BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

VẤN NẠN - Nguyên Lạc


       
                   Nhà bình thơ Nguyên Lạc


BÀI THƠ VẤN NẠN

Cổ độ thuyền về...
có thật không?
Hình như
tiếng sóng động trong lòng!
Chở ta. người hỡi!
bờ bến ấy!
Hãy thắp cho ta ngọn đuốc hồng!

Vô thường nắm giữ có được  không?
Vẫn thế mây trôi...
chuyện đuốc hồng!

Nhắc chi hai ch
sơn cùng thủy?
Có. Không
Khởi. Tận
ở trong lòng!
(Nguyên Lạc)

GIỌT CHIỀU CẢM XÚC MÊNH MANG - Thơ Nhật Quang


    


GIỌT CHIỀU CẢM XÚC MÊNH MANG

Chiều mênh mang
những áng mây vắt vẻo ngang đồi
chạm hoàng hôn rơi trên thảm cỏ
gió thầm thì hôn nhánh lan mùi hương con gái
đắm đuối nét liêu trai mắt biếc ru tình
gã nghệ sỹ lãng đãng nét cọ phiêu du
lạc vào không gian vô định

Chiều hong mềm
nét nguyên sơ vai trần thơm ngát
rạo rực dấu ái đam mê…
nõn nà đôi gò bồng đảo thiếu nữ căng đầy
tuyệt tác thượng đế đã ban tặng
hồn mặc định cảm xúc bố cục khát khao…
vẽ những  đường cong tuyệt mỹ

Giọt chiều loang
vào mảng màu hình khối khởi sắc
cánh bướm lả lơi nụ cấm ái tình
những si mê…những khát khao bỏng cháy
chấm phá đường nét nguyên trinh
ngổn ngang bao ý tưởng phóng khoáng
loãng vào âm hưởng cảm tác vô hình.

                                      Nhật Quang
                                        (Sài Gòn)

ĐẠO MẪU VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ TAM PHỦ, TỨ PHỦ QUA TRẬT TỰ CÁC GIÁ HẦU – Đặng Xuân Xuyến


     


ĐẠO MẪU VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ TAM PHỦ, TỨ PHỦ QUA TRẬT TỰ CÁC GIÁ HẦU 

(Trích trong VÀO CHÙA LỄ PHẬT - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT của Đặng Xuân Xuyến; xuất bản năm 2006)

Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần Việt. Nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn vinh những vị nữ thần tối cao mà người ta tôn là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu, tuy nhiên trong đạo thờ Mẫu, người ta không chỉ thờ riêng các vị Mẫu mà còn tôn thờ cả một hệ thống các vị thánh với một trật tự chặt chẽ (thể hiện trong các giá hầu đồng khi thỉnh các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu...).
 Trong các đền phủ của Đạo Mẫu, luôn có rất nhiều ban thờ các vị thần thánh, nhất là NGỌC HOÀNG (thờ cúng với hai vị quan ở hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu), tuy nhiên khi thỉnh đồng người ta không thỉnh NGỌC HOÀNG mà người ta chỉ thỉnh các vị thánh sau:

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

CHÂN TÌNH - Thơ Lê Kim Thượng


       
              Nhà thơ Lê Kim Thượng


CHÂN TÌNH

Ước gì… trở lại ngày xưa...
Thuở còn son rỗi… em chưa có chồng…
        ***
Để tôi… hóa chiếc hài hồng
Cho em… nhẹ gót phiêu bồng rong chơi
Để tôi, hóa cánh hoa rơi
Cho em ép vở,  nhớ thời yêu nhau
Để tôi, hóa sóng bạc đầu
Cho em ru mãi một câu hẹn thề
Để tôi, hóa buổi chợ quê
Cho em rao bán câu thề thuở xưa
Để tôi, hóa gió đong đưa
Cho em nghe tiếng yêu thừa rụng rơi             
Để tôi, hóa tiếng đàn lơi
Cho em gõ nhịp, trong hơi rượu nồng
Để tôi, hóa biển hóa sông
Cho em bến đợi,  bờ mong u hoài
Để tôi, hóa chiếc lá khoai
Cho em đổ nước ra ngoài… buồn không ?
Để tôi, hóa “… Sáo sang sông… ”
Cho em mở cửa, sổ lồng bay cao
Để tôi, hóa giấc chiêm ba
Cho em lỡ bước, đi vào trong nhau
Để tôi, hóa cuộc biển dâu
Cho em thề thốt một câu vĩnh hằn
Để tôi, hóa một vầng trăng
Cho em xẻ nửa… sao băng trắng ngần…
***            
Cho tôi… Cát Bụi... hóa thân...
Để em  “Lộng ảo thành chân…” cuộc tình…

                       Nha Trang, tháng 03. 2019
                            LÊ KIM THƯỢNG

“...” Ca dao

EM LÀ NẮNG XUÂN - Thơ Hồng Thúy, nhạc Nguyễn Hữu Tân, ca sĩ Lâm Dung


  

      

         Thơ: Hồng Thúy.
         Nhạc: Nguyễn Hữu Tân.
        Ca sĩ Lâm Dung trình bày.

QUÊ NỘI TÔI ƠI - Thơ Hiệp Kim Áo Tím


    
                              Nhà thơ Hiệp Kim Áo Tím


QUÊ NỘI TÔI ƠI

Con về quê nội một ngày
Đồng xanh bát ngát cò bay từng đàn
Trong lòng cảm xúc mênh mang
Bàn thờ nội tổ khói nhang hương trầm

Sân nhà con đứng trầm ngâm
Nơi này nội đã vài lần về thăm
Bây giờ cô bác xa gần
Người còn người mất sao ngăn nỗi buồn

Không mưa sao mắt lệ tuôn
Người đi xa khuất cội nguồn còn đây
Ước mong sẽ có một ngày
Bà con nội ngoại về đây sum vầy

Chuyện xưa nghe kể mê say
Dòng sông nước chảy tràn đầy yêu thương
Chia tay bao nỗi vấn vương
Rời xa quê nội con đường buồn tênh

Đến rồi về làm sao quên
Ngôi nhà năm cũ làm nên cuộc đời
Thương lắm quê nội tôi ơi
Phú Yên - Bình Định một trời nhớ mong

                                   Hiệp Kim Áo Tím
                                   Đà Lạt, 14/3/2019

BÊN KIA LÀ CUỘC ĐỜI - Thơ Châu Thanh Thủy


   


BÊN KIA LÀ CUỘC ĐỜI

Ta vẫn như ta giữa cuộc đời
Vui, buồn, yêu, ghét...giấc mơ thôi
Bay trên sàn diễn cong tay múa
Sân khấu phải đâu những cuộc vui...

Hóa thân trong ánh đèn xanh đỏ
Son phấn, phục trang chẳng giống mình
Ai còn ta đó, bên ta đó,
Có gượng vui trong những cười xinh ?

Bước qua ánh sáng sang đời thực
Ta vẫn riêng ta một chữ tình
Má hồng nhợt nhạt sau đêm thức
Đời không là vở diễn lung linh !

                    Châu Thanh Thủy

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

NHỮNG KHUẤT LẤP GIỮA MÃ VIỆN VÀ HAI BÀ TRƯNG - Nguyên Lạc


      
                 Tác giả Nguyên Lạc 


NHỮNG KHUẤT LẤP GIỮA MÃ VIỆN VÀ HAI BÀ TRƯNG
                                                                                      Nguyên Lạc    
Dân gian Việt Nam có hai ngày giỗ Hai Bà Trưng là 6.2.43 và 8.3.43 (năm Quý Mão, âm lịch), có lẽ ngày đầu là ngày Hai Bà Trưng bị bắt và ngày sau là ngày họ bị hành hình. Nhân dịp ngày 6 tháng 2 âm lịch tôi xin đăng lại bài này, có chỉnh sửa xem như một nén hương tưởng niệm hai vĩ nhân của nước Việt.

VĨ NHÂN HAI BÀ TRƯNG

Như chúng ta đã biết trong sử Việt: Tô Định (nhà Đông Hán) sang xâm lấn Việt Nam; đụng phải sự khôn ngoan, kiên cường  của hai bà: Trưng Trắc, Trưng Nh; hắn phải bỏ của chạy lấy người, "cắt râu, cạo tóc lẫn vào hàng bại binh chạy về Hải Nam" trốn thoát, vọt về lại Phương Bắc.
Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách. Trưng Trắc và các Lạc tướng căm thù.
Tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi, thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ. Quân Hai Bà đánh hãm Luy Lâu. Tô Định phải chui trụ đồng trốn chạy về Trung Quốc. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam.  Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương (hay Trưng Vương).
Hai Bà đui xâm lăng, dành đc lập dân tộc trong 3 năm (40 - 43) Hai Bà Trưng cầm quân khí thế đến nỗi Nhà Hán đã thống nhất nước Tàu, thâu tóm nước Ngô Sở, sau thâu tóm các giòng Việt thuộc Việt Câu Tiển, trừ đất Lĩnh Nam của dân Lạc đã có văn hóa riêng. Hai Bà đánh đau và dữ dội đến nỗi mà các tỉnh lân cận đều sợ. Vua Hán phải điều Mã Viện và các tưởng dạn dày chinh chiến ở chiến trường Tây Bắc, lính chính quy, lực lượng tổng trừ bị mang quân qua đàn áp. Mã viện phải gần ba năm (40 - 43) chuẩn bị, huấn luyện đánh phổi hợp thủy bộ với đạo quân nữ giới này. 
Không những thế mà họ huy động đạo quân đông đảo và đã để lại đất Lĩnh Nam 20 ngàn dân công đầu trộm đuôi cướp. Cứ trung bình một dân công phục vụ cho 10 người lính. Tính ra thì đạo quân này ít nhất trên dưới 20 vạn quân (hai trăm ngàn). Đông hơn dân Lạc thuở ấy.
Hai nữ Anh hùng đang đánh với quân chủ lực của một nước Tàu xem như Đại ờng trên thế giới, bên cạnh đế quốc La Mã (Roma). Hai Bà thua trận vì tiềm lực quốc gia ta nhỏ bé quá, trong khi Tàu quyết tâm huy động toàn lực lượng dân tộc Hán.
Mã Viện anh hùng chỗ nào? Anh hùng là Hai Bà đấy, dám lấy sức "châu chấu đá  voi".

DUYÊN - Thơ Kha Tiệm Ly


        
                           Nhà thơ Kha Tiệm Ly

DUYÊN

Hoa đem sắc tặng cho đời,
Hoa đem hương tặng cho người.
Ngặt nỗi trong muôn hoa vườn, hoa dại,
Chẳng cánh hoa nào dành tặng riêng tôi!

Hạt sương em làm mát lòng sa mạc,
Xương rồng ta hưởng trọn vị ngọt ngào
Cũng đủ lắm cho một đời đá cát,
Nào dám mơ chi một trận  mưa rào!

Mấy chục hồ trường chưa loạng choạng,
Một má hồng em đã thấy ngất ngây say
Nửa chén rượu đời đủ làm ta choáng váng
Mới biết phong trần cần lắm măt môi ai!

Ta vẫn nhóm bếp lửa tình luôn đượm,
Phương trời xa còn ấm một vòng tay
Mong cuối thu, cúc không tàn theo gió chướng
Để hoa vàng luôn rực rỡ áo em bay!

                                                 Kha Tiệm Ly

CÓ CHỒNG THI SĨ - Thơ Trương Thị Thanh Tâm


      
         Nhà thơ Trương Thị Thanh Tâm


CÓ CHỒNG THI SĨ

Tôi muốn yêu anh trọn một đời
Nhưng sao tình thấy quá chơi vơi
Suốt ngày anh cứ thơ với thẩn
Ra vào nằm đứng cũng là thơ

Viết viết rồi đăng, rồi lại viết
Quên cả cơm ăn lẫn việc làm
Heo cúi trong nhà, chẳng buồn nhớ
Gà vịt oang oác cứ kêu luôn

Máy bơm hư rồi không ai sửa
Ruộng nương khô héo chạy như gò
Mất hết công toi thầy với thợ
Trong ngoài chẳng thấy chỉ tôi lo

Chẳng biết xưa kia tôi có nợ
Mẹ cha cứ nói... rất chuyên cần
Trong nhà quán xuyến... nầy giỏi lắm
Lấy rồi sung sướng chẳng có lo

Bây giờ mới thấy thì... ơi hỡi
Thi sĩ không danh chỉ đói nghèo
Uổng bao giấy bút, tiền mua thẻ
Chẳng có xu nào quá tốn hao

Ngước lên nhìn hỏi, hỡi trời cao
Thấu chăng! Thơ thẩn có ích gì ?

           Trương Thị Thanh Tâm
                        (Mytho)

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

NGHE KHÚC THUỴ DU GIỮA SÀI GÒN - Trần Mai Ngân


     
                                Nhà thơ Trần Mai Ngân


     NGHE KHÚC THUỴ DU GIỮA SÀI GÒN

Sài Gòn có người được sinh ra ở đó, nhưng không được lớn lên ở đó... và bỗng trở về khi đã hơn nửa cuộc đời người. Để cảm nhận rõ Sài Gòn...

Sài Gòn có rượu bia, có vũ trường cả đêm nhộn nhịp.
Sài Gòn có những bữa cơm nhạt, có những góc tối chiếu chăn không đủ ấm khi mưa gió lê thê.
Sài Gòn có những toà nhà đẹp sang trọng tưởng có thể hái tới trăng sao và cũng có những ngôi nhà như ổ chuột mùa nước ngập phải kê bàn, ghế, giường lên cao và ngồi nhìn con nước lêu bêu trôi cùng rác rến...
Sài Gòn có cả một trời hạnh phúc với xe ô tô nhiều tỷ, có nụ cười của giai nhân bên cạnh. Thì Sài Gòn cũng có những mảnh đời cơ nhỡ, cô đơn, bất hạnh. Có những giọt nước mắt rơi xuống đời cơm áo vì những cuộc đua sấp ngữa...
Sài Gòn có những con đường xưa lá me bay, có những hàng cây cổ thụ đổ dài bóng mát cả trăm năm hò hẹn... Thì cũng có Sài Gòn nay đường mở rộng thênh thang trơ trọi bê tông, nóng chang chang hầm hập rát bỏng khi dừng lại chờ đèn đỏ hay kẹt xe...
Sài Gòn có đủ thứ giai điệu trong cuộc sống - Buồn vui, hạnh phúc và khổ đau.
Tôi yêu Sài Gòn như yêu một người tình trăm năm. Tình yêu tôi lúc nào cũng cháy bỏng nồng nàn.
Ở Sài Gòn ai đã có những hẹn hò tay trong tay của cả đêm thánh mới cảm nhận hết đêm của Sài Gòn không ngủ. Đêm của Thiên Chúa và tình yêu.
Sài Gòn cũng là buổi ban trưa, người ta chỉ cần ngồi cạnh nhau để nghe tiếng đời trôi rất nhanh như con nước vô tình...
Sài Gòn có những hội ngộ và ly biệt để tôi hay ai đó khi ra về bật khóc một mình giữa Sài Gòn.
Khóc để cảm nhận mình hạnh phúc.
Và cứ khóc trong tiếng nhạc, lời ca mồ côi thoáng xa, thoáng gần... “Hãy nói về cuộc đời, khi tôi không còn nữa, ... Thụy bây giờ về đâu...Thuỵ ơi và tình ơi...” *

Để từ đó Khúc Thuỵ Du là bài hát tôi chọn để nói về mình, ít nhất là về một khoảng đời của mình mà tôi nghĩ là hạnh phúc !

                                                                                Trần Mai Ngân

* Lời bài hát Khúc Thuỵ Du của nhạc sĩ Anh Bằng.
*** Xin tặng những ai yêu Sài Gòn.