BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

NGÀY THƠ – Ái Nhân


   
        Nhà thơ ÁI NHÂN. Hội viên hội VHNT Hưng Yên.
        Hội viên hội NV Hà nội


VỚI THƠ
 
Như người cất rượu
thi sĩ chắt chiu
kiếm tìm
gạn nguồn trong đục
khơi dòng sông trăng chảy vào hồn khát vọng!
dãi lòng mình với đời
trầm đẫm mồ hhôi
trăn trở…
 
Thổi vào đời những ý tưởng mộng mơ
sáng bừng ánh mắt bờ môi
chảy tràn hạnh phúc!
cảm thông chia sẻ
gom nắng tình thương
sưởi ấm những tâm hồn giá lạnh.
Thơ là men ánh sáng hương hoa
là mật ngọt dâng đời
là những lâu đài không bằng gạch, bằng vôi, xi măng sắt thép…
nhưng vĩnh hằng tồn tại
trong giấc mơ loài người
 
Thơ như dòng trăng tắm gội hồn người
gột rửa những vết nhơ đen đúa mà thượng đế để quên khi sáng tạo con người
Như thiênh thần chắp cánh ước mơ
thơ là rượu
là men
là hương
là hồn cuộc sống!
 
Hà nội 2008
 

PHỤNG SỒ, LẠC PHỤNG BA – Tạp ghi và phiếm luận của Chu Vương Miện


Ngọa Long và Phụng Sồ

Sau khi nhận đựợc sự yêu cầu khẩn trương cuả Lưu Chương “Lưu Quí Ngọc” Tứ Xuyên vào bảo hộ, Lưu Huyền Đức họp cùng quân sư Gia Cát Khổng Minh, phó quân sư Bàng Sĩ Nguyên cùng chúng tướng, phân bổ lực lượng phần đi Tây Tiến, phần ở lại giữ Kinh Châu. Lưu Bị nói:
 
- Giờ ta cùng phó quân sư Bàng Sĩ Nguyên, đem theo tướng Hoàng Trung, Nguỵ Diên, Quan Bình, Lưu Phong tiến vào đất Tây Thục, còn quân sư Khổng Minh cùng với Quan Vân Trường, Trương Dực Đức và Triệu Tử Long ở lại trấn giữ Kinh châu.
 
Thế là Khổng Minh Gia Cát Lượng lĩnh toàn quyền cai quản Kinh Châu. Một cuộc họp bỏ túi thu gọn, phân công phân nhiệm rõ ràng:
 
- Quan Vân Trường mang quân bản bộ trấn giữ ải Thanh Nê chia quân đóng những vị trí hiểm yếu của Tương Dương.
- Trương Dực Đức coi bốn quận bên kia sông Trường Giang.
- Thường Sơn Triệu Tử Long thì đóng quân ở Giang Lăng, trấn giữ cửa ải Công An.
 

MỘNG CHIỀU XUÂN – Thơ Trần Mai Ngân


   


MỘNG CHIỀU XUÂN
 
Trên nhánh mai năm cũ
Còn mắc nụ cười em
Thật tươi và xinh đẹp
Để lòng ai ấm thêm…
 
Trong bao đỏ lì xì
Một tờ vé số cũ
Như là mộng ấp ủ
Đã bao năm để dành
 
Bây giờ mơ không thành
Nên thả bay theo gió
Như cuộc tình mong manh
Biết sao nữa… thôi đành!
 
Tâm an rất nhẹ nhàng
Chúc cầu người hạnh phúc
Dẫu tình ta có lúc
Như mùa Xuân nở hoa…
 
Xuân nay dù đã xa
Hương xưa xin giữ lại
Giữa người và giữa ta
Mong chuyện cũ không nhoà…
 
                     Trần Mai Ngân

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (1) – Nguyên Lạc

                                                  (KỲ I)


Theo chữ tượng hình của Trung Quốc, chữ rượu là Tửu gồm 2 bộ ghép nhau: bộ Thuỷ – là nước, ghép với bộ Dậu – là rượu lên men. Vậy Tửu có nghĩa là rượu lên men được cất bằng nước mà thành.
 
Nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng Rượu là một phát minh vĩ đại của con người, sau Lửa.

XUẤT HÀNH - Thơ Lê Phước Sinh


   


XUẤT HÀNH
 
Cầu Ngư Cầu Ngư
Bầu Trời lộng Gió
Mây trắng Biển xanh
Ôm chân Sóng vỗ...
 
Lồng Ngực hít đầy
Tựa Buồm lộng Gió
Âm vang thúc gọi
Hò dô... Ra khơi.
 
Bóng Núi xa Bờ
Vòng xanh Biển rộng...
 
         Lê Phước Sinh

ĐƠN PHƯƠNG – Thơ Thùy Châu


 


ĐƠN PHƯƠNG
 
Tháng giêng nghe gió xuân về
Lung linh vạt nắng tóc thề ngang vai
Vườn ai vàng sắc hoa mai
Chao nghiêng bóng nhỏ em ngoài mái hiên

Thương sao đôi mắt ngoan hiền
Đưa anh chết lịm vào miền mộng mơ
Bao chiều anh đứng bơ vơ
Nghe chim hót gọi trên bờ tường cao

Phố buồn ngỏ vắng xôn xao
Tương tư dáng ngọc lối vào nhà em
Con đường rợp bóng thân quen
Tay ai cửa sổ buông rèm thấy thương

Chiều nao mưa bụi vương vương
Em đi áo lụa bay dường như tranh
Lối về thoảng nắng vàng hanh
Tình ơi sao mãi mong manh tình buồn

Tóc em từng sợi tơ buông
Ru hồn anh lặng vào chuông nguyện chiều
Bao lần anh đứng cô liêu
Để nghe thương nhớ như triều sóng dâng

Em về có thấy bâng khuâng
Có nghe xao xuyến đôi lần không em?
Hoàng hôn phố nhỏ lên đèn
Sương rơi lành lạnh lối quen giăng đầy

Chiều đi hun hút heo may
Cô đơn anh tựa vầng mây cuối trời
Yêu thương chẳng nói nên lời
Đơn phương anh mãi một đời đơn phương!
 
                                                 Thùy Châu

TAY NGƯỜI, THƠ 5 CHỮ, THƠ TAM CÚ – Thơ Chu Vương Miện & M.Loan Hoa Sử


  


TAY NGƯỜI
 
đưa tay mà ngắt ngọn ngò
thương em đứt ruột giả đò ngó ngơ
                                           (ca dao)
 
thì ra lại đón cơn mơ
tỉnh ra em đã qua bờ qua sông
đành thôi em phải lấy chồng
thì thôi khăn áo sà rông muộn rồi
 
nhìn lên trăng xế non đoài
chòm sao bánh lái chia hai ngả mình
thì thôi chim đậu đất lành
trầu cau xin khất để dành duyên sau
 
mơi này trời trở mưa ngâu
mơi này vẫn chuyện sông cầu rượu say
thì thôi chốn đó chốn này
không mưa mà ướt lòng tay lòng người
 
em về bên nớ nay mai
thuận buồm mát mái chèo xuôi thuận dòng
cải dưa giờ đã lên ngồng
gái ngoan đi cạnh tấm chồng đáng yêu
 
chiều nay trời đổ cơn chiều
đồi hoa vàng nở tiêu điều cánh bay
thì thôi rượu đẫm bàn tay
thì thôi mây đã vội bay bay rồi?
 

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023

MỘT MÙA XUÂN – Thơ Kha Tiệm Ly



Bài nầy viết năm 1964 (đệ tứ) với bút danh Liêu Tần Chương. Từ ngày 29 đến mùng 5 Têt, được đài Phát thanh Saigon cho ngâm với giọng ngâm của nghệ sĩ Hồng Vân và Quách Đàm. Vài năm sau cũng còn được ngâm!
Bài thơ có nhiều thiếu sót nhưng tác giả vẫn để nguyên làm kỷ niệm

                                                                                      Kha Tiệm Ly

MỘT MÙA XUÂN
(Nhớ về mùa xuân Kỷ Dậu 1789)
 
Ta bỗng thấy mặt trời nghiêng ánh lửa,
Vùng giang sơn nhỏ bé rạng huy hoàng.
Cả trăm ngàn hồn quân giặc than van:
Ôi khủng khiếp, một giống nòi uy dũng!
 
Từng ánh thép, từng chiếc đầu rơi rụng,
Quân kỳ bay làm ngợp vía quân thù
Đống Đa một thuở,
Oanh liệt ngàn thu!
Ai gây hấn, mang hờn căm về nước?
Ai xâm loàn, cho xương ngất biên khu?
 
Áo vải cờ đào,
Hồ Thơm Nguyễn Huệ,
Ra chút uy linh, danh lừng bốn bể.
Lời ban ra, muôn tướng sĩ cúi đầu.
 
Sau lưng bạch tượng,
Ngàn vạn vó câu.
Quyết đem máu tẩy bao trang nhục sử.
Dựng mùa xuân hoa trăm sắc muôn màu
 
Trời cao ngân ngất,
Đất rộng thênh thênh,
Lũ chàng Tôn sao chẳng tìm đường chạy,
Qua chi sông Hồng cho xác nổi lênh bênh?
 
Hồ Thơm Nguyễn Huệ,
Áo vải cờ đào.
Người đã tạo một mùa xuân vĩ đại,
Cho bây giờ và mãi mãi về sau.
 
Áo vải cờ đào,
Hồ Thơm Nguyễn Huệ.
 
Sương ư tuyết đâu mờ được vết son,
Dù bao thay đổi Đống Đa còn.
Ân sau chưa thỏa lòng anh dũng
Mạng bạc còn ghi hận nước non!
Còn sức thanh gươm mờ ánh nguyệt,
Cuối đường vó ngựa nản chân bon!
Ai về đất Bắc cho ta nhắn,
Còn máu thù rơi khắp lối mòn?
 
Hồ Thơm Nguyễn Huệ.
Áo vải cờ đào,
 
Vó ngựa rung rinh trời phương bắc
Ánh gươm mờ mịt mấy tầng sao
Ngàn năm dấu ngựa dù rêu phủ,
Mà nước sông Hồng vẫn đỏ au!
 
             LIÊU TẦN CHƯƠNG
                   (Kha Tiệm Ly)

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2023

ĐÃ CÓ TOÀN TẬP, VẪN CÒN NHỮNG BÀI THƠ LƯU LẠC CÓ NGUY CƠ MẤT HẲN! – Lại Nguyên Ân

Bài viết từ 3 năm trước, chả báo nào dám đăng. Chỉ có bài thơ NGUYỄN BÍNH còn ít người biết thôi. Thì đưa lên đây vậy.


 Ngồi nhà những ngày phong tỏa vì đại dịch, lật giở đôi trang sách cũ, có lúc chợt nhận ra được đôi chỗ khuyết thiếu mà từ ngày nào đã không thấy!
 
 Dừng lại ở thơ của Nguyễn Bính (1918-1966), tôi nhớ đã từng có ý định soạn một tập gồm những bài thơ có vẻ như chưa từng được đưa vào tập sách nào, nhất là những bài từng đăng các báo Hà Nội ngay những tháng ngày mới tiếp quản, đầu năm 1955.
 
Nhưng rồi lại nghĩ đến những tập thơ mà Nguyễn Bính đưa in từ đó về sau như “Đồng Tháp Mười” (1955), “Trả ta về” (1955), “Đêm sao sáng” (1962), biết đâu chính tác giả đã đưa những bài thơ lẻ này vô đó rồi? Muốn làm rõ, ắt phải đối chiếu! Mà để tìm lại đủ các tập thơ ấy tại các thư viện, đâu phải chuyện dễ?
 

THƠ VỀ TAM QUỐC CHÍ DIỄN NGHĨA CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


   


THẾ 3 QUỐC
 
Tào thế mạnh
người đông
muốn đánh ai thì đánh
đánh không được
rút
Quyền một vùng Giang Nam
sông nước trùng trùng
giữ cũng được
mà công cũng xong
Bị hãm vào tử địa
duy nhất một con đường
Nam dựa Quyền
Bắc cự Tào
 
mưu tại người
thành cũng tại người
tướng ít quân ít
lương thực thiếu
quân trang quân dụng không đủ
phòng thủ nổi là may
công nỗi gì?
27 năm thế chia ba thiên hạ
giữ được cũng là khá?
 
đặt các nhân vật Ba Thục lên bàn cân
so với Ngô Ngụy
bất cứ diện nào cũng không
bằng
may nhờ đại văn hào La Quán Trung
đời Thanh
thiên vị
viết sai sự thật

GỬI LẠI MÙA XUÂN – Thơ Trần Mai Ngân


    

 
GỬI LẠI MÙA XUÂN
(Tặng MH)
 
Gửi lại khóm Cúc vàng - nụ cười
Gửi lại nhánh Mai còn đầy hoa - mùi hương
Gửi lại mùa Xuân chỗ ngồi thân thương
Ngày mai ta phải quay về phố thị…
 
Mẹ tiễn với giỏ đồ ăn đầy ăm ắp
Tình yêu, tình thương luôn ngọt luôn bùi
Gian nhà rồi lại vắng tiếng cười
Cho mẹ nhớ, mẹ mong dáng con ngoài cổng…
 
Mùa Xuân những nhành xanh biếc lộc
Con trưởng thành theo tóc mẹ pha mây
Chuyện vui buồn như thoáng qua đây
Chỉ giữ lại ơn người mang nặng
 
Cảm ơn, cảm ơn cuộc đời ban tặng
Hẹn mùa Xuân, mùa Xuân đến lại về!
 
                                  Trần Mai Ngân
                                Ngày mùng 3 Tết

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

NGỌA HỔ TÀNG LONG - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện


Thủy Kính tiên sinh tiến cử Gia Cát Lượng cho Lưu Bị
 
Phân ngôi chủ khách đâu vào đó, thì tiểu đồng bưng lên một cái khay trên khay là hai ly hồng trà. Tư Mã Thủy Kính đưa tay cầm ly trà kính mời Lưu Huyền Đức. Lưu Bị cầm ly trà chưa uống ngay, thì tiểu đồng lát sau bưng lên một khay nữa có hai tô phà nhì, một tô chứa Lục tàu xá và một tô chứa Chí mà phù. Tiểu đồng để ngay trên bàn và đứng ra phía sau chắp hai tay đứng hầu. Lão tiên sinh nói:
 
- Xin mời sứ quân bồi dưỡng hai thứ chè xong, lấy lại sức rồi chúng ta cùng trao đổi chia sẻ. Vốn đã đói sẵn, Lưu Dự Châu cũng không khách sáo, xử lý ngay một lúc vừa trà vừa chè. Tiểu đồng toan dọn dẹp thì một lão thư sinh râu tóc bạc phơ cưỡi lừa từ từ tiến vào trang. Tư Mã tiên sinh vội vã ra đón chào và mời vào. Tiểu đồng dẫn lừa ra phía sau, còn Tư Mã Thủy Kính thì chỉ vào Lưu Bị và khách mới tới giới thiệu:
 
- Đây là sứ quân Lưu Huyền Đức, người từng đánh thắng giặc Khăn Vàng trước đây, còn đây là lão bằng hữu của Tư Mã mỗ có biệt danh là Hoàng Đức Công.
 

TẠI SAO GỌI LÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN? – Nguyễn Lân Dũng



Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam được tính vào đầu năm Âm lịch, thường có nhiều tên gọi khác nhau, như: Tết Cả, Tết Âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền.
Theo phiên âm Hán - Việt thì "Tết" theo chữ Hán là tiết, "nguyên" là sự khởi đầu và "đán" là buổi sáng sớm. Do đó, theo âm Hán Việt là Tết Nguyên đán.
 

“LỤC BÁT BA CÂU” THƠ NGUYỄN TÔN NHAN – Mai Ninh và Hoài Nguyễn sưu tầm



Nguyễn Tôn Nhan, tên thật Nguyễn Hữu Thành (01/02/1948 - 31/01/2011) là một nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, sinh ra tại Hải Dương, di cư vào Nam năm 1954. Ông là tác giả một số văn tịch giá trị liên quan đến Hán học và văn học Trung Quốc.
 
Thơ của Nguyễn Tôn Nhan khi viết theo thể lục bát có “phong cách rất riêng” chỉ với ba câu: Câu 6 – Câu 8 – Câu 6
Nói về thơ lục bát là một thể thơ thuần Việt thì không có quy định nào về độ dài ngắn của bài thơ nhưng tối thiểu phải là hai câu (mới gọi là lục bát), còn đã gọi là tứ tuyệt thì ít nhất phải là bốn câu, bát cú là tám câu…Còn trường ca thì vô số câu…
 
Thực ra khi làm thơ và được đánh giá là một bài “thơ hay” thì không đòi hỏi bài thơ đó phải dài hay ngắn!
Ví dụ như trường phái thơ Haiku của Nhật rất cô đọng, thế nhưng rất khó làm vì có khi người đọc không hiểu ý tưởng của tác giả trong bài thơ… quá ngắn này!
Với bài thơ ngắn chỉ với ba câu thì người đọc có cảm giác như ray rứt, bị hẫng hụt, như là bài thơ còn thiếu thiếu cái gì đó và không biết phải thêm gì và ngừng lại khi nào! Tuy nhiên vì bài thơ quá ngắn nên khiến người đọc thích đọc và dễ nhớ!
 
Sau đây, tôi sưu tầm được một số bài thơ thuộc dạng “Lục - Bát - Ba - Câu” trích từ tác phẩm của Nguyễn Tôn Nhan, xin giới thiệu với các bạn đọc cho vui trong những ngày cận Tết này…
                                                                                
                                                                                         Mai Ninh

NAM QUẬN, CHU DU, TRIỆU VÂN – Tạp ghi và phiếm luận của Chu Vương Miện


Chu Du (phải) và Gia Cát Lượng (trái).
 
Theo cẩm nang của quân sư Gia Cát Khổng Minh, Thường Sơn Triệu Tử Long tướng trấn thành Nam Quận và Di Lăng tự động thi hành giải quyết rồi báo cáo sau. Ngài cho mời tướng Trần Kiểu cuả Nhà Nguỵ Tào Tháo từ dưới địa lao lên, cho tắm rửa sạch sẽ, ăn uống no nê rồi vào làm việc với ngài. Chừng một canh giờ thì đâu vào đó, kể cả hớt tóc và cạo râu. Triệu Tử Long mời Trần Kiểu  an toạ rồi nói:
 
- Thôi chuyện chiến tranh chiến trường nó có nhiều cái lôi thôi vô luân vô đạo đức lắm, kính mong tướng quân đại xá bỏ qua cho. Hôm nay bổn tướng có một vấn đề thiết thực gan ruột, muốn trao đổi với tướng quân. Kính mong tướng quân hợp tác cho thuận chèo xuôi mái.
 

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2023

XUÂN VỀ THƯƠNG NHỚ VỚI AI ĐÂY – Thơ Tạ Ký

Tạ Ký (1928-1979) là giáo viên Trường Trung học Petrus Ký, Sài Gòn. Giữa thập niên 1950, ông được biết đến khi thơ được đăng trên các tờ Đời Mới, Văn Nghệ Tiền Phong...                 
Tập thơ "Sầu ở lại" của ông đã đoạt giải nhất bộ môn Thơ của giải Văn học Nghệ thuật năm 1970 do Tổng thống Việt Nam Cộng hòa trao.

Ông là người viết nhiều thơ tặng bạn, như một truyền thống phương Đông từ thời thơ Đường, như các bài "Dâng", "Ngõ lạc" tặng Cao Thế Dung; "Viết trang tình sử" tặng Thế Viên; "Anh cho em mùa xuân" tặng Phạm Công Thiện; "Dáng xưa" tặng Bùi Giáng; "Đếm sao" tặng Cam Duy Lễ; "Bài thơ cuối mùa" tặng Huy Trâm; "Buồn như", "Em chỉ trả lời" tặng Tôn Thất Trung Nghĩa; "Thư gửi mẹ" tặng Tạ Hồng Nguyện, "Giao thừa giữa phố" tặng Hoài Khanh; "Thế hệ bốn lăm" tặng Nguyễn Liệu; "Lại một bài thơ tâm tình" tặng Lê Sử; "Hẹn một ngày mai" tặng Phổ Đức; "Xuân về thương nhớ với ai đây?" tặng Trương Đình Ngữ,... 

Ông có các tập thơ là “Sầu ở lại” (1970) và “Cô đơn còn mãi” (1973), riêng một tập thơ khác là “Giòng mắt em xanh” được kiểm duyệt năm 1961 nhưng không thấy xuất bản. Tập “Sầu ở lại” tựa như một tiên cảm về cuộc đời, về một tương lai gập ghềnh, buồn thương, cay đắng. Tập thơ có lời tựa là câu thơ của Huy Cận: "Tình đi mau, sầu ở lại lâu dài". Ngày 19 tháng 1 năm 1971, trong buổi trao giải Văn học Nghệ thuật năm 1970 diễn ra ở dinh Độc Lập, tập thơ “Sầu ở lại” của ông đoạt giải nhất bộ môn Thơ.

Năm 1961, Tạ Ký có quyển sách giáo khoa Việt Nam thi văn trích giảng (Văn học cận đại: 1765-1921), được NXB Khoa Học ấn hành. Năm 1974, ông đồng biên soạn sách Quốc văn lớp 12 với các thầy khác tại trường Pétrus Ký, được NXB Trí Đăng ấn hành.

Bài thơ "Buồn như" tặng Tôn Thất Trung Nghĩa, sau năm 1975 được nhạc sĩ Y Vân lấy ý để sáng tác nhạc phẩm "Buồn".


     
  
   XUÂN VỀ THƯƠNG NHỚ VỚI AI ĐÂY

   Tết đến rồi đây, Xuân đến đây
   Xuân Xuân, Tết Tết được bao ngày?
   Cười nghiêng núi thẳm, Xuân gian khổ
   Khóc đứng quê xa, Tết dạn dày.
 
   Có những con người không biết Tết
   Cầm bằng năm tháng một cơn say
   Có những con người không biết chết
   Hẹn cùng trời đất một ngày mai.
 
   Có những con người không nói hết
   Căm căm thế sự nhíu đôi mày.
   Tết đến, Xuân về băm mấy bận
   Giang hồ ta vẫn trắng đôi tay
 
   Lòng riêng nào biết Xuân hay Tết
   Tóc đã pha sương kể những ngày
   Câu chuyện tâm tình không tỏ được
   Hoa đào hàng xóm lả lơi bay
 
   Xót thương thân thế toàn dang dở
   Khói thuốc làm cay đôi mắt cay!
   Chợt thấy bên hiên hoa lại nở
   Và Xuân lại đến ở đâu đây.
 
   Nhưng hoa đã tỏ đường ong bướm
   Xuân vẫn còn Xuân với đọa đày
   Xuân vẫn còn Xuân trong máu lửa
   Còn Xuân nên vẫn trắng đôi tay!
 
   Nhấm mứt gừng suông ba bữa Tết
   Giở chồng thư cũ mấy năm nay
   Đâu đây nhạc rót mừng Xuân mới
   Không hiểu thương ai nước mắt đầy!
 
   Nhà trống tha hồ mơ mộng đến
   Tiền đâu mua lấy nửa cơn say?
   Thơ chẳng yêu ai, rồi cũng vẫn
   Đêm đêm nằm tính chuyện tương lai
 
   Cố tri dăm đứa, nghèo xơ xác
  Ăn chực nằm chờ khắp đó đây
   Tán gẫu, cười suông, ngâm lạc giọng:
   "Sòng đời thua nhẵn cả thơ ngây"
 
   Thuốc chưa hết điếu mà cay mắt
   Tình chủng muôn đời vẫn đắng cay!
   Xuân bỗng tưng bừng trên má thắm
   Xuân về thương nhớ với ai đây?
 
                                                TẠ KÝ

 (Đăng trên báo Đời Mới, số báo Xuân 1955)



                         

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2023

“LÝ THẾ GIÃ, THIÊN GIÔ, TAM QUỐC CHÍ NGOẠI TRUYỆN – Chu Vương Miện



Phục Hoàng hậu (tức Lữ Hậu) vừa dứt lời thì Điều hợp viên Khổng Minh Gia Cát Lượng tiếp theo:
 
- Xin trân trọng hoan hỉ kính mời các vị hào kiệt lên phát biểu cảm tưởng tiếp, nếu trong một phút không có vị nào lên diễn đàn, thì hoạt náo viên là tại hạ sẽ có đôi lời, vì hiện giờ có quá dư thì giờ mà giờ ăn trưa chưa tới, nếu trong các vị có ai lên nói thì tại hạ sẽ nhường ngay micro. Bây giờ để trám chỗ trống tại hạ xin được phép bày tỏ đôi lời “cái Thế và Cơ trong trời đất lúc nào cũng có, kẻ bắt đúng thời cơ là kẻ tuấn kiệt. Bắt hụt, hoặc thời cơ tới, gà mờ để thời cơ xổng vó đi qua mất, thì đúng là chỉ còn có cơ húp “cháo rùa”. 

PHIẾM LUẬN VỀ CON MÈO – Kha Tiệm Ly



Chưa ai dám khẳng định con mèo đã hiện diện trên trái đất nầy bao lâu. Có tài liệu thì nói khoảng một vạn năm, nhưng mới đây, các nhà khảo cổ đã tìm được bộ xương mèo hóa thạch cách nay khoảng… 3,7 triệu năm! Vì thế việc chúng đã “sống chung hòa bình” với loài người từ khi nào vẫn còn là một ẩn số! Chỉ biết ngày nay, với người Tây Phương, mèo là thú cưng của hầu hết gia đình.