BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

SỬ NÔ - Thơ Chu Vương Miện


       


SỬ NÔ

Sử là sự tích
Nô là nô đùa “cười cợt không nghiêm túc”
Thời xửa xưa quan ngự sử và các quan
Luân phiên đàn hạch nhà vua
“vì phạm lỗi, phạm tội, hôn quân”
Thì nhà vua chỉ cười ruồi và cho bọn hề
“phường chèo” ra nhại lại tiếng nói của các quan
Cùng riễu cợt nhằm vô hiệu hoá
Những lời khiển trách
Kế là “Thanh Sử” trước Công Nguyên
Ba Tàu còn “đậu phụng” hậu
Chưa có ngành in
Phải dùng tre trúc bỏ phần ruột
Chỉ dùng cật cạo sạch
Lấy dây chỉ lụa buộc liền nhau
Rồi viết chữ lên đó
Nếu về sử thì gọi là Thanh Sử
Hoặc giấy nợ giấy văn tự văn khế
Đều xài chung được cả
Còn “Xử Xanh” thì ý nghĩa có phần hơi khác
Xử là xử lý, xử thuyết, xử án
Còn Xanh là cái lớn hơn cái chảo
Nhỏ hơn cái vạc dầu
Người được cho vào cái Xanh để soạn thảo
sử đầu tiên
Là quan địa phu Lịch Sinh Lịch Tự Cơ
Được đại tướng Hàn Tín cho vào đó
Đổ dầu đốt lửa để có không khí
Soạn pho sử nhà “Tây Háng”
Sau đó 200 năm thì “sử da” Tư Mã Thiên
Viết lách sử xiếc làm sao
Mà vua Hán chịu quá
Bèn mang cung hình “tức là thiến ku thiến dái”
Để người có tật có tài
Để không còn bận tâm về các ghệ
Để thành sử gia lớn nhất thiên hạ Ba Tàu
Còn sử sách là “người đẻ ra sử và và sau đó
viết thành sách”
Đại để nhân vật “thái sư Trần Thủ Độ”
Từ trên trời rơi xuống lai lịch mơ hồ ảo
Đành phải làm khai sinh cho Trần Thủ Độ
Thân phụ là Trần Thủ Huy
Mẹ là công chúa em vua Lý AnhTôn
Được đề cử đi sứ nước Đại Liêu
và hạ sanh ra một ấu nhi ngay tại bến đò
nên đặt tên là Độ, “độ là bến đò”
còn “Sử Da” là người chỉ chuyên chép lại
những pho sử cũ rích
từ đời nảo đời nào rồi ghi tên mình vào
là tác giả
dù sao chép nguyên văn không thiếu một chữ
tuy nhiên bên dưới trang sách cũng cố
ghi vài hàng nhận xét
để người đọc biết rằng kẻ viết
“là một kẻ đần độn ngu dốt”

                                           Chu Vương Miện

NỬA VẦNG TRĂNG LẠNH, HUYẾT PHƯỢNG - Thơ Nguyên Lạc


   
     

NỬA VẦNG TRĂNG LẠNH

1.
Em 13 tuổi ngây thơ
Tôi 15 tuổi ngu ngơ ghép vần
Em 16 tuổi trăng rằm
Tôi 18 tuổi bâng khuâng góc trường

Chiều tan huyết phượng con đường
Tóc nhung áo trắng bóp tan tim người
Trời ơi mắt trúc liếc tôi!
Điếng hồn tôi lắm triền môi ai hồng

2.
Cuộc đời đâu phải ước mong
Em theo phù phiếm để lòng tôi đau
Dĩ nhiên từ đó tôi sầu
Dĩ nhiên từ đó những câu thơ buồn

Vần thơ đầy nỗi nhớ thương
Bài thơ đoài đoạn. khùng khùng điên điên
Em đi bỏ lại tôi riêng
Nửa vầng trăng lạnh một hồn tan hoang

3.
Từ em bỏ lại ngôi trường
Bỏ ngây thơ. bỏ con đường đón đưa
Bỏ hàng phượng đứng chơ vơ
Bỏ tôi điên dại huyễn mơ hạ hồng

Em giờ còn nhớ tôi không?
Lắng đêm điệp khúc vọng âm muôn trùng
Góc đêm sương lệ lạnh tuôn
Xanh màu trăng khuyết nghiêng buông ngang đầu

Soi tôi buốt nỗi tình sầu
Mối tình ngây dại ...
và câu đoạn trường!

HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ, TÌM LẠI TUỔI THƠ MÌNH - Thơ Văn Thiên Tùng


       
                    Nhà thơ Văn Thiên Tùng


HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ

Lại háo hức như bao lần về trước
Đồng ới nhau... về thăm lại chốn xưa
Nơi quê nhà tiếng thừa nắng - dư mưa
Mà bao thuở tổ tiên mình nếm đỗi

Vốn tha phương đau đáu về chốn cội
Tuổi thơ đồng trang lứa lại chung trường
Bao mùa hè giăng mắc lắm tơ vương
Ươm tuổi mộng theo từng mùa phượng điểm...

Hình ảnh quê trĩu tấc lòng lần kiếm
Con hẽm vào, góc phố với tên đường
Những khúc sông biền bãi bốn mùa thương
Bao kỷ niệm hằn in trong tiềm thức

Tiếng gà gióng điểm canh tàn thúc giục
Nhịp mõ Chùa tỉnh hội khẽ khàng khua
Chuông La Vang thánh thót nhịp nhàng đưa
Lay tỉnh lỵ bừng giấc chào ngày mới…

Mọi công việc tất bật cho ngày tới
Sau bấy canh tĩnh lặng với đêm dài
Lại một ngày rộn rã tự sớm mai
Bao ngõ phố nối nẻo làng đây đó!

Đâu Bến Hộ - cầu Ga Tây - Bắc Ngõ
Hay Cầu Lòn - Hải Trí đến La Vang
Nào chợ xưa - trường sở lắm khu phường
Nằm gọn lỏn bên bờ sông Thạch Hãn

cửa tỉnh lỵ hướng nam với Ba-ri-e chắn
vùng ngoại ô Đại Nại với Long Hưng
Quèng Tri Bưu - Góc bầu tới Cổ Thành
Điểm tọa lạc uy nghi là Chùa Tỉnh…

Bọc loanh quanh bao nhánh sông Vĩnh Định
Từ cựu Dinh đến thành lũy sau nầy
Tứ cổng Thành tiếp nối lắm đổi thay
Dáng đất mẹ tâm điểm đầy uy lực…

Lũy tre làng một phần hằn tâm thức
Tỏa bóng râm che mát lối đi về
Những chiều hè nồm ngát lộng triền đê
Bao tiếng trẻ reo đùa chơi thỏa thích

Nhan Biều ơi! Phù sa bồi trầm tích
Mỗi mùa về dưa - bắp - đậu đầy vơi
Mỗi xuân về hoa cải thắm vàng lơi
Hòa sóng biếc thắm nghĩa tình Mai-Hãn

Sử tích quê đọc hoài nào chẳng ngán
Thoáng dư âm xao xuyến nhéo tim mình
Đâu bóng hình ấy… ấy đẹp thắm xinh
Mà thoáng chốc lay hồn ta xao động.

Lại trở về lục dư hương cuộc sống
Thế hệ chúng mình từ đấy lớn khôn
Hình ảnh quê cha trĩu nặng tâm hồn
Và đất mẹ lưu dấu tình trĩu nặng…

Hương vị quê... đâu chỉ của riêng ai !...

                      Quảng Trị, 21/6/2019
                           Văn Thiên Tùng

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

HÔN NHÂN VÀ TIỀN BẠC - Vũ Thị Hương Mai




Có người đã nói rằng "Ngày nay người ta không lấy nhau vì tiền; nhưng vì tiền mà người ta chia tay nhau" hay "hôn nhân do tính toán cũng cổ hủ như việc chàng trai trả chô bố vợ tương lai mười con ngựa để được quyền con gái ông ta là vợ mình". Dù các mối quan hệ tương lai giữa vợ chồng có như thế nào, dù về sau họ có cố chứng minh đến thế nào cho bản thân và cho gia đình hoặc bất cứ người nào khác rằng chưa bao giờ họ yêu người bạn đời của mình thì sự thật vẫn cứ tồn tại.

NHỮNG BIÊN KHẢO MỚI VỀ VUA QUANG TRUNG - Trần Đức Anh Sơn

Từ năm 2015 trở lại đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính (học giả người Việt ở Mỹ) trở nên nổi tiếng ở trong nước, với những biên khảo mới xuất bản về lịch sử Việt Nam và nhà Tây Sơn.

Học giả Nguyễn Duy Chính đi tìm bức chân dung của vua Quang Trung trong Thư viện Getty ở California, Hoa Kỳ. Ảnh: T. H.BÍCH


NHỮNG BIÊN KHẢO MỚI VỀ VUA QUANG TRUNG
                                                                 Trần Đức Anh Sơn

BỘ BIÊN KHẢO ĐỒ SỘ

Từ tháng 9.2015 đến nay, Nguyễn Duy Chính đã gửi 16 đầu sách viết về lịch sử và văn hóa Việt Nam và Trung Hoa mà ông là soạn giả để xuất bản ở Việt Nam. Trong đó, có bộ “tổng tập” về cuộc chiến chống lại quân xâm lược Mãn Thanh do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo và lịch sử Việt Nam từ thời Lê mạt đến đầu thời Nguyễn.

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC, NHƯ TÔI BIẾT - Nguyễn Hiệp


             

Chi hội Văn học nghệ thuật La Gi vừa ra mắt giai phẩm HOA BIỂN chào mừng thị xã La Gi tròn 15 năm thành lập (2005-2020). Giai phẩm Hoa Biển tập trung vào các đề mục chính: Đối thoại, Biên khảo, Đất và người La Gi, Năm tháng và ký ức, Thơ, Văn xuôi, Ẩm thực, Nhiếp ảnh nghệ thuật… Trong giai phẩm này, nhà văn Nguyễn Hiệp gởi đến bạn đọc bài viết chân tình về người con ưu tú của La Gi - bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Xin giới thiệu với bạn đọc


BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC, NHƯ TÔI BIẾT
                                                      Nguyễn Hiệp

Hàng năm, cứ độ tháng Tám âm lịch, tôi lại được đón tiếp một người khách đặc biệt, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, là ông đưa gia đình về thăm quê tiện thể ghé nhà tôi. Bao giờ cũng vậy, ông cũng dành tặng một quyển sách mới, tôi cảm nhận được sự khuyến khích, tình cảm và những kỳ vọng của bậc đàn anh đồng hương đáng kính nên tự hứa với lòng sẽ viết một bài ngăn ngắn bày tỏ sự ngưỡng mộ đặc biệt về ông, nhưng mãi rồi vẫn chưa thực hiện được. Năm nay, quà của ông là tập truyện tranh “Tấm gương Việt” do Nhà xuất bản Phụ Nữ chọn 6 người có tâm có tầm điển hình ở thành phố Hồ Chí Minh tập hợp thành (trong danh sách đó có ông), tôi cầm quyển sách lòng tràn dâng niềm xúc động và chợt nghĩ tựa sách chính là tiêu ngữ thích hợp cho bài viết mà tôi muốn viết lâu nay. Nhưng khi trình bày ý này với ông thì ông khe khẽ bảo: “Tính anh, em đã biết, thích tĩnh lặng, thích giấu cái tôi của mình đi, nếu em có nhã hứng thì tùy duyên mà viết nhưng theo hướng vui vui thôi”. Và tôi cũng nghe sự hướng dẫn từ tính khiêm cung của ông để viết thật nhẹ nhàng. 

GIỚI THIỆU GIAI PHẨM “HOA BIỂN” - Ấn phẩm tháng 4 của Chi hội VHNT thị xã La Gi


                 

             
GIỚI THIỆU GIAI PHẨM “HOA BIỂN”
    (Ấn phẩm tháng 4 của Chi hội VHNT La Gi)

Chi hội Văn học nghệ thuật La Gi vừa ra mắt giai phẩm HOA BIỂN chào mừng thị xã La Gi tròn 15 năm thành lập (2005-2020). Giai phẩm Hoa Biển tập trung vào các đề mục chính: Đối thoại, Biên khảo, Đất và người La Gi, Năm tháng và ký ức, Thơ, Văn xuôi, Ẩm thực, Nhiếp ảnh nghệ thuật

La Gi là vùng đất giàu tiềm năng, có sông suối, núi rừng nên thơ đẹp như tranh… Nhắc đến La Gi là nhắc đến biển. Biển La Gi, thường xanh biếc, hoà với màu trời cũng trong veo. Trong cái màu xanh biếc ấy, người ta thấy hiện lên những quầng sáng lấp lánh, lấp lánh… và có người gọi đó là Hoa Biển. Hoa Biển làm cho người La Gi nhớ. Hoa Biển làm cho người La Gi say. Chính vì vậy, lấy Hoa Biển đặt tên cho giai phẩm cũng nhằm mục đích làm cho La Gi được biết đến nhiều hơn, cũng như hàm chứa mục đích: các bài viết trong giai phẩm tập trung về La Gi, quê hương La Gi, đất và người La Gi.
Phần thơ và văn xuôi, tập trung phần lớn những cây bút của xứ biển như : Trần Kim Trung, Ngô Văn Tuấn,Thái Anh, Minh Trinh, Ái Liên, La Thuỵ, Nguyễn Huỳnh Sa, Lương Bút… Riêng về truyện ngắn có tác phẩm “Phát Lộc” khá đặc sắc của tác giả quá cố: Trần Vũ Minh. Phần ẩm thực, một nét khó quên của đất và người La Gi, lâu nay ít được khai thác, lần này trong Hoa Biển, hiện lên một cách chi tiết và những con đường, góc phố bán hàng đêm… đầy ấn tượng với người vì lý do nào đó ở xa La Gi. Cũng trong giai phẩm này, nhà văn Nguyễn Hiệp gởi đến bạn đọc bài viết chân tình về “Người con ưu tú của La Gi - bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc”. Trong “Thư Sài Gòn” là câu chuyện, một dòng hồi ức của người ở xa gởi người La Gi, khi nhắc lại bao kỷ niệm đẹp cùng với câu hỏi: bạn còn nhớ hay đã quên?

Với 116 trang sách kể cả bìa, bài viết về La Gi khá tập trung. Những gì yêu thương của La Gi từ trước đến nay đã hiện lên trên những trang sách giai phẩm “Hoa Biển”. Đọc nó, người đọc cảm nhận về La Gi từ xưa cũ đến hiện đại. Đọc nó, người ta bắt gặp cái hồn muôn thuở của La Gi tràn về, lên tiếng gọi, cũng như bảo với chúng ta rằng: hãy tiếp tục nâng niu giữ gìn những gì đã có, đang có!

Thật vậy, khó mà không liên tưởng, không nhớ thương khi đọc đến: “Lagi chốn xưa” của nhà thơ bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, bài ký “Đường về Bình Tuy - nhạc Trúc Phương” của nhà báo Trần Hữu Ngư. Trang nhiếp ảnh La Gi đầy ấn tượng với Đập Đá Dựng của những năm 60 thế kỷ 20; một Cua Ly Ly trong ánh sáng mộng ảo của ảnh Đức Thế. Và nữa, người ta cũng bắt gặp những “góc ẩm thực khuya của La Gi” mà tín đồ ẩm thực thường lui tới. Với “lá thư phương xa” cho ta thấy dấu ấn Lagi trong dòng hồi ức khi nhắc về kỷ niệm đẹp không thể nào quên.

Có thể nói, Hoa Biển ra mắt lần này về phần nội dung, đang dần hướng tới tính chuyên nghiệp. Nó đầy chất địa phương nhưng không hề là sản phẩm địa phương!

Giai phẩm Hoa biển do nhà thơ Đỗ Thị Ái Liên chủ biên. Nhà xuất bản Hội nhà văn cấp phép. Sách ra mắt bạn đọc vào Chủ Nhật, 31 tháng 5- năm 2020, tại La Gi. Giá bán 150 ngàn đồng/ cuốn. Bạn đọc ở xa có thể đặt mua qua cô Ái Liên (số 18 –Thống Nhất- P. Phước Hội- Thị xã Lagi – ĐT: 0824373840).

Xin trân trọng giới thiệu Hoa Biển cùng độc giả.

         

            

           
      
           
   
             
             
          

NHỮNG NGƯỜI Ở VEN RỪNG - Trần Duệ


             
                         Nhà văn Trần Duệ


NHỮNG NGƯỜI Ở VEN RỪNG
                                               Trần Duệ 
     
Cuối cùng Mai cũng lấy được chồng. Đám cưới được tổ chức khi cô gần ba chục tuổi, chấm dứt cái từ “gái ế” mà bà con gọi lén đã nhiều năm qua. Xóm làng đều vui, riêng Mai thì không ai đoán được. Cô sống với người mẹ đã già yếu. Ở miền núi, người ít, đất rừng mênh mông nhưng phần lớn đều của nhà nước. Đất ở hẹp, người đông nên nhiều ngôi nhà nằm ở cạnh nhau trông không giống cảnh vùng cao ngày trước. Nhà của Mai nằm ở cuối thôn, có khu vườn khá rộng, xa nơi đông người. Vào những đêm tối trời, ngôi nhà có ánh điện mờ mờ, nằm khuất dưới vườn cây, trông cũng buồn thiệt. Mai lấy chồng nhưng không theo chồng về làm dâu. Chồng của Mai tên Huy, lớn hơn Mai khoảng bốn, năm tuổi. Nghe nói anh lấy vợ trễ do mãi đeo đuổi chuyện làm thơ, nhưng thực ra ở đây chưa ai từng nghe hoặc đọc thơ của chồng Mai. Gia đình Huy ở xã kế bên, anh em đông, nên chuyện Huy đi ở rể cũng không khiến mọi người bận tâm cho lắm. Một năm sau Mai sinh con gái. Bà con thấy mừng, vì tương lai trong xóm sẽ bớt được một thằng hút, chích, đua xe... Ba năm nữa, vợ chồng Mai ly hôn, bà con lại thấy vui vì xóm làng đã bớt được một thằng đàn ông suốt ngày say xỉn. Bà con đang cần một người làm ra lúa, ra bắp chứ không cần một người làm thơ.

MỘT MÌNH, KHI NÀO TA BỎ THẾ GIAN - Thơ Châu Thạch


    
                           Nhà thơ Châu Thạch


MỘT MÌNH!

Một mình
Ngồi giữa đêm khuya
Không trăng
Chỉ có sao lìa trời xanh

Sầu sao
Chùm tối trên cành
Con chim không hót
Đêm đành lặng yên

Thương mình
Bao nỗi truân chuyên
Thương cây
Không gió đứng yên giữa trời

Đêm như
Thầm lặng bao lời
Ta như
Ghế đá
Một đời công viên

Thuyền hồn
Trôi giấc cô miên
Một mình
Ta với ưu phiền trần gian

Nhớ ơi
Là nhớ địa đàng
Còn đâu trái cấm sông vàng
Chúa ơi !!!


KHI NÀO TA BỎ THẾ GIAN

Khi nào
Ta bỏ thế gian
Em ơi
Đừng để hai hàng lệ rơi

Ta đi
Đi thẳng về trời
Bỏ trăng
Bỏ gió
Bỏ đời khổ đau

Ta còn
Để lại phía sau
Câu thơ nhuộm ướt
Một màu lệ trong

Bia ta
Em vẻ một vòng
Một vòng như bóng
Đêm rằm tròn trăng

Thơ ta
Em gởi lên hằng
Lửa hồng thiêu giấy
Tro tàn gió bay

Trên trời
Ta ở cùng mây
Mây đi
Đi đó đi đây phiêu bồng

Em ơi
Sắc sắc không không
Em ơi
Đừng sá chi lòng ta đau!!!

                      Châu Thạch

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

THUYỀN TÌNH KHẲM MẠN - Thơ Trần Mai Ngân


   


THUYỀN TÌNH KHẲM MẠN

Tháng Sáu trời hâm hấp nóng
Em nhớ mùi rơm khô nướng cá đồng vương trên áo anh
Trưa hôm ấy trời xanh, rất xanh
Và dòng sông cứ dùng dằng lười chảy...

Tháng Sáu mùa hè đỏ hoa bùa ngải
Bỏ mê em đi về phía trái tim
Cây cỏ vùi trong giấc ngủ im
Chỉ có đôi mình ngồi kể chuyện...

Em hỏi có phải là duyên, có phải là thương
Để tóc mai vấn vương - rời không đành, xa không nỡ
Ta xuống tàu về hai phía cùng trăn trở
Đêm ngọt ngào tháng Sáu khắc vào tim

Tháng tháng, năm năm nhiều nhiều... những lặng im
Anh không gìn giữ - em cũng đành buông bỏ
Lòng còn thương mà không còn muốn tỏ
Nguội lạnh rồi ngôn ngữ hoá hư vô...

Bây giờ
Tháng sáu không anh cũng không em
Bờ sông cũng lạnh lùng trôi chảy
Có con sóng tràn đôi bờ nghi ngại
Đắm thuyền tình vỡ mộng của hai ta!

                                                          Trần Mai Ngân

THƯƠNG NHỚ THẦY LÊ HỮU NAM - Hoàng Liễn


                          


THƯƠNG NHỚ THẦY LÊ HỮU NAM

Bài viết của Hoàng Liễn (Nguyễn Hoàng 62-69)

Tôi chưa từng đứng trên bục giảng nhưng tôi hiểu nỗi buồn của Người Thầy khô cổ giảng dạy mà học trò không hiểu bài mình giảng, càng buồn hơn khi học trò không phải là học kém mà không chịu học.

Tôi cũng thông cảm với bạn bè của tôi khi thầy kêu lên trả bài mà không thuộc bài. Không phải các bạn mình lười học mà vì không có thì giờ để học.

LA GI, LÝ LỘ VÀ DỊCH TRẠM NGÀY XƯA - Phan Chính


           


LA GI, LÝ LỘ VÀ DỊCH TRẠM NGÀY XƯA
                                                            Phan Chính

Quá trình khai phá đất đai, phát triển xóm làng của người xưa đều gắn với điều kiện giao thông đường sá (lý lộ). Sau khi chấm dứt tình trạng đất nước chia cắt Đàng Trong -Đàng Ngoài, đến thời nhà Nguyễn thống nhất mới để ý đến việc kiến tạo con đường cái quan từ bắc xuống nam. Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, ngoài việc giao thương bằng phương tiện ghe thuyền đường biển thì sau này theo địa thế từng vùng mà hình thành các loại đường gọi là quan báo, đó là đường sơn lộ miệt rừng núi, đường tiểu lộ và đường tiểu lộ ven biển. Qua sông rất hiếm nơi có bắc cầu, ở La Gi và lân cận chỉ có cầu Đông Thái (Hiệp Nghĩa), cầu La Giang (Phước Lộc), cầu Tân Quý (Sông Phan), cầu Phù Mi (Cù Mi)… nhưng tồn tại không lâu, mà chỉ đi lại bằng bè, đò ngang. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là ngựa, xe trâu, xe bò, kiệu, võng và người mang vác… Thực chất những con đường quan lộ lúc bấy giờ như tên gọi chỉ dành cho công vụ và quan viên kinh lược hay cho mục tiêu thuộc địa.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

BÍ ẨN VỀ “NỎ THẦN” HUYỀN THOẠI CỦA AN DƯƠNG VƯƠNG

Nỏ thần - vũ khí được xem là huyền thoại của thời kì An Dương Vương có khả năng sát thương cao vẫn mang trong mình nhiều huyền tích bí ẩn.



BÍ ẨN VỀ “NỎ THẦN” HUYỀN THOẠI CỦA AN DƯƠNG VƯƠNG

Hai ngàn năm về trước cha ông ta đã sở hữu một thứ vũ khí có sức sát thương ghê gớm khiến cho kẻ thù phải khiếp đảm. Ðó chính là nỏ liên châu. Nó đã đi vào truyền thuyết, song thực tế cho đến bây giờ người dân vùng đất Cổ Loa - Kinh đô của vương triều An Dương Vương huyền thoại, vẫn tin thứ vũ khí đó thực sự tồn tại và niềm tin đó hoàn toàn có căn cứ.


Theo truyền thuyết, tướng Cao Lỗ đã nỗ lực giúp An Dương Vương chế tạo thành công nỏ thần. Nỏ có sức mạnh kỳ diệu, “chỉ núi thì núi tan, chỉ ngàn thì ngàn cháy”, vì vậy dân gian gọi là nỏ thần và người chế tạo ra nỏ thần đó được gọi là Ông Nỏ hay Ðô Nỏ.


Vào khoảng tháng 6/1959 trong khi đang cùng các công nhân đắp con đường từ Quốc lộ 3 đi qua khu di tích Cổ Loa đến xưởng phim, tại khu vực có tên là Cầu Vực, mọi người phát hiện một hố gần vuông mỗi cạnh 1m, sâu khoảng 1,2m, trong chứa 93kg mũi tên đồng, ước khoảng gần một vạn chiếc, với rất nhiều kích cỡ khác nhau.

Một phần lẫy nỏ của chiếc nỏ thần huyền thoại hiện đang có mặt tại Bảo tàng lịch sử quốc gia.


Việc phát hiện được kho mũi tên đồng ở Cầu Vực cho thấy truyền thuyết về nỏ thần của An Dương Vương ở Cổ Loa có cốt lõi lịch sử chân thật. Tư liệu của khảo cổ học ở Cầu Vực đã “vén bức màn huyền thoại” và trả lại cho An Dương Vương sự thật việc luyện và đúc mũi tên đồng ở Cổ Loa.


Lẫy nỏ và mũi tên ba cạnh của chiếc nỏ thần huyền thoại thời kì Thục Phán An Dương Vương.



Lẫy nỏ loại hình thành sớm thường gồm 3 bộ phận, nhưng lẫy nỏ giai đoạn sau này được phát triển lên đến 6 bộ phận là hộp cò, lẫy cò, chốt (thường có 2 chốt), thước ngắm.



Có bảy loại mũi tên dùng cho nỏ thần của An Dương Vương: Loại dài nhất 11cm, loại ngắn nhất 6cm và đều cùng một loại, cấu tạo gồm 3 bộ phận: đầu nhọn, trụ và chuôi cùng có mặt cắt ngang hình tam giác. Ðầu mũi tên có mặt cắt hình tam giác với rìa cạnh thẳng hoặc hơi cong vồng ra; mặt cắt ngang đầu mũi hình tam giác đều cạnh thẳng hoặc cong lõm vào.


Điểm đặc biệt trong các loại mũi tên dùng cho nỏ thần An Dương Vương đó là mũi tên ba cạnh tạo ra vết rách to theo ba hướng, gây thoát máu nhanh, thương vong lớn cho đối phương.


Mũi tên ba cạnh là một đặc điểm quan trọng khiến cho đối phương hoang mang, mất bình tĩnh khi đang tấn công và là một yếu tố tạo nên tính thần kỳ của loại nỏ An Dương Vương so với các loại vũ khí đương thời và ngay cả với loại nỏ chỉ được bắn bằng mũi tên hai cạnh thông thường.

                     


Độ sát thương của những mũi tên có đầu ba cạnh khiến kẻ thù của An Dương Vương khiếp sợ.

                                                                    Theo Giáo dục Việt Nam

Nguồn: 
https://giaoduc.net.vn//phong-thuy/kham-pha-no-than-huyen-thoai-cua-an-duong-vuong-180494.html

ĂN KHUYA Ở LAGI, AI BIẾT ? - Huỳnh Thục Oanh


            

Chi hội Văn học nghệ thuật La Gi vừa ra mắt giai phẩm HOA BIỂN chào mừng thị xã La Gi tròn 15 năm thành lập (2005-2020). Giai phẩm Hoa Biển tập trung vào các đề mục chính: Đối thoại, Biên khảo, Đất và người La Gi, Năm tháng và ký ức, Thơ, Văn xuôi, Ẩm thực, Nhiếp ảnh nghệ thuật… Riêng phần ẩm thực, một nét khó quên của đất và người La Gi, lâu nay ít được khai thác, lần này trong Hoa Biển, hiện lên một cách chi tiết với những con đường, góc phố bán hàng đêm… đầy ấn tượng qua bài viết của cây bút nữ Huỳnh Thục Oanh.

              
                             Tác giả bài viết Huỳnh Thục Oanh
                 

ĂN KHUYA Ở LAGI, AI BIẾT ?                                                       
                                Huỳnh Thục Oanh

 Từ lúc nào, La Gi hình thành những điểm ăn khuya. Những điểm mà tín đồ ẩm thực, sành ăn… không hẹn mà gặp nhau cho dù khi ấy đêm đã về sáng. Xa La Gi, người ta thường nhớ về những điểm ấy cho dù đường về không phải lúc nào cũng thuận tiện và nghĩ bụng là đi được. Chính vì vậy, có người bạn kể rằng rất nhớ phở đêm La Gi…

LA GI, CHỐN XƯA – Đỗ Hồng Ngọc


                      
                               Nhà thơ bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc


LA GI, CHỐN XƯA 
              Đỗ Hồng Ngọc

Từ Saigòn, theo quốc lộ 1 về Phan Thiết, cách Phan Thiết khoảng 50 cây số, rẽ phải, về phía biển Đông là thị xã Lagi (trước thuộc huyện Hàm Tân), tỉnh Bình Thuận. Như một cái túi treo tòng teng trên quốc lộ 1, không để ý thì khó mà nhận ra, Lagi – Hàm Tân dựa lưng vào núi, hướng mặt ra biển, gắn Bình Thuận với Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, nối liền núi đèo cheo leo hùng vĩ của miền Trung với đồng bằng cây ngọt trái lành của miền Nam nên Lagi vừa có núi cao, có biển rộng, lại có ruộng đồng xanh mướt, sông Dinh ngoằn ngoèo lững lờ theo con nước đầy vơi bên những động cát trùng điệp, những truông đèo hoang sơ huyền bí… Xa xa là Hòn Bà, một cù lao nhỏ chơ vơ bơi lạc giữa biển khơi, như còn đang vẫy tay về phía Núi Ông lạnh lẽo phía dãy Trường Sơn xa tít: 

Chuyện xưa rằng phút yếu lòng/Tách mình đứng giữa mênh mông đất trời/ Để nghe gió lộng trùng khơi/ Và nghe sóng mãi hát lời thiên thu (Thanh Trúc)