BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

QUÊN - Thơ Châu Thanh Thủy


       
                          Tác giả Châu Thanh Thủy


QUÊN

Quên đi chuyện của một thời
Nhớ chi hình bóng một người đa đoan.
Hãy ngăn giọt lệ đang tràn
Hãy thôi nuối tiếc một bàn tay suông

Hãy nhìn phía trước con đường
Đừng quay đầu lại, đừng vương vấn chờ.
Tình không là một giấc mơ
Đời không là một áng thơ phiêu bồng.

Quên đi ngày tháng hư không
Quên đi song cửa mây bồng bềnh trôi
Quên đi một kẻ như tôi
Không câu an ủi, không lời nhớ thương

Quên đi đôi ngả con đường
Bao la giữa cõi vô thường - hãy quên!

                               Châu Thanh Thủy

TIÊU TƯƠNG, TỪ TRONG TRUYỀN THUYẾT - Nguyễn Trung Hiếu

Có lẽ quá nhiều người biết chuyện tình bi lụy Trương Chi – Mỵ Nương trên dòng Tiêu Tương. Vậy sông Tiêu Tương ở đâu tại Việt Nam?


Thủy đình, Đền Đô, Bắc Ninh ngày nay tương truyền được xây dựng trên dấu vết dòng Tiêu Tương. Ảnh: nguồn internet

       TIÊU TƯƠNG, TỪ TRONG TRUYỀN THUYẾT
                                                                     Nguyễn Trung Hiếu

1. Một lần có dịp đến Trung Quốc dự cuộc tọa đàm nhỏ về hoạt động du lịch, tôi được ban tổ chức thu xếp nghỉ ở một khách sạn lớn ở khu vực phía nam thành phố Bắc Kinh. Từ sân bay về nơi nghỉ, băng qua vùng Thập Tam Lăng có khu rừng ngô đồng đang mùa rụng lá đầy cảm khái. Bất chợt nhớ câu thơ “Ngô đồng nhất diệp lạc. Thiên hạ cộng tri thu” trong văn chương Trung Hoa. Và càng ngẩn ngơ hơn khi khách sạn, nơi đoàn Việt Nam ở mang tên Tiêu Tương - một cái tên gợi nhớ mối tình lãng mạn của chàng nghệ sĩ xấu xí Trương Chi với nàng Mỵ Nương của đất Việt.

MÙA XUÂN CỦA TÝ !!! - Thơ Lý Hạ Liên


    


MÙA XUÂN CỦA TÝ !!!

Sè Gòn có gì lạ không ta ???
Hẹn...
Ra giêng dìa trỏng thăm anh
Ai dè đại dịch phải đành nhớ xa
Co ro na Co ro na
Không mời mà đến rày rà oái ăm

Hôm qua anh nói dìa thăm
Em mừng em sợ đêm nằm em lo
Lo trời lo đất co ro
Dương gian mắc dịch giả đò ngó lơ

Mong sao Cô Vít ngay đơ *
Sớm tan ôn dịch dật dờ hổm nay
Anh ơi em đợi vòng tay
Mùa xuân của TÝ... buồn hầy...
TÝ ơi !!!

                          Lý Hạ Liên
            12.02.2020 (Xuân Canh Tý)

….

* Cô Vít = Covid19 = Corona virut desease 2019

ĐÊM Ở QUÊ - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        


ĐÊM Ở QUÊ

Gió buồn gẩy sợi mưa gầy
Đẩy vầng trăng khuyết lạc đầy ngõ xưa

La đà gió quẩn màn thưa
Lá đa ngoài ngõ như vừa chợt buông.

            Làng Đá, 13 tháng 03.2020
             ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

EM THEO ĐOÀN LƯU DÂN - Thơ Phạm Hòa Việt, nhạc Trần Quang Lộc, tiếng hát Khánh Ly, Hương Lan, Hoài Nam

Tưởng niệm nhà thơ Phạm Hòa Việt vừa đi về cõi miên viễn. Xin giới thiệu với bạn bè bài thơ EM THEO ĐOÀN LƯU DÂN rút ra từ tập thơ DÁNG HOA RỪNG của anh đã xuất bản. Bài thơ được làm từ năm 1973 trong chuyến đi thăm Bình Tuy và đã được nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên và Trần Quang Lộc phổ nhạc!


   
                          Nhà thơ Phạm Hòa Việt


EM THEO ĐOÀN LƯU DÂN

I.

Ta theo đoàn lưu dân
Khi mùa xuân vừa ngủ
Khi mùa mưa lại về
Trên môi người góa phụ

Ta ngóng đợi tiều phu
Như niềm khao khát nhỏ
Chân em vẫn ngập ngừng
Trên miền hoang đá cỏ
Trên miền hoang Động Đền
Trên miền hoang biển cả
Ngả bóng chiều không quên
Giữa hai bờ sông Thạch
Ta còn lại sau lưng
Mùi hương quen của đất…

Em theo đoàn lưu dân
Vai son sờn cẩm tú
Ôi tiếng hát xa xưa
Môi thơm bông bí nụ
Ta bên trờ tuổi nhỏ
Lá đông vàng biệt ly…

Em theo đoàn lưu dân
Tóc nghiêng nghiêng sợi đổ
Bàn tay gầy ngón khổ
Ngập ngừng chân bước chân

Em theo đoàn lưu dân
Ta bên trời sóng dạt
Đường chông gai cách mặt
Rừng mưa lạnh đá ghềnh

Em theo đoàn lưu dân
Bỏ ruộng nương hương lúa
Sắn khoai ngày nghèo khó
Cà xanh rau lá đỏ
Miếng ngọt chiều phai hương
Miếng chua chiều lá cọ…

II.

Lưu dân! Đoàn lưu dân!
Mưa vẫn nằm đất lạ
Hai bàn tay trống không
Bới gì trong sỏi đá
Cho ngày tháng đom bông
Cho môi em thêm hồng…

Em theo đoàn lưu dân
Cũng nhọc nhằn tuổi mộng
Bới gì trong đất xanh
Uống gì trong thác xanh
Tay em còn mềm mại
Làm sao ươm trái xanh…

Ta cầu xin, cầu xin
Buổi mai và Đá Dựng
Chuông giáo đường vẫn rung
Có em tìm đất đứng!

Tiếng hát vẫn nhọc nhằn
Đôi làn môi bé nhỏ
Trái rừng là lương khô
Cho những ngày khai phá

Hoa rừng là tinh hương
Cho tuổi hoang Động Đền
Cây rừng là sườn chái
Ta kết lá kè tươi
Trong ngôi vườn trú ngụ
Còn em và biển khơi
Tụ về cơn bão tố…

Mưa rừng là mắt em
Khi đàn chim xa mẹ
Cỏ rừng là tên cha
Khi bỏ quên đồi lá
Giữa bầu trời bao la…

III.

Bàn tay em đã lì
Củi tươi từng đống một
Đốt gì cho chuyến đi!
Bàn tay em đã gầy

Đoàn lưu dân còn đó
Ta cũng nghe sầu cay…
Nhớ quê hương tuổi nhỏ
Nhớ Huế và mưa râm

Ta nhớ cả hoa tràm
Thương con đường nắng mới
Nhớ cát mùa Gio Linh
Sim phơi rừng Cam Lộ

Bàu Đá và Đông Xuân
Giếng trong mùa lá đổ…
Xin góp cả hai tay
Tóc úp đều cổ áo
Đốt lửa cho vườn cây…

Xin hôn em một lần
Để ngày mai còn thấy
Nụ cười em rất xinh
Nụ cười em rất tình…

       Phạm Hòa Việt

VỊ VUA ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM LẤY VỢ PHƯƠNG TÂY - Đỗ Hợp

Ông vua này là người duy nhất của nhà Hậu Lê lên ngôi hai lần, người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam lấy vợ phương Tây.

         
                                       Tượng vua Lê Thần Tông


VỊ VUA ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM LẤY VỢ PHƯƠNG TÂY
                                                                                             Đỗ Hợp

Vị vua nhà Hậu Lê lên ngôi hai lần

Lê Thần Tông (1607-1662) có tên húy Lê Duy Kỳ, là vị vua thứ 17 của nhà Hậu Lê. Ông là con trai trưởng của vua Lê Kính Tông và hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh - con thứ của chúa Trịnh Tùng. Lúc ông sinh ra, vua nhà Lê chỉ còn trên danh nghĩa, mọi quyền hành ở Đàng ngoài đều thuộc họ Trịnh, còn Đàng trong thì chúa Nguyễn cát cứ. Năm 1619, vua Lê Kính Tông bị Trịnh Tùng ép thắt cổ chết. Duy Kỳ lúc này mới 12 tuổi - được đánh giá là vị vua có tướng mạo đế vương với sống mũi cao, mặt rồng - được đưa lên làm vua lấy hiệu là Lê Thần Tông. Ông cũng được nhận định là người thông minh, học rộng, mưu lược sâu sắc và giỏi văn chương. Làm vua được 25 năm, Lê Thần Tông nhường ngôi cho con trai 13 tuổi là Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông) và trở thành Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, ở ngôi chỉ được sáu năm thì Lê Chân Tông ốm, qua đời. Thái thượng hoàng Lê Duy Kỳ trở lại làm vua lần thứ hai. Lần này, ông giữ ngôi đến khi lâm bệnh và qua đời. Thời gian giữ ngôi thêm 13 năm. Đến năm 1662, Lê Thần Tông qua đời, táng tại Ngọc Long, xã Quần Lai, huyện Dương Lôi (nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Nối ngôi Thần Tông là con trai thứ tên Lê Duy Vũ (hiệu là Huyền Tông) cũng ở ngôi 9 năm thì ốm, chết. Kế vị cũng là một con trai nữa của Thần Tông tên Lê Duy Hợi (hiệu là Gia Tông) nhưng ông cũng không qua được bạo bệnh sau 4 năm sở hữu ngôi báu. Tiếp đó, con út của Lê Thần Tông tên Lê Duy Hợp (hiệu là Hy Tông) nối ngôi.

Ngoài bà vợ đầu tiên là Trịnh Thị Ngọc Trúc, vua Lê Thần Tông có 5 phi tần nữa và điều kỳ lạ là mỗi bà thuộc một dân tộc.

MÊ NGỘ - Truyện ngắn của Trần Vũ Minh


                 
                                     Nhà văn Trần Vũ Minh


               MÊ NGỘ
 (Truyện ngắn đã đăng trên VNQĐ tháng 4 /2011 số 724)

Dinh quan phó đô tướng Vân Đồn mùa thu năm 1287.

Nhân Huệ Vương - Trần Khánh Dư cùng các quan ngự nơi “Lầu thưởng nguyệt ” ngắm hoa. Cả tháng nay, đám gia nhân tỏa đi khắp nơi tìm của ngon vật lạ. Những vò “Hoàng hoa mỹ tửu” đã hạ thổ bách niên, “mứt sen Dương Châu” đựng trong dĩa sứ men nâu chạm rồng đời Hán, trà “Ngọc Tĩnh” núi tuyết pha với sương đêm hứng bằng lá sen được đưa về từ Kinh Bắc. Món mặn có “Chim trời vỗ cánh”, “cháo Bát trân hầm tay gấu”, “nem công Tây Tạng”, “chả phượng Sơn Đông”, “óc khỉ đảo Hải Nam”… Cái giống hoa quỳnh đất Châu Hoan sao mà đài các cao sang đến thế, kiêu sa như thiếu nữ đến tuổi cập kê, nồng nàn mà e ấp, thanh cao quyến rũ đến lạ kỳ. Về khuya, cả khóm hoa khẽ lay động, rồi từng cánh, từng cánh cứ nhè nhẹ xòe ra đón nhận tinh túy của đất trời. Phút chốc, những cánh hoa trắng muốt ngự trên đài hoa phớt hồng từ từ cong lại, mềm mại như dải lụa, tỏa hương, ướp vào không gian dưới trời đêm se lạnh. Loài hoa này cũng lạ, cứ từ từ dâng hiến rồi vội vã lụi tàn, để lại sự tiếc nuối cho người thưởng lãm.

BÌNH THUẬN, MỘT THỜI CÁC LÁI GHE BẦU ! - Phan Chính





       BÌNH THUẬN, MỘT THỜI CÁC LÁI GHE BẦU !
                                                                                   Phan Chính

        Đất nước ta có lợi thế bờ biển dọc dài từ Bắc vào Nam. Trong đó Bình Thuận cũng có chiều dài 192km. Lịch sử hình thành cư dân, khai khẩn đất hoang cũng khởi đầu từ đầu thế kỷ 18 với những chiếc ghe bầu đưa lưu dân xuôi nam làm nên xóm làng và ngược lại cung cấp hàng hóa, thực phẩm cho đất kinh đô. Nhưng được biết đến vai trò ghe bầu đắc dụng hơn là dưới thời Nguyễn Ánh đã có trong tay 235 ghe bầu và khoảng 500 chiến thuyền, lập ra những đội “trường đà” hùng hậu có mặt trên biển đông giáp với Hoàng Sa, Trường Sa và hoạt động chài lưới xa bờ dài ngày. Không những riêng cho khả năng quân sự mà trong thương mại ghe bầu còn là phương tiện vận chuyển, chuyên chở hàng hóa, lương thực hiệu quả nhất. Ghe bầu ở nước ta có lai lịch của thuyền buồm gốc Chăm- Mã Lai, cách đọc do biến âm từ “gay” (ghe thuyền) và “prau” (thuyền buồm), rồi người Việt đọc từ pràu thành bầu. Người dân miền Trung thiết kế ghe bầu theo kiểu dáng ghe prau với loại lâm đặc sản thích hợp và nguyên liệu mủ chai, dầu rái… khá phổ biến ở địa phương. Bởi ảnh hưởng đó mà dễ phân biệt thuyền miền Bắc khác với ghe phía Nam qua cánh buồm.



BÀI THƠ “QUAN THƯ” TRONG KINH THI - Hoàng Nguyên Chương




Nguồn:
http://thohoangnguyenchuong.weebly.com/th417-d7883ch-ch7919-haacuten/bi-th-quan-th-trong-kinh-thi

Bài “quan thư” (chim Thư kêu) là bài tình ca mở đầu ở phần Quốc phong (thiên Châu Nam) và cũng là mở đầu cho toàn bộ quyển Kinh Thi. (Kinh Thi là một tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc được sáng tác khoảng từ đầu thời Tây Chu đến cuối thời Xuân Thu. Hiện nay nó còn 311 bài thơ, chia làm 3 bộ phận lớn là Phong, Nhã, Tụng). Như vậy, bài thơ “quan thư” này đã xuất hiện hơn 2600 năm, nó đã đi vào lòng người và còn tồn tại đến hôm nay mặc dù Kinh Thi đã từng bị Tần Thủy hoàng cho đốt sạch. Thế mới biết sự tồn tại của bài thơ hay còn bền bỉ hơn cả những tòa lâu đài cung điện đã từng có ở trên mặt đất

Ngự bút bài thơ Quan thư (Chu Nam) của vua Thanh Càn Long và bức tranh minh họa


BÀI THƠ “QUAN THƯ” TRONG KINH THI

關雎 QUAN THƯ (1)

鳩, Quan quan (2) thư cưu (3)
洲。 Tại hà chi châu.
女, Yểu điệu thục nữ (4)
逑。 Quân tử (4) hảo cầu

菜, Sâm si hạnh thái (5)
之。 Tả hữu lưu chi
女, Yểu điệu thục nữ,
之。 Ngụ mị cầu chi.

得, Cầu chi bất đắc,
服。 Ngụ mị tư phục
哉。 Du tai! du tai!
側。 Triển chuyển phản trắc.

菜, Sâm si hạnh thái,
之。 Tả hữu thái chi
女, Yểu điệu thục nữ,
之。 Cầm sắt (6) hữu chi

菜, Sâm si hạnh thái
之。 Tả hữu mạo chi
女。 Yểu điệu thục nữ.
之。 Chung cổ lạc chi

* Khuyết danh

EM VỀ - Thơ Trần Mai Ngân


        
                            Nhà thơ Trần Mai Ngân


EM VỀ

Em về cởi áo tình nhân
Trả cho vô lượng ân cần đã qua
Nợ duyên của chốn ta bà
Phù vân nhan sắc đã là của ai...

Em về khoác áo phôi phai
Tình chung riêng đã chia hai lối rồi
Nhớ nhau mộng thoáng mây trôi
Dùng dằng mấy cũng vỡ đôi não nề

Em về, ừ nhỉ em về
Tôi gom góp những ủ ê riêng mình!

                             Trần Mai Ngân

RỒI CHỈ THẾ THÔI - Thơ Quang Tuyết, nhạc Nguyễn Tất Vịnh, tiếng hát Thùy Dương

 
       
                            Nhà thơ Quang Tuyết


RỒI CHỈ THẾ THÔI

Thế rồi cũng đến lúc chia tay
Sân cỏ mượt
Nụ hôn ngọt bờ môi tháng tám
Em ngập ngừng đưa tay ôm chắn
Chút dư hương trong giọt nắng muộn màng
Con đường rộng thênh thang
Rắc đầy phấn thông vàng
Một mình em trên lối mòn xưa cũ
Biển ồn ào cho đau con sóng vỗ
Tóc rối ngậm ngùi
Biết gởi gió....
Về đâu?

Rồi ta sẽ lãng quên nhau
Như chưa một lần hay biết
Con đường tình tha thiết bước chân qua
Chiếc lá thu phai
Bàng bạc ánh chiều tà
Cho ray rứt chút muộn màng tình tự

Em thầm hỏi...
Bước chân người xưa nếu về qua chốn cũ
Có gợn sóng trong lòng
Những tiếc nuối bâng khuâng?
Còn nhớ màu mắt ai thẳm xanh
Như miền hoang biển mặn ?
Hay ánh trăng xưa
Xanh muôn thuở diệu kỳ

Lạ lùng thay
Từng bước nhẹ em đi
Còn vương mãi nụ hôn chiều tiễn biệt
Biết bao giờ
Bao giờ anh hiểu được
Thôi cũng đành
Đã đến lúc chia tay...

                                      Quang Tuyết


      

CHÙM THƠ LƯƠNG BÚT


              Nhà thơ Lương Bút


NÓI VỚI BIỂN

Ta, hạt bụi kết tinh
lòng chung thủy
Sóng lăn mình
lên bờ cát long đong
Mỗi mùa trăng
đi qua thời xuân trẻ
Ngậm ngùi ơi !
nghe đau nhói đắng lòng.

Bờ mơ tưởng
đi vòng quanh cõi mộng
Giấc liêu trai
như bẻ gãy lưng chừng
Vết tình sử
Vẽ lên màu hóa thạch
Cho giọt lòng của
biển cũng rưng rưng.

Ly năm tháng
rót bàng hoàng lên đá
ta cúi đầu lặng ngắm buổi hoàng hôn
Nghe lá cỏ
thì thầm lời sáng tối
Nhát dao nào
làm buốt nhói dại khôn.

Mỗi sớm mai
lá ướt dầm sương sớ
Và ngồi đây
hứng hớt giọt muộn màng
Gió côi cút nghẹn ngào
như báo trước
Chảy vào ngày
những giấc nhớ mênh mang.

Gió bộc bạch
nỗi riêng lòng ốc đả
Rớt bên lề
cay xé bụi ban mai
Và ngày tháng viên tròn
theo trăng muộn
Biển đau lòng
mấy ngả sắp chia tay.

Nói với biển,
xin lần bịn rịn
Chỉ một lần
gởi sóng trái tương tư
Để từ gió
rú lên lời ray rứt
Dẫu một lần bịn rịn
với thực hư…

XUÂN MUỘN - Thơ Lê Kim Thượng


        
            Nhà thơ Lê Kim Thượng


XUÂN MUỘN

Ước gì... vôi thắm, trầu xanh
Cau già, rượu trắng... em anh chung nhà
Mộng lành hòa với mơ hoa
Tuổi Xuân nồng ấm, chan hòa ái ân
Dù cho Con Tạo xoay vần
“Ngày sau sỏi đá... cũng cần có nhau...”
Thế rồi... rượu trắng, trầu cau
Xe hoa, pháo cưới... đón dâu theo chồng...

VÕ VĂN DŨNG, CHIẾN TƯỚNG HÀNG ĐẦU CỦA VUA QUANG TRUNG

Võ Văn Dũng là danh tướng của nhà Tây Sơn, đứng đầu trong Tây Sơn thất hổ tướng. Ông sinh tại thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn vào năm Canh Ngọ 1750 trong một gia đình khá giả.

Ông được Quang Trung cử đi sứ nhà Thanh, đồng thời là một trong những tướng lãnh trung thành cuối cùng chiến đấu để bảo vệ sự tồn tại của vương triều Tây Sơn.




TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG

Võ Văn Dũng thuở nhỏ có tên là Độ, là người thông minh, có chí khí từ sớm. Sống trong một gia đình khá giả, ông có điều kiện học hành, lại đi đây đi đó, tầm nhìn được mở nên hiểu biết rất rõ về thời cuộc. Đặc biệt ông rất giỏi võ nghệ, một phần là kế thừa truyền thống thượng võ của quê hương, một phần chính là sự rèn luyện, nỗ lực của bản thân, bao gồm đủ các môn cung, đao, kiếm…