BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

MONG MANH – Thơ Lê Kim Thượng


   
                     Nhà thơ Lê Kim Thượng

            
Mong Manh 1 – 2
 
1.
Yêu nhau biết mấy cho vừa
Yêu nhau nhiều thế… vẫn chưa bằng lòng
Những ngày mưa gió, bão giông
Vẫn chờ, vẫn đợi, vẫn mong… gặp Mình
Ngày lặng thinh, tháng lặng thinh
Lá reo xào xạc, ru tình đong đưa
Giờ trời hửng nắng, dịu mưa
Đường quê xa lắm… Em chưa muốn về?…
Cho nhau câu ước, câu thề
Cho nhau ngày ấy bộn bề câu thơ
Mắt nhìn trong mắt ngu ngơ
Ôm em là cả non tơ ngọt tình
Yêu em vóc dáng xinh xinh
Áo Bà Ba xẻ… ôm mình thanh cao
Đếm đong nỗi nhớ bằng sao
Nhớ em câu hát ngọt ngào tình ca
Ngày qua, rồi lại ngày qua
Nhớ em thỏ thẻ: “Anh à… Anh ơi…”
Vay thương, trả nhớ rối bời
Nợ nhau, nợ cả một thời… “Xứ Quê”…
 
2.
Mong manh… là những câu thề
Mong manh là những lối về… mình anh
Một lần thôi, níu mong manh
Để rồi, anh nhận ra anh… một mình
Còn đâu lời hứa đinh ninh
Tình ta đã tạc bóng hình Vọng Phu
Quanh tôi trời đổ mây mù
Hình như tình lỡ… mùa Thu héo già…
Thì em cứ với người ta
Mặc tôi cứ thế, bôn ba với đời
“Đừng về… Người ở… Người ơi…”
Rưng rưng câu hát, thay lời…biệt ca…
Ước gì… hai đứa chia xa
Bóng hình em sẽ nhạt nhòa phai phôi
Ước gì… quên thuở chung đôi?
Vẫn không quên được một thời “Em – Tôi…”
Vẫn là “Anh của Em…” thôi
Dù cho xa cách, ngược xuôi… vẫn là
Một xa… tình cũng đã xa
Gặp nhau chi nữa mà xa… hai lần?…
 
Nha Trang, tháng 10. 2023
Lê Kim Thượng
              

TẠP LỤC THI 4, 5, 6 – Thơ Chu Vương Miện


   

4. TẠP LỤC THI
 
ĐƯỢC LÀM VUA
thua làm giặc
có mỗi con đường
ngõ cụt
không còn con đường nào khác?
con họa mi véo von hót
con quạ đen kêu quàng quạc
ông cũng ngang thằng
thua nhẵn trong sòng bạc
bạc trắng lửa hồng
y con thiêu thân
bu quanh ánh đèn
quay cưồng rồi rơi xuống
mặt đường
-
anh cũng chờ chết
tôi cũng chờ chết
sống hoài cảm thấy mệt
anh trên 8 bó dư
tôi cũng gần 8 bó
kéo mãi đời mèo chó
đông tây cũng giống nhau?
nay còn uống cà phê
vậy mai ở chốn nào?
 
5. TẠP LỤC THI
 
BIỂN CẢ
đất giận giữ nổi cơn động đất
tạo sóng thần ùa vào kéo người đi
ngẫm trong lòng tử biệt sinh ly
mà thiên cổ còn ghi dấu lại
rừng thông dừa thôn làng êm ái
bao ngàn người đoàn tụ với nhau
chợt bất thần ngó lại thấy chi đâu?
bao xác chết dật dờ nơi đầu sóng
vẫn mặt biển nước xanh trời rộng
vẫn thân thương thảm lúa xanh rì
bất thình lình kẻ ở người đi
quá vội vã không lời từ biệt
núi với biển người từ lâu thân thiết
nước chở thuyền cứ theo gió mà đi
nước dìm thuyền cũng chả biết nói chi?
bao hệ lụy thiên tai trời giáng cả
đứng khóc ròng nhìn ra biển cả
-
buổi sáng bầu trời xanh
trên nhành chim đua hót
15 phút tham thiền
tỉnh lại chim bay mất
ôi chỉ một sát na
mà cõi đời sinh diệt
 
6. TẠP LỤC THI

TA
lục thập ngó trời nói chuyện
đôi khi nghe cả tiếng vượn chim
bậu 50 chắc chắn còn duyên
nên chân dung nom còn ngộ ngộ lắm
Long Mỹ Mỹ Tho Mỹ Quốc xa vạn dậm
bậu chả nhớ ta? ta ngại quay dìa?
30 năm chợ gạo nhà thuê
-
ta chợt nhớ có ngày nào ta chết
bậu có chờ "chờ lơi hay chờ thiệt"
chờ kiếp này hay đợi kiếp sau
bao ân tình theo nước chẩy tào lao
thôi cứ kể nói nghe chơi rồi bỏ
ta về lại Tây Đô mùa phượng đỏ
bậu cần tiền bậu đành đoạn lơ ta?
-
tranh sơn dầu
tranh sơn mài
mắt thiên hạ
không ai giống ai ?
thuận mua vừa bán
kẻ dưới nước
kẻ trên cạn
cùng chung hoạn nạn
sóng vỗ bèo trôi
thuyền neo bến
mặc thế sự
chuyện qua rồi?
 
Chu Vương Miện

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2023

TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN – Thơ Đỗ Trung Quân


   
                       Nhà thơ Đỗ Trung Quân
 

TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN
1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục, ăn chơi
“Hiện sinh - buồn nôn - phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
Các anh bảo Sài Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, tivi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!

2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người Sài Gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp những đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo
Những vị giáo sư trên bục giảng đường
Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi - của chúng ta.
Có tiếng cười
Và tiếng khóc.

3.
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát, hi sinh...

4.
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
Để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
Đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
Đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh tivi, cassette, radio...
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn ”khôn và dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào...
Lại bắt đầu ghẻ lở?

5.
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật

6.
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan tòa trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thuở
Để yên cho xương rồng, gai góc
Chân thật nở hoa.
Này đây!
Xin đổi chỗ không kì kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy, ghẻ lở
Bây giờ...
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào “thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?
 
                                                                           Đỗ Trung Quân
                                                                                     (1982)
 

LỜI GIỚI THIỆU QUYỂN SÁCH “TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG” CỦA KRISHNAMURTI – Phạm Công Thiện

                      Con người là kẻ tự giải phóng bản thân
                                                Phạm Công Thiện dịch

                   

Tìm thấy Người Yêu mình trên những núi xanh lơ, tìm thấy Người Yêu mình trong dòng nước rực ngời của đại dương, tìm thấy Người Yêu mình trong con suối sủi bọt, tìm thấy Người Yêu mình trong ao nước in trời, tìm thấy Người Yêu mình trong thung lũng mây cao, tìm thấy Người Yêu mình trong cơn khói trời chiều, trong thôn xóm hoàng hôn, trong ngọn cây trắc bá, trong cổ thụ lâu đời, trong bụi cây ôm đất, trong cành lá cheo leo, trong cánh đồng nuôi chim, trong hải ngạn sóng vỗ, trong rặng dương đùa gió, trong bóng chiều mây phủ, trên dòng nước buổi chiều, dưới bóng sao, trong đêm thâu, trong ánh trăng, trong sự tĩnh mịch trước bình minh, trong tiếng ru cây lá, trong tiếng chim kêu buổi sáng…

CHÙM THƠ VĂN CỦA PHAN QUỲ


    

 
1.TUỔI NÀO ?

Tuổi sáu tư trông mình thật khác lạ,
Làn tóc xanh bỗng chốc hoá đuôi gà
Buộc thành chùm vì đất trời nóng quá
Và cũng vì ... ai nữa ngắm nhìn ta??!!!
 
Tuổi sáu tư một hôm ngồi tựa cửa,
Nhìn trời đất xám xịt một màu mây
Lòng cứ ngỡ mưa giăng đầy phố nhỏ
Ai đâu ngờ mang kính mát....
không hay.
 
Tuổi sáu tư ta ngồi lần kỷ niệm
Đây bạn bè, đây người ấy... quen quen.
Đây dòng thư, lời tỏ thật êm đềm.
Thương dáng ngọc, trăng ngà lên màu má.
 
Tuổi sáu tư ta quên đời mệt lả
Trả cháu con hối hả cuộc mưu sinh
Ta bước đi giữa muôn vàn thư thả
Lòng hoài mong đây đó những chân tình.
 
Tuổi sáu tư chờ dòng tin thăm hỏi
Có khoẻ không, nơi ấy được bình yên?
Có qua đi hết thảy những ưu phiền?
Và nhắc nhau một lần về hạnh ngộ.
Tuổi sáu tư ngập ngừng soi dáng nhỏ
Thuốc nhuộm màu mà cứ ngỡ son môi,
Kẻ một đường trang điểm cho ngày vui
Nhìn lại mình thật lạ, thật hỡi ôi!!!
 
Tuổi sáu tư rộn rã cuộc rong chơi
Í ới nhau cho quên ngày quên tháng
Ta hát vang dẫu rớt nhịp quên lời
Có hề chi khi lòng mình như gió
Có hề chi khi lòng mình như mây
Thênh thang mãi giữa đất trời cao rộng
Trả trần gian những buồn vui hờn giận
Ta quay về hoan hỉ ý thơ bay...
 
2. LÃNG ĐÃNG
 
Ta viết cho em hàng nghìn con chữ, một chút buồn và nhiều chút nhớ lên thơ, ta nghĩ về em nhiều hơn em tưởng, em có hay rằng ta ra ngẩn vào ngơ.
*
Chiều nay có vẻ như trời trở, những đám mây mù sa xuống từ tầng không, ta băn khoăn lo em không về kịp, những cung đường xa ngái, ta chờ mong.
Rồi những hạt mưa tí tách nhỏ xuống đời, em của ta ắt hẳn lại đầy vơi, khung cửa hẹp và mắt buồn u uẩn, nhớ thương nhiều bao kỷ niệm xa xôi.
Ta nâng ly lần tìm trong đáy nước, men rượu nồng ngất lịm những cơn say,
Ta tỉnh dậy giữa vô cùng trống trải, dáng em buồn xa mãi mấy tầm tay.
Ta vẫn thấy em mỉm cười cay đắng, vẫn trôi đi giữa luân chuyển dòng người,
ta nhìn mãi vào bức tường câm lặng, nhốt đời ta giữa sừng sững đơn côi.
Ta lại viết như một lần sám hối, như một lần xa xót lẫn ăn năn, em đã đến rồi đi như đã đến, ta gục đầu mà cứ mộng trăm năm...
 


3. VỀ ĐI ANH

Về đi anh, một ngày thu tháng bảy,
Cung đường xưa trông ngóng bước chân quen.
Hoa lá bâng khuâng, lời tình tự êm đềm.
Hàng phượng vĩ nghiêng nghiêng ngàn xao động.
 
Về đi anh nói lời xưa hoa mộng
Như một thời cây cỏ đã quen nghe
Khi trăng lên, khi chiều xuống, đêm về
Trang sách mở mà hồn bay đâu đó.
Bên ni ngóng, bên tê chờ cuối ngõ
Cánh hoa thơm ép vào vở trao nhanh.
Dòng viết vội cho người còn bỡ ngỡ
Hẹn mùa thương kết lại mối duyên lành.
Về đi anh, tìm lại chút mỏng manh,
Dẫu ngày tháng lên vai mình trĩu nặng.
Để sáng mai em thấy mình áo trắng
Bước ngập ngừng lòng cứ ngỡ đang xuân.
 
Về đi anh tìm lại thoáng bâng khuâng
Nhìn hoa bướm bên nhau ngoài cửa lớp.
Nhìn phượng vỹ nao nao ngày ly hợp
Cháy lên trời nhung nhớ mỗi mùa xa
Về đi anh tìm lại những ngày qua...
 

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2023

TIỂU THƯ CON QUAN VIỆT NAM ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ BỊ ĐUỔI HỌC LÀ AI? - Đông Anh

Là con quan Phủ Doãn Thừa Thiên, bà Nguyễn Thị Thiếu Anh là tiểu thư đầu tiên ở Huế biết đi xe đạp, cũng là tiểu thư con quan hiếm hoi bị đuổi học vì không chấp nhận bị cô giáo Pháp miệt thị.
 
Nguyễn Thị Thiếu Anh thời học sinh Đồng Khánh, Huế.

Nguyễn Thị Thiếu Anh sinh năm 1921 tại phủ Anh Sơn, Nghệ An, quê xã Sơn Hoà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Bà là con gái cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm đương chức Phủ doãn Thừa Thiên - kinh đô Huế.

Từ khi còn là một cô nữ sinh Đồng Khánh, Nguyễn Thị Thiếu Anh đã nổi tiếng là cô gái đầu tiên trong kinh thành Huế dám đi xe đạp khắp kinh thành. Nguyên do của việc này bởi vốn học giỏi văn, cô học trò tuổi mới 15 lúc ấy đã tự nguyện tham gia vào ‘học sinh văn đoàn’, vừa chịu trách nhiệm biên tập vừa lo công việc quản trị tờ báo phải chạy ‘phát hành’ và giao dịch nên phải tập đi xe mới đủ thời gian. Và người cổ vũ động viên cô gái tập đi xe ấy chính là người anh ruột - Nguyễn Khắc Viện, một nhà văn, nhà báo, nhà văn hoá, bác sĩ nổi tiếng không chỉ ở ta mà cả ở Pháp.

CÔNG TRẠNG TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT: TA ĐÃ LÃNG QUÊN ? - Dũng Phan


Lê Văn Duyệt 黎文悅

Sáng 16-9-2020, lễ giỗ lần thứ 188 của đức Tả quân Lê Văn Duyệt được tổ chức trang trọng tại di tích lịch sử văn hóa lăng Lê Văn Duyệt (Q. Bình Thạnh, TPHCM). Dịp này, đoạn đường Đinh Tiên Hoàng cạnh lăng cũng được đổi lại mang tên Lê Văn Duyệt.
Vậy Lê Văn Duyệt là ai?
*
Hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về người giỏi nhất dưới trướng của vua Gia Long: tả quân Lê Văn Duyệt. Về cái cách ông đã xây dựng một vùng đất, cho người dân sống trong hạnh phúc, an lành. Lịch sử thời bình, cần những bài học về những con người như thế này.
Ông đã bị lãng quên, sự lãng quên của sử sách dành cho ông khiến những người có tâm với lịch sử phải đau lòng. Lê Văn Duyệt, hãy nhớ tên vị tả quân này. Bởi 3 thế kỷ trước, vào buổi đầu sơ khai của lịch sử vùng đất Nam Kỳ. Ngài đã một tay gây dựng cơ đồ, tạo nên nền tảng giàu mạnh cho vùng đất phía Nam đất nước ngày nay, với Gia Định – SaiGon là trung tâm.

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2023

"NGÀY XƯA HOÀNG THỊ", MỐI TÌNH HỌC TRÒ TRONG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT - Long Phạm


Nhạc sĩ Phạm Duy

Phạm Duy là một nhạc sĩ đại tài của nền tân nhạc Việt Nam, với gia tài sáng tác đồ sộ, đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, trải dài qua nhiều mảng nhạc khác nhau.

Có thể kể đến nhiều loại nhạc Phạm Duy sáng tác như nhạc thiếu nhi, nhạc kháng chiến, nhạc quê hương, dân tộc, nhạc tình yêu, đôi lứa, nhạc học trò, đạo ca, trường ca, nhi ca, tâm ca, thiền ca… Tuy nhiên, tình ca vẫn là mảng nhạc được ưa chuộng và nhớ đến nhiều nhất.
Trong sự nghiệp của mình, Phạm Duy để lại một kho tàng khổng lồ với hơn 2000 ca khúc. Trong đó, có một mảng khá xuất sắc là nhạc phổ thơ.
Có thể nói, Phạm Duy là một thầy phù thủy xuất sắc khi phổ nhạc vô cùng hòa quyện, tạo nên những giai điệu đầy biến ảo cho các bài thơ có ngôn từ bay bổng như Ngày xưa một chuyện tình sầu, Trăm năm như một chiều, Chiếc bóng bên đường, Hãy trả về em, Qua vườn ổi, Lá diêu bông…
Đa số các bài thơ Phạm Duy phổ nhạc đều viết về tình yêu đôi lứa, với âm hưởng lãng mạn.

JUST FRIENDS? - Thơ của Rick Catanzariti, Lê Mậu Minh dịch


   


JUST FRIENDS?
 
I love you more every day,
My name I long for you to say.
Do you know just how I feel?
Do you know this love is real?
 
Sometimes I wonder what you think,
When you hear my name, do your cheeks turn pink?
Do you dream about me every night?
Wish to hug me and hold me tight?
 
Do you think we're meant to be?
Together forever, you and me?
These are the questions that run through my mind.
Your way into my heart, you did find.
 
It drives me crazy as to what I should do,
Should I risk a friendship and confess to you?
Or should I keep my feelings inside,
Keep them locked up, let them hide?
 
I just don't know what to do anymore,
My heart it aches, my heart it's sore.
I love you more than you could know,
And I don't want to ever let you go.
 
So even if I'm just a friend,
I'll always love you until the end
 
                        Rick Catanzariti
 

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2023

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (7 – Phụ đính) - Nguyên Lạc



CÁC TÁC PHẨM CỦA PHẠM CÔNG THIỆN

Phạm Công Thiện (1941-2011), sinh quán Mỹ Tho. Sống ở ngoại quốc nhiều hơn ở Việt Nam
 
Tác phẩm đã xuất bản:
 
Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, tổ sư Thiền tông (1964)
Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (1965)
Trời tháng Tư (1966)
Ngày sinh của rắn (1967)
Im lặng hố thẳm (1967)
Hố thẳm của tư tưởng (1967)
Mặt Trời không bao giờ có thực (1967)
Bay đi những cơn mưa phùn (1970)
Ý thức bùng vỡ (1970)
Ði cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988)
Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật Giáo (1994)
Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng
Triết lý Việt Nam về sự vượt biên (1995)
Làm thế nào để trở thành một bậc Bồ Tát sáng rực khắp bốn phương Trời (1998)
Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật Giáo (1998)
Trên tất cả đỉnh cao là Im Lặng
Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử
Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết học là gì?
Ðối mặt với 1000 năm cô đơn của Nietzche.
Jiddu Krishnamurti, Tự do đầu tiên và cuối cùng (1968)
Martin Heidegger, Triết lý là gì? (1969)
Friedrich Nietzsche, Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi! (1969)
Nikos Kazantzakis, Rèn luyện tâm thuật huyền linh (1991)

BUỔI SÁNG KHÁC... – Thơ Tịnh Bình


  
                   Nhà thơ Tịnh Bình


BUỔI SÁNG KHÁC...
 
Hát với mặt trời ngợi ca ngày mới
Trong hân hoan sớm mai
Không ai nhớ bầy cỏ đêm suốt cả khuya chưa chợp mắt
Mơn man ngón tay sương buôn buốt
Chút gió ngượng ngùng lẩn trốn vào im lặng
 
Tia nắng đầu ngày chập chững đậu xuống buổi mai
Khung cửa mở sớm
Trong sự lặng im cô độc
Âm thanh duy nhất trong mường tượng là tiếng chim lảnh lót
Trên những bông hoa tự khép nở và tàn
Trước khi những tiếng động bình thường bắt đầu va đập
 
Nhưng tất cả đã không theo diễn biến như ngàn buổi sáng khác
Có một điều gì đó bất thường từ bầu trời
Cơn gió lẻn trốn
Tiếng chim lẻn trốn
Tia nắng mai sượng sùng lịm tắt
Người thôi hát bài hoan ca mặt trời
Bầy cỏ ngước nhìn vầng mây ướt sũng
Buổi mai tự khi nào xám xịt
Cơn mưa vấp vào nguồn cội ào ạt trở về...
 
                                                                        Tịnh Bình
                                                                        (Tây Ninh)

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2023

KHÔNG THỂ CHỐI BỎ TRIỆU ĐÀ VÀ NƯỚC NAM VIỆT - Hà Văn Thùy



Tuy là chuyện của quá khứ nhưng lịch sử luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những nhận thức và quyết định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường.
Những ai quan tâm tới lịch sử dân tộc Việt đều biết rằng, khi nhà Tần diệt nước Thục, giết vua và thái tử Thục ở núi Bách Lộc năm 316 TCN, Thục Chế cùng di duệ nhà Thục chạy xuống tá túc trên đất của vua Hùng. Nhiều lần Chế tấn công Hùng Duệ Vương nhưng không thành, tới đời con ông là Thục Phán đã diệt vua Hùng, lập nước Âu Lạc.
Năm 257 TCN, Triệu Đà vua nước Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt. Quốc sử của ta, từ đời Nguyễn về trước, đều ghi nhận Âu Lạc và Nam Việt là nhà nước chính thống của người Việt. An Dương Vương và Triệu Vũ Đế đều được ghi công lớn. Không những thế, Triệu Đà còn được suy tôn là vị vua mở đầu của lịch sử đất nước. Tuy nhiên, giới sử gia miền Bắc vào thập niên 1960 phán quyết rằng Triệu Đà là ngoại xâm nên bỏ Kỷ nhà Triệu khỏi chính sử.
 

THÁNG MƯỜI TRỜI NẮNG KHÔNG ĐẦY TAY – Thơ Trần Mai Ngân


   
              Nhà thơ Trần Mai Ngân
 
 
THÁNG MƯỜI TRỜI NẮNG KHÔNG ĐẦY TAY
 
Như có chút buồn rơi đâu đây
Tháng Mười trời nắng không đầy tay
Bàn tay có lúc ôm trên má
Hơi thở ấm nồng môi ngọt ngây
 
Có những mùa qua ta mê say
Trời thắp sao đêm thức đến ngày
Thì thào tim thốt lời vĩnh cửu
Bây giờ, sau nữa vẫn dấu yêu…
 
Tháng năm qua lại chẳng bao nhiêu
Như lá vàng Thu rụng rơi nhiều
Bàn tay trống hoác run lên nhẹ
Em đã tạ từ lời buồn hiu!
 
Như có chút buồn rơi đâu đây
Tháng Mười trời nắng không đầy tay…
 
Trần Mai Ngân