn nghệ Ninh Thuận số 110, tháng 5&6 năm 2019



TIẾNG VIỆT: MỘT SỐ THÓI QUEN VÔ Ý VÀ VÔ LÝ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG

Tiếng Việt vô cùng giàu nghĩa, giàu ý, giàu âm. Những giá trị đó thể hiện tiếng Việt diễn tả, mô tả được các trạng thái đa dạng, phức tạp trong cuộc sống, từ hiện thực khách quan đến tâm lý con người. Điều đó trở thành niềm tự hào ngàn đời của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

HOA NHÀI VÀ NHỮNG VUI BUỒN QUANH HOA NHÀI - Nguyễn Anh Tuấn


     
                   Tác giả bài viết Nguyễn Anh Tuấn


HOA NHÀI VÀ NHỮNG VUI BUỒN QUANH HOA NHÀI

Tình cờ đọc được bài thơ HOA NHÀI của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến trên mạng, tôi ngẩn người, bởi bỗng tìm thấy biết bao sự đồng cảm, đồng điệu của một tác giả tôi chưa hề biết mặt… Cuộc đời sao lại có những sự trùng hợp đến thế?

HOA NHÀI
(Mến tặng H.H.Ph)

Lần đầu đến thăm tôi
Cô mang theo một đóa hoa nhài
Hoa bình dị
Tôi mỉm cười
Nhìn mây bay
Hờ hững.

Rồi lần sau
Cả những lần sau
Cô không mang thay đổi sắc màu
Vẫn bình dị những đóa nhài nho nhỏ
Và tôi cười
Hờ hững ngó mây trôi.

Rồi một chiều cô không đến thăm tôi
Một ngày đông hoa nhài không nở
Tôi ngơ ngẩn bên thiếp hồng để ngỏ
Ngó mây trời tôi đếm bâng quơ

Tôi trách cô vội bước sang đò
Không thương nhớ những cánh nhài nho nhỏ
Thấm trong tôi hương nhài nỗi nhớ
Tôi trách mình hờ hững ngó mây trôi.

Đại học Văn Hóa Hà Nội, 1990
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Trước khi đi vào bài thơ trên, tôi xin được dông dài đôi chút, nhưng tất nhiên là rất gần gũi với những tâm sự của nhà thơ này.

THIÊN TÀI – Đức Hạnh & Thi Hữu


   


THIÊN TÀI

Từ nhơn phẩm chất đẹp con người
Những bậc Thiên Tài tỏa thắm tươi
Nghĩa cử thành tâm ngời đức độ
Tình yêu sáng tỏ rạng muôn thời
Điều hay mở ngõ vào chân lý
Lẽ phải trao nguồn đến vạn khơi
Hiển hiện công bằng khai chính nghĩa
Hiền nhân Thượng Đế thưởng ban đời !

Đức Hạnh
06 07 2020


BÀI HỌA:


ĐỊA ĐÀNG

Viễn cảnh trần gian đẹp ý người
Sơn hà cẩm tú mãi nhuần tươi
Truyền kinh sáng tỏ nhân hòa nước
Cảm nghĩa bền lâu đức trị thời
Nhất mực công bằng xây những nẻo
Muôn điều bác ái vượt trùng khơi
Gìn nguyên phẩm hạnh theo lời Chúa
Vạn thế tình yêu trải cõi đời.

Nguyễn Kiệm
07 07 2020

GIA ĐÌNH - Thơ Lê Hứa Huyền Trân


                      Nhà thơ Lê Hứa Huyền Trân

GIA ĐÌNH

Ba khắc khổ với những cuốc xe đêm
Tôi vẫn tự trách mình chẳng thể nào ngăn ba mình vất vả
Hai bàn tay trắng chẳng có gì
Ba nuôi tôi bằng tình thương của đất trời này đọng lại
Chẳng thiếu một thứ gì

Mẹ oằn mình vì bán buôn ngoài chợ
Xã hội thu nhỏ đầy toan tính giữa những con người
Trước mặt kèo nài, sau lưng ganh tị
Mẹ thương tôi bằng nụ cười che giấu những đau đớn trong tim

Em vẫn ngày đêm kể cho tôi những thứ nó nhận được đầy yêu thương
Tôi không biết những đòn roi nó hóa thân thành phép màu mới lạ
Chuyện cổ tích nó vẽ ra vào những lúc nghỉ ngơi nhàn hạ
Và kể tôi nghe những thứ ngược với cuộc sống mình

Tôi vẫn chỉ là một khách văn chương
Mỗi ngày sống trong mộng mơ gia đình tôi vẽ ra đầy ảo mộng
Nuôi dưỡng giấc mơ mình
Bằng vất vả của những người xung quanh
Như kẻ chẳng biết gì

                                                                         Lê Hứa Huyền Trân

 *

Lê Hứa Huyền Trân
Hội viên Hội VHNT Tỉnh Bình Định
Mọi thư từ phúc đáp xin chuyển về địa chỉ :
Lê Hứa Huyền Trân, 1083/30 TRẦN HƯNG ĐẠO ,tổ 17B, KHU VỰC 4, PHƯỜNG ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Sđt : 0972076980
Số CMND : 215257216
Tài khoản:  số tài khoản, 4300205298818, ngân hàng Agribank Bình Định, chủ tài khoản : Lê Hứa Huyền Trân.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

NGUYỆT CA - Thơ Lê Kim Thượng


   


NGUYỆT CA

Mưa rơi tí tách hiên ngoài
Trầm buồn gõ nhịp u hoài đong đưa
Mơ về quê cũ ngày xưa
Khói xanh đầu xóm, gió đưa trên đồng...             

Cờ Lau trắng phất bên sông
Dòng đời chảy mãi... bềnh bồng bèo trôi
Lắng nghe tiếng sóng bồi hồ
Bên sông một bóng ai ngồi đơn côi
Giữa dòng thấp thoáng đò xuôi
Lãng quên bến đợi... ngủ muồi niềm đau
Sông đêm sóng vỗ bờ lau
Tắc Kè kêu động canh thâu chạnh lòng
Trời im, sông lặng xuôi dòng
Cát vàng bến lạnh... trăng trong tựa rằm
Nghiêng chao sóng nước trăng nằm
Thuyền xa bến đỗ... biệt tăm cánh bèo
Chập chùng đồi núi trăng treo
Mênh mông tịch lặng... gió reo đầu ghềnh
Đêm nghe biển nhớ gọi tên
Dạt dào sóng nhớ, buồn tênh bốn mùa
Nửa khuya vọng tiếng gió đùa
Sông buồn chảy mãi... bóng chùa trôi trôi.
Lời Kinh Nhật Tụng... nhặt lơi
Tịnh Tâm - Chánh Niệm... nụ đời nở hoa
Buồn đau, khổ lụy nhạt nhòa
Tàn cơn Bỉ Cực... vỡ òa Thái Lai...

Lòng đau... nghẹn tiếng thở dài
Trăng in gối chiếc... đêm cài hồn hoa
Một đời Đất Khách ngày qua
Anh còn gánh nặng... lân la chưa về
Mười năm ròng rã xa quê
Bốn phương mây phủ sơn khê phiêu bồng
“Thề cùng đất nước núi sông
Dẫu xa muôn dặm... tấc lòng ở đây...”   

                         Nha Trang, tháng 7. 2020
                                Lê Kim Thượng

NHỮNG LẦN ĐI QUA - Thơ Vĩnh Thuyên



                                     Nhà thơ Vĩnh Thuyên


NHỮNG LẦN ĐI QUA

Lần đi qua dòng sông
Những dấu chân in lên trái tim bỏ lại..
người đàn ông chưa được khóc
Giọt nước mắt chảy ngược đi đâu? về đâu?

Nhiều lần đi qua
Trong giấc mơ dòng sông bật khóc
Ở cuối rặng mù u đàn cò trắng đứng nhìn
Đêm qua mưa và đêm nào cũng mưa

Sau cơn mưa bỏ lại
Đứng trên cầu mà gió lắc lay
Anh đâu rồi!?
Khi chiều hôm nắng xế
chiếc cầu vòng vuột khỏi tầm tay

                                            Vĩnh Thuyên

Tên thật: Dương Văn Thạnh
ĐT: 0913955275
Email: duongvnhthuyen@gmail.com
Địa chỉ: 610 QL 22B Long Thành, Nam Hòa Thành, Tây Ninh

HOÀNG TỬ LƯỠNG QUỐC PHÒ MÃ TRẦN HÚC, MỘT KẺ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ - Tô Như


        Tranh vẽ tình cảnh loạn lạc cuối thời Trần (Tranh có tính chất minh họa cho bài).              Nguồn: Sưu tầm


HOÀNG TỬ LƯỠNG QUỐC PHÒ MÃ TRẦN HÚC, MỘT KẺ CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ

Trong gần 200 năm, nhà Trần liên tiếp nảy ra mấy người như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc, Trần Thiêm Bình (mạo xưng là cháu Trần Thánh Tông) muốn mượn sức triều đình phương Bắc để về làm vua nước ta.
Ở cuối nhà Trần lại nảy ra một người đặc biệt hơn hết, muốn mượn sức Chiêm Thành để về làm vua ĐạiViệt. Đó là Ngự Câu Vương Trần Húc.

VIẾT CHO MỐI TÌNH ĐẦU! - Thơ Châu Thanh Thủy


   
                         Nhà thơ Châu Thanh Thủy


VIẾT CHO MỐI TÌNH ĐẦU!

May mà anh chia tay em
Nếu không lại phải có thêm một lần
Dở dang đứt gánh hôn nhân
Vì em không phải người cần cho anh

Người ta làm vợ ngọt lành
Lo toan nhà cửa, sắm sanh mọi bề
Làm dâu không tiếng khen chê
Chăm lo con cái, vỗ về mẹ cha.

Còn em lắm nỗi lơ là
Việc nhà hờ hững, mắt xa xăm buồn
Cho dù anh chẳng trách hờn
Nhưng em thấy nỗi lo toan xa vời

Em là sợi chỉ ngang trời
Em là khúc nhạc một thời đam mê
Em không là nẻo đi về
Không là lời hứa hẹn thề sắt son

Chia tay, em vẫn còn son
Em lại rong ruổi như còn đôi mươi
Gặp anh vẫn mỉm môi cười
Hỡi người xưa cũ một thời đã yêu!

                            Châu Thanh Thủy
                                  28- 6-2020

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

NHỚ LẠI MỘT LẦN GẶP ĐỒNG MÔN LÊ THIỆN NGỮ - Võ Văn Cẩm


              
                           Tác giả bài viết Võ Cẩm


NHỚ LẠI MỘT LẦN GẶP ĐỒNG MÔN LÊ THIỆN NGỮ

Lê thiện Ngữ một cái tên quá quen thuộc. Một đồng môn Nguyễn Hoàng, học sau tôi nhiều năm. Nếu như đồng môn một trường khác thì chắc chắn tôi không biết Ngữ là ai, và chắc chắn Ngữ cũng chẳng biết tôi là ai. Vì Ngữ vào trường thì tôi đã ra khỏi trường.

Mối quan hệ thân thương, của một ngôi trường mất tên, đã hằn sâu vào tâm khảm của những thế hệ học trò đã từng cặp sách đến đó, dù thời gian đến trường không còn đếm năm, đếm tháng, đếm ngày, mối quan hệ lạ kỳ mà nhiều lần ngồi ngẫm nghĩ, xem lại trong hơn 50 đầu sách viết riêng về trường mình, hàng trăm Cựu HSNH và hàng chục thầy cô, chưa ai nói được lý do về mối liên kết keo sơn, có hàng trăm buổi họp mặt thân thương trong và ngoài nước, có hàng ngàn lượt phát học bổng và nhiều lần trao những món quà có giá trị cho đồng môn gặp hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật do các Đồng môn Nguyễn Hoàng chung tay. Mà trong chúng tôi chưa ai lý giải nổi.

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

MÙA HÈ KHÔNG YÊN TĨNH - Thơ Lê Phước Sinh


        
                     Nhà thơ Lê Phước Sinh


MÙA HÈ KHÔNG YÊN TĨNH

Hoa Phượng, Lưu Bút, Thưởng Khen, Dàn Nhạc Ve Giao Hưởng
Học Thêm, Thi Cử, Chuyển Trường ...
Đã chở Tuổi Thơ đi xa
cuống cuồng Thời gian vội vã
Biển xanh,
mơ một mái nhà ...

                                                                     Lê Phước Sinh