BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2024

THUỞ MẸ RU - Nhạc Khê Kinh Kha, danh ca Ánh Tuyết trình bày



             


THUỞ MẸ RU
 
1.
mẹ ngồi ru con đêm khuya mưa tới
mẹ ngồi ru con ru tình sông núi
mẹ ngồi ru con đong đưa năm tháng vào nôi
 
mẹ ngồi ru con âm vang tiếng hát
mẹ ngồi ru con ru lòng sỏi đất
mẹ ngồi ru con ru thêm mái tóc bạc phơ
 
thuở mẹ ru
ru gió qua sông, ru mưa về nguồn
ru mây qua rừng, ru trăng âm thầm
ru con nghiêng nằm, ru mãi nghìn năm
 
Thuở mẹ ru
ru nước lênh đênh, ru sông muộn phiền
ru thân phận buồn, ru tim âm thầm
ru con yên nằm, ru mãi nghìn năm
 
lời mẹ ru con lênh đênh trong gió
lời mẹ ru con chan hòa nước mắt
lời mẹ ru con câu thơ ngây ngất hồn con
 
lời mẹ ru con bên hiên trăng xuống
lời mẹ ru con qua đời mưa nắng
lời mẹ ru con êm như tiếng suối đầu non
 
2.
mẹ dạy cho con đôi chân con đứng
mẹ dạy cho con đôi bàn tay nắm
mẹ dạy cho con non sông hơn bốn ngàn năm
 
mẹ dạy cho con con tim son sắt
mẹ dạy cho con tấm lòng yêu mến
mẹ dạy cho con trên môi tiếng nói Rồng Tiên
 
thuở mẹ ru
ru gió qua sông, ru mưa về nguồn
ru mây qua rừng, ru trăng âm thầm
ru con nghiêng nằm, ru mãi nghìn năm
 
Thuở mẹ ru
ru nước lênh đênh, ru sông muộn phiền
ru thân phận buồn, ru tim âm thầm
ru con yên nằm, ru mãi nghìn năm
 
một ngày con đi mang thân phiêu lãng
mẹ ngồi bâng khuâng ru ngày hoang vắng
một lòng thương con bao la như cả vầng trăng
 
giờ mẹ thâu đêm rưng rưng thương nhớ
giờ mẹ âm u như ngọn nến úa
một đời mênh mông trăm năm thân xác là bao
 
                                                    khê kinh kha

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024

CHIẾN LƯỢC BIÊN CƯƠNG CỦA LÊ THÁI TỔ - PGS.TS. Cao Thanh Tân


Hình: Bài thơ trên vách đá của Lê Thái Tổ trưng bày trong khu đền thờ Lê Lợi, xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu. Ảnh: Thụy Văn

Thư tịch cổ chữ Hán nước ta xưa nói nhiều đến câu thơ nổi tiếng về chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ “Biên phòng hảo vị trù phương lược/Xã tắc ưng tu kế cửu an” được khắc trên vách đá trong cuộc chinh man Tây Bắc năm 1432. Bài viết này xin khái quát hoàn cảnh ra đời, nội dung bài thơ và tư tưởng chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ nửa đầu thế kỷ XV với bạn đọc.
 

NGUYỄN BÍNH CƯỚI 4 ĐỜI VỢ NHƯNG KHI CHẾT THÌ TỨ CỐ VÔ THÂN – Theo “Đang Đọc Gì Đấy?”



Trong cuộc đời truân chuyên lang bạt từ bắc chí nam của mình, Nguyễn Bính đã có 4 người vợ và 4 người con. Nhưng khi ông qua đời vào ngày cuối năm thì không có người thân nào bên cạnh.
Người vợ đầu là bà Nguyễn Hồng Châu, là mối tình sét đánh của Nguyễn Bính trên đường ông đi công tác ở miền Tây. Ngay từ lần gặp đầu tiên, Nguyễn Bính đã sững sờ, choáng váng trước vẻ đẹp của bà và đem lòng yêu. Họ có với nhau một người con gái đặt tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu.

BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC: MỘT GÓC NHÌN TỪ THI CA – Đỗ Trường



Thời gian gần đây, tôi được đọc khá nhiều văn thơ do các bác sĩ, kỹ sư viết. Với lời văn, câu thơ giản dị cùng sự tưởng tượng, tư duy logic cho tôi nhiều điều bất ngờ. Và mối quan hệ, tính logic ấy đã làm nên chân dung, tính đặc trưng riêng biệt cho mỗi nhà văn. Nếu nói, toán học gói ghém cái cụ thể nhất, thì văn thơ Toàn Phong mở cái trừu tượng của không gian vũ trụ Nguyễn Xuân Vinh. Và Đỗ Hồng Ngọc cũng vậy, thi ca là chìa khóa mở ra con đường dẫn ông đến y khoa, đến với nơi cửa thiền. Do vậy, đi sâu vào đọc và nghiên cứu, ta có thể thấy sự nghiệp, và thi ca Đỗ Hồng Ngọc không chỉ cứu chữa thể xác con người, mà còn vá lại những linh hồn rách nát.
 

NGÀY CỦA MẸ NHỚ MÁ – Trần Vấn Lệ


 
Còn một tuần lễ nữa / Ngày-Của-Mẹ hàng năm!  Trước tháng Bốn Bảy Lăm, Việt Nam mình không có...
 
Biết ngày đó sau đó / khi người mình vượt biên - Người đi khấn và nguyền, người đi cầu và nguyện...
 
Xứ người, thuyền cặp bến...Ngày Của Mẹ như mơ...
Rồi từ đó tới giờ, bốn chín năm, thưa Má...
 
Má đúng là Biển Cả, Má đúng là Trời Cao đưa con từ trong ao ra được lòng biển rộng,
 
cho nửa triệu người sống, cho nửa triệu hóa mây... Dù thế nào cũng Hay:  Các Con Biết Ơn Mẹ!
 
*
Ngày không phải Ngày Lễ, ngày tình nghĩa mà thôi!  Người ta nhắc và cười.  Người ta nhắc và khóc.
 
Người Mỹ trước lập quốc / họ là dân tứ phương... Họ có ngày Tạ Ơn, họ có ngày nhớ Mẹ, ngày nhớ Cha, nhớ...nhau! 
 
Những bó hoa được trao, những tấm thiếp được gửi / thay cho điều muốn nói, chỉ một lòng-yêu-thương!
 
*
Má à!  Mẹ của con!  Hồn con, con đã giữ, mạng con trong sóng gió, Phật và Chúa vẫn bên...
 
Một tuần nữa, con lên / núi con nhìn ra biển:  Mẹ là con chim én đã cho con Mùa Xuân!
 
Không phải một mình con, triệu triệu người nghĩ vậy!
 
Hôm nay là Thứ Bảy... chờ Chúa Nhật tuần sau, con biết mắt Má trào cơn mưa mùa Giải Hạn!  Con mong lòng Má ấm bên Cha, cõi Vĩnh Hằng!
 
Trần Vấn Lệ

THƯƠNG NHỚ MẸ (2) – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Đặng Vương Quân, ca sĩ Tâm Thư trình bày

  


THƯƠNG NHỚ MẸ (2)
 
Bao nhiêu tuổi vẫn là con gái mẹ
Tháng ngày qua nỗi nhớ vẫn không vơi
 
Nhớ mẹ nhiều mẹ yêu của con ơi!
Con nhớ mẹ, con nhớ nhiều mẹ hỡi!
 
Dẫu tuổi đời mỗi năm thêm chồng chất
Dẫu trí nhớ không còn như xưa nữa
Mỗi khi con thất vọng, chán chường
 
Lại nhớ mẹ, con lại tìm về mẹ
Mẹ như là Phật Chúa ủi an con
Trãi qua bao năm tháng thăng trầm
Vẫn âm thầm nghĩ nhớ nhiều về mẹ
Nghe bài hát “Mẹ Tôi” con bật khóc
“Mẹ ơi con đã già rồi!
 
Vẫn ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con*”
 
Mẹ bây giờ chắc ở cõi bình yên
Mẹ bây giờ không còn bên con nữa....
 
Quách Như Nguyệt
 
* Trong bản nhạc Mẹ Tôi của Trần Tiến
 

        

THƯƠNG NHỚ MẸ (1) – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Lê Quốc Thắng, ca sĩ Hà Vân trình bày

 


THƯƠNG NHỚ MẸ (1)
 
Bao nhiêu bài thơ con làm
Chưa bài nào con làm cho mẹ
Hôm nay đọc những bài thơ về mẹ,
của bạn bè, con cảm thấy xót xa
Đúng quá đúng những bài thơ ngợi ca
Nước mắt con tuôn trào
Thấy thổn thức, thấy nhớ thương vật vã!
 
Hai mươi năm kể từ ngày mẹ mất
Con lạc loài, hụt hẫng lắm mẹ ơi
Không còn mẹ, ai dậy dỗ trên đời
Những lúc khổ chẳng còn ai tâm sự
Ai khuyến khích, ai mừng con khá giả
Ai nghe con chia sẻ chuyện âu sầu..
 
Khi quấn khăn tang mầu buồn trắng lên đầu,
dẫu vẫn biết.. từ đây mình mất mát
Đâu ngờ rằng mất nhiều quá mẹ ơi!
 
Không có ai hiểu con bằng mẹ hiểu
Mất mẹ rồi, trống vắng biết bao nhiêu
Thèm mẹ mắng, nghe mẹ cười hớn hở
Mất thật rồi… ai nâng đỡ, thương yêu
Mẹ thương con, tình thương vô điều kiện
Mẹ thương con tình mẹ chẳng bến bờ
 
Bao nhiêu tuổi vẫn là con của mẹ
Mẹ mất rồi con bé bỏng với ai
Bao nhiêu tuổi vẫn là con gái mẹ
Thèm dụi đầu vào nách mẹ, ôm vai
 
Hoa hồng trắng con ngậm ngùi cài áo
Cài hàng năm vào ngày lễ Vu Lan
Nhớ mẹ yêu con đã khóc nghẹn ngào
Tháng Bẩy ta mùa Vu Lan báo hiếu
Mẹ còn đâu mà đền trả, mẹ yêu…
 
Mẹ yêu ơi hôm nay con nhớ quá
Nhớ mẹ hiền, con nhớ quá mẹ ơi?
Ngày hiền mẫu không còn mẹ trên đời
Thương nhớ mẹ, mẹ của con, mẹ hỡi…
 
                               Quách Như Nguyệt
                                   May 7th, 2015
 

       

THUYỀN, TUỒNG CHÈO ĐỜI - Thơ Chu Vương Miện


  

 
THUYỀN
 
Thuyền đua thì lái cũng đua
Bè gỗ đi trước bè dừa theo sau
                           “Ca dao kéo”
 
Lòng vòng cũng chả tới đâu
Đi theo tới vụng nước sâu thì dừng
Mùa thu sen úa hồng ngâm
Ao bèo xơ xác chờ đông sương mù
Chuyện trời chưa nắng đã mưa
Chuyện người cà dật cà chua nhức đầu
Chuyện thuyền bè chuyện giăng câu
Đò ngang mấy chuyến chờ nhau mấy lần
 
Dứt tình rồi lại tới tang
Hết dòng sông nhỏ lại sang sông dài
Yêu nhau khoai củ khoai mài
Xa nhau không ngủ thở dài suốt đêm
Xa nhau hết cứng lại mềm
Gần nhau như thể chuồn chuồn ngô bay
Vậy
Đợi qua dông
No đầy bụng dìa
Đi trẻ
Về già
Lưng khòm đi chống nạng
Chốn nào cũng vậy
Có tiền là có nhai
Không tiền thì là bị với gậy
Có tiền là có Đức Phật gia hộ
Không tiền là ác quỉ bạn thân
Giầu sang chết có âm nhạc
Kèn trống phường bát âm
Có sư cụ niệm kinh
Đầy nhóc bạn bè ngừơi thân
Đầy chật cả sân chùa
Nghèo quá
Chết không ai đến
Chỉ có hai người phu đòn
Khiêng trên vai mang chôn
Không trống
Không kèn
Không hoa
Không ai khóc
Không láng giềng thân thích
chỉ có cái huyệt dưới đất
 

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

NÁO LOẠN NHẠC VIỆT! – Trần Hữu Ngư



Tôi nghe nhạc Phú Quang:   
Em ơi Hanoi phố, Hanoi ngày trở về, Nỗi nhớ mùa đông, Đâu phải bởi mùa thu, Mơ về nơi xa lắm… 
Tôi nhớ anh.
Anh sinh năm 1949, tại Phú Thọ, tên đầy đủ Nguyễn Phú Quang, tên thánh Phero Nguyễn Phú Quang. Qua đời năm 2021 tại Hanoi. 
Và nhớ một câu nói của: NÁO LOẠN NHẠC VIỆT! 
Tôi cũng đã nói nhiều về vấn đề này, nhưng hình như tôi không phải là nhạc sĩ, nên tôi nói không có ai nghe! Thôi, xin đăng lại ý kiến của cố nhạc sĩ Phú Quang, dù sao anh cũng là nhạc sĩ Hà Nội nổi tiếng, may ra nói còn có người nghe.
  
Sau 75, tôi nghe nhạc Phú Quang, Dương Thụ, Phó Đức Phương, Trần Tiến… nghe để thay đổi không khí, vì sợ nghe nhiều Boléro… bị lú! (như ông ca sĩ thiên thần có cánh ở Hà Nôi nói về người nghe Boléro) và nghe để so sánh giữa cũ và mới có gì lạ không?
  
Tôi đã nghe nhạc viết về Hà Nội từ những ngày còn rất trẻ, phải công nhận rằng những ca khúc viết về Hà Nội của nhạc sĩ bên này, hay bên kia, cũ hay mới đều hay. Tôi đã từng mê giọng ca Ngọc Tân trong những tình khúc viết về Hà Nội, trong đó có bài hát của nhạc sĩ Phú Quang.
  
Tiếc rằng nhạc sĩ Phú Quang qua đời rất trẻ (1949-2021). Anh ra đi, để lại cho thế hệ này và mai sau những nhạc phẩm khó quên: Em ơi Hà Nội phố, Đâu phải bởi mùa thu, Mơ về nơi xa lắm, Nỗi nhớ mùa đông
  
Trên trang mạng “Báo mới” tháng 2.2017, có đăng ý kiến của nhạc sĩ Phú Quang như sau:
  
“… Đài truyền hình Việt Nam đang làm náo loạn nhạc Việt!...
   Nói ra tôi sợ nhà đài Tuyền hình Việt Nam tự ái, không hài lòng nhưng quả thật truyền hình đang làm náo loạn môi trường sáng tác nhạc…”.
  
Và Phú Quang tiếp tục có ý kiến:
   
“… Có các ca khúc vừa được các nghệ sĩ trẻ viết xong đã được truyền hình, giới thiệu theo kiểu: Những bài hát Việt hay nhất. Tôi không hiểu họ căn cứ vào đâu, thử thách ở đâu, theo tiêu chuẩn, hội đồng thẩm định nào để nói rằng những bài hát đó vừa sáng tác là những bài hát Việt hay nhất, mà những bài hát đó thậm chí còn chưa tròn vành, rõ chữ rõ nghĩa.
  
Hay có những bạn trẻ mùa trước là thí sinh, mùa sau đã chễm chệ ngồi vị trí huấn luyện viên, giám khảo. Các vị giám khảo đó đôi khi còn hát sai lời, sai nhạc, thậm chí một nốt nhạc bẻ đôi không biết, không hề có kinh nghiệm, kiến thức cơ bản, nhưng người ngồi ghế bình luận nhận xét như ai. Như vậy là chúng ta đang khiến cho âm nhạc Việt đi xuống, thậm chí biến dạng và suy đồi…”
  
Đây là những lời tâm huyết, đúng và đủ của nhạc sĩ Phú Quang, mà các nhà Đài, TV, Nhạc sĩ, BTV, MC cần phải “phản tỉnh”. “Xin đừng làm náo loạn nhạc Việt”. Một lời nói đau quá cho những ai còn chút văn hóa, có lòng tự trọng, nhưng lại “Phớt tĩnh Ăng Lê” cho những MC lợi dụng Âm nhạc để đánh bóng tên tuổi mình. (Lợi dụng bài hát, để MC xuất hiện trên TV, và những bài hát được cho là hay đó, bây giờ nó ở đâu rồi? Thường thì “lời nói có cánh” của MC hay hơn bài hát!)
  
Riêng tôi, xin có ý một chút suy nghĩ như sau:  
Từ thời kỳ đầu những bài hát Việt đầu tiên ra đời cho đến năm 1975, chúng ta không có nhạc sĩ nữ (?). Sau 1975 xuất hiện nhạc sĩ nữ, điều này chứng tỏ sáng tác ca khúc là một thị trường hấp dẫn và dễ nổi tiếng, và nở rộ những năm gần đây như ca sĩ nữ kiêm luôn nhạc sĩ sáng tác ca khúc.
 
Bây giờ, ra ngõ là gặp nhạc sĩ, thức một đêm sáng ra thành nhạc sĩ, có không ít những ông bà nhạc này, xin lỗi, có người “chưa sạch nước cản”, không biết viết cái khóa Sol bắt đầu từ đâu, viết nhạc như kẻ mộng du, dùng những từ khó nghe, những nốt chói tai, viết theo kiểu làm dáng, đưa cái tôi kệch cỡm… vậy mà được nhà đài lăng xê là nhân tài, với những lời bình luận của phát thanh viên như có cánh, nhưng chưa kịp nghe nó đã biến mất!
   
Nhìn chung những loại bài hát này nó không khác gì một bài văn của những học sinh cấp một, cấp hai được ghép vào những nốt nhạc để thành một bài hát, mà báo đài cho là tài năng trẻ! Sáng tác ca khúc đâu có dễ, cuộc đời viết nhạc của Văn Cao, Đoàn Chuẩn… đâu có nhiều! (Nghe đâu Văn Cao có tới ba nhạc phẩm Trương Chi, nhưng cuối cùng ông chỉ chọn có một?).
  
Ngày nay Việt Nam có rất nhiều nhà phê bình âm nhạc, cả trong lẫn ngoài nước, cho nên mới có tình trạng ca sĩ trong nước và hải ngoại ngồi ghế giám khảo. Còn về lĩnh vực sáng tác nhạc thì “trăm hoa đua nở”, những nhạc sĩ chỉ có một vài bài nghe được, những ca sĩ có giọng hát chỉ “hơn giọng hát ở đám cưới”, vậy mà họ được lên TV thường xuyên, chương trình nào cũng có họ, lại còn mở lớp dạy ca sĩ hát hay, dạy sáng tác nhạc hay!
   
Việt Nam có một nền văn hóa cao nhất thế giới: Ở bất cứ nơi đâu chúng ta cũng bắt gặp ca sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ, văn sĩ… có thể nói nhiều như “cá nuôi bè”. Lớp nhạc sĩ đàn anh, cha, chú… đã qua đời, hoặc còn sống nhưng không sáng tác được nữa, chỉ trông chờ vào lớp trẻ. Nhưng sau vài chục năm nay, những người yêu mến âm nhạc chờ đợi những bài hát hay, mới, nhưng họ thất vọng và tự hỏi, tương lai, bài hát Việt có còn nữa không?
  
Xin thành kính đốt cho nhạc sĩ Phú Quang một nén nhang lòng. Cám ơn anh đã lên tiếng vì một nền âm nhạc nước nhà.
  
                                                                                     Trần Hữu Ngư

LIÊU TRAI CHÍ DỊ - Trần Vấn Lệ



Lạ nhỉ!  Sáng nay ra phố sớm / thấy người ai cũng dáng co ro, áo thêm một lớp... hình như lạnh, tất cả vòng tay giống học trò!
 
Hay mình đang đi trong chiêm bao?  Hay mình đang bay trời đất nào?  Mình vẫn yên mà, đang tỉnh táo.  Cõi đời tĩnh lặng chẳng xôn xao!
 
Chắc mình lạc đường?  Lạc một mình.  Người ta là cái bóng cái hình... Lung linh trước mặt là hoa lá.  Mình lặng im đường phố lặng thinh...
 
Một hồi chuông buông boong boong boong.  Tiêng ngân nghe sao buồn buồn buồn... Hay mình không phải người đang sống mà chỉ là ma vất vưỡng vương...
 
Hôm qua thơ có vài câu sót... đâu có câu nào ẩm ướt đâu? Có nhớ áo ai dài lướt thướt, lẽ nào hoa cúc nở nương dâu?
 
Lẽ nào mình lạc vô trường cũ, khuynh diệp rung rinh tưởng dáng người, như có Bà Cai ra mở cổng, sân trường không thấy học trò chơi...
 
Bao nhiêu năm nhỉ, ngôi trường ấy / bát ngát mù sương những sớm chiều...Những sớm chiều sương Thầy Giáo cũ, nắng, mưa, không xóa được buồn hiu!
 
Buồn hiu.  Tình yêu.  Hay mơ?  Mong?  Mặt trời đừng mọc nữa, phương Đông, đừng nghe rắc rắc thuyền tan vỡ, đừng thấy Quê Hương sóng chập chùng...
 
Cảm tạ Bà Cai còn cái bóng.  Cảm tạ các em... người đi đường.  Sáng nay tôi biết mình yên ổn mà thật tình tôi sa mạc hoang...
 
                                                                                    Trần Vấn Lệ

NÓNG NẮNG – Thơ Lê Phước Sinh


  

 
NÓNG NẮNG
 
Chiều rải nắng đong đều khắp chốn,
nồi hong hơi đã tới độ bung xì.
Muốn chào cười nhưng cái miệng cũng méo,
làm răng đây cho cây cỏ xuân thì...?!
 
                                               Lê Phước Sinh

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

ĐỀ THI KÍCH DỤC – Phiếm luận của Chu Mộng Long



 Đề thi của Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An.

"Câu 2: Trong khổ thơ thứ hai, tác giả đã chỉ ra những biểu hiện nào của cuộc sống tươi đẹp để THÚC DỤC ta "đứng lên đi"?"
Người ra đề (và hiển nhiên có cả bộ phận kiểm tra đề), không thể nói là vô ý viết sai chính tả từ THÚC GIỤC thành THÚC DỤC. Chính tả, trong chương trình của ông Thuyết, chỉ cần học lớp Ba là xong, còn lại học các loại Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp cấu trúc, Ngữ pháp chức năng, Ngữ dụng học, Phong cách học... như một nhà ngôn ngữ học uyên bác. Uyên bác vậy mà sai chính tả là vô lý.
 
Có thể những người làm đề có lý khi viết ra từ THÚC DỤC. Thúc dục đồng nghĩa với KÍCH DỤC. Dùng từ ấy, chỉ có thể hiểu như sau:
Khổ thơ thứ hai, hình tượng "mùa để hái" cũng là "mùa yêu thương". Không phải là sự yêu thương mang giá trị tinh thần trừu tượng mà yêu bằng quan hệ xác thịt để sinh nở. "Những yêu thương sai quả nở trên cành" là một ẩn dụ nói về kết quả của hoạt động tính dục. Nôm na là trai làm cho gái có bầu. "Mùa mơ non" là mùa gái tơ động dục. "Đứng lên đi", "cứ bước" có nghĩa sau hoạt động kích dục, cả trai gái đều cùng nhau động dục để sinh năm đẻ bảy. Giống như động vật ở mùa động dục vậy! Luật cấm tảo hôn nhưng không cấm các cô cậu học trò quan hệ tình dục trước tuổi.
 

CHUỘC LƯƠNG TÂM - Tác giả khuyết danh

Hôm nay gặp câu chuyện này trên mạng FB. Tôi đọc và mắt cứ nhòa đi theo từng dòng chữ...
Ở ngưỡng U70, tôi lại muốn được khóc òa như một đứa trẻ ...
Và lại thầm mong... Giá như các con trai của tôi vô tình đọc được câu chuyện này...


HỒI ỨC

... Cách đây hơn ba chục năm, hồi tôi học phổ thông cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ phẩm khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh; nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn. Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.
 

KỸ THUẬT NGÂM THƠ CỦA HỒ ĐIỆP - nhacxua.vn biên soạn.



Nguồn:
https://nhacxua.vn/ky-thuat-ngam-tho-cua-ho-diep-bai-bao-nam-1974-ve-nu-nghe-si-ban-tao-dan/
                                 
(Bài báo năm 1974 về nữ nghệ sĩ ban Tao Đàn)

Trước năm 1975, ngâm thơ cũng là một lĩnh vực nghệ thuật rất được công chúng yêu thích. Người ngâm thơ được gọi là “ngâm sĩ”, họ có nhiều kỹ thuật ngâm thơ cần được trau dồi, học hỏi và rèn luyện sáng tạo không khác gì kỹ thuật ca hát bên tân nhạc – cổ nhạc. Trước 1975, có nhiều ban ngâm thơ như Mây Tần, Về Nguồn, mà nổi tiếng nhất là ban Tao Đàn của thi sĩ Đinh Hùng sáng lập năm 1955, quy tụ những nghệ sĩ ngâm thơ lừng danh là Quách Đàm, Hoàng Thư, Hồ Điệp, Thái Hằng, Thanh Hùng, sau có thêm Hồng Vân, Hoàng Oanh (ca sĩ). Giọng ngâm nữ nổi tiếng nhất Sài Gòn trước 1975 phải kể tới là Hồ Điệp:
 

HÀ NỘI ƠI RA SAO BÂY GIỜ - Thơ Trần Vấn Lệ




HÀ NỘI ƠI RA SAO BÂY GIỜ 
 
Một ngày,
như mọi ngày!  Hai mươi bốn giờ không bớt, cũng không thêm một chút!
Một ngày... như mỗi ngày!
Một ngày!  Như mọi ngày!
 
Có chuyện gì hôm nay?  Sao tôi ngồi lảm nhảm?  Có chuyện gì "ghê" lắm?
Động lòng tôi?
Hôm nay?
 
Hà Nội, kìa! (*)
Ô hay!  Sao tan hoang đến thế?
Không lẽ cảnh dâu bể Trời bày đến ngổn ngang?
Tôi nghĩ đến những kẻ lang thang...
Tôi không thấy báo viết!
 
Tôi cũng không nghe ai chết giữa tình cảnh thế này:  phố trốc gốc hàng cây, điện nhiều đường dây đứt....
Tôi không thấy chùa Phật.  Cũng không thấy Nhà Thờ.
Tôi chỉ thấy mưa.  Gió và giông vồ vập!
 
Tôi nhắm nghiền hai mắt, không muốn thấy gì thêm!  Tôi không muốn tôi điên!  Tôi không muốn tôi điên!
 
Một ngày Hà Nội khó quên khi Trời xô nghiêng thành phố!
Người ta lãng quên Phật, Chúa;
không ai lãng quên Thủ Đô!
 
Những tờ báo mới mua đều có đăng Hà Nội... Báo dìm những lời ca ngợi, báo chỉ nói gió mưa...
 
Tôi nhớ bốn câu thơ của Nguyễn Bính chi lạ:
 
"Hà Nội ba mươi sáu phố phường,
lòng chàng còn để một tơ vương.
Chàng qua chiều đó, qua chiều khác,
Ôi một người đi giữa đám tang!"
 
Một ngày ngổn ngang.  Hai mươi bốn giờ.  Bao nhiêu ước mơ.  Thủ đô, Thủ đô!  Một đô thị đứng đầu cả nước, không một ai dám nói ngược để cầu phước đức, tại sao?
 
Tôi nhớ lời một bài hát như ca dao:
 
“Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói bay theo mây chiều...
Hà Nội ơi !
Nào biết ra sao bây giờ?
Ai đứng trông ai bên hồ
Khua nước trong như ngày xưa...” (**)
....

Nào Biết Ra Sao Bây Giờ?
 
                                                                           Trần Vấn Lệ

NHẶT GIÙM CHO HẾT NHỮNG BUỒN VUI – Thơ Lê Văn Trung


  

 
NHẶT GIÙM CHO HẾT NHỮNG BUỒN VUI
 
Anh về gom nhặt lá vàng xưa
Mỗi lá rơi như có hẹn hò
Hẹn đến mùa sau người trở lại
Mỗi lá rơi là một giấc mơ
 
Anh ngồi trò chuyện với trăng khuya
Nhớ áo thu ươm màu dã quỳ
Có dăm chiếc lá rơi trên áo
Và áo người bay như nắng bay
 
Những vầng trăng tròn khuyết đời nhau
Xuân hạ thu đông lá đổi màu
Chiếc lá màu trăng vàng mấy thuở
Rơi từ tiền kiếp đến nghìn sau
 
 
Từ đó anh về nhặt lá rơi
Như nhặt cơn mơ tạ lỗi người
Xin hãy vì thơ mà trở lại
Nhặt giùm cho hết những buồn vui
 
                                  Lê Văn Trung
                                     05. 05. 24