BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

ĐỌC SÁCH “CHUYỆN MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ…NĂM CON” CỦA LÊ KHẮC THANH HOÀI – Phạm Trọng Chánh

Nguồn:
https://quangduc.com/a59080/chuyen-tinh-cua-triet-gia-pham-cong-thien

         
                              Tiến sĩ Phạm Trọng Chánh


ĐỌC SÁCH “CHUYỆN MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ…NĂM CON” CỦA LÊ KHẮC THANH HOÀI 
                                                                        Phạm Trọng Chánh

Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 - 2011]  qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo, kẻ khác viết :  anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học  Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy  trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?

       
               Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện (1941 – 2011)

Đâu là sự thật, đâu là huyền thoại ?

Được chị Lê Khắc Thanh Hoài tặng cho quyển tiểu thuyết đầu tiên của chị : Chuyện một  người đàn bà năm con,  tôi đọc say mê, với lối văn giản dị trong sáng tôi đọc một mạch, tôi không ngờ chị viết hay và hấp dẫn như thế về cuộc đời khổ đau gian truân của chị với một thi nhân, triết gia mà thời niên thiếu tôi đã từng say mê tác giả : “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học”, Phạm Công Thiện.

NỢ - Thơ Nhật Quang


   
                Nhà thơ Nhật Quang


NỢ
         
 Phải chăng
Tiền kiếp nhân sinh?
Lỡ vay em
Đóa nụ tình - hồng nhan
Nên giờ, em nhé!
Tôi van
Cho tôi nợ chút
 muộn màng… tương tư
 Tim em
Dẫu hóa ngục tù
Vẫn như áng mộng, tôi ru…giấc đời
Chiêm bao…
Ân ái… xa vời
Trở đêm
Nghe giấc bồi hồi… nghiêng say
Để tôi
Chuốc cạn men cay
Em đừng ray rứt…
Chia hai nỗi sầu
Lạy Trời! cứ đổ mưa ngâu
Cho Ngưu mãi kiếp bạc đầu nhớ nhung.

                                          Nhật Quang
                                            (Sài Gòn)
                                        

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

ANH VỀ ĐI - Thơ Nguyễn Thành Tâm


   
           Nhà thơ Nguyễn Thành Tâm


ANH VỀ ĐI

Về đi anh, Thu tận cuối rồi
Chớm heo may phía này lá níu cành cũng khó
Anh đi lá còn xanh mà giờ vàng bỏ ngỏ
Thu cam đành xa xót muộn màng đau

Về đi anh, hồ vẫn đầy mà mắt em đã cạn
Những vì sao ngày cũ lẻ đôi buồn
Trăng vẫn thắp niềm tin mây che khuất
Đủ soi một góc đường - em đợi anh

Em không thích anh bảo em nụ cười bí ẩn
Vì trong cười có khóc
Cũng không thích dòng sông chảy ngược
Hoa tím chẳng thuận mùa, mặn tím gió mưa

Anh về đi, em không thích gối vào giấc mơ
Bởi mỗi bình minh vẫn ngày cách biệt
Gió thổi từ đâu, cách rừng nào tiền kiếp?!
Ép em vào xa lắc tận nghìn năm

Anh về đi!... hiện hữu dẫu thăng trầm!!!

                             Nguyễn Thành Tâm
                        Những ngày buồn bất tận

NHỚ THƯƠNG PHẠM CÔNG THIỆN - Đặng Tiến

Nguồn:
http://www.art2all.net/tho/dangtien/dt_nhothuongphamcongthien.html


    
                       Thi sĩ triết gia Phạm Công Thiện


        NHỚ THƯƠNG PHẠM CÔNG THIỆN 
                                                                  Đặng Tiến

Phạm Công Thiện, mới qua đời tại Houston ngày 8.3.2011, với tôi là chỗ cố tri thân thiết, ngang trang ngang lứa, cùng tập tành bước vào nghề văn những năm đầu thập niên 1960.
Thời đó, Thiện đã có chút ít tiếng tăm vì từ 16 tuổi đã có soạn một từ điển tiếng Anh (Anh ngữ tinh âm Từ Điển, 1957) được Nguyễn Hiến Lê viết lời giới thiệu nồng hậu.

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

CHỒNG CŨ CỦA MẸ - Hoàng Nguyên Vũ

Nguồn:
http://giadinh.net.vn/gia-dinh/chong-cu-cua-me-20150918152051452.htm


 

      Ngày Lễ Phụ Nữ kể về hai người đàn ông...

     CHỒNG CŨ CỦA MẸ 
                  Hoàng Nguyên Vũ

Mẹ tôi và bố tôi đến với nhau khi cả hai cùng có một “tập” riêng, chỉ khác là vợ cũ của ông mất sớm còn chồng cũ của bà thì còn. Có lần mẹ tâm sự, thực ra giữa mẹ và người chồng trước vẫn thương nhau lắm nhưng phía đằng chồng quá quắt đến mức khiến họ không thể sống cùng nhau, mẹ bê hai đứa con nhỏ về với bà ngoại và mấy năm sau mẹ gặp bố tôi để nên vợ nên chồng.

QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN (bài cuối) - Nguyên Lạc


              
                                       Tác giả Nguyên Lc  


             QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN 
                                       (Bài cuối) 
                                                                 Nguyên Lạc

LẬP VÀ GIẢI QUẺ CHO VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN

Lời dẫn:
"Kinh Dch là thsách vì hng quân tmà làm ra, không phi là ca hng tiu nhân. Trương Hoành Cnói: “Kinh Dch chmưu tính cho quân t, không mưu tính cho tiu nhân”.
Kinh Dch là thsách do shư không làm ra. Trước khi chưa có hào vch, Dch thì là mt lhn nhiên, người ta là tm lòng im lng.  Đến khi đã có hào vch, mi thy hào y là thế nào, hào kia là thế nào. nhưng mà vn  theo nhng cái  rng,  tĩnh ấy  làm ra Tượng S.  Vì vy nó mi linh thiêng!.
Trong Kinh Dch, đi khái Dương thì lành (tốt) mà Âm thì d (xấu). Đôi khi cũng có Dương dmà Âm lành! Tuy nhiên, vì có vic nên làm, cũng có vic không nên làm.  Nên làm mà không làm, không nên làm mà clàm, thì dù Dương cũng xấu. Trong Kinh Dch, hào Dương phn nhiu lành, hào Âm phn nhiu d!  Tuy nhiên, cũng cần phải xem ngôi vca chúng ra sao!
Trong Kinh D
ch, chcó “trinh cát”, chưa có chnào không “trinh” mà “cát”; chnói “li trinh”, ch chưa tng nói “li bt trinh”. Như quKin (Càn) tt lm, nhưng mà dưới li nói “li trinh”. Nghĩa là ngay thng, trung chính  thì li, không ngay thng, trung  chính thì không li.
Coi Dch nên da chc vào Tượng mà coi. Xét Tượng S (Thoán tượng) đích đáng trước, sau đó mới nói Lý (Thoán truyện, Thoán từ). Nhờ vậy  mi khi sai lch. Nếu không, vic không có thc chng thì cái Lý suông dsai.
Kinh Dch nên đc lúc lòng mình trng rng, không nên giý kiến riêng. Cn phi gicho lòng mình sáng sa, êm , yên lng, thì tnhiên đo lý lưu thông, mi bao quát được rt nhiu nghĩa lý.
Xem Kinh Dch phi bn ngày xem mt qu:  mt ngày xem li Qu (Thoán  Tượng, Thoán t) , hai ngày xem sáu hào ( Hào từ) và mt ngày xem tổng quan (gm tt c lại)  mi tinh tường!
Kinh Dch đi khái mun cho người ta tu tnh!. Hc Kinh Dch không phi đi khi gp vic mới xem, mi s! Ngay nhng lúc an bình, cũng nên nghiền ngm nhng đo lý ca nó , so vi đa vca mình hiện tại , suy ra nên hành x thế nào cho thích đáng. Cho nên: “Lúc yên thì xem Tượng mà ngm Li , lúc hành đng thì xem sbiến đi mà ngm li chiêm đoán ”.(Kinh Dịch - Ngô Tất Tố)
Trên đây là những lời người xưa đã dặn dò, chúng ta nên thuộc nằm lòng khi nghiên cứu về Dịch.
                                                                                   
ỚC VIỆT CỦA CÂU TIỄN

Năm Tân Mùi 770 Tr.cn, nhà Chu ngày càng suy yếu, vua nhà Chu lúc bấy giờ là Chu Bình Vương dời đô sang Lạc Ấp, nội bộ cung đình thường xảy ra tranh chấp thế lực, . Vì vậy mà các nước chư hầu không chịu triều cống cho vua nhà Chu như thường lệ: 3 năm một lần triều cống lễ vật nhỏ, và 5 năm triều cống lễ vật lớn. Một số nước chư hầu còn cả gan lấn chiếm lãnh địa của nhà Chu.
Trong khi đó về phần các nước chư hầu thì ra sức củng cố thế lực, tiến hành chiến tranh thôn tính lẫn nhau rất ác liệt, và trong đó có 5 nước lớn là Tề, Tấn, Tần, Tống, Sở thôn tính nhiều nước nhỏ xung quanh và trở thành những nước mạnh nhất thời bấy giờ, mà sử thường gọi là thời kỳ “Ngũ bá” trong suốt cả một thời gian dài. Về sau còn thêm nước Ngô và nước Việt ở phía Nam sông Dương Tử, tạo nên thất hùng (7 nước hùng cường) một thời,.
Cuối thời Xuân Thu, vua nước Ngô là Hạp Lư dùng một vong thần của nước Sở là Ngũ Tử Tư, Ngũ Tử Tư làm tướng quốc của nước Ngô, vì có thù riêng với vua của nước Sở đã giết cha và anh trai của mình, cho nên Ngũ Tử Tư ra sức giúp vua Ngô là Hạp Lư, đem quân đánh nước Sở, giành được đại thắng, oai danh lừng lẫy. Sau khi đánh thắng nước Sở, Hạp Lư lại tiếp tục đem quân đi đánh nước Việt của Câu Tiễn (Câu Tiễn làm vua từ năm 502 Tr.cn – 462 Tr.cn) Câu Tiễn thân chinh đem quân ra chống đỡ, quân Ngô thua to, vua Hạp Lư chết.

ĐỌC “RÉT BÂN NHỚ MẸ”, NGÀY 8 THÁNG 3 - Đặng Xuân Xuyến


          
              Nhà thơ Hạt Cát Diệu Sinh Bùi Cửu Trường


       ĐỌC “RÉT BÂN NHỚ MẸ” - NGÀY 8 THÁNG 3


RÉT BÂN NHỚ MẸ

Rét Bân vương má con hạt mưa
Kiểu mưa Bân này dễ ho, mẹ ạ
Chân mẹ ấm không / rét Đài sương giá?
Tay mẹ cóng không / rét Lộc buốt tê?

Mẹ ơi!
Từ hồi Mẹ đi
quanh con hơ hoác trống.

Mưa Bân chắt lọc
từ li ti hương xuân rất trong
Tình mẹ ấm nồng
gom nhặt từ tháng ngày vất vả
tháng ngày ngược xuôi tất tả
lần hồi mẹ áo nâu sờn...

Mưa Bân rất tròn
mỏng dày xếp giọt
Trời thương Nàng Bân, Trời ban rét ngọt
Con xin Trời cho con nắng tươi
cho con thấy nụ cười
nhóng nhánh hạt na đen của mẹ.

Rét Bân rất nhẹ
Đủ lùa thông thống tháng ba.
Đủ cuốn tuổi đông con
về Mẹ chốn bao la
Tìm hơi ấm Mẹ.

Hà Nội, 08 tháng 03.2019
BÙI CỬU TRƯỜNG

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019

SAY CỐ NHÂN - Thơ Trần Mai Ngân


   
 
SAY CỐ NHÂN

Rót một ly gọi nhau cố nhân
Một ly xin lỗi hết ân cần
Con đường thẳng tắp xa nhau mãi
Mùa hạ cháy nồng hay xuân phai

Rót một ly ta say, ta say
Bóng em trong đáy cốc hay ai
Chiều nay giăng tím chiều hôm ấy
Em đến bên trời ta mơ hoa

Rót một ly xin lỗi nhạt nhoà
Ký ức bây giờ như vệt tro
Rải trên sông lạnh làm tang chế
Khóc một thời yêu "dáng hoa" xưa...

Rót một ly uống hết không chừa
Nỗi đau, nỗi nghẹn bình rượu đắng
Khứa nát linh hồn ta như dao
Nhớ em ta uống cạn nghìn sau...

Cứ thế ta uống cùng gió sương
Tình em... xin nợ một vết thuơng
Rót thêm ly nữa sầu cô quạnh
Em biết gì không... sao xa nhau !

Em biết vì sao ta xa nhau
Em biết gì không sao xa nhau !

                       Trần Mai Ngân
                           9-3-2019