KỶ NIỆM 580 NĂM NGÀY VUA LÊ THÁI TỔ BĂNG HÀ
TƯỞNG NHỚ VUA LÊ THÁI TỔ
Từ
trần ngày 22. 8 Âm lịch (1433)
Bình Định Vương (1) vào núi Chí Linh
“Nằm gai nếm mật” (2) luyện quân mình
Lê Lai cứu chúa làm Lê Lợi
Nguyễn Trãi dâng bài (3) dẹp giặc Minh
Áp bức! - Đấu
tranh dành tự chủ
Xâm lăng! -
Kháng chiến tạo yên bình
Anh hùng dân tộc lưu gương sáng
Binh tướng giặc Tàu mãi thất kinh.
Lê NgọcPhái
(1) Từ khi quân nhà Minh sang cai trị, dân ta
phải khổ nhục trăm đường. Đến mùa xuân năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi khởi binh ở
núi Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương. Quân lính đã 3 lần về núi Chí Linh để củng
cố lực lượng. Sau cùng, Lê Lợi đã đánh đuổi được quân Minh, lên ngôi Hoàng đế
năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ, khôi phục
quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long.
(2)
Theo Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi
(3)
Bình Ngô sách trong đó Nguyễn Trải vạch ra các kế sách đánh giặc Minh.
Hình
trong truyện tranh Lê Lai liều mình cứu chúa
TƯỞNG NHỚ LÊ LAI
(Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi)
Giả làm Lê Lợi
- tướng Lê Lai
Áo mũ cân đai nịt
chiến hài
Tung kiếm điều
quân đầy nhiệt huyết
Cưỡi voi xung
trận đóng tròn vai
Liều thân cứu
Chúa vì sông núi
Quyết chí diệt
Minh tỏ sức tài
Trung Túc (1)
anh hùng dân nước Việt
Lũng Nhai - Kỷ
Tín (2) vẹn thề trai.
Lê Ngọc Phái
(1)
Sau khi Lê Lợi lên ngôi vua, Lê Lai được truy tặng là “Sùng trung Đồng đức hiệp
mưu bảo chính Lũng Nhai công thần.”, hàm thiếu uý, thụy là Toàn Nghĩa. Năm
1484, vua Lê Thánh Tông gia phong ông làm Trung Túc vương.
(2)
Năm 1416, Lê Lai cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh khác tham gia “Hội thề Lũng
Nhai”, thề sống chết có nhau, nguyện chung sức đánh đuổi quân Minh xâm lược. Kỷ
Tín (Trung Quốc) khoác hoàng bào chết thay vua Hán Cao Tổ
NGUYỄN TRÃI TIÊN SINH
Mất
ngày 16.8 Nhâm Tuất (19.9.1442)
Ức Trai lập chí thật trung kiên
Tận lực phò vua bậc đại hiền
Trí dũng hơn người - tầm kiệt xuất
Cơ mưu thắng giặc – cỡ siêu nhiên
Yêu thương đất nước, nêu gương sáng
Bảo vệ giống nòi, rạng khí thiêng
Thế sự đa đoan đành hệ lụy
Nỗi niềm oan khuất Lệ Chi Viên!!!
Lê Ngọc Phái
*
Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, thi đỗ Thái học sinh năm 1400, là mưu sĩ của
nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính
mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại
giao với quân Minh. Ông là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở
thời đầu nhà Hậu Lê.Tuy nhiên, năm1442
toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên.
Năm1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Nguyễn Trãi cũng là một
nhà văn hóa vĩ đại, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng
Việt Nam
MẸ VỀ VỚI THU!
Bên dòng hiu hắt đứng trơ thân
Ríu rít chim sâu chuyền ngại ngần
Bịn rịn cơn lào còn lẩn quẩn
Vui mừng ngọn cúc cũng phân vân
Hơi sương lùa nắng tầng mây tản
Hạt móc ngậm mưa dải nước vần
Ngõ vắng thảo dân về chốn ẩn
Thong dong chuông đẩy*: Mẹ cuồng chân …!
Lê Đăng Mành
(Vu lan PL 2557)
*Nghe chuông đổ là biết sớm chiều
HỌA
Bài hoạ 1
HỒNG THẮM VU LAN
Trời tây đau đáu vọng hiền thân
Hồng thắm đưa hương nụ trắng ngần
Thu đến bâng khuâng mùa báo hiếu
Chiều về ngơ ngẩn áng phù vân
Nhớ hoài tình Mẹ dường thơm sữa
Viết mãi thơ con chửa trọn vần
Mấy bận hoa lòng cài ngực ấm
Vu Lan thầm gửi tấm thành chân!
Nguyễn Gia Khanh