BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

XUÂN HỒNG - Thơ Lê Kim Thượng


        
            Nhà thơ Lê Kim Thượng


XUÂN HỒNG

Mấy mùa... yêu dấu, dấu yêu
Nắng Xuân đưa tiễn mưa chiều Lập Đông
Chúng mình nghĩa suối, tình sông
Giữ cho tươi thắm Xuân Hồng, hồng son
Tiếng cười khúc khích tươi giòn
Làn môi, sóng mắt... vẫn còn tinh khôi
Liếc nhìn, đôi mắt có đuôi
Gió đưa mái tóc ngược xuôi, tóc thề
Ngập ngừng, nón lá nghiêng che
Để cho môi tựa, má kề song song
Nắng rơi trong mắt, mắt trong
Tay ve vuốt tóc, tay vòng lưng ngoan
Phất phơ áo lụa, khăn voan
Khoác cho em chiếc áo choàng Tường Vi
Da em trắng mọng Xuân thì
Thở run ngực nõn... tình si với tình
Đôi ta như bóng với hình
Thề non, hẹn biển chúng mình thành đôi...

Xa em vẫn nhớ dáng người
Nhớ em, nhớ nhất tiếng cười giòn tan
Lời ca chùng xuống phím đàn
Tình như dao nhọn xuyên ngang buốt lòng
Xa em tình đổ về khôn
Tiếng thơ khắc khoải... Diêu Bông ơi hời...
Lá vàng, vàng rụng đầy trời
Mấy mùa Thu chết, buồn rơi chất chồng
Tìm em cuối bãi đầu sông
Trường Giang chảy mãi, tình không thấy về
Bên lề nỗi nhớ ê chề
Cầu Sương, Bến Đợi não nề đò đưa...
Vẫn là em của tôi xưa
Chiều mưa loang tím, bóng mưa hiện về
Cho tôi lời ấm vỗ về
Cho tôi một nửa lá thề Diêu Bông
“Để cho con Sáo sổ lồng...”
“Sao em nỡ vội lấy chồng...” đôi mươi
Cỏ khô, khóc dấu chân người
Giậu tình xiêu đổ, tiếng cười xanh rêu...
                       
                  Nha Trang, tháng 02. 2020
                        LÊ KIM THƯỢNG

“...” Ca Dao

HAI CHỮ QUÊ HƯƠNG - Nguyên Lạc


                
                                 Tác giả Nguyên Lạc


                     HAI CHỮ QUÊ HƯƠNG 
                                                                                         Nguyên Lạc

HỌA THƠ ĐƯỜNG

Thơ Đường hay Đường thi được xem là thơ hay nhất của các thi nhân đời Đường, trong đó một số được làm theo thể thơ Đường Luật, số còn lại làm theo những thể thơ khác mà đa số là thơ Cổ phong: Cổ phong hay Cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, phóng khoáng và tự do về niêm luật - không theo niêm luật nhất định.

Bài “Dịch Thủy Tống Biệt” tiễn Kinh Kha qua sông Dịch, đi hành thích Tần Thủy Hoàng của Lạc Tân Vương là thơ Cổ phong ̣́
Từ bài “Dịch Thủy Tống Biệt”, nhiều bạn thơ, trong đó có thi sĩ kiêm nhà bình thơ DHD họa, Nguyên Lạc xin họa theo góp vui.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

CA SĨ KHÁNH LY: “VỚI 10 BÀI HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN, TÔI NUÔI ĐƯỢC CẢ GIA ĐÌNH” - Yến Anh


           Với ca sĩ Khánh Ly, tình yêu nếu giữ kín của riêng mình thì lúc nào cũng đẹp


CA SĨ KHÁNH LY: “VỚI 10 BÀI HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN, TÔI NUÔI ĐƯỢC CẢ GIA ĐÌNH” 
                                                                                         Yến Anh

- Phóng viên: Chuyện tình trong âm nhạc của Khánh Ly – Trịnh Công Sơn, báo chí đã khai thác quá nhiều. Nhưng liệu có còn điều gì hạnh phúc giữa Khánh Ly và Trịnh Công Sơn mà bà chưa từng kể, đến giờ có thể bật mí?

+ Ca sĩ Khánh Ly: Tình yêu nếu giữ kín của riêng mình thì lúc nào cũng đẹp, khi nói ra nó không đẹp nữa. Cũng như chuyện vợ chồng phai nhạt theo thời gian cũng là vì vậy.

Người ta nói không bao giờ có tình bạn giữa người đàn ông với người đàn bà, điều đó cũng đúng. Khó lắm. Với ông Trịnh Công Sơn, hỏi tôi có yêu không Sơn không à? Có yêu chứ, nói không yêu là không có lý đâu, bởi vì với người tài hoa như thế, rất đẹp trai, nho nhã, dáng cao gầy, cặp mắt kính, mũi dọc dừa, mắt bồ câu, răng khểnh, tóc bồng bềnh, rất đáng yêu… Nhưng mình biết một điều, anh không phải của mình đâu.

Có thể ông Sơn cũng yêu mình nhưng không nói được. Không phải lúc nào yêu cũng nói được. Ví dụ ông yêu người đàn bà đã có chồng có con, mà những người có đạo đức có nhân cách người ta không nói, người ta giữ tình yêu đó. Ngược lại, người đàn bà khi yêu rồi thì muốn chiếm bằng được người đàn ông. Cái đó là khác biệt giữa đàn ông và đàn bà.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

CÔNG BỐ BÚT TÍCH CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN VÀ BÀI THƠ KHAI XUÂN “ÔNG ĐỒ 2” - Tần Tần

Nguồn:
https://news.zing.vn/cong-bo-but-tich-quy-cua-vu-dinh-lien-va-bai-tho-khai-xuan-ong-do-2-post1039785.html


     
                     Nhà sưu tầm sách Nguyễn Bình Phương - 
                     người đang gìn giữ bút tích “Bóng ông đồ”.

   
CÔNG BỐ BÚT TÍCH CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN VÀ BÀI THƠ KHAI XUÂN “ÔNG ĐỒ 2”
                                                                                        Tần Tần


     Bức ảnh chụp nhà thơ Vũ Đình Liên và bút tích của ông. Ảnh: Nguyễn Bình Phương

Bản viết tay bài thơ “Bóng ông đồ” do đích thân nhà thơ Vũ Đình Liên viết khai xuân tặng bạn thơ của mình vừa được công bố.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, người ta lại nhớ đến bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên như một niềm hoài cảm. Trước đây, bài thơ là niềm thương cảm cho những giá trị cũ đang dần mất đi, bị gạt sang rìa đời sống. Đến nay, nhắc tới Ông đồ là nhắc tới những giá trị văn hóa truyền thống cũ. Bài thơ Ông đồ nổi tiếng vậy nhưng ít ai biết Vũ Đình Liên còn có thêm một tác phẩm khác viết về ông đồ.
Mới đây, nhân dịp xuân Canh Tý, nhà sưu tầm sách Nguyễn Bình Phương đăng tải bức ảnh chụp bút tích của nhà thơ Vũ Đình Liên kèm ảnh thi sĩ. Bút tích này do chính tay nhà thơ Vũ Đình Liên viết bài Bóng ông đồ. Bài thơ như một sự tiếp nối mạch cảm xúc của thi phẩm Ông đồ nổi tiếng (sáng tác năm 1936).

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

VỊ TƯỚNG HIẾM CÓ CỦA HƯNG ĐẠO VƯƠNG: DỌA CHO VOI ĐỊCH KHIẾP VÍA VÀ BÍ QUYẾT ĐÁNH ĐÂU ĐƯỢC ĐÓ - Trần Đình Ba


            Voi Ai Lao bị quân Phạm Ngũ Lão đánh quay đầu chạy. Nguồn: Ảnh sưu tầm


PHẠM NGŨ LÃO VỊ TƯỚNG HIẾM CÓ CỦA NHÀ TRẦN

Cứ vào ngày 11 đến Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm, ở nơi đất nhãn lồng Hưng Yên lại diễn ra lễ hội Phù Ủng (xã Phù Ủng, huyện Ân Thi) tưởng nhớ vị danh tướng nhà Trần sinh ra nơi đất này. Ông là Phạm Ngũ Lão (1255-1320).

Là danh tướng nhà Trần, Phạm Ngũ Lão với cơ duyên "giữa đường đan sọt giáo đâm không biết" đã gặp gỡ Quốc công Hưng Đạo Vương, để rồi trổ hết tài hãn mã mà phụng sự đất nước đánh Nguyên, dẹp yên nhiễu loạn của Ai Lao, Chiêm Thành. Ở ông, tài văn song hành nghiệp võ, trở thành một vị tướng toàn tài hiếm có của nhà Trần.

                              Lễ hội Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên. Ảnh: Báo ĐS&PL.


SỰ NHẦM LẪN GIỮA 2 BỨC TRANH CHUỘT ! - Đỗ Thành Dương


                                             Tranh Chuột múa rồng.


      SỰ NHẦM LẪN GIỮA 2 BỨC TRANH CHUỘT !

Nguồn:
https://giaoduc.net.vn/…/su-nham-lan-giua-2-buc-tranh-chuot…

(GDVN) - Hai bức tranh dân gian Đông Hồ tuy cùng tái hiện đám rước chuột có vẻ giống nhau, nhưng nội dung phản ánh không hoàn toàn giống nhau.

So với các con vật khác như gà, lợn, trâu... đề tài “chuột” được phản ánh trên tranh dân gian khá ít ỏi.
Trước hết có lẽ phải kể đến bức tranh “Chuột múa rồng”, phản ánh hoạt động vui chơi múa rồng qua phương thức nhân hóa cả đám rước toàn là chuột, hân hoan nhảy múa, thổi kèn, đánh trống, gõ phèng la... cờ giong trống mở múa rồng đón xuân vui tết.
Bức tranh thể hiện sự khát khao hoà bình, cầu cho mưa thuận gió hoà và mong cho toàn dân được mùa, cuộc sống bình an, no đủ.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

KHÚC TÌNH BUỒN - Thơ Nhật Quang


    


KHÚC TÌNH BUỒN

Đêm trầm giấc mộng mị…
Đèn phố hắt hiu tàn
Mắt em buồn khuya khoắt
Vội giấu chút dung nhan

Đêm hanh hao thổn thức
Chơ vơ dáng vai gầy
Níu cuộc tình xa vội
Phiêu lãng...lại về đây

Đêm thêu thùa ân ái
Em biết ai vui, buồn…?
Bên vòng tay ấp áp
Có trái tim lệ tuôn

Chắc nợ nhau kiếp trước?
Nên vương mãi mùa ngâu
Anh niềm đau rời rã
Bạc tóc xanh mái đầu

Dụi buồn theo năm tháng
Áo em xưa có nhàu
Vẫn nâng niu duyên phận
Vá víu nửa đời sau.

                    Nhật Quang

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

VÕ SƯ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN VÕ VIỆT QUA ĐỜI Ở TUỔI 72 - Nguyên Khôi


       
                    Võ sư Nguyễn Văn Chiếu - Ảnh: gia đình cung cấp


VÕ SƯ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN VÕ VIỆT QUA ĐỜI Ở TUỔI 72
                                                                               Nguyên Khôi

TTO - 4h33 sáng 4-2, người góp công lớn trong việc quảng bá võ Việt ra thế giới - võ sư chánh chưởng quản môn phái Vovinam Việt Võ Đạo Nguyễn Văn Chiếu đã qua đời ở tuổi 72 tại TP.HCM.

16 tuổi, võ sư Nguyễn Văn Chiếu bắt đầu đến với môn phái Vovinam, với sự hướng dẫn của thầy Lê Sáng (chưởng môn phái Vovinam từ 1960-2010). Miệt mài tập luyện nên khi mới 19 tuổi, ông đã đạt đến võ sư Tam đẳng huyền đai và được cử đi dạy võ ở trường Pétrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong ở TP.HCM).

Ý NGHĨ SƠ SÀI VỀ THƠ HAY TỨ TUYỆT - Nguyên Lạc


              
                              Tác giả Nguyên Lạc


            Ý NGHĨ SƠ SÀI VỀ THƠ HAY TỨ TUYỆT
                                                                             Nguyên Lạc
                                                                     

LÀM MỘT BÀI THƠ TỨ TUYỆT

Để bàn về Thơ Hay Tứ Tuyệt, tôi xin giới thiệu thiền sư Muju (Nhật: Japan) sẽ hướng dẫn và minh họa hầu các bạn:
Người ta hỏi một thi sĩ Nhật nổi danh rằng làm thế nào viết được một bài thơ tứ tuyệt của Trung Hoa. Thi sĩ giảng giải: Câu đầu chứa phần khởi nhập; câu hai là phần chuyển tiếp của câu đầu; câu ba chuyển từ đề mục và bắt đầu một ý mới; và câu bốn gồm ba câu trước hợp lại với nhau. Một khúc dân ca Nhật minh họa ý này:

“Hai cô con gái của một người bán lụa ở Kyoto,
Cô chị hai mươi, cô em mười tám.
Một anh lính có thể giết người với lưỡi kiếm của anh ta,
Nhưng hai cô gái này giết đàn ông với đôi mắt của các nàng.” (1)

HỌC THEO THIÊN HẠ - Đặng Xuân Xuyến


               
                           Tác giả Đặng Xuân Xuyến


              HỌC THEO THIÊN HẠ
                                                                    Đặng Xuân Xuyến

Chuyện là thế này:

Thằng em dại đỗ xe huỵch cái, rồi vỗ vỗ vai lão, nói như cho cả khu phố cùng nghe:
- Anh yêu! Mình về đi!
Lão giật thót người, hớt hải tia mắt nhìn mọi người, rồi sẵng giọng với nó:
- Cái... gì? Sao mày lại gọi tao là anh yêu?
Nó toét miệng cười:
- Thì hôm nọ thấy anh gọi chị Nga là chị yêu ơi, chị ấy có vẻ “sương sướng” nên....
- Thằng ngu! Đấy là con trai với con gái, còn tao với mày là hai thằng đàn ông, dở à?
Nó gãi đầu, nhăn mặt:
- Thì ... Em tưởng tình cảm con trai con gái đều giống nhau, đâu phân biệt giới tính...

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

NGÀY 02.02.2020 - Thơ Trần Mai Ngân


     
                     Nhà thơ Trần Mai Ngân


NGÀY 02-02-2020

Ngày 02-02-2020
Em cô đơn
Một mình không có ai chia sẻ
Những ngọt bùi, cay đắng của trần gian...

Ngày 02-02-2020
Đại dịch Corona
Bởi vì chúng mình đã xa
Khổ đau làm miễn nhiễm
Hững hờ đôi mắt buồn
Gương mặt lạnh lùng... chiếc khẩu trang...

Ngày 02-02-2020
Em bỗng hoang mang
Như vừa bừng tỉnh giấc mơ
Anh ở đó mà sao xa lắc
Virus nào... ta lại sợ nhau ...

Ngày 02-02-2020
Rồi cũng qua mau
Khép lại để sang ngày mới
Sang một ngày mới
Em không còn anh!

                Trần Mai Ngân

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020

“ÔNG ĐỒ”: NHỮNG BỨC TRANH THƠ - Phạm Đức Nhì





         “ÔNG ĐỒ”: NHỮNG BỨC TRANH THƠ

             
 Bài thơ Ông Đồ được đăng năm 1936 trên báo Tinh Hoa lúc tác giả của nó, Vũ Đình Liên, mới 23 tuổi. Ông là người theo tân học, đậu Tú Tài năm 1932 (lúc 19 tuổi). Nhờ khả năng quan sát sắc bén ông đã sáng tác được bài thơ mà theo Hoài Thanh: “Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với đời.”
                                                                          (Thi Nhân Việt Nam)

Hoài Thanh đưa ra những lời khen ngợi trên và đã chọn đưa vào tuyển tập Thi Nhân Việt Nam chứng tỏ bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên, dưới cái nhìn của đôi mắt thơ có nội lực sung mãn vào hạng nhất thời bấy giờ, được đánh giá rất cao.

ÔNG ĐỒ

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

                     Vũ Đình Liên

THƠ VIẾT CHO NGƯỜI - Trần Mai Ngân


    


GIẬN...

Em cắn môi chặt lại
Nụ hôn trượt ra ngoài
Xuân đi cánh Đào phai
Em giận anh nhiều lắm!


THÔI...

Thôi...
Em xin hứa... xin hứa
Ngưng ngay cuộc yêu này
Không một lần nhắc lại
Chuyện chúng mình đẹp đôi...

                   Trần Mai Ngân

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

ĐỜI TRẢ LỜI CHO TA - Thơ Nguyên Lạc


      
                     Nhà thơ Nguyên Lạc


ĐỜI TRẢ LỜI CHO TA

1.

Bấy nhiêu năm có đủ
Quên cuộc tình cũ xưa?
Bấy nhiêu năm có đủ
Quên nỗi buồn tiễn đưa?

Chiều bên sông khói phủ
Bóng hình ai hắt hiu
Thuyền trôi xuôi ra biển
Đời chắc rồi cô liêu!

Bấy nhiêu năm có đủ?
Quên mối tình dấu yêu!
Đêm mắt đầy mong đợi
Người xa mãi phương nào

Bấy nhiêu năm mãi đợi
Tóc điểm màu xuân thu
Thời gian đâu chờ đợi
"Bạch vân ... không du du" [*]

2.

Chẳng thà không gặp nhau
Thì đâu buồn tiễn biệt!
Chẳng thà đừng hứa nhau
Thì trăm năm đâu là ...

Bấy nhiêu năm có đủ?
Đời trả lời cho ta!
Cho nỗi lòng đưa tiễn
Chiều khói phủ sông xưa

Chẳng thà đừng gặp lại
Mãi một nỗi đợi chờ
Gặp lại chi mắt lạ?
Nhạt màu tình xưa xa!

Ai bây giờ lạ lẫm
Phải người muôn năm xưa?
Đâu thật thà môi thắm?
Ta từng quen biết chưa?!

Bấy nhiêu năm dài đủ?
Để riêng đời nhớ mong!
Gặp chi rồi chia ngả
Người còn nhớ chi không?

Bấy nhiêu năm chắc đủ
Quên hứa nào phải không?
Phải chi đừng gặp lại
Giữ hình bóng riêng lòng!

3.

Bấy nhiêu năm hoài phí
Cả một đời thanh xuân!
Lạnh lùng người bước vội
Kẻ chờ đợi lưng tròng!

Người. lại rồi viễn xứ
Kẻ. một trời hư không!

               Nguyên Lạc

...............

[*] Thơ Thôi Hiệu 

SÂN GA, BẾN ĐỢI - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        
                 Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


SÂN GA
(Tặng nhà thơ Như Ý Gialai
Chủ nhiệm web Phố Núi Và Bạn Bè)

Ông lão ngồi sân ga
Lầm lũi đàn rồi hát
Trời đang mưa nặng hạt
Gió quẩn ngoài phố thưa.

Bà lão ngồi nhìn mưa
Tay lần lần tràng hạt
Tiếng đàn như muối xát
Ai oán từng nốt rung.

Bà lão người miền Trung
Ông lão người xứ Bắc
Hai phận đời cơ cực
Vịn đau mà nương nhau.

Trời bắt đầu mưa mau
Gió quẩn từng câu hát
Nụ cười trên môi nhạt
Thắt lòng mùi gió sương.

Hình như ông mất nương
Hình như bà mất ruộng
Đời gặp cơn ác mộng
Đói nghèo mà tha hương.

Hà Nội, trưa 28.01.2019
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

HIỂM HỌA ĐẦU NĂM - Đức Hạnh cùng thi hữu


     


HIỂM HỌA ĐẦU NĂM

Vi rus "Vũ Hán" tỏa muôn đường
Dịch cúm quay cuồng thật thảm thương
Củng cố phòng thân đừng vật vưởng
Ngăn ngừa tống cổ chớ khôn lường
Lây truyền khủng khiếp nào khiên cưỡng
Xuất hiện lu bù phải khẩn trương
Đóng cửa khoanh vùng nơi bệnh trướng
Tàu qua, hiểm họa… chớ coi thường..!

Đức Hạnh
26 01 2020


HỌA:


NGĂN NGỪA ĐẠI DỊCH

Vũ Hán người qua khổ lắm đường
Lây truyền dịch cúm những tang thương
Mùa xuân bệnh đến nào an hưởng
Đất Việt Tàu sang cũng khó lường
Diễn biến tung hoành qua vạn hướng
Khai nguồn khiếp đảm trải ngàn trương
Ngăn ngừa đại dịch không cho vướng
Cửa khẩu phòng canh kẻo bất thường…

Hồng Xuyến
26 01 2020

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

NHỮNG MÓN ĂN TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ÍT NGƯỜI BIẾT VÀ SẮP “BIẾN MẤT”




NHỮNG MÓN ĂN TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ÍT NGƯỜI BIẾT VÀ SẮP “BIẾN MẤT”

Nói đến những món cổ truyền ngày Tết ở Việt Nam, bên cạnh bánh chưng hay bánh tét là món nhất định phải có, thì mỗi vùng miền lại có những món đặc trưng của mình như thịt gà luộc, giò chả, nem rán, thịt kho, hành kiệu muối hoặc dưa món... Thế nhưng có những cái tên dù đã là món cổ truyền nhưng lại hiếm người biết, thậm chí những món này còn có nguy cơ bị thất truyền, đó chính là mọc vân ám và bánh bó mứt.

MỌC VÂN ÁM

Một cái tên hết sức sang chảnh, văn vẻ, nhưng vấn đề là nó... lạ hoắc. Nhiều người nghe tên còn chẳng biết mọc vân ám là món gì. Nhiều năm trước, món ăn này vẫn xuất hiện trên mâm cỗ Tết của người miền Bắc, thế nhưng ngày nay nó mai một dần bởi... quá khó làm.


Quả thật, làm mọc vân ám rất khó! Để có được món ăn mang đầy tính nghệ thuật này, người ta phải hết sức tỉ mỉ, khéo léo và tinh tế. Mọc vân ám gồm có 5 viên mọc, mỗi viên mang một màu khác nhau, được làm từ những nguyên liệu khác nhau như đậu, gấc, mộc nhĩ, rau củ... Năm viên mọc được múc vào bát, sau đó sẽ đổ nước ninh xương và bì lợn lên trên, chờ đông rồi mới úp ra đĩa. Khi đó, ta sẽ có được một tác phẩm nghệ thuật thực sự: năm viên mọc màu sắc bắt mắt được phủ bởi lớp thạch trong suốt nhìn như mây phủ. Cũng bởi vậy mà món ăn này được gọi là mọc vân ám.

           


Không chỉ ngon, đẹp, mọc vân ám còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Năm viên mọc màu sắc khác nhau tượng trưng cho kim - mộc - thuỷ - hoả - thổ nằm gọn trong lớp màng thạch tượng trung cho đất trời, ý chỉ tinh hoa hội tụ, cầu chúc năm mới bình an, thuận lợi và nhiều may mắn.

KỶ NIỆM 230 NĂM CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI ĐỐNG ĐA - Trịnh Sinh



KỶ NIỆM 230 NĂM CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA 
                                                                                           Trịnh Sinh

Trưa mồng 5 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), trong tiếng khải hoàn, vua Quang Trung mang đại quân vào thành Thăng Long với chiếc áo chiến bào đen sạm khói súng của những ngày đêm chiến đấu ác liệt. Nhân dân kinh thành tràn ngập trong niềm vui chiến thắng, đổ ra chật phố phường đón chào người anh hùng vừa lập nên chiến công thần kỳ. Quân Tây Sơn hân hoan ăn Tết khai hạ tại thành Thăng Long, đúng như lời Quang Trung đã hứa với quân sỹ trước đó tại Tam Điệp.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược mà tiêu biểu và quyết định là chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Tự hào về người anh hùng áo vải cờ đào bách chiến bách thắng, nhà quân sự thiên tài Quang Trung - Nguyễn Huệ.

*