BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

ĐỌC “THU PHAI” CỦA TRẦN MAI NGÂN VÀ “THU LẠNH” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Châu Thạch

   
            
           Nhà bình thơ Châu Thạch


            ĐỌC “THU PHAI” VÀ “THU LẠNH”
           (Thơ Trần Mai Ngân và Đặng Xuân Xuyến)

Hình như đọc thơ cũng có cái duyên tiền định. Kiếp trước không biết tôi có quan hệ gì với hai nhà thơ nầy hay không mà kiếp nầy đọc thơ họ, tôi luôn cảm thấy có một sợi dây trong thơ ấy quấn quýt lòng tôi, buôc tôi phải nghĩ phải suy và phải viết. Như hôm nay bài thơ Thu Phai của Trần Mai Ngân và bài thơ Thu Lạnh của Đặng Xuân Xuyến khiến cho tâm hồn tôi cũng thấy phai và thấy lạnh. Lạ thay, phai lạnh trong cuộc đời thì buồn nhưng phai lạnh trong cuộc tình lại thường làm cho tâm hồn phong phú thêm. Điều đó được chứng minh ở hai bài thơ nầy, bởi họ không có cuộc tình phai, lạnh thì làm gì có hai bài thơ làm cho ta cảm động. Điều đó cũng được chứng minh khi tôi ngồi đọc thơ họ giữa thời tiết vào đông, bên ngoài đang phai và đang lạnh thì tiếng lòng phai lạnh của họ trong thơ cũng đem đến cho tôi những cảm xúc thăng hoa.
Đọc Thu Phai của Trần Mai Ngân ta thấy thu không phai chút nào mà kỷ niệm mùa thu trong lòng tác giả cũng chẳng phai, chỉ có tóc trên đầu tác giả là phai mà thôi. Vậy thì Trần Mai Ngân dùng tóc mình để nói về tuổi vào thu cúa cuộc đời mình, một cuộc đời mà đeo đẳng một cuộc tình triền miên trong nối đau. Lạ thay, nỗi đau đó lại được tác giả “Thắp hương sùng bái” nghĩa là tôn sùng nó và hy sinh cho nó đến nỗi “Gánh buồn ôm hết- ngọt ngào cho ai”. Không cần bíết sâu về cuộc tình ta cũng đoán định được, đây là một cuộc tình lớn trong tâm hồn tác giả. Bài thơ cho ta thấy một thân phận trong tình yêu, thân phận đó phải đối mặt với những nghịch lý trong tình trường, chịu đắng cay với nỗi buồn ôm hết nhưng cũng bằng lòng với hạnh phúc của một thuở xa xưa nào đó, đến nỗi muốn nhuộm lại những năm dài xa xưa ấy như nhuộm cho xanh lại mái tóc mình. Thế nhưng cuộc tình khác với mái tóc, không làm sao nhuộm được. Bài thơ ngắn nhưng ôm trọn biến cố của thời gian vào lòng, thức dậy trong lòng người đọc những tình cảm khác lạ, trong đó sự ray rức và cảm mên, sự hờn dỗi và yêu đương, sự thiết tha và hời hợt xen lẫn cùng nhau, khiến cho đọc nó ta như thấy mùa thu tuổi đời đang phai nhưng mùa thu của ngày nào hình như còn hiện hửu mãi trong tim.
Qua “Thu lạnh” của Đặng Xuân Xuyến ta thấy lạnh ngay, lạnh nhiều, lạnh cóng vì “Người đã đi rồi, đi quá xa”. Bài thơ “Thu lạnh” của Đặng Xuân Xuyến cho ta một khung cảnh còn héo hắt hơn “dấu xưa hồn thu thảo/nền cũ bóng tịch dương”. Hình ảnh cái giếng năm xưa, nước vẫn còn trong nhưng bậc cấp bước lên rêu phủ, giống như yêu vẫn còn nhưng tình đã hóa xa xôi. Hình ảnh con chim cu gù và tiếng kêu của nó trong thu vàng nắng, trong mây tím lưng trời làm cho bức tranh thu vô cùng xa vắng và nỗi buồn thu bàng bạc kia phả xuống, len trong từng ngóc nghách của làng quê. Những câu thơ buông xuôi, hờn dỗi “ừ thì trách gì, chỉ nhớ thôi / Người đi thì cũng đã đi rồi/Nào ai biết được duyên mà đợi” nó không làm ta cảm thấy đau lòng như “Thu Phai”, nhưng nó làm cho cõi lòng ta trống vắng đến vô cùng, hiu hắt đến vô tận. Trong cái khung cảnh hiu hắt đó, con người cô đơn lại càng cảm thấy cô đơn hơn nữa, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến đã thở dài một câu thườn thượt làm cho thu lạnh càng kéo dài lê thê đến tận cuối chân trời: “Mây tím lưng trời, thôi, cũng thôi”
Bài thơ cũng không dài lắm, không than van lắm, mà sao nó khiến xao động lòng ta đến thế. Bởi vì tác giả dựng một bức tranh quê quá thân yêu, chứa chan bao dấu tích, mà nay trở nên lặng lẽ đến vô cùng. Rồi thì nhà thơ gởi vào bức tranh đó cõi lòng tê tái, tê tái nhưng vẫn gượng ép, gượng ép chối bỏ sự tê tái của mình bằng những câu thơ bất cần, buông xuôi và vu vơ hờn trách.
Tôi vô tình đọc hai bài thơ của hai tác giả một lần, “Thu Phai” và “Thu Lạnh” đọc trong buổi đầu đông. Những cơn gió phai và lạnh trong thơ lạ thay, làm cho tôi âm áp. Ngược lại, cơn gió thổi đầu đông ngoài kía đem cái lạnh len lỏi vào phòng. Cả hai cơn gió đều làm tôi se lòng, se lòng nhớ quá khứ tuổi thanh xuân.

                                                                               Châu Thạch


     
             Nhà thơ Trần Mai Ngân


     THU PHAI

     Thắp hương sùng bái nỗi đau
     Gánh buồn ôm hết - ngọt ngào cho ai
     Giật mình sợi tóc Thu phai
     Làm sao nhuộm hết năm dài xa xưa

                                  Trần Mai Ngân


     


     THU LẠNH

     Người đã đi rồi, đi quá xa
     Bỏ ta ở lại với quê nhà
     Hôm nay về lại thăm làng Đá
     Ngơ ngẩn chiều tà ta với ta…

     Giếng nước còn trong, bậc đã rêu
     Chênh chao chiều vọng tiếng cu gù
     Tháng chín thôi mà... sao đã lạnh
     Thu vàng vồi vội rải nắng hanh.

     Ừ, trách gì đâu, chỉ nhớ thôi
     Người đi thì cũng đã đi rồi
     Nào ai biết được duyên mà đợi
     Mây tím lưng trời, thôi, cũng thôi.

     Hà Nội, chiều 20 tháng 10.2017
               ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

ĐỌC TẬP THƠ ĐƯỜNG LUẬT “ĐỜI” CỦA VĂN THANH - Châu Thạch

               
                  Châu Thạch                               Lê Văn Thanh

   ĐỌC TẬP THƠ ĐƯỜNG LUẬT “ĐỜI” CỦA VĂN THANH
                                                                                Châu Thạch

Những năm gần đây thơ Đường luật lại thịnh hành trên đất nước ta. Nhờ có các trang web, amail và facebook mà các nhà thơ có cơ hội phổ biến sáng tác của mình, giao lưu xướng họa nhộn nhịp trên diễn đàn văn thơ, tạo nên một sân chơi Đường thi với nhiều đề tài, cảm hứng và thi pháp rất mới.
Nhà thơ Văn Thanh là một trong những lLão Đường thi tại vùng đất Bà Rịa- Vũng Tàu được thi hữu và bạn đọc mến mộ bởi bút pháp và văn tài của ông. Nhà thơ đã cho ra đời tập tác phẩm Đường thi “Vô Quái Ngại” rất được giới yêu văn chương khen ngợi. Nay ông lại tiếp tục đem tặng đời tập tác phẩm cũng mang tên “Đời” của ông, như là những sợi tình đã dệt nên lụa, thành quả của con tằm miệt mài năm tháng nhả tơ.

NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG - Thơ Giáng Thu Xưa





     NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG

     Đông về rồi đó anh ơi
     Cho em nỗi nhớ khung trời có đôi
     Cùng nhau ngắm ánh trăng soi
     Đan trong khung cảnh dưới trời luyến vương

     Gửi về bên đó sợi thương
     Ươm nồng sắc ái như dường mới đây
     Tình yêu ấp ủ đong đầy
     Hoà chung nhịp điệu ôm vây vị nồng

     Ngõ hồn đan mộng chờ mong
     Hoài mơ hạnh ngộ thỏa lòng ướm thương
     Hương yêu dìu dặt giăng buông
     Quyện hòa điệp khúc đêm trường ngất say

     Đón Đông chung bóng sum vầy
     Hoàng hôn dần xuống vòng tay chúng mình...!

                                                       12-17-2017
                                                   Giáng Thu Xưa

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

ƠN ANH - Thơ Trần Mai Ngân



                                  Nhà thơ Trần Mai Ngân


    ƠN ANH 

    Khép chặt mắt không nhìn anh lúc đó...
    Anh biết không khao khát đã đổ tràn
    Hoá chiêm bao là một cuộc truy hoan
    Em bấu riết... niềm tin mình thành thật

    Nữa đi anh... thật sâu và thật chắc
    Hơi ấm nồng rạo rực dấu đôi tay
    Nụ hôn sâu trượt xuống thật là dài
    Vào ngực tối miên man vùi chăn gối...

    Em rơi... em rơi... cảm xúc rã rời
    Da mềm lướt thân trần hơi thở vội
    Kiệt cùng tan quên hết những đơn côi
    Mật tình yêu ngậm cắn miết đôi môi

    Anh ở đâu, em đâu... vết tình sầu
    Phút thoáng ảo ta cùng vào tuyệt đỉnh
    Lắng im  cạnh đời nằm nghe nông nổi
    Cảm ơn anh dìu em đến muộn màng...
                           
                        Trần Mai Ngân - KTD
                                  2-12-2017

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

CẢM NHẬN VỀ TẬP SÁCH “HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA ĐOÀN ĐỨC - Hồ Trị


                  
                             Tác giả Hồ Trị
                       

CẢM NHẬN VỀ TẬP SÁCH 
“HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA ĐOÀN ĐỨC
                                                                               Hồ Trị

Tôi vào học trường Nguyễn Hoàng khóa 1955 – 1961, thuộc thế hệ đàn anh của Đoàn Đức khóa 1960 – 1967. Chúng tôi có cơ duyên theo ngành sư phạm và dạy cùng trường cho đến năm 1975. Lúc tôi phụ trách tổng giám thị trường Trung học Triệu Phong, Quảng Trị năm 1970 thì Đức, Nguyễn Đình Hạnh, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Hóa về nhận nhiệm sở ở đây. Năm 1972, trường di tản vào Hòa Khánh, Đà Nẵng. Sau hơn một năm học, thay vì hồi cư theo trường về lại Quảng Trị. Anh Hoàng Đằng, tôi và Đức cùng nhiều thầy cô giáo theo đoàn di dân vào lập nghiệp tại tỉnh Bình Tuy (nằm giữa Bình Thuận và Đồng Nai). Sau đó xin thành lập trường Nguyễn Phúc Chu tại quận Đông Hà. Rồi Đức thế anh Hoàng Đằng làm hiệu trưởng, còn tôi làm tổ trưởng bộ môn Toán, Lý, Hóa. Chúng tôi còn dạy thêm trường tư Đắc Lộ của Linh mục Nguyễn Thanh Hoan cùng quận, và trường Thánh Linh của Linh mục Nguyễn Văn Nam ở quận Cam Lộ, cách nhà hơn 20km. (Nay gọi là xã Tân Hà và xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận).

SỚM MÙA ĐÔNG HÀ NỘI - Thơ Nguyễn Khôi

 
   
                 Nhà thơ Nguyễn Khôi


      SỚM MÙA ĐÔNG HÀ NỘI
      (Tặng đôi bạn BNN & Lý Phương Liên)
                     
      Sớm ra ngó "mùa đông Hà Nội"
      Mưa phùn lất phất giữa mù sương
      Nhà cao như núi mờ Tam Đảo
      Ô tô lấp loáng ngợp phố phường...
                     
      Năm nay mùa đông - mùa đông thật !
      La Nina mưa sập coi chừng ?
      - Hà Nội ấm lên "Lò bác Trọng"
      Củi tươi bừng cháy Đinh La Thăng...
                      
      Gánh Cúc Họa Mi rao nức phố
      Len dạ chị em "váy" điệu đàng
      Hổ / ruồi nhung nhúc bao thằng "sợ"
      Lên "phây" (facebook) thật/ giả chém gió hăng...
                      
      Những mừng sắp tết vui như tết
      Tàu xe, hàng hóa giá cũng "mềm"
      Siêu thị / chợ quê tháng củ mật
      Noel kính Chúa...biển trời yên.
                      
     Tựa ban công xem hoa hé nụ
     Như mơ Thành phố vượt tầm "siêu"
     Mịt mùng sương khói nghe chim hót
     Cứ như đang gọi hẹn Người Yêu ?

                      Hà Nội 14-12-2017
                       NGUYỄN KHÔI

TIẾNG VỌNG TỪ MỘT TẬP SÁCH - Võ Thị Quỳnh


             


 TIẾNG VỌNG TỪ MỘT TẬP SÁCH

Từ khi làm tập sách Trường Nguyễn Hoàng- Chân dung & Kỷ niệm, tôi đã đọc được bao nhiêu là hồi ức… về thầy cô giáo Nguyễn Hoàng… Tôi đã khâm phục trí nhớ của rất nhiều anh, chị, em đồng môn Nguyễn Hoàng gởi kỷ niệm xưa về cho tôi. Có hai người đẹp Nguyễn Hoàng tên Thủy, có trí nhớ theo tôi vào loại siêu, nhưng một người thì còn lo viết truyện ngắn và… nên chỉ góp nhớ chút xíu dinh dính cho người ta thèm thôi (Ngô Hương Thủy); còn một người thì tuyên bố: “Khi mô có ai thổ đựng được ta cho chữ chạy ngược ra thì ta mới viết” (Phan Quỳnh Thủy). Riêng anh Đoàn Đức và chị Cao Thị Thanh Nhàn, cho đến tập cuối - Nguyễn Hoàng 10 – chỉ là lá thư khất nợ (hoài hoài, mãi mãi) của anh chị, dẫu ngày xưa cặp đôi ni là dân ban C nổi tiếng.

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

ĐỌC "ĐOÀN ĐỨC - HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO" - Nguyễn Lê Văn


         

   ĐỌC "ĐOÀN ĐỨC - HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO"
                                                                     Nguyễn Lê Văn

Thầy cô giáo là những người gần gũi trong quãng đầu đời mà ta đã kính trọng, thương mến như ruột thịt, như tri kỷ, thậm chí như người bạn đường thủy chung, như chiếc bóng dẫn đường mà ta không thể nào vượt qua được. Nhưng khi trưởng thành, có lúc phút chốc nào đó, ta cảm thấy thầy cô trở nên xa lạ chỉ còn là những kỷ niệm “quên đi trong nỗi nhớ”.
Với Đoàn Đức thì không thế, anh viết “Hoài niệm thầy cô giáo” ở cái tuổi “Thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ” (Luận ngữ - Khổng Tử) trong tâm thế tịch chiếu, với tâm thần lặng yên, tự nhiên soi tỏ nên hầu như không sai sót một thứ gì. Bằng trí huệ tưởng như hoằng viễn, với tình cảm phú dật, thênh thang của một tấm lòng, anh đã đưa ta về, đi trên con đường cổ tích, tìm lại những bước chân xưa dù đã tan nhưng vẫn ghi những dấu ấn không thể nào tan được. Những tầng tầng, lớp lớp, những mảng khối ký ức của một thời dĩ vãng, của thầy cô bạn bè “mất còn – còn mất” và cả của chính bản thân anh đã để lại cho chúng ta niềm tự hào nhưng cũng không thiếu những xót xa. Với anh, thầy cô, bản thân, bạn bè, thời dĩ vãng là một thể thống nhất biện chứng không thể tách rời được, “không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà ngay cả lúc vào đời”.


TỰ THÚ - Thơ Trần Mai Ngân





     TỰ THÚ

     Xin tự thú : xa xăm là nỗi nhớ
     Của người dưng nhớ mãi một người dưng
     Lý trí bảo thôi đừng, đừng như thế
     Nhưng trái tim cứ khắc khoải đi tìm...

     Xin tự thú lời yêu người thinh lặng
     Chẳng sao đâu... dẫu có thốt thành lời
     Con sông đó bềnh bồng nhiều sóng gió
     Tôi đi qua trọn một phận rong rêu

     Xin tự thú vùi lấp một tình yêu
     Vừa nhen nhúm vừa trổ cành phiền muộn
     Để cây gầy chết cả một mùa Đông
     Treo trái tình vào những nhánh thinh không

     Xin tự thú lòng này xin tự thú
     Nào có quên nào có quên được đâu
     Trái tim đau vang mãi một nhịp sầu
     Rất chầm chậm qua cầu ...con nước khóc !

                                       Tháng 12- 2017
                                Trần Mai Ngân - KTD

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

ĐẬP ĐÁ DỰNG Ở THỊ XÃ LAGI, TỈNH BÌNH THUẬN VỚI VƯỜN HOA ANH ĐÀO - Phan Chính

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của ông Phan Chính, trích trong tập sưu khảo “Lagi Đất Xưa – Diện Hải Bối Lâm” (nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2017)



ĐẬP ĐÁ DỰNG Ở THỊ XÃ LAGI, TỈNH BÌNH THUẬN VỚI VƯỜN HOA ANH ĐÀO

Thị xã La Gi có thế mạnh về phát triển du lịch. Hiện có 4 cơ sở Dinh Thầy Thím, di  tích lịch sử Dốc Ông Bằng, Hòn Bà và Đình-vạn Phước Lộc, đã được Bộ Văn hoá Thông tin- Du lịch và UBND tỉnh Bình Thuận công nhận là di tích lịch sử văn hoá, thắng tích và một số dinh vạn, đình chùa sẽ hình thành một tuyến du lịch tâm linh. Với La Gi, lễ hội dinh Thầy Thím đã tạo tiền đề cho phát triển du lịch từ hơn 30 năm qua. Về lâu dài, ngành du lịch phải xây dựng đồng bộ, đa dạng trong xu hướng phục vụ. Du khách đến La Gi không những để tắm biển, nghỉ dưỡng mà còn có nhu cầu tiếp cận với du lịch tâm linh, ẩm thực và các công trình, thắng tích tiêu biểu.

Có thể coi Đập Đá Dựng khá đặc trưng của một công trình xây dựng hài hoà với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, vắt mình qua dòng sông Dinh và nằm ngay trung tâm thị xã. Dưới chân đập là một bảo tàng đá, muôn hình muôn vẻ, tạo ra những bóng sương hư ảo từ thác nước biến đổi từng mùa.

Dưới thời VNCH khi vừa thành lập tỉnh Bình Tuy, đập Đá Dựng được khởi công xây dựng vào tháng 4 năm 1957, nay đã 60 năm. Địa hình hội tụ của đá với dáng đứng sừng sững lạ lùng như tên gọi. Đập dài 80m, chân dày 30m và cao 8m trên mặt nhằm tưới tiêu cho khoảng 500 ha ruộng, là nguồn nước sinh hoạt vừa định hình một điểm du lịch, tham quan hấp dẫn. Chỉ bằng những phương tiện thô sơ, sức người mà cảnh quan được cải tạo từ những gộp đá tự nhiên, cây rừng ven hai bờ đập đều có dàn bông giấy đỏ. Theo tư liệu 1957, trị giá công trình lúc đó trên 2 triệu đồng nhưng chỉ tốn ngân sách 100.000đ, còn lại là nguồn huy động từ cơ quan Viện trợ, tôn giáo, tổ chức xã hội. Thời gian xây dựng phần đập chỉ mất 4 tháng, trước khi mùa mưa đến. Mấy năm sau do lũ gây xói lở phía tả ngạn đầu đập nên xây dựng thêm khoảng 20 mét với nhiều ngăn xả nước, vách ngăn bằng những thanh vuông gỗ loại tốt, có thể rút lên, ghép lại theo rãnh vách ngăn đúc bê tông, tuỳ theo mực nước nguồn chảy xuống. Cũng từ cơn lũ đó mà tạo nên phần đá nổi tựa như một cù lao giữa hai dòng thác nước.

                                   Hoa anh đào ở thị xã La Gi

Phía hữu ngạn sông Dinh có một vườn hoa rợp bóng trên diện tích rộng khoảng 4 ha với những bồn hoa trang trí đan xen phượng đỏ và cây cảnh. Đặc biệt loài hoa đào này khác với loài mai anh đào ở Đà Lạt hay hoa anh đào Nhật Bản có thân cây nhiều nhánh và chỉ thích hợp ở xứ lạnh. Nhưng ở đây, thân cây suôn, xốp và lá mềm mại, những đoá hoa đóng chuỗi dài trên thân cây có màu hồng phấn và mùi hương ngào ngạt. Hoa nở mùa nào cũng có và rộ lên khi tiết trời vào xuân. Người dân địa phương gọi đó là hoa anh đào vì giống hệt hoa anh đào Nhật Bản.


       

Bậc thang từ mặt đập xuống bãi đá lô nhô có đắp tượng kỳ lân, cầu vọng nguyệt và tượng rồng “long ngư vượt vũ môn” dài chục mét, theo truyền thuyết ở thượng nguồn sông Trường Giang (TQ) có một thác nước, cá tập trung nhiều nếu con nào vượt lên thác sẽ hoá thân thành rồng (vũ môn). Trước đây có một nhà thuỷ tạ (toạ) mô phổng kiểu dáng chùa một cột ở Hà Nội đứng trong lòng hồ với hai tầng mái đúc ngói âm dương, hành lang trang trí hoa văn. Chỉ là chỗ nghỉ chân ngắm cảnh nhưng vẫn quen gọi đó là chùa nối với đập bằng một chiếc cầu phao. Nhà thuỷ tạ này bị lũ quét nhận chìm sau đó vài năm, nhưng với hình ảnh cũ ai cũng nhận ra Đập Đá Dựng ngày xưa. Với công trình kiên cố nằm giữa cảnh quan sông nước tĩnh lặng, vườn hoa anh đào rực rỡ đã trở thành khu pic-nic, cắm trại trong những ngày nghỉ cuối tuần và khách xa đến đều phải một lần ghi dấu vài bức ảnh bên chân thác nước trắng xoá và màu hoa đào kỳ diệu khó tìm thấy ở nơi nào.

                                                                                       Phan Chính

*

Mời xem thêm video clip “Buổi chiều dạo quanh Đập Đá Dựng” do bạn Lagitoday gửi trong phần ghi cảm nhận

            

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

THƠ LA THỤY QUA CẢM NHẬN CỦA HỒ TRỌNG THUYÊN VÀ CHU VƯƠNG MIỆN

Nguồn: 
http://chuvuongmien.blogspot.com/2017/11/chan-dung-nha-tho-la-thuy.html#more  

         

Giới thiệu Thơ, hay cảm nhận và phê bình Thơ cũng hoàn toàn do cảm nhận từ một cá nhân đến một cá nhân, dù khen hay là chê cũng chỉ là cảm quan của một người, tùy theo sở thích và trình độ, có bài thơ người này thích và có bài thơ người khác không thích và cũng tùy cảnh ngộ, người tha hương cảm được thơ người tha hương, người tù cảm được thơ người  ở tù, cuộc đời phong phú đa dạng, có đám cưới thì có chúc tụng mà có đám ma thì có những vòng hoa và lời phân ưu, mà đã có Thơ thì có ban Tao Đàn kèm theo đàn sáo và có người nghệ sĩ ngâm thơ và có người giới thiệu thơ, ngoài ra còn có người bình thơ 
Bình Thơ giống như bình nước, nho nhỏ chứa được chừng nửa "1/2" lít nước mà thôi, rất là giản đơn ngắn gọn, không giản kép như Ấm Thơ, Chậu Thơ, là hoàn toàn Tung tráng và Hoành tráng hơn, đại khái giống như người hát và người nghe hát vỗ tay, dù là hát rất dở, người M.C cũng đã nói như vầy: 'tàu chạy mau nhờ chân vịt, ca sĩ hát hay nhờ tiếng vỗ tay'
 
Người cảm nhận Thơ hay phê bình Thơ, không nâng thi sĩ lên được chút nào, ngược lại cũng không dìm nhà thơ xuống chút nào, chẳng qua là thủ tục hành chánh nó như vậy.
 
       Hỏi sông tuôn chảy âm thầm
       Tri âm có gặp nghìn trăm bến bờ
       Hỏi lòng sao cứ ngẩn ngơ
       Người xa xăm ấy lặng lờ bặt tăm

                                              (HỎI)
 
       Đổi dời biển sóng dâu cồn
       Hồn nhiên "Sơn Nữ" mộng còn nguyên xuân
       Hoa tay lưu dấu mệnh phần
       Họa thi đan quyện chập chờn sắc không
       Bèo mây hụt bước phiêu bồng
       "Nằm nghiêng nhớ núi" sóng lòng vọng âm

                                         (Với Lương Minh Vũ)
 
       Thi hứng chừ đây có cạn nguồn
       Con tằm nhớ lá rối tơ vương
       Phải chăng kén khép chôn hoài niệm
       Lãng đãng hồn hoa đọng khói sương

                                       (Thơ không về)
 
Đọc những đoạn thơ trên của La Thụy, kẻ viết bài này liên tưởng tới bài thơ của Lý Thương Ẩn thời Trung Đường
 
 
       VÔ ĐỀ KỲ TAM
 
       Tương kiến thời nan biệt diệc nan
       Đông phong vô lộc bách hoa tàn
       Xuân tàm đáo tử ti phương tận
       Lạp cụ thành khôi lệ thủy càn
       Hiếu kính đản sầu vân mấn cải
       Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn
       Bồng lai thử khứ vô đa lộ
       Thanh điểu ân cần vị thẫm khan

                               Lý Thương Ẩn
 
       CHUYỂN NGỮ:
 
       Đoàn tụ làm chi muối sát lòng
       Gió đông thổi miết xác hoa tàn
       Thân tằm đến chết tơ còn vướng
       Nến đã thành tro lệ mấy dòng?
       Sáng ngó gương soi đầu tóc trắng
       Đêm ngâm thơ cổ ngó ánh trăng
       Bồng lai nơi đó đi bao lối
       Lạnh lùng nước dạt ngó chim xanh
 
Bài Liêu Trai cảm tác La Thụy làm dậy lại bầu không khí huyền hoặc, ma mị
 
       Chiêu niệm hồn hoa chờ hiển linh
       Hay là em hát khúc vong tình
       Trăng xưa tròn khuyết trời còn thắm
       Hạc cũ tụ tan đất có xinh?
       Một phút tâm đầu mơ dáng bướm
       Ngàn năm ý hợp mộng hình tinh

                           (Liêu Trai cảm tác)
 
Đọc bài thơ Liêu Trai cảm tác của La Thụy mà chợt nhớ Vương Ngư Dương:
 
       Cô vọng ngôn chi cô thính chi.   
       Đậu bằng qua giá vũ như ti.   
       Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ,
       Ái thính thu phần quỷ xướng thi !
 
        Nói láo mà chơi nghe láo chơi ?
        Dàn dưa lất phất hạt mưa rơi ?
        Chuyện đời nghe kể mà chán ngắt
        Nghe quỉ hồ ma nói mấy lời ?

                 (Bản dịch của cụ Tản Đà)
 
Một nhà thơ đương đại tức là “nhà thơ bây giờ” khác với nhà thơ Tiền Chiến và nhà thơ Cận Đại trước 1975. Nhà thơ Hiện Đại, là “nhà thơ thời Hại Điện” (là cúp điện lia chia), đựợc sáng tác trong ánh đèn dầu phụng, đèn sáp hay đèn cầy,  “Thơ Hiện Đại” so với Thơ Cận Đại trước 1975, hay so với Thơ Tiền Chiến trước 1945 thì hoàn toàn không bằng được một nửa !
 
Thơ bây giờ ngang với Nhạc bây giờ, nói chung là sáng tác vội vã và dở ẹc, không làm phiền người nghe “vì dở quá không ai nghe và dở quá không ai muốn đọc”.
 
Nhưng, thật may là thơ của La Thụy vượt lên trên cái xoàng xĩnh nhố nhăng của cái thời Hại Điện. Thơ La Thụy trong cái thời “Hiện Đại” này, đọc lên vẫn vương đậm chất thơ, hồn người, vẫn còn hương đồng cỏ nội, vẫn còn tình sông nghĩa núi, trân trọng và đáng quí vậy thay !
                                     
                                               Hồ Trọng Thuyên & Chu Vương Miện
 

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

ÂM VÀ NGỮ NGHĨA ĐỊA DANH LA GI - Phan Chính

La Thụy chân thành cám ơn ông Phan Chính, nguyên chủ tịch Chi Hội VHNT thị xã La Gi tặng tập sưu khảo LA GI ĐẤT XƯA DIỆN HẢI BỐI LÂM. Mạn phép được trích đăng bài viết thứ hai trong tập sưu khảo này.

            


            ÂM VÀ NGỮ NGHĨA ĐỊA DANH LA GI

            Địa danh La Gi xuất phát từ phần đất gồm các làng nằm ở cửa sông La Di (còn gọi là sông Dinh). Qua sách xưa, trong châu bản “Doanh điền biểu văn” của Nguyễn Thông năm 1877 và Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán Nhà Nguyễn soạn xong năm 1882 đã từng đề cập đến địa danh La Di gắn liền với vị trí địa lý tự nhiên ngày nay. Như vậy địa danh La Di từ khá lâu đã có trước làng Hàm Tân và sau đó là huyện Hàm Tân được thành lập vào năm 1916.Tuy nhiên, dưới thời Pháp thuộc bản đồ tỉnh Bình Thuận trong “Annuaire général de L’Indochine 1910” và các văn bản hành chánh của Tòa công sứ Bình Thuận đều viết “Ladi” thành “Lagi” tồn tại đến bây giờ.

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

LA THỤY, THI CA THI NHÂN - Chu Vương Miện giới thiệu


            


          LA THỤY, THI CA THI NHÂN
                                          Chu Vương Miện giới thiệu

Nguồn:




          

     TIỂU SỬ TÁC GIẢ

     * Bút hiệu: La Thụy      
     * Tên thật :   Đoàn Minh Phú
     * Nghề nghiệp: Dạy học (đã nghỉ hưu)
     * Hội viên Hội VHNT Bình Thuận.
     * Tác phẩm đã in:  Thơ Đời Ngân Vọng – NXB Văn Học 2014
     * Những tác phẩm đã in chung:
     - Tác Giả Thơ Việt Nam Đương Đại – NXB Thanh niên 2009 – Hoàng Hương Trang chủ biên
     - Những Bài Thơ Hay Và Lạ Xưa Và Nay (tập II) –NXB Văn Nghệ 2009 –Long Nguyên Trương Quang Nguyên chủ biên
     - Những Bài Thơ Hay Và Lạ Xưa Và Nay (tập III) –NXB Văn Nghệ 2010 –Long Nguyên Trương Quang Nguyên chủ biên
     - Thơ Hay Ba Miền – NXB Văn Học 2008 do BBT Thơ Hay Ba Miền chủ biên
     - In chung trong nhiều tuyển tập thơ khác.

     HỎI

     Hỏi sông tuôn chảy âm thầm
     Tri âm có gặp nghìn trăm bến bờ?  
     Hỏi lòng sao cứ ngẩn ngơ
     Người xa xăm ấy lặng lờ... bặt tin.
     Lá vàng rơi rụng bên thềm
     Sao khuya lẻ bóng niềm riêng u hoài
     Hỏi trăng chếch bóng non đoài
     Vì sao Cuội vẫn đêm dài... tương tư.
     Hỏi tình sao cứ ơ thờ
     Hỏi sương  nhỏ giọt... cho thơ... ướt mềm.

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

THƯ ĐỖ TƯ NGHĨA GỬI ĐOÀN ĐỨC, BẠN ĐỒNG MÔN TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG 1960-1967


      


THƯ ĐỖ TƯ NGHĨA GỬI ĐOÀN ĐỨC, 
BẠN ĐỒNG MÔN TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG 1960-1967

Dalat, 30.9. 2017
Đức ơi,
Nhớ xưa, cô Nhã gọi Đoàn Đức, Nguyễn Thắng và Đỗ Tư Nghĩa là “Tam anh Vườn  Đào xứ Quảng.”
Thuở ấy, chúng mình chưa có lần nào “uống máu ăn thề” theo kiểu người xưa, đúng không? Chỉ nhớ, thời trung học, chúng mình luôn ngồi bàn đầu – mình ngồi giữa Đức và Nguyễn Thẳng. Hiếm khi rời nhau. Chỉ biết, vắng nhau thì nhớ.
Nhà Đức ở làng Thạch Hãn, um tùm cây lá vây quanh. Mình vẫn thường đến đó. Có anh Đoàn Liên, Đoàn Minh... Lúc ấy, hình như còn song thân của Đức. Có cô cháu gái Đoàn Thị Hoa, vẫn còn bé xíu. Ngày đó, Đức và mình đều thích nhạc của Trúc Phương. Đức thích Mưa nửa đêm, Chiều cuối tuần... Còn mình thì thích Con đường mang tên em, Ai cho tôi tình yêu...
Nhà Nguyễn Thắng ở tận phía cầu ga, gần bệnh viện Quảng Trị. Thắng có hai cậu em trai, là Nguyễn Thái, Nguyễn Lang, và một người anh, mình đã quên tên. Một chị gái tật nguyền, nhưng có khuôn mặt xinh đẹp, hồng nhan bạc mệnh. Nhớ ca khúc "Một bàn tay" của Phạm Duy, mà Thắng vẫn thường ôm đàn và hát. “Bàn tay đưa anh ra khỏi lòng người / Một đêm kêu lên hơi thở tuyệt vời / Bàn tay êm ái, ôi bàn tay khoan khoái / Nhạc ru tiếng khóc trần ai...

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

CUỘC ĐỜI THĂNG TRẦM CỦA CON GÁI "HÙM THIÊN YÊN THẾ" HOÀNG HOA THÁM


                  


CUỘC ĐỜI THĂNG TRẦM CỦA  CON GÁI "HÙM THIÊN YÊN THẾ"

Bà Hoàng Thị Thế, người con gái của vị anh hùng "Hùm thiêng Yên Thế" Hoàng Hoa Thám, có một cuộc đời nhiều thăng trầm mà không phải ai cũng biết.
Cách đây hơn 100 năm, Hoàng Hoa Thám tức Đề Thám, một trong những gương mặt quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, một trong những gương mặt quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam trong cuộc xung đột với Pháp, đã qua đời.
Ông để lại một người con gái tên là HOÀNG THỊ THẾ có vận mệnh khác thường, cùng một người con trai sinh năm 1908 là Hoàng Hoa Phồn, còn có tên gọi là Hoàng Bùi Phồn và Hoàng Văn Vi. Người con trai của Đề Thám đã qua đời một cách bi đát năm 1945.

         
                              Bà Hoàng Thị Thế là con gái 
              của thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế Hoàng Hoa Thám. 

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

CHỈ CÒN IN DẤU NỤ CƯỜI... Thơ Trần Mai Ngân



     Vợ chồng nhà thơ Trần Mai Ngân


       CHỈ CÒN IN DẤU NỤ CƯỜI...

      Trên tấm ảnh...
      Chúng ta chỉ còn in dấu nụ cười
      Không phai nhạt theo năm dài khốn khó
      Mắt môi cũ in hình hài méo mó
      Đâu tròn nguyên như của thuở ban đầu...

      Câu thơ cũ ví từng phân hạnh phúc
      Như Sâu đo tôi đã gửi cho người
      Buông đôi tay số phận cũng mỉm cười
      Ta sánh bước hay là ta lạc bước!

      Trên tấm ảnh
      Vẫn còn nguyên khuôn thước
      Chuyện trăm năm nào đã gọi vàng phai
      Nếu một mai và nếu có một mai
      Tôi vẫn thế nói lời xin xưng tội

      Chúa Phật nào cần chi đâu cứu rỗi
      Khi chúng ta đã nguyện thệ cùng nhau
      Dẫu vui buồn hay có lắm đớn đau
      Cũng gánh chịu than van chi lầm lỡ

      Trăm hương hoa những đêm dài bỡ ngỡ
      Cũng lặng im, trăng có khóc với người
      Cánh đồng hoa đã một sớm thắm tươi
      Tôi hoài vọng tìm chi điều bất tận !

                                 Trần Mai Ngân
                                   10-10-2017

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

TÔI NẰM XUỐNG - THƠ 4 SINH NGỮ (Việt, Anh, Pháp và Tây Ban Nha) - Phước Tuyền Ngô Quang Huynh

1. Tôi Nằm Xuống. (Việt Nam)
2. I Lie Down. (English)
3. Je Me Couche. (Français)
4. Yo Me Acuesto. (Español)



     Tôi nằm xuống

     Tôi nằm xuống, khoảnh khắc nầy sẽ đến,
     Đèn hết dầu tim cạn phải tắt thôi,
     Cây già nua ắt hẳn mục hư rồi,
     Người cũng vậy, sang hèn chung số phận.

     Tim ngừng đập, đây: ngày cùng tháng tận,
     Mắt hết nhìn cảnh vật mãi xoay vần,
     Tai thôi nghe chim hót sáng chiều xuân,
     Nằm sóng sượt, một hình hài bất động..

     Tôi nằm xuống, xong rồi... một kiếp sống,
     Lẽ đương nhiên đâu phải chuyện xa vời,
     Đã có sinh ắt hẳn có tử rồi,
     Là định luật muôn đời không thay đổi...

     Thấy trước mắt, giữa giòng đời trôi nỗi,
     Từ nghèo hèn cùng cực đến cao sang ,
     Cùng một hướng, về cổng tử cuối đàng,
     Kẻ trước người sau, đi vào thầm lặng...

     Tôi nằm xuống, chẳng có gì vương vấn,
     Của trần gian xin trả lại trần gian,
     Hành trang mang ước nguyện chữ "bình an",
     Để thanh nhẹ bước vào nơi miên viễn...

     Qua vùn vụt, thời gian như én liệng,
     Mới vui cười, khẩn báo đã tắt hơi,
     Mới gặp  nhau, tin lại đã lìa đời,
     Như ảo mộng, hết mong ngày tái ngộ.

     Từ tro bụi, quay cuồng trong bể khổ,
     Nay hoàn nguyên, trở lại bụi tro xưa..
     Không lo âu trời đất chuyển nắng mưa,
     Với bao chuyện não phiền đầy động loạn...

     Tuổi già yếu, Tử Thần như thấp thoáng,
     Như thập thò lưỡi hái sẳn sàng kêu,
     Ở nơi đâu, chẳng biết sớm hay chiều ?
     Điều chắc chắn thời gian còn: ngắn lại ...

     Tôi nằm xuống, cầu Ơn Trên thương đoái,
     Xin hộ phù trong giờ phút lâm chung,
     Giúp hồn linh an lạc bước cuối cùng,
     Sau năm tháng hành trình trên dương thế...

               Phước Tuyền Ngô Quang Huynh
                           (April 28, 2011)


Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

CÓ NHỮNG ĐIỀU EM IM LẶNG... - Thơ Trần Mai Ngân





       CÓ NHỮNG ĐIỀU EM IM LẶNG...

      Có những điều...
      Em im lặng và anh không nói
      Đôi khi là ngọn gió của Thu
      Rất nhẹ nhàng khe khẽ như ru
      Đến tuyệt đỉnh tình yêu mộng ảo...

      Cũng có lúc
      Như con sóng dập dồn điên đảo
      Nhấn chìm nhau khát nhớ xanh xao...
      Hay nhiều khi là những cơn đau
      Xoáy buốt rát trái tim bất định

      Những điều ấy
      Em yên lặng và anh không nói
      Chỉ âm thanh sóng gió biển khơi
      Cuộn chúng mình ném giữa cuộc chơi
      Của đời sống mông lung huyền ảo

      Anh có hiểu
      ... những điều ta không nói
      Nào xa xôi nào ngăn cách đâu anh
      Biển với Trời kề gần sát rất xanh
      Mà sao lạ, mà mong manh đến vậy!

      Anh có hiểu
      ... những điều em không nói
      Là muôn trùng là mãi mãi không anh
      Cứ lặng im... đừng trách cứ trái tim
      Nó vốn dĩ mong manh và dễ vỡ...

                                Trần Mai Ngân

LẠI TRAO ĐỔI VỚI CHÂU THẠCH - Phạm Đức Nhì

       
                     Tác giả Phạm Đức Nhì

LẠI TRAO ĐỔI VỚI CHÂU THẠCH

Mọi chuyện tưởng đã qua. Nhưng dưới bài viết Ba Điều Về “Cái Tâm Đặt Ở Đâu?” của anh Đặng Xuân Xuyến (trên FB ĐXX) anh Châu Thạch có một bình luận khá dài trong đó có hai ý chính liên quan đến tôi. Phần còn lại anh giải thích lý do tại sao anh chọn phương cách Bình Thơ “Chỉ Khen - Không Chê”. Tôi lại phải xin lần lượt trả lời trực tiếp hai ý của anh.

Khía Cạnh Kỹ Thuật Của Vấn Đề

Anh Châu Thạch có nhận xét về bài viết Ghi Chép Từ Cuộc Tranh Luận Đầu Xuân của anh Đặng Xuân Xuyến như sau:
Tôi nghĩ một cuộc tranh luận văn học hay một giai thoại văn học được ghi lại đầy đủ là một việc làm chính đáng và cần có để truyền thông đến với mọi người và lưu lại làm tài liệu chớ sao lại cho là xấu nhỉ. Tôi nghĩ nếu ĐXX không làm việc đó thì cũng có một người khác làm và phải hoan hô họ. Tôi cũng đã từng tổng kết một cuộc tranh luận với đề tài " Về hay không về".
Tôi đồng ý với anh Châu Thạch việc tổng kết một cuộc tranh luận văn học là rất hữu ích - và trong một số trường hợp - cần thiết. Nhưng bài Tổng Kết của anh Đặng Xuân Xuyến có những nét đặc thù như sau:

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

KHI THÌ... - Thơ Trần Mai Ngân


KHI THÌ...         
 
Khi thì anh thật nhẹ nhàng       
Nói em là cả thiên đàng của anh       
Lúc ấy trời đẹp trong xanh       
Em như hoa nắng hiền lành long lanh...       
 
Khi thì anh lại loanh quanh       
Giận em không nói mong manh trưa hè       
Hỏi gì anh cũng chẳng nghe       
Để em hờn tủi nhạt nhoè lệ rơi...      
 
Khi thì anh bảo cuộc đời       
Em là tất cả mà trời ban cho       
Yêu anh em mãi cứ lo         
Khi thì, lúc vậy... đắn đo âu sầu...       
 
Anh ơi ! qua mấy nhịp cầu       
Dù chênh vênh mấy cũng mầu thủy chung       
Tin em anh hãy bao dung      
Đừng hờn, đừng giận... mịt mùng tình yêu!     

                                            Trần Mai Ngân                                            

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

BA ĐIỀU VỀ: CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU? - Đăng Xuân Xuyến


         

   
       BA ĐIỀU VỀ: CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU?

Sáng nay, vào email tôi nhận được bài viết CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU?  (Trả lời bài Chữ Tôi, Chữ Ta Và Cái Tâm Lành của Đặng Xuân Xuyến) của nhà thơ Phạm Đức Nhì. Tôi định không trả lời vì thấy không nên lãng phí thời gian vào những việc như thế này nhưng còn các cô, chú, anh, chị... trong email anh Phạm Đức Nhì cùng gửi, và nhất là với bạn đọc của các trang đã đưa bài của anh Phạm Đức Nhì lên trang nên tôi thưa 3 điều cùng quý vị và bạn đọc:

1.
11 giờ ngày 12/09/2017, nhận được email của nhà thơ Nguyễn Khôi, với nội dung “S.O.S. Tố cáo v.v. Xuyên tạc "Chân dung Nhà văn...”, đọc thư nhưng tôi không có ý định hồi đáp. Đến lúc 20 giờ 50 ngày 12/09/2017, nhận tiếp email từ nhà thơ Phạm Đức Nhì, viết:

“Kính các bác, 
Tôi viết phê bình văn học đâu dám "ăn không nói có" hoặc vu khống. Cái Attachment bác Nguyễn Khôi gởi cho rất nhiều người (trong đó có tôi). Tôi kém về Computer nên gởi lại cái Attachment đó cho các vị NK, Đặng Xuân Xuyến, Phú Đoàn, Lê Vy. Mong các vị đọc và nói mấy lời công đạo.
Phạm Đức Nhì”

Thể theo lời anh Phạm Đức Nhì là “nói mấy lời công đạo”, tôi ngồi gõ: CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH, vì trong email ngày 03/05/2017đó, nhà thơ Nguyễn Khôi gửi tới 116 email, có cả tôi và anh Phạm Đức Nhì, bài viết CHÂN DUNG NHÀ THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI, ghi rõ tác giả là Đỗ Hoàng. Hơn nữa, trước khi gửi bài cho người anh Nhì “tin vào kiến thức và khả năng thẩm định văn chương của họ”, có thể trao đổi lại với nhà thơ Nguyễn Khôi nhưng anh Phạm Đức Nhì không làm.

2.
Về sự thật của bài “phản biện” “Cái Tâm Đặt Ở Đâu?” của nhà thơ Phạm Đức Nhì:
Mời quý vị và bạn đọc đọc lại bài: CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH(http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2017/09/chu-toi-chu-ta-va-cai-tam-lanh-tac-gia.html) để biết rõ chân tướng sự việc.

3.
Trong bài CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU (*) đề ngày 22/09/2017, nhà thơ Phạm Đức Nhì khẳng định:

“Về Nhà Thơ Nguyễn Khôi
Tôi lầm lẫn (không phải vu cáo hay “gắp lửa bỏ tay người”), đã cải chính và đã xin lỗi nhà thơ Nguyễn Khôi. Cũng xin nói thêm, bài viết Thơ Sẽ Đi Về Đâu? của tôi còn trong tình trạng chờ đợi góp ý của một số người tôi tin vào kiến thức và khả năng thẩm định văn chương của họ. Bài viết cũng chưa hề được đăng tải trên bất cứ trang mạng nào, kể cả Facebook.”

Mời quý vị xem bài Thơ Sẽ Đi Về Đâu? đã đăng ngày 12/09/2017 trên 2 trang, hiện diện đến tận ngày hôm nay 23/09/2017 nhưng cũng không có một lời cải chính:

http://chuvuongmien.blogspot.com/2017/09/tho-se-i-ve-au-pham-uc-nhi-nguyen-uc.html#more
http://thachda.blogspot.com/2017/09/tho-se-i-ve-au-pham-uc-nhi.html

&.&

Thưa quý vị và bạn đọc!
Đến đây, chân tướng sự việc đã rõ nên tôi không làm phiền thêm quý vị và bạn đọc nữa.
Kính chúc quý vị và bạn đọc luôn vui, khỏe, may mắn và thành công!

                                                          Hà Nội, 23 tháng 09 năm 2017
                                                               ĐẶNG XUÂN XUYẾN
…………………………….

MỜI XEM THÊM:

a/
https://phudoanlagi.blogspot.com/2017/09/cai-tam-at-o-au-pham-uc-nhi.html
b/
http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2017/09/3-ieu-ve-cai-tam-at-o-au-tac-gia-ang.html

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU? - Phạm Đức Nhì

Do đã đăng bài viết CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH của tác giả Đặng Xuân Xuyến, nên tôi đăng luôn bài viết phản biện CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU? của tác giả Phạm Đức Nhì cho khách quan


                   
                             Tác giả Phạm Đức Nhì


                   CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU?
(Trả lời bài Chữ Tôi, Chữ Ta Và Cái Tâm Lành của Đặng Xuân Xuyến)

Để đỡ mất thì giờ tôi xin đi thẳng vào những điểm chính trong bài Chữ Tôi, Chữ Ta Và Cái Tâm Lành của anh Đặng Xuân Xuyến

Về Bác Nguyễn Bàng

Chuyện va chạm với bác Nguyễn Bàng tôi đã tạm quên. Hôm nay anh Đặng Xuân xuyến khơi lại. Thôi thì nhân tiện cũng xin bày tỏ đôi điều.

Anh Đặng Xuân Xuyến nói đúng. Tôi với bác Nguyễn Bàng có trao đổi mail qua lại và trong lần về Việt Nam, ghé thăm một người bạn của nhà thơ Nguyễn Khôi (người đã chuyển bài viết Thơ Sẽ Đi Về Đâu? của tôi cho ông – bài viết chỉ được gởi cho 5 người để xin ý kiến, chưa phổ biến trên bất cứ trang web nào, kể cả Facebook), nhận lời mời của bác tôi đã đến thăm nhà và dùng cơm trưa.
Thế rồi đọc bài viết có cái tựa rất dài của bác phê phán nặng nề bài Đầu Xuân Thì Thầm Với Nhà Thơ Nguyễn Khôi của Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Kiên.
Ngay ở câu đầu bác NB không đi vào “câu chuyện văn chương” mà đánh thẳng vào cái bằng Tiến Sĩ vô tội của ông ta:
“Tôi không có một mẩu bằng Đại học nào chứ nói gì đến cả cái bằng Tiến sĩ Ngữ văn như ông Nguyễn Ngọc Kiên mặc dầu tôi biết ở xứ mình hiện nay sản xuất tiến sĩ như gà đẻ: Mỗi ngày một ‘tiến sĩ’”.

CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH - Đặng Xuân Xuyến


Nhận được email về bài viết CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH từ tác giả Đăng Xuân Xuyến và từ một số email chuyển tiếp của các người khác hơn 10 lượt, tôi nghĩ chuyện này trao đổi trên email cùng nhau là đủ. Nhưng hôm nay tôi lại tiếp tục nhận một lúc hai email của tác giả Đặng Xuân Xuyến gửi qua hai địa chỉ email khác nhau của tôi (Gmail và Yahoo mail) với lời nhắn "mời đọc và tùy sử dụng". Tôi quyết định đăng trên blog cá nhân của tôi, mong anh em văn nghệ trao đổi với nhau trên tinh thần tranh biện văn học hòa nhã và xây dựng.


        


        CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH

Chiều qua, 12/09/2017, tôi (ĐXX) nhận được email của nhà thơ Nguyễn Khôi gửi, cùng tới 27 địa chỉ email khác, với những bức xúc: “S.O.S. Tố cáo v.v. Xuyên tạc "Chân dung Nhà văn..."
---------
Kính gửi: - Nhà thơ Phạm Đức Nhì (Hoa Kỳ)
                    - Các Bạn thơ...
Sáng nay 12/09/2017. Nguyễn Khôi tôi nhận được thư của anh Lê Vy (1938, bạn Sơn La cũ/ đồng hương "bà xã Nguyễn Khôi" /Hải Phòng) từ thành phố Hồ Chí Minh, toàn văn Tiểu luận "Thơ sẽ đi về đâu?" của Nhà thơ Phạm Đức Nhì... Phần cuối bài có:

“CHÚ THÍCH:
1.Mới đây nhà thơ Nguyễn Khôi đã khắc họa “Chân Dung Nhà Thơ Việt Đương Đại” trong đó ông viết về nhà thơ Đinh Thị Thu Vân - được đánh số thứ tự 71 - như sau:
Đinh Thu Vân tự bị lừa
Thơ gom đem dán chẳng vừa con tem.

Ông đã ngạo mạn và nhẫn tâm đạp cả một đời thơ của Đinh Thị Thu Vân xuống tận bùn đen. Không biết ông dựa vào đâu để đưa ra nhận định ấy. Nhưng dù dựa vào đâu chăng nữa nhận định như thế cũng hơi quá … tự tin.”
Nguyễn Khôi tôi rất bất ngờ là "Chân dung 99 Nhà văn Việt Nam đương đại" mà Nguyễn Khôi đã công bố trên gần 30 trang Web trong và ngoài nước,
(Mời xem: /chan-dung-99-nha-van-viet-nam-uong-ai.html), đã in/ tự xuất bản và gửi tặng trên 300 người trong và ngoài nước... không hề có chân dung Đinh Thị Thu Vân, mà chỉ có:

          *71 - BẢO SINH
          Công tử không "bát phố"
          Về nuôi chó...lừng tên
          Hỗn danh “thơ Sinh chó"
          Lên nóc tủ ngồi Thiền.

Thú thực là với Nguyễn Khôi tôi xưa nay chưa hề biết Đinh Thị Thu Vân là ai  và cũng chưa từng đọc thơ của chị này (vì ở Việt Nam có hàng vạn Nhà thơ...)
Không hiểu vì động cơ gì mà Nhà Thơ Phạm Đức Nhì đã "bịa" ra 2 câu thơ trên về Đinh Thị Thu Vân rồi gán cho Nguyễn Khôi, rồi căn cứ vào đó mà phê phán hạ nhục, vu cáo / đặt điều về Nguyễn Khôi một cách độc ác?”