BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

GIỚI THIỆU NHÀ THƠ QUỲNH NGA - Nguyên Lạc


                
                           Nhà bình thơ Nguyên Lạc


                GIỚI THIỆU NHÀ THƠ QUỲNH NGA
                                                                  Nguyên Lạc
Phần 1

VÀI Ý NGHĨ VTHƠ VÀ BÌNH THƠ
Để giới thiệu thi nhân, tôi xin ghi ra đây sơ lược những ý nghĩ chủ quan v thơ và bình thơ cần thiết cho sự giới thiệu và "cảm nhận".

VTHƠ

THƠ LÀ GÌ?
Ngài Bùi Giáng đã nói đại để như sau:
"Con cá thì ta biết nó lội, con chim thì ta biết nó bay, nhưng thơ là gì thì đó là điều mà ta không biết được"
Ngài nói chơi chứ biết quá đi thôi. Tính ngài ưa giỡn nên "lửng lơ con cá vàng" như vậy!
Thôi tôi đành nhông Nguyễn Hưng Quốc: 
"Thơ là một cảm xúc đi tìm một đồng cảm. Thơ là tiếng nói một người nhân danh tất cả mọi người trong hoàn cảnh ấy, số phận ấy."
Và ông giải thích thêm:
[ Đó là sự đồng cảm giữa con người với nhau nói chung. Đó là mối "tương liên" giữa thế hệ này với thế hệ khác, giữa thế kỷ này với thế kỷ khác. Đó là những giọt nước mắt con người ứa ra qua những "tam bách dư niên hậu". Lại nhớ đến Nguyễn Du.
 Nguyễn Du viết về Đỗ Phủ:
Dị đại tương liên không sái l
(Khác thời đại thương nhau ứa nước mắt)
Đỗ Phủ sinh năm 712 và mất năm 770 ở Trung Hoa. Nguyễn Du sinh năm 1766 và mất năm 1820 ở Việt Nam. Tính theo năm sinh, Nguyễn Du ra đời muộn hơn Đỗ Phủ 1.054 năm. Thế nhưng hai người gần nhau biết mấy. Đêm đêm hồn Nguyễn Du vẫn nằm mộng trong những vần thơ Đỗ Phủ (Mộng hồn dạ nhập Thiếu Lăng thi). Bao nhiêu khoảng cách bỗng bị xoá nhoà. "Cách hàng ngàn năm gặp gỡ, tâm sự vẫn giống nhau"(Thiên cổ tương phùng lưỡng bất vi).
Thơ xoá đi cái không gian trống giữa người với người. Để giậu mồng tơi xanh rờn không là nỗi phân ly. Để tam tứ núi, thập bát đèo không là điều cách biệt.
Thơ cũng xoá đi cái không gian chết giữa đời này với đời khác. Để những giọt lệ của Kiều ngày xưa còn cay cay trong mắt người bây giờ. Để nhân loại hôm nay còn thấy bàng hoàng trước tiếng thét dài làm lạnh cả hư không của thiền sư Không Lộ một ngàn năm xa xưa...](Nguyễn Hưng Quốc )
Tôi tâm đắc nhất ở đoạn này: "Thơ là một cảm xúc đi tìm một đồng cảm". Do đó theo tôi: Không có CẢM XÚC thì không có THƠ. Nói rõ ra :"Tức cánh sinh tình" - Cảm nhận đưa  đến cảm xúc rồi từ đó đưa đến THƠ (tôi chỉ bàn về THƠ TÌNH, còn các loại thơ khác xin "viên chỉ", dành cho các cao nhân)

NỖI NHỚ DỊU ÊM - Thơ Tịnh Đàm


          
              Nhà thơ Tịnh Đàm


NỖI NHỚ DỊU ÊM
(Gửi tặng Kim Chi, Gò Gừa, Gò Công Tây)

Nhủ lòng
Chờ đã bao năm
Người về thắm lại tình rằm trong nhau !
Niềm yêu
Nào dễ quên mau,
Vẫn luôn lẩn khuất...
Một màu nhớ...thôi !

Nụ cười
Đã vắng trên môi
Người mang đi hết...
Lâu rồi cũng quen !

Đường đời,
Lắm nỗi bon chen
Chắt chiu hạnh phúc...
Mấy phen lụy phiền !

Thôi thì,
Tìm một chỗ riêng
Ngồi nghe gió hát ru ...
Niềm nhớ, quên !

        VẪN LÀ EM

Vẫn là em
Nỗi hoài mong
Một phương trời nhớ
Xanh dòng tháng năm.

Vẫn là em
Ánh nguyệt rằm
Ru đời anh mộng
Đằm đằm
Cơn mê !

Vẫn là em
Hẹn ước thề
Đơn sơ, hạnh phúc
Đi, về có nhau.

Vẫn là em
Nguyện mai sau
Hồng nhan, tri kỷ
Đẹp màu sắt son.

Vẫn là em
Mối tình con
Để tim anh mãi...
Thấy còn khát khao.

         TỊNH ĐÀM
(Hóc Môn, TP. HCM)

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

CHÙM THƠ THIỀN 16 CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


         

 NGÀY 24 GIỜ

ngủ rất ít
ở không làm thơ
làm đã đời
rồi vo tròn bài thơ quăng thùng rác
nằm xuống giường lim dim đôi mắt
nghĩ chuyện xưa chuyện nay
vẫn chưa ngủ được
lại ngồi dậy mần thơ
hết bài này qua bài khác
đọc đi rồi đọc lại
toàn chuyện ruồi bu
bèn xé đi
nghĩ là chưa cần thiết

TRÚC THANH VÀ BÀI THƠ MÙA THU RỚM LỆ - Phạm Ngọc Thái


    

        TRÚC THANH VÀ BÀI THƠ MÙA THU RỚM LỆ
                                                                    Phạm Ngọc Thái
   
 “Tháng tám” là bài thơ mùa thu ôm bọc nhiều tâm cảm của một cô thôn nữ về cuộc sống, đường đời – Đó chính là những mảnh tình vỡ vụn, đan xen trong suốt bài theo lối thu đi. Ta hãy đọc đoạn thơ mở đầu:

 Tháng tám có hẹn đâu. Tự thu về chứ bộ
 Giọt nắng ngang tàng làm khổ lá trên câ
 Năm tháng mòn vơi cho cái tuổi thêm đầy
 Tài sản của ta là tấm thân gầy mang nỗi đau tròn trịa

NỖI ĐAU PHẬN NGƯỜI - Thơ Trương Thị Thanh Tâm


       
         Nhà thơ Trương Thị Thanh Tâm

NỖI ĐAU PHẬN NGƯỜI

Anh nói gì với gió
Sao chỉ thấy lặng im
Lá thu nhẹ rơi thềm
Nắng còn vương chút hạ

Anh nói gì với mây
Mặt trời đi đâu vội
Buông rèm đêm sập tối
Tiếng vạc sầu năm canh

Anh nói gì cùng mưa
Cơn mưa hoài chưa dứt
Nên có người thao thức
Đếm giọt buồn lê thê

Anh nói gì với biển
Sao biển vẫn thét gào
Nước dâng theo dòng lũ
Người trôi dạt nơi đâu

Anh nói gì nữa không
Đời còn nhiều bối rối
Bước trong vùng bóng tối
Nghe nỗi đau phận người!

  Trương Thị Thanh Tâm
             (Mỹ Tho)

TẶNG BẠN CŨ ĐẠO ĐẦU VÀ VÙNG PHỤ CẬN - Hạ Thái Trần Quốc Phiệt



    Tác giả Hạ Thái Trần Quốc Phiệt

TẶNG BẠN CŨ ĐẠO ĐẦU VÀ VÙNG PHỤ CẬN
(Nhân nhắc cố giáo sư Phan Phụng Thạch, Đạo Đầu)

Làng Đạo Đầu cách làng tôi cái hói*
Hói Cồn Mồ qua lại thông thương
Đầu Đông An Lưu, kế cạnh Xóm Phường
Đất Đạo Đầu liền bên thân thiện.

Chợ Cạn xưa trên Xóm Phường bạn có biết ?
Nay chuyển qua An Trú kề bên
Vì Đạo Đầu thuộc xã Triệu Trung
Mà Chợ Cạn xã Triệu Sơn quản lý

Từ thuở xưa Tổng An Lưu chung thể
Liền một vùng duyên hải Triệu Phong
Làng kế làng chỉ cách một quảng đồng
Khoảnh đất ấy là vùng trời kỷ niệm...

Lăng Hậu Quân nằm trên đường hiển hiện
Những nghĩa trang chằng chịt nay không còn
Tôi về thăm mà lòng thấy bồn chồn
Người thiên cổ đi về đâu ai biết !

Làng Đạo Đầu tre la ngà chằng chịt
Qua Xóm Bàu câu phát lát / cá trắng tinh
Các cô Lý, Lài, Lựu, Tuyết ... những nữ sinh*
Toàn người đẹp, bà con nhà tôi thân thiết!

Chùa Sắc Tứ Đạo Quang đặc biệt
Được Vua phong tự thuở mới thành hình
Cây đa già từng tàng lá rung rinh
Vùng bóng mát che cuộc đời lương thiện

Bài thơ này thay cho lời hoài niệm
Tặng tộc chung: - Phan, Nguyễn, Lương, Lưu...
Nhớ bước chân xưa dưới mưa bụi sương mù
Đường trơn trợt đi về quên không thể!

Xa lắm rồi ôn quảng đời son trẻ
Tiếc một thời hoa mộng ướm cho nhau.

Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
(Gốc gác An Lưu, Chợ Cạn)
Oct /2018,
Viết từ Thung Lũng Hoa Vàng, Cali, USA.
 ...............
 Ghi chú:
* Người Quảng Trị thì khỏi giải thích cái hói.
* Làng Đạo Đầu có 2 họ Phan. Hậu Quân Phan Văn Thúy, tướng tài của Nguyễn Triều, lăng nằm bên đường từ Thị xã về, trên đồng Đạo Đầu, đối diện làng Trung Yên.
*Chùa Sắc Tứ Đạo Đầu có từ hơn 500 năm nay.
*Tên thật từng người cùng thế hê với tôi, họ cùng bà con có liên hệ họ tộc bên ngoại, như Chị Lý vơ anh Lượng, tôi gọi là Chị, Tuyết tôi gọi là O, Lài Lựu gọi tôi bằng Anh, mẹ 2 cô ấy là O tui. Cho nên khi vế QT học tôi về làng ĐĐ như là nơi rất thân thiết.
* i có bạn học Phan Đạt, Phan Lục, bạn lính bạn thơ Phan Khâm, không biết thuộc họ Phan nào, O Tuyết cũng rứa.
* "Quê hương nỗi nhớ khôn cùng", đi xa bao nhiêu nhưng hình bóng quê hương vẫn là niềm thương nỗi nhớ! Xin gởi cả tấm lòng về Quảng Trị thương yêu.


Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

VÁY CŨ - Thơ


        

VÁY CŨ

Tôi tìm em trong giấc mơ tôi
Chiếc váy rách cũ thời con gái
Tôi nhử tôi rút sợi chiều thật vội
Se nỗi buồn chơi vơi

Tôi cạn chiều. Tôi cạn bóng tôi
Chiếc váy rách cũ thời con gái
Tôi khờ khạo xúi tôi tấp tểnh
Víu nhành xuân víu nỗi lênh đênh

Chiều xập xềnh.
Xộc xệch nụ cười tôi
Chiếc váy rách cũ thời con gái
Tôi bỏ lửng tiếng cười từ năm ngoái

Em đi rồi.
Váy cũ có dần phai.

Hà Nội, 24 tháng 09.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

ĐỖ QUYÊN 1-2 / Thơ Lê Kim Thượng


         
      Nhà thơ Lê Kim Thượng

ĐỖ QUYÊN 1-2

1.
“Chừng nào biển nọ xa gành
Cù lao xa sóng... chúng mình xa nhau...”
Hẹn thề giữ vẹn tình đầu
Sớm trưa quấn quít, trước sau không rời
Những ngày hai đứa vui chơi
Ước gì chung bước, một đời ruỗi rong
Tôi - Em chung bóng, chung lòn
Chung nguồn nước chảy, chung dòng thanh xuân...
Em sang, nhè nhẹ bước châ
Hoa Lưu Ly tím bâng khuâng bên thềm
Tim tôi bỗng hóa yếu mề
Cho ngày huyền hoặc... cho đêm hoặc huyền
Vái Trời phải nợ, phải duyên
Hoa Soan chung thủy, Đỗ Quyên chung tình
Hoa Bằng Lăng tím sân đình
Mùa hè năm ấy, chúng mình... chớm yêu
Gió lùa mái tóc hiu hiu
Tay anh mười ngón nâng niu đêm ngày
Nắng rơi tóc gió bay bay
Liêu trai dáng liễu hao gầy phiêu phiêu
Bên nhau thắm thiết cũng nhiều
Vòng tay nắng sớm, muộn chiều tiếng hôn
Nắng rơi bầu ngực trinh no
“Thương nhau Củ Ấu cũng tròn...” em ơi
Duyên màu áo, nõn dáng người
Duyên con mắt liếc, tiếng cười reo vui...

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

LỜI CẦU HÔN GIỮA MÙA - Thơ Đình Xuân



                   Nhà thơ Đình Xuân

LỜI CẦU HÔN GIỮA MÙA

Chiều thu
vướng giọt lăn trầm
Vườn ai
con bướm
Ươm mầm mùa sang
Gió thu đưa
điệu tình tang
Cỏ cây khờ khạo
mơ màng cuộc chơi
Bao giờ biển hết mù khơi
Bao giờ đá núi
mòn vơi nỗi sầu
Bao giờ bướm
Đủ sắc màu
Ngát hương
quyến rũ
để cầu hôn hoa

ĐÌNH XUÂN

CHÙM THƠ HUY UYÊN


       
            Nhà thơ Huy Uyên


MƯA Ở QUẢNG TRỊ  

Những cơn mưa bên ngoài nhà thờ
Cuối mùa thu vội về cùng phố
Em còn đó hay đã đi
Guốc mộc hè người nhịp gõ.

Đầu sông đôi tình-nhân lặng lẽ
Mắt nhìn ai buồn hiu
Môi hôn xa giọt mưa sao buồn thế
Quảng-Trị nhớ ai trời chiều.

Mây ngủ lại bên kia Nhan-Biều
Từ La-Vang ầm ào lời gió
Cuối phố không còn người quay về
Thương ai Long-Hưng rưng mắt lệ.

Liêu xiêu đổ hàng cây xuống thấp
Giá chiều nay có em
Hóa trang tôi người khách lạ
Cầm giữ trong tay một chút tình.

Phải mưa làm Quảng-Trị dịu-dàng
Giữ lại trong người nỗi nhớ
Con đường Thạch-Hản sang sông
Tôi một đời hoang mê giấc ngủ.

Còn đâu bàn tay em vẫy
Mông lung dãy phố mù sương
Quanh đây sông hồ và núi
Níu lại trong tôi một Quảng-Trị buồn...

                                        Huy Uyên
                                      (11-9-2018)

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

CHÙM THƠ THIỀN 15 CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


       
       
Ý THƠ TÀU

rặng núi từ xưa vẫn nguyên đó
mây trắng bay đến tụ bên ngoài
và bên trong dãy núi
có khi ở một chặp
có khi ở cả ngày
rồi bươn bả bay đi
có những lần chuyển mưa
mây đen choàng lên dãy núi
nơi xa nhìn tối thiu
hôm sau cũng vội vã bay đi
trả lại cho dãy núi màu xanh
cây cỏ xanh rì

MỘT LÝ GIẢI VỀ HÀM NGHĨA CHỮ “VIỆT” CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ - Trần Hưng

Nguồn:
https://trithucvn.net/van-hoa/chu-viet-cua-dan-toc-viet-co-ham-nghia-gi.html

Mỗi một dân tộc trên thế giới đều tự hào về tên gọi của dân tộc mình. Nhật Bản nghĩa là gốc của mặt trời, và người Nhật tự hào mình là “đất nước mặt trời mọc”; người “Trung Hoa” vẫn tự hào rằng dân tộc mình là tinh hoa trung tâm của thế giới… Vậy chữ “Việt” của dân tộc Việt mang hàm nghĩa gì?

       
                                                   (Ảnh: Trí Thức VN)

          MỘT LÝ GIẢI VỀ HÀM NGHĨA CHỮ “VIỆT” 
          CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ
                                                                         Trần Hưng

Chúng ta thường hiểu quốc hiệu “Việt Nam” sơ sài là người Việt ở phương Nam. Những nhà nghiên cứu tìm hiểu ý nghĩa từ “Việt” qua chữ Hán () cũng có lý giải của riêng họ. Chữ này được tạo thành từ chữ “tẩu” () (tức là chạy) ở bên trái và chữ “qua” () (tức là giáo mác, búa, chiến tranh) ở bên phải. Từ đó có người cho rằng chữ Việt có nghĩa là những người phải chạy về phía Nam để tránh những cuộc chiến tranh tại Hoa Hạ.

ANH HẸN EM - Thơ Phan Quỳ


   


ANH HẸN EM

Anh hẹn em mùa hạ,
Trong một ngày im ả,
Nhành phượng vĩ cuối sân
Cháy lên màu thật lạ.

Anh hẹn em mùa thu,
Mây trời không xanh nữa
Lá vàng rơi thật khẽ,
Lòng em tựa sương mù.

Anh hẹn em mùa đông,
Cơn gió lạnh đầy đồng,
Mưa rơi nhiều chưa mỏi,
Lòng em hóa hư không.

Rồi cuộc tình sang xuân,
Hoa mai vàng trước ngõ,
Anh hẹn em ngày nọ
Có đóa hồng nho nhỏ,
Theo em làm chứng nhân.

Anh hẹn em mùa nữa,
Nơi cuối trời xa xăm
Mùa đi rồi mùa lại,
Em bỗng thành cố nhân.

                    Phan Quỳ

ƯỚC VỌNG QUÊ HƯƠNG – Đức Hạnh và quý thi hữu




ƯỚC VỌNG QUÊ HƯƠNG
               “Thtk”
Cỏ cây than thở tình non nước
Đất Mẹ giãi bày chuyện biển đông

Cỏ cũng vươn lên trổ mộng lòng
Cây còn chuyển động hỏi dòng sông
Than van - bão táp luôn giày xéo
Thở dốc - an bình mãi đợi trông
Tình nghĩa nhân tâm hoài đảo lộn
Non ngàn cảnh vật vẫn suy vong
Nước nhà ước vọng bình minh tỏ
Đất Mẹ Giãi Bày Chuyện Biển Đông..!
                                         Đức Hạnh
                                        0610.2018

QUA ĐẠO ĐẦU NHỚ THẦY PHAN PHỤNG THẠCH - Võ Văn Hoa

Nguồn:
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/qua-dao-dau-nho-thay-phan-phung-thach-1113624536.htm


   

      QUA ĐẠO ĐẦU NHỚ THẦY PHAN PHỤNG THẠCH
                                                                                Võ Văn Hoa

Những năm đầu thập niên 1970, tôi ra học Trung học Đệ nhị cấp Nguyễn Hoàng (Quảng Trị). Mới đó mà đã 35 năm. 35 năm chưa phải là dài nhưng với tôi đã có những kỷ niệm sâu sắc về mái trường, về Thầy Cô, về bạn bè.
Là dân ban C (ban văn chương) nên tôi thường đến thư viện nhà trường. Người thầy “quản thư” không dạy tôi một giờ nào nhưng tôi “tâm phục khẩu phục”. Đó là nhà giáo – nhà thơ Phan Phụng Thạch, người mà tôi thường gặp tác giả trên các tạp chí Bách khoa, văn..., những tờ báo “vang bóng một thời”.
Một ông thầy dong dỏng cao, thường đeo kính trắng, ít nói, nhưng đọc thơ thầy nói mới hay cái TÂM của người luôn hướng về quê hương, bạn bè, đặc biệt là học trò của mình.
Tập thơ “Lưu bút mùa hạ” của Thầy là một minh chứng: