BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

BÉ XƯA – Thơ Phan Quỳ


  

 
BÉ XƯA
 
Bé đã xa rồi bé xưa ơi,
Mây ngang chừng tóc nắng quanh đồi
Mắt như hồ nước chiều thu lặng.
Bé chẳng vương lòng chút tình tôi.
 
Bé luôn dậy sớm để ôn bài
Toán Văn Sử Địa cứ lo hoài
Ơi Hình không gian chi mà khó
Chứng minh làm bé toát mồ hôi.
 
Bé mong một ngày Thầy Cô nói
Thôi thì chỉ học Sử, Văn thôi
Em mô không thích thì cho nghỉ
Tính toán làm chi để khổ đời.
 
Tháng ngày êm ả cũng dần trôi
Bé khua guốc mộc đường song đôi
Mắt môi dần mọng, da hồng thắm,
Bé đã quen rồi ánh mắt tôi.
 
Ai hay trời đất thành cơn bụi
Bé đã xa dần những buổi chơi
Tôi về đếm bước lòng cô quạnh
Thương nhớ bên trời, thương nhớ ơi.
 
Mấy mươi năm đã nửa cuộc đời
Thôi hết mất rồi thuở hồng tươi
Bé nơi thềm nắng ngồi hong tóc
Ai xúi chân tôi cứ đứng ngoài.
 
Ai đem mắt tôi về bên ấy
Cả lòng, cả dạ, cả chân tay
Ước chi mình biến thành cơn gió
Ve vuốt tóc nàng, từng sợi mây.
 
Bé đến phương nào, tôi ở đây
Buồn ơi tự cổ góp bao ngày
Thềm xưa vắng bóng, tôi ngồi nhớ,
Tôi gọi tên nàng, bé có hay?
 
Bé đã quên rồi ánh mắt say?
Tôi về gom lại bờ mi cay
Gởi theo làn gió về nơi ấy
Ai có bên thềm hong tóc mây?
 
                              Phan Quỳ

XÂY DỰNG LÒNG TIN TƯỞNG GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI – Vũ Thị Hương Mai




Hầu hết các bậc cha mẹ đều có chung một tâm sự rằng, con cái tin tưởng thầy cô giáo hơn cha mẹ. Thực ra, nhận định đó là chưa thật chính xác và thiếu khách quan. Cũng có thể nhận định đó là đúng và phần lỗi lớn thuộc về cha mẹ. Tại sao con cái lại tin tưởng vào thầy cô giáo hơn cha mẹ? Trả lời được câu hỏi đó, các bậc phụ huynh sẽ biết cách để xây dựng được lòng tin tưởng đối với con cái. Điều đó rất quan trọng, nó mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc giáo dục con cái của cha mẹ. Không phải đến lúc này cha mẹ mới xây dựng lòng tin tưởng đối với con cái mà cha mẹ cần phải làm việc đó ngay từ khi con trẻ mới sinh ra. Cần phải làm cho con trẻ cảm nhận được sự yêu thương và quan tâm của cha mẹ đối với chúng. Chẳng có người cha, người mẹ nào mà không yêu thương con mình cả. Chỉ có điều, cách thể hiện tình yêu thương đối với con trẻ như thế nào mà thôi. Người thì nông nổi, nuông chiều con qua mức, con muốn gì được nấy, mọi yêu cầu của con đều được cha mẹ đáp ứng bất kể đúng sai. Người thì nghiêm khắc quá, lúc nào cũng quát mắng, đe nẹt, làm cho con không dám tiến gần đến mà nũng nụi, rồi dần dần chúng xa lánh với người thân, sống khép mình. Người thì quan niệm, dậy con là “yêu con roi cho vọt” kết quả là để lại trong trẻ sự ác cảm sâu sắc, thậm chí còn nảy sinh tâm lý chống đối, thù hận và thờ ơ, lạnh nhạt đối với cha mẹ và người thân.
 

NGÔI NHÀ HOA MƯỚP – Thơ Tịnh Bình


  


NGÔI NHÀ HOA MƯỚP
 
Chưa kịp về mùa thu hoa cúc
Thì thôi bông mướp cứ vàng phơi
Nơi thị thành ngóng hoài quê mẹ
An ủi lòng ta chớm hoa cười
 
Thèm về lại ngôi nhà thơ ấu
Giấc mơ trưa ru giấc hạ nồng
Cơn gió rụng lay vàng hoa mướp
Khẽ giật mình đôi cánh bầy ong
 
Thương ngày tuổi dại bên vườn cũ
Chim chóc reo vui tiếng hót mừng
Chị ngồi giặt áo bên thềm giếng
Từng chùm hoa nắng rắc trên lưng
 
Xin về lại ngôi nhà hoa mướp
Con ong bầu sớm nắng chiều mưa
Từng cánh mỏng phất phơ trước ngõ
Đón người xa vàng sắc hoa cười...
 
                                TỊNH BÌNH
                                  (Tây Ninh)

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (5b) - Nguyên Lạc



VI. ĐÔI ĐIỀU VỀ RƯỢU VANG TRẮNG VÀ RƯỢU VANG ĐỎ (tt)
1. Vang Trắng
(Đã đăng)
 
2. Vang đỏ
Ở phần trên, chúng ta đã sơ lược qua về vang trắng, giờ thử tìm hiểu về vang đỏ.
Mời đọc thêm trích đoạn từ các bài viết về Rượu của “đại tửu sĩ” Lão Ngoan Đồng:
 
[Trích đoạn]
Các đấng thi văn nhạc sĩ gốc Mít sính dùng từ, thường gọi bốn mùa là “xuân xanh – hạ trắng – thu vàng – đông xám”, tuy nhiên tửu sĩ Nguyễn VH ở Victoria còn văn huê hơn một bậc khi sử dụng chữ “đông tím”.
Số là tử sĩ họ Nguyễn đã yêu cầu hội chủ (chứ không phải “chủ hụi”) Hoàng Hoa Hội giới thiệu vài chai rượu “vang đỏ” đáng đồng tiền bát gạo để tửu sĩ uống trong mùa “đông tím” sắp tới.
Trả lời:
Nguyễn tửu sĩ thân mến,
Với một người thích chơi tới nơi tơi chốn, ngân sách gia đình “thặng dư” mà lại “uống thường nhưng không uống bao nhiêu” như tửu sĩ, Lão Ngoan Đồng (LNĐ) đề nghị mua các chai shiraz kha khá một chút, giá từ 30 tới 40 đô-la một chai, chẳng hạn:
– Mount Pleasant Rosehill Shiraz
– Penfolds 128
– Wolf Blass Grey Label Shiraz
– Passing Clouds Reserve Shiraz
Trường hợp muốn chơi đẹp với anh sui (cũng là dân sính vang đỏ), tửu sĩ có thể mua một trong các chai shiraz sau đây:
– Fox Creek Reserve Shiraz (khoảng $60 )
– Mount Langi Ghiran Shiraz (khoảng $60)
– Henschke Mt Edelstone Shiraz (khoảng $70-80)
Có điều LNĐ hơi thắc mắc là tại sao Nguyễn tửu sĩ hỏi về vang đỏ của Úc mà chỉ nhắc tới shiraz, không thấy nhắc tới cabernet sauvignon – một loại vang đỏ nổi tiếng khác của Úc (thường được gọi tắt là “cabernet”, hoặc có khi ngắn gọn hơn, là “cab”).
Nếu Nguyễn huynh đã uống thử mà không thích thì chẳng nói làm gì, nhưng nếu chưa uống, hoặc uống rồi mà không để ý, LNĐ xin giới thiệu đôi hàng như sau:
Theo kỹ nghệ rượu vang quốc tế, trong số hàng trăm giống nho trồng để làm rượu vang, có 6 loại được xem là quý phái (noble) nhất, gồm 3 trắng – sauvignon blanc – riesling – chardonnay, và 3 đỏ – cabernet sauvignon – merlot – pinot noir.
Tức là không có shiraz!
Sở dĩ shiraz trở thành loại vang đỏ phổ biến và nổi tiếng nhất của Úc, là vì điều kiện phong thổ của Úc thích hợp nhất với giống nho này. Từ đó, các nhà trồng nho và làm rượu vang đã tìm hiểu, rút tỉa kinh nghiệm để sản xuất những chai shiraz ngon nhất thế giới, chẳng hạn “Grange” của hãng Penfolds, chai “Platinum Label” của hãng Wolf Blass.
Nhưng ở Pháp nói riêng, các nước tây phương khác nói chung, các chai vang đỏ nổi tiếng thường làm bằng nho cabernet sauvignon. Sự khác nhau giữa vang đỏ shiraz và vang đỏ cabernet sauvignon là: trong khi shiraz có “vị” đậm đà nhất, thì cabernet sauvignon nổi bật nhờ “sắc – hương”: màu rượu đẹp hơn, và mùi rượu thơm hơn.
Nếu so sánh hai loại vang đỏ này với đàn bà con gái, LNĐ có thể viết shiraz là một người vợ đảm đang, còn cabernet sauvignon là một người vợ xinh đẹp hấp dẫn. Nếu khi lập gia đình, tùy quan niệm của mỗi người mà chúng ta sẽ ưu tiên chọn nết hay chọn sắc, thì uống rượu cũng thế.
Người nào thích nhìn ngắm màu rượu, ngửi mùi thơm của rượu trước khi uống, thì sẽ chuộng cabernet sauvignon, còn người nào cầm ly lên là uống ngay, để khoan khoái hưởng cái vị đậm đà thấm qua từng kẽ răng, thì sẽ chuộng shiraz.
Vì thế, nếu Nguyễn tửu sĩ chưa từng uống cabernet sauvignon, hoặc uống rồi mà không để ý phân biệt, nhận xét, LNĐ đề nghị tửu sĩ uống thử một số chai cabernet sauvignon được ưa chuộng trên thị trường hiện nay, như:
– Wynns Coonawarra Estate Cabernet Sauvignon ($30-35)
– Orlando St Hugo Coonawarra Cabernet Sauvignon (($30-35)
– Balnaves Coonawarra Cabernet Sauvignon (($30-35)
Hoặc “nhẹ tiền” hơn, như:
– Saltram Mamre Brook Cabernet Sauvignon (khoảng $20)
– Rosemount Estate Show Reserve Cabernet Sauvignon (khoảng $20)
– West Cape Howe Cabernet Sauvignon (khoảng $20)
– Ring-bolt Cabernet Sauvignon (khoảng $20)
Muốn thử “sắc – hương – vị” của cabernet sauvignon, nên đi chung với các món ăn sau đây: bò bí-tết, sườn cừu nướng, hoặc vịt Bắc Kinh).
                                                                                     [Hết trích]
 

KHẢO BÌNH VỀ “SỐNG CHỤ SON SAO” (BÀI 2) - Nguyễn Khôi

                      VỀ CHỮ “CHỤ” CỦA NGƯỜI THÁI
 

Cũng như nhiều Dân tộc anh em khác, người Thái quan niệm con người ta có phần XÁC và phần HỒN (Vía) - khuôn, phi khuôn, khuôn ngau.
Người ta tin rằng số phận con người phụ thuộc chặt chẽ vào quan hệ cái gọi là MINH-NÉN-KHOK:
- MINH: là mặt bằng không gian của đất (cõi trần).
- NÉN: là Trục dọc có hình tựa cây măng mọc thẳng (Nó nén), đáy NÉN ở mặt đất, còn đỉnh NÉN chạm tới không gian Trời (Then).
NÉN được coi là sinh, kiếp, số mệnh: đóng vai trò sự sống với trời và đất, giữa cái thịnh và cái suy, giữa cõi sống và cõi chết.
NÉN tốt: Người khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn (Nén sáng: Nén hung, Nén saư).
Còn NÉN xấu là Nén mờ: người yếu ớt, tâm tính xấu, làm ăn lụn bại.
Có số phận là có duyên kiếp lứa đôi. Hợp duyên kiếp thì sẽ đạt tới hạnh phúc lý tưởng, ngược lại thì vợ chồng phải chịu số phận hẩm hiu của Minh-Nén.
Chia lìa là vứt bỏ Minh- Nén đi vào Mường Ma cõi chết). Duyên chồng vợ do “Then bày- Trời đặt”, còn tình yêu do “Lẽ Trời tạo ra” – vì thế mà Người Thái mới có cái gọi là CHỤ.

TRẬN XÍCH BÍCH - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Thu xếp xong đâu đó từ lâu rồi, chỉ còn đợi quân sư điều dụng. Khổng Minh liền cùng Huyền Đức, Lưu Kỳ lên ngồi trên trướng.
Thứ nhất gọi Triệu Vân tới nhận lệnh:
Tử Long hãy mang 3000 quân mã qua sông thẳng tới con đường nhỏ Ô Lâm, tìm chỗ lau cao rừng rậm mà mai phục, cuối canh tư đêm nay Tào Tháo ắt thua chạy qua đường ấy, đợi quân nó qua được một phần, thì đốt lửa lên mà đánh ra. Tuy không giết hết được chúng, cũng giết được một nửa.
Triệu Vân hỏi lại:
- Ô Lâm có 2 con đường, một đường thông sang Nam Quận, một đường về Tương Dương Kinh Châu, không biết chúng theo đường nào?
Khổng Minh nói :
Nam Quận bị uy hiếp mạnh, ắt lúc đầu Tháo không dám về đấy, mà toan chạy về Tương Dương để thu thập bại quân rút về Hứa Xương.
Triệu Vân vâng lệnh kéo đ .
Khổng Minh gọi đến Trương Phi:
- Dục Đức hãy lĩnh 3000 quân mã qua sông chặn đường Di Lăng, cứ vào hẻm núi Hồ Lô mai phục. Tào Thao không dám chạy đường phía Bắc Di Lăng, mà chạy đường nam Di Lăng. Ngày mai khi dứt cơn mưa, ắt quân nó đến núi đào lò thổi cơm hễ thấy khói bốc lên, thì đổ ra chân núi đốt lửa mà đánh. Tuy không bắt được Tào Tháo, nhưng cái công Dục Đức cũng không phải nhỏ .
Trương Phi nhận lệnh kéo đi.

THÁNG BA – Thơ Trần Mai Ngân


     


THÁNG BA
 
Tháng Ba trời hanh nắng
Tôi về lòng héo khô
Những bông hoa Giấy đỏ
Qua đời không nấm mồ
 
Tháng Ba vầng trăng lạnh
Soi sáng nỗi buồn tôi
Ngày mai hay mốt nữa
Cũng mãi sầu không thôi
 
Tháng Ba băng qua sóng
Một mình và một mình
Rát mắt môi ướt mặt
Cầu trời thôi điêu linh
 
Tháng Ba ơi, tháng Ba
Ngửa mặt muốn hét la
Cho tan trời vỡ đất
Đau chất ngất con tim
 
Nhưng thôi. Đành! Lặng im
Tháng Ba tôi chết chìm
Xác hồn trôi cô miên
Giỗ tôi tờ lịch khóc!
 
Trần Mai Ngân

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

SỐNG CHỤ SON SAO (TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU) TẬP ĐẠI THÀNH CỦA VĂN HỌC THÁI (VIỆT NAM) - Dịch giả Nguyễn Khôi, Thái Doãn Hiếu giới thiệu



Nguyễn Khôi là nhà thơ được chúng tôi tuyển vào bộ THI NHÂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI. Sự nghiệp của anh gồm có thơ ca, biên khảo và dịch thuật. Về phương diện dịch thuật anh có công trình Sống Chụ Son Sao rất có giá.
 
Truyện thơ Tiễn dặn người yêu (Sống Chụ Son Sao) là một thiên trường ca trữ tình kết hợp giữa truyện dân gian và thơ ca dân gian. Theo truyền thuyết, đây là câu chuyện tình của một đôi trai gái ở bản Panh và bản Sái thuộc xã Tranh Đấu, huyện Thuận Châu (tức Mường Muổi, Sơn La ngày nay). Sống Chụ Son Sao là đỉnh cao của văn học Thái đen (Tây Bắc Việt Nam) biểu trưng cho ngôn ngữ Thuận Châu, Mường La. Ra đời trong xã hội thịnh trị của thế kỷ XVII ở vùng Tây Bắc Đại Việt, ngôn ngữ thơ đã đạt đến trình độ điêu luyện, hầu hết các thể thơ Thái thông dụng đã được sử dụng trong Sống Chụ Son Sao, từ thể “Khắp Bắc” câu dài 11, 12 chữ, đến thể “Khống khái” câu ngắn 5, 6 chữ. Các thể thơ này được dùng xen kẽ với nhau khá nhuần nhuyễn.
 

EM VÀ ANH – Thơ Phan Quỳ


  
                       Nhà thơ Phan Quỳ


EM VÀ ANH
 
Em xa như trăng tỏ
Em gần như bóng mây
Làm sao anh giữ được
Một khoảng trời trên tay?
 
Em buồn như liễu úa
Em vui như mộng đầy
Anh ở đây lặng ngắm,
hạnh phúc. Em có hay?
 
Em đi, sầu cây cỏ
Em về, lá hoa reo.
Lòng anh ngày trẩy hội.
Lung linh nắng mừng theo.
 
Áo em màu muôn thuở
Tóc em dài trăm năm
Anh nghe mình vụn vỡ
Tan đi giữa đêm rằm.
 
Em có thấy ăn năn?
Em có lần xưng tội?
Về trước Chúa Hài Đồng
Em có nhắc tên anh?
 
Rằng anh nhiều tội lỗi
Vì cứ theo em hoài.
Rằng em cần sám hối
Vì gây nhiều đắm say.
 
Nầy em, em có hay???
 
                    Phan Quỳ
 

ĐỌC TẬP THƠ “NGÕ HOA VÀNG” CỦA HUỲNH TÚY HOA - Châu Thạch


Nhà thơ Huỳnh Túy Hoa

Nhà thơ THH (viết tắt từ nick name trên Facebook Tuy Hoa Huynh) tên thật Huỳnh Tuý Hoa, hiện sống tại Đà Nẵng, chuẩn bị xuất bản tập thơ có tựa đề “Ngõ Hoa Vàng”. Châu Thạch tôi có hân hạnh đi qua “Ngõ Hoa Vàng” của tác giả. Vì cảm xúc bởi trong “Ngõ Hoa Vàng” có những luống hoa thơ tươi đẹp, bắt mắt và gây cho lòng rung động, nên tôi không thể không viết về những gì của vườn thơ sau cánh cổng có hoa vàng  ấy.
 

GIANG ĐẦU, CỔ ĐIỂN, CHIA LY – Thơ Chu Vương Miện


  


GIANG ĐẦU
 
ngồi không ở bến nước giang đầu
con lạch dẫn vào vụng Tô Châu
Hàn San cổ tự Phong Kiều Trấn
Hàng phong thu nhuộm đỏ một mầu
Một con thuyền nhỏ neo nơi bến
lửa chài le lói giữa đêm thâu
hồi chuông thong thả rơi từng tiếng
sóng vỗ nghe buồn mé thuyền câu
giấc mơ hồ điệp còn đâu đó
sầu miên không rõ ở phương nào?
 

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2023

KHẢO BÌNH VỀ “SỐNG CHỤ SON SAO” (BÀI 1) - Nguyễn Khôi

                       VỀ 4 CHỮ “SỐNG CHỤ SON SAO”


Đúng ra phải gọi là “Tiễn dặn bạn tình”, còn dịch là “Tiễn dặn người yêu” (cách nói của thời hiện đại) coi như đạt được sự tương xứng về cấu trúc, nhưng lại chưa lột tả được hết ý nghĩa hàm ẩn. Từ SON vừa có nghĩa là DẶN, nhưng còn có nghĩa là SỰ HỌC- bài học, nghĩa sau mới là nghĩa chính. Với tâm tư sâu sắc của Người yêu cũ đã trải nghiệm qua một cuộc tình đầy bi thương, với cốt lõi của Truyện thơ hàm tải trong chừng 400 câu thơ đã diễn tả lời TIỄN DẶN của nhân vật ANH YÊU, lấy tiếng thơ là tiếng lòng mà gửi gắm bầu tâm sự với người BẠN TÌNH muôn đời không dứt (Yêu nhau mà không lấy được nhau) .
 

EM KHÔNG BIẾT – Thơ Phan Quỳ


  
             Nhà thơ Phan Quỳ


EM KHÔNG BIẾT
 
Em không biết ngày mai rồi có khác,
Chỉ hôm nay là biển vắng thưa người?
Chỉ hôm nay là nắng nhạt mưa rơi.
Hoa cỏ lặng, thôi rì rào tiếng hát.
 
Em không biết màu kia xanh bát ngát
Lá non tơ chợt khắc khoải theo mùa.
Chim chuyền cành quên điệu nhạc say mơ.
Khúc luân vũ cho đất trời dịu mát.
 
Em không biết mắt môi người mặn chát
Chợt tìm nhau khi gió chướng sang mùa.
Thoảng qua hồn lấp lánh những sao rua.
Ngày định mệnh đưa nhau về hoan lạc.
 
Em không biết ngoài kia còn tiếng hát?
Khúc mê ca rộn rã cõi lòng nầy.
Em không biết ngày mai đời có khác.
Chỉ bây giờ cuống quýt một lần say.
 
                                            Phan Quỳ

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (5a) - Nguyên Lạc



V. CÁC QUỐC GIA TRỒNG NHO VÀ LÀM RƯỢU CHÍNH CỦA THẾ GIỚI (tt)
 
6. Úc (Australia):
Hiện nay, Australia là nước sản xuất rượu vang lớn thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 4 về xuất khẩu rượu vang.
Diện tích trồng nho ở Úc chiếm khoảng 160.000 ha (năm 2020). Khu vực trồng nho nhiều nhất là ở Nam Úc, Tây Úc như New South Wales (NSW), Tasmania, Queensland, Victoria (VIC), trong đó Nam Úc chiếm 52%, New South Wales 24% và Victoria 15%…
Có rất nhiều thương hiệu vang nổi tiếng đến từ nước Australia như Pinot Noir, Merlot, Cabernet Sauvignon, Chardonnay, Riesling, Shiraz. Sản lượng rượu vang cung ứng ra thị trường thế giới hằng năm là 1,02 tỷ lít, thị trường trong nước tiêu thụ 40% sản lượng này, mức tiêu thụ tính theo đầu người 20,4 lít/năm.
Vùng Nam Australia có các địa danh Barossa Valley nổi tiếng với giống nho Syrah (Shiraz theo tiếng địa phương); địa danh Adelaide Hills nổi tiếng với các giống Sauvignon Blanc, Chardonnay và Pinot Noir; địa danh McLaren Vale nổi tiếng với các giống nho đỏ Syrah và Cabernet Sauvignon; địa danh Coonawarra nổi tiếng không những bởi giống nho Cabernet Sauvignon mà còn bởi cấu tạo đất gồm một lớp đất đỏ trên một tầng đá vôi. Chai vang Australia được giới sành điệu rượu vang nói tới nhiều nhất là chai Penfolds La Grange, làm từ nho Shiraz (Syrah).
Lịch sử nghề trồng nho ở Australia:
Nghề trồng nho ở Australia chắc chắn là một trong những nghề phát triển nhanh nhất thế giới.
Đầu thế kỷ thứ 19, người nhập cư, thương gia và các chủ đồn điền ở Australia đã đưa các giống nho Châu Âu vào trồng ở châu lục này. Từ năm 1820, nho đã được trồng nhiều ở bang Nam Nouvelle – Galles; tiếp đó, năm 1829, ở miền Tây nước Australia, nhờ nhà thực vật học Thomas Waterns; ở bang Victoria, nhờ việc phát hiện ra các mỏ vàng; cuối cùng, ở miền Nam nước Australia nhờ dân Italia nhập cư. Cho đến khi xuất hiện nạn rệp rễ nho Phyloxera năm 1877, bang Victoria đã là nơi cung cấp rượu chính cho toàn nước Australia. Những năm tiếp theo, vùng miền Nam, do không bị rệp Phyloxera tấn công, lại biết phát triển hệ thống kênh tưới tiêu trong thung lũng Murray và xuất khẩu rượu vang pha cồn sang Anh, nên đã đạt được những tiến bộ vượt bậc.
Đến năm 1930, sản lượng nho vùng miền Nam nước Australia đã chiếm đến 75% tổng sản lượng nho toàn quốc. Rượu vang Australia xuất khẩu sang Anh đã giữ vị trí bá chủ trong suốt thời kỳ, trên cả rượu vang Pháp. Những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, do nhu cầu tiêu thụ về rượu vang trong nưóc tăng lên rất mạnh, do những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng nho, làm rượu và do sự phát triển của hệ thống các cửa hàng chuyên môn, các hầm rượu và các Câu lạc bộ những người hâm mộ rượu vang, diện tích trồng nho và sản lượng rượu ở Australia cũng tăng lên nhanh chóng. Những năm 1980, 80% sản lượng rượu là rượu có chất lượng trung bình, được bán lẻ hoặc là rượu bịch (bag – in – box).
Chủ yếu rượu vang Australia được tiêu thụ trong nước, nhưng những năm gần đây, vang Australia xuất khẩu đã chiếm tới 25% tổng sản lượng quốc gia. Các nước nhập rượu Australia quan trọng nhất là: Anh, Thụy Điển, Đức, Ireland, Mỹ, New Zealand, Canada, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Sĩ và Hồng Kông.
Một số thương hiệu Australia nổi tiếng:
– Penfolds, nhất là rượu La Grange Hermitage, từ giống nho Shiraz,
– Wolf Blass – Yellow Label – Cabernet Sauvignon,
– Wynns – Cabernet – Shiraz,
 

XIN TRẢ NỢ EM – Thơ Trần Thoại Nguyên, nhạc Quang Đẩu


 

Nhân đọc BÀI THƠ GỬI CAO NHẬT THANH của Nhà thơ Châu Thạch Trương Văn Trạn tôi dựa vào tâm tình của anh và comment bài thơ nầy XIN TRẢ NỢ EM Nhat Thanh Cao. Như đã hứa với em lâu lắm rồi, Bụi Đời Thi sĩ TTN sẽ làm tặng em một bài thơ!
  
   

XIN TRẢ NỢ EM
(Tặng Cao Nhật Thanh)

Tiếng ai hát vang lừng trong gió
Mái trường xưa Quảng Trị - Nguyễn Hoàng!
Người yêu hỡi! Sân trường nỗi nhớ!
Thuở học trò guốc mộc xa khơi...
 
Ngày mới lớn tóc huyền mắt biếc
Em hồn nhiên hoa cỏ vườn xanh
Trang lưu bút ghi "Mùa thu chết" (*)
Đã trở thành định mệnh chờ anh...!
 
Sầu giã biệt quê, hè đỏ lửa
Hạ tang thương! Đại lộ kinh hoàng!
Đời má phấn thanh xuân lần lữa
Dạt xứ người, bến nước tình tang...!
 
Năm tháng vèo bay nửa thế kỷ
Tiếng ca buồn nức nở dung nhan!
Chiều thu trở lại khung trời cũ
Kỷ niệm lời yêu cũng võ vàng...
 
Em trở về Quảng Trị trường xưa
Thương nhớ người ơi! Biết mấy vừa!
Trăng của nhà ai lưu lạc xứ
Cổ thành cánh mộng đã về chưa?!
 
Xin trả nợ em, bài thơ đã hứa
Chút tình duyên lỡ dở mây bay!
Giọng ca vàng ngọt tình chan chứa
Xao xuyến lòng ai còn đắm say!
 
Bụi Đời Thi sĩ Trần Thoại Nguyên
 
............... 
 
(*) Ca khúc MÙA THU CHẾT của NS Phạm Duy.
Nguyên tác ban đầu của “Mùa Thu chết” là một bài thơ tuyệt tác của nhà thơ Pháp Guillaume Apollinaire (1880 - 1918) có nhan đề L’Adieu với 5 câu thơ:
 
“J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends”.
 
Thi sĩ Bùi Giáng đã đồng cảm tài tình với tứ thơ và chuyển ngữ qua tiếng Việt thành bài thơ “Lời vĩnh biệt” đầy tính cách thơ tình Việt Nam duyên dáng:
 
“Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo
Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ chẳng tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian, mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé, ta vẫn chờ em đó…”
 
Bùi Giáng đã chuyển dịch tài hoa qua vần thơ tám chữ Việt Nam hết sức kiêu sa và lãng mạn, đã khơi mở tâm hồn của Phạm Duy để người Nhạc sĩ lãng mạn và đa tình này ngân rung lên giai điệu tuyệt vời da diết, khắc khoải của “Mùa Thu chết"!
 
Ca từ kết thúc bài hát lặp đi lặp lại làm xao xuyến lòng ai!

"Anh nhớ cho rằng em vẫn chờ anh!
Vẫn chờ anh vẫn chờ anh vẫn chờ anh!
Vẫn chờ... vẫn chờ...
Đợi anh!"
 

     
                                 Nhà thơ Trần Thoại Nguyên


       
Thơ: Trần Thoại Nguyên
Phổ nhạc và trình bày: Quang Đẩu
 

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

ĐỌC “ĐOẢN THƠ ZULU DC” (BÀI 1) - Châu Thạch


ZuLu DC và Châu Thạch
 
ĐÔI LỜI PHI LỘ: 
 
Nhà thơ ZuLu DC đăng trên facebook một tập thơ có tựa đề là “ĐOẢN THƠ ZULU DC” gồm trên 50 bài thơ, mỗi bài thơ có 4 câu cô đọng những nỗi niềm trong đời. Châu Thạch tôi cảm xúc trước những bài thơ đó nên viết lên những cảm nghĩ của mình, không dám bình thơ. Tất nhiên những cảm nghĩ chủ quan có đúng có sai, hầu cống hiến một vài phút thư giản cho bạn đọc. Kính mong được sự cảm thông và lượng thứ nếu có chỗ sai trái làm không vừa lòng.
                                               
                                                                                      Châu Thạch

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 12) VÀI BẢN DỊCH BÀI THƠ “Ở ĐÂY THÔN VỸ DẠ” – Phanxipăng


Chân dung Hàn Mạc Tử do Trần Đình Thụy vẽ, đã in bìa tạp chí Văn số 73 -74 (Sài Gòn, 7-1-1967) & số 179 (Sài Gòn, 1-6-1971)

Nguyên tác:
 
Ở ĐÂY THÔN VỸ GIẠ
 
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
 
Gió theo lối gió, mây đường mây
Giòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
 
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá, nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?!
 
Ghi theo thủ bút năm 1939 của HÀN MẠC TỬ
 
Bài thơ “Ở đây thôn Vỹ Dạ” được in đúng nhan đề cùng bài thơ “Ghen” của Hàn trên tờ Đông Á Tân Văn 2 (Sài Gòn, 19-10-1940). Ảnh: Vũ Hà Tuệ

“VIỆT NAM BUỒN LẮM EM ƠI” - Trần Trung Đạo


Nhà văn Trần Trung Đạo
  
Chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời nhạc của “Tình Bơ Vơ” qua rồi. Chắc hôm nay ông đang hối hận trong lòng. Trước ông đã có nhiều ca sĩ cùng thời với ông hát bài này trong nước nhưng họ không sửa lời. Âu đó cũng là một bài học cho ông.
 
Hát sai lời hay sửa lời không phải chỉ xảy ra lần đầu. Nhiều ca sĩ vô tình hát sai nhưng cũng có ca sĩ cố tình hát sai. Ca sĩ Khánh Ly trong bài “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn thu lần đầu năm 1979 đã sửa “đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly” thành “đâu rộn ràng giọng hát Thái Thanh” để bày tỏ sự kính trọng dành cho ca sĩ đàn chị của mình. Đó là một cách sửa lời đáng quý.