BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

RA KHƠI - Thơ Nguyên Lạc


    


RA KHƠI

Mênh mông nước với trời
Nhấp nhô thuyền ra khơi
Trên đầu trăng nức nở
Sóng xô lụa vàng phơi

Thuyền lung linh mờ tỏ
Tay chạm hạt tình rơi
Câu biệt li mắt đỏ
Khôn cùng đường chia phôi

Thuyền viễn phương mờ ảo
Trăng dõi bóng lưng trời
Sông Tương dù hai ngả
Nước chỉ một giòng thôi

Hương tóc bay muôn thuở
Tiếng tình mưa thu rơi
Quỳnh mãn khai đêm vỡ
Nhan sắc hoài khôn nguôi!

Mênh mông nước chạm trời
Nhấp nhô thuyền xa trôi
Lung linh mờ... mờ... bóng
Môi mặn hạt tình rơi!

                        Nguyên Lạc 

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

TIỄN BẠN VỀ CÕI... - Thơ Nguyên Lạc


    


TIỄN BẠN VỀ CÕI...

Tiễn người tôi tiễn đưa người
Khăn tang áo trắng cùng lời biệt ly
Biệt ly bạn đã ra đi
Ra đi là mãi phân kỳ bạn ơi!

Tiễn người mây trắng lưng trời
Tiễn người tôi tiễn buồn ơi nghìn trùng!

Biển đời lệ khổ nhân sinh
Thì thôi hãy nhớ Tâm kinh: Vô thường *

                                         Nguyên Lạc
................

* Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc... (Bát Nhã Tâm Kinh)

Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

NGƯỜI VỀ MÙA DÃ QUỲ NỞ, NGƯỜI VỀ TÌM LẠI MÀU HOA - Thơ Nguyên Lạc


      
                   Nhà thơ Nguyên Lạc


NGƯỜI VỀ MÙA DÃ QUỲ NỞ

Dã quỳ vàng cả chiều hoang
Tìm em chỉ thấy lụi tàn trong tôi
Giọt sầu uống cạn đi thôi
Lệ tình hãy nuốt để rồi phân ưu

Mùa thu lâu lắm mùa thu
Mùa thu năm đó xuân thu chia lìa
Người rồi từ giả ra đi
Dã quỳ vàng cuộc từ ly đã từng

Người về lạnh một mùa đông
Dã quỳ đang nở nhưng không thắm vàng
Tà huy đổ bóng chiều tan
Màu quỳ úa thẫm như than người về

Về chi? Không mãi ra đi
Về chi? Đắ́ng cuộc từ ly ngày nào
Dã quỳ cánh rũ hư hao
Người về hụt hẫng thấy đau lời thề

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

TRĂNG NGUYÊN TIÊU; NGUYÊN TIÊU, CỐ NHÂN LỘNG NGUYỆT - Thơ Nguyên Lạc


   


TRĂNG NGUYÊN TIÊU

Hiên đời lữ khách mồ côi
Nguyên tiêu trăng lạnh trêu tôi bóng hình
Quỳnh hương trầm ngát thân trinh
Vẳng khuya điệp khúc muôn trùng vọng âm

Cố nhân sương khói mù không
Đã rồi yêu dấu mông lung nghìn trùng

Nguyên tiêu huyễn mộng trăng chung
"Đào hoa nhân diện ... ánh hồng nơi nao"? *
Nhớ câu thơ cổ buồn sao
"Khứ niên kim nhật "... Kiếp nào gặp đây?

Tôi và tôi chén rượu cay
Nguyệt và tôi mối tình hoài thiên thu!

..........

* Ý thơ: "Khứ niên kim nhật thử môn trung/ Nhân diện đào hoa tương ánh hồng/ Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong" - Đề Đô Thành Nam Trang của Thôi Hộ

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

THƠ, CA DAO CHO NGÀY LỄ TÌNH YÊU - Nguyên Lạc


               
                             Tác giả Nguyên Lạc


SƠ LƯỢC VỀ NGÀY VALENTINE

1. Ý nghĩa của ngày Valentine
Ngày Valentine (tên tiếng Anh là Valentine’s Day, Saint Valentine’s Day) còn được gọi là ngày lễ tình yêu, ngày lễ tình nhân, diễn ra vào ngày 14/2 hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ lớn tại châu Âu và Bắc Mỹ. Nó được đặt tên theo Thánh Valentine - một trong những vị Thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên.
 Valentine chính là dịp để cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và rộng hơn là tình cảm bạn bè khác phái. Mỗi khi đến Valentine, người ta lại bày tỏ tình cảm cho nhau thông qua những lời chúc ngọt ngào hay những món quà ý nghĩa như thiệp, hoa hồng, socola, tấm thiệp tình yêu xinh xắn …

BUỒN KHÔNG NGƯỜI LÍNH CŨ - Thơ Nguyên Lạc


       
                        Nhà thơ Nguyên Lạc


BUỒN KHÔNG NGƯỜI LÍNH CŨ

Chiều vội vã tà huy nhòa bóng
Đông phong về lăn chiếc lá tàn thu
Có bóng người cao thấp lối sương mù
Đời lữ khách mòn theo từng năm tháng

Sâu góc vắng khói thuốc cay vương mắt
Dĩ vảng buồn theo từng giọt cà-phê
Khúc tình xa quá khứ lại về
Thời đã cũ. nhớ chi. người lính cũ?

"Lứa lận đận chúng ta cùng một lũ" [*]
Mất còn ai ngày tháng hao mòn?
Đã rồi tình sương khói hư không
Đầu tuyết điểm. buồn không. người lính cũ?

Chiều cuối năm buồn chi người lính cũ?
Bận lòng chi. đáy cốc bóng hình?
Lặng nhìn chi. khói thuốc lung linh?
Để quay quắt. để thống trầm lòng lính cũ?

Người lính cũ búng bay tàn thuốc vỡ
Búng bay không. từng mảnh vỡ hồn sầu?
Búng bay không. hằn những vết sẹo đau?
Tha phương. quán lạ. vọng cố nhân...
Buồn không người lính cũ?

Mắt phố đầy. một bóng người khập khiễng
Đêm cuối năm. từng bước quá khứ buồn
Đêm đón đưa bè bạn đã từng ...
Tan sương khói!
Buồn không người lính cũ?

                                          Nguyên Lạc

...........

[*] Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân/ Tương phùng hà tất tằng tương thức - (Tỳ Bà Hành- Bạch Cư Dị)
Cùng một lứa bên trời lận đận/ Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau - (Phan Huy Vịnh dịch)

HAI CHỮ QUÊ HƯƠNG - Nguyên Lạc


                
                                 Tác giả Nguyên Lạc


                     HAI CHỮ QUÊ HƯƠNG 
                                                                                         Nguyên Lạc

HỌA THƠ ĐƯỜNG

Thơ Đường hay Đường thi được xem là thơ hay nhất của các thi nhân đời Đường, trong đó một số được làm theo thể thơ Đường Luật, số còn lại làm theo những thể thơ khác mà đa số là thơ Cổ phong: Cổ phong hay Cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, phóng khoáng và tự do về niêm luật - không theo niêm luật nhất định.

Bài “Dịch Thủy Tống Biệt” tiễn Kinh Kha qua sông Dịch, đi hành thích Tần Thủy Hoàng của Lạc Tân Vương là thơ Cổ phong ̣́
Từ bài “Dịch Thủy Tống Biệt”, nhiều bạn thơ, trong đó có thi sĩ kiêm nhà bình thơ DHD họa, Nguyên Lạc xin họa theo góp vui.

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Ý NGHĨ SƠ SÀI VỀ THƠ HAY TỨ TUYỆT - Nguyên Lạc


              
                              Tác giả Nguyên Lạc


            Ý NGHĨ SƠ SÀI VỀ THƠ HAY TỨ TUYỆT
                                                                             Nguyên Lạc
                                                                     

LÀM MỘT BÀI THƠ TỨ TUYỆT

Để bàn về Thơ Hay Tứ Tuyệt, tôi xin giới thiệu thiền sư Muju (Nhật: Japan) sẽ hướng dẫn và minh họa hầu các bạn:
Người ta hỏi một thi sĩ Nhật nổi danh rằng làm thế nào viết được một bài thơ tứ tuyệt của Trung Hoa. Thi sĩ giảng giải: Câu đầu chứa phần khởi nhập; câu hai là phần chuyển tiếp của câu đầu; câu ba chuyển từ đề mục và bắt đầu một ý mới; và câu bốn gồm ba câu trước hợp lại với nhau. Một khúc dân ca Nhật minh họa ý này:

“Hai cô con gái của một người bán lụa ở Kyoto,
Cô chị hai mươi, cô em mười tám.
Một anh lính có thể giết người với lưỡi kiếm của anh ta,
Nhưng hai cô gái này giết đàn ông với đôi mắt của các nàng.” (1)

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

ĐỜI TRẢ LỜI CHO TA - Thơ Nguyên Lạc


      
                     Nhà thơ Nguyên Lạc


ĐỜI TRẢ LỜI CHO TA

1.

Bấy nhiêu năm có đủ
Quên cuộc tình cũ xưa?
Bấy nhiêu năm có đủ
Quên nỗi buồn tiễn đưa?

Chiều bên sông khói phủ
Bóng hình ai hắt hiu
Thuyền trôi xuôi ra biển
Đời chắc rồi cô liêu!

Bấy nhiêu năm có đủ?
Quên mối tình dấu yêu!
Đêm mắt đầy mong đợi
Người xa mãi phương nào

Bấy nhiêu năm mãi đợi
Tóc điểm màu xuân thu
Thời gian đâu chờ đợi
"Bạch vân ... không du du" [*]

2.

Chẳng thà không gặp nhau
Thì đâu buồn tiễn biệt!
Chẳng thà đừng hứa nhau
Thì trăm năm đâu là ...

Bấy nhiêu năm có đủ?
Đời trả lời cho ta!
Cho nỗi lòng đưa tiễn
Chiều khói phủ sông xưa

Chẳng thà đừng gặp lại
Mãi một nỗi đợi chờ
Gặp lại chi mắt lạ?
Nhạt màu tình xưa xa!

Ai bây giờ lạ lẫm
Phải người muôn năm xưa?
Đâu thật thà môi thắm?
Ta từng quen biết chưa?!

Bấy nhiêu năm dài đủ?
Để riêng đời nhớ mong!
Gặp chi rồi chia ngả
Người còn nhớ chi không?

Bấy nhiêu năm chắc đủ
Quên hứa nào phải không?
Phải chi đừng gặp lại
Giữ hình bóng riêng lòng!

3.

Bấy nhiêu năm hoài phí
Cả một đời thanh xuân!
Lạnh lùng người bước vội
Kẻ chờ đợi lưng tròng!

Người. lại rồi viễn xứ
Kẻ. một trời hư không!

               Nguyên Lạc

...............

[*] Thơ Thôi Hiệu 

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

CHÚC XUÂN - Thơ Nguyên Lạc


    


CHÚC XUÂN

Thức dậy pha trà sáng nguyên xuân
Mời em hãy cạn chén thơ anh!
Vị có ngọt ngào hay cay đắng
Vẫn chúc đời nhau vạn sự lành!

                             Nguyên Lạc

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

NĂM TÝ LẠM BÀN CHUYỆN CHUỘT (2) - Nguyên Lạc


               

Phần II

CHUỘT TRONG ĐỜI SỐNG, KHOA HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG

CHUỘT TRONG BỆNH HỌC

     Ngoài những sự phá hoại trong nhà, ngoài đồng, ngoài đường phố quanh các thùng rác, thân xác của chuột từ nước miếng, nước tiểu đến phân chuột đều có độc chất có thể gây tử vong cho loài người. Bọ chét Xenopsylla cheopis trên mình chuột được xem là nguyên nhân gây bệnh dịch hạch. Năm 1347 lục địa Á- Âu bị bệnh dịch càn quét khiến cho hàng triệu người chết.
Chuột mang hại cho loài người:
- Bệnh thương hàn chuột (rat- borne typhus)
- Bệnh leptospirosis do ký sinh trùng Leptospira interrogans gây ra sốt vàng da, bắp thịt đau nhức, tổn hại đến gan, thận, màng óc, cột xương sống và dẫn đến tử vong.
- Bệnh salmonellosis do nhiễm trùng Salmonella enterica gây nóng sốt, nôn mửa, thổ tả.
- Bệnh trichinosis do nhiễm trùng Trininella spiralis gây tiêu chảy, nóng sốt, bắp thịt suy nhược v.v.
- Hội chứng hô hấp vi khuẩn Hanta (HPS: Hantavirus Pulmonary Syndrome) gây sốt, vỡ phế mạch.
- Hội chứng thận và sốt xuất huyết (HFS: Hemorrhagic Fever with Renal Syndrome)
                                                                       (Theo Phạm Đình Lân)

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2020

NĂM TÝ LẠM BÀN CHUYỆN CHUỘT (1) - Nguyên Lạc


          


         NĂM TÝ LẠM BÀN CHUYỆN CHUỘT (1)
                                                                          Nguyên Lạc

Dẫn nhập:

Nhân dịp Xuân về, Nguyên Lạc tôi gởi đến các bạn bài LẠM BÀN về Tý/ Thử/ Chuột này cùng với lời chúc an khang và thịnh vượng. Mong các bạn tìm thấy được vài điều lý thú, đáng quan tâm.

Nào, mời các bạn nâng ly cùng hát!
Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi!
Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui!
Nhấc cao ly này!
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hoà!
(Ly rượu mừng – Phạm Đình Chương – 1975)

*

NỖI LÒNG CỐ HƯƠNG - Thơ Nguyên Lạc


    


NỖI LÒNG CỐ HƯƠNG

1.
Theo chân ra chợ xứ người
Xôn xao. đỏ. tím... vui cười hân hoan!
Thấy con cua. tưởng con còng!
Thấy cây sồi. nhớ cây còng quê. nao! [1]

Chiều nay bên phố lạ nào
Nhớ con rạch nhỏ. cây cầu đòn tre
Nhớ con còng gió xanh lè
Chiếc càng "tổ chảng" kẹp ta đau tình! [2]
Nhớ ai "dáng trúc bờ xinh" [3]
Lá răm mắt liếc. điếng tình tới nay!
Nhớ sao! cau thẳng hàng dài
Con diều sáo trúc tình ngoài nghĩa trong
Lam không. lúa trổ đòng đòng [4]
Thả con mồi kiến. động lòng cá rô

Nhớ ơi. tuổi dại ngây thơ
Còn đâu? chỉ bóng chiều tà xứ xa!
Xứ xa có nghĩa người xa
Người xa đoài ấy. biết ta nhớ về?
Nhớ về vời ấy chân quê
Đốt đồng khói trắng lặng lờ bay xa!

2.
Xuân thu cùng nỗi phôi pha
Nhuộm ta màu tóc khiến ta bạc đầu!
Bạc đầu. đâu bạc tình đâu
Cố nhân vẫn mãi mộng nào đêm say

Tha phương cùng mối tình hoài
Quê hương. mắt liếc chết người lá răm!
Chắc là ... chắc mãi trăm năm
Cô miên đất khách . nỗi lòng cố hương!

Cố hương đầy mắt đêm trường
Chong đêm đoài đoạn. vô thường bể dâu!
Cố nhân nay biết về đâu?
Về đâu. rồi cũng trắng màu mây bay! [*]
......
[*] Bạch vân thiên tải không du du - thơ Thôi Hiệu.

                                               Nguyên Lạc
......

@. Xin giải thích cho các bạn thành phố rõ:
[1] Cây còng hay còn gọi là muồng tím, muồng ngủ, me tây... Tên khoa học Samanea saman họ Fabaceae, bộ Đậu (Fabales). Cây có nguồn gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp.
[2] "Tổ chảng": "bự chà bá", "to tổ chảng"(Phương ngữ, Khẩu ngữ) to quá mức thường thấy.
Gọi còng gió, vì đây là loại còng chạy rất nhanh, tưởng có thể bằng cả tốc độ của gió. Mặc dù có bộ dạng nhỏ thó, nhưng đôi càng của còng gió đực (một lớn, một nhỏ) lại là vũ khí hết sức đáng sợ, càng nó rất khỏe, mép càng sắc như dao, kẹp có thể đứt thịt. Ở quê tôi, Đại Ngãi, Hậu Giang nơi các sông rạch, còng gió lớn cỡ ngón tay màu xanh blue rất đẹp
[3] Trúc xinh trúc mọc bờ ao / Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh / Trúc xinh trúc mọc đầu đình / Em xinh em đứng một mình cũng xinh (ca dao)
[4] Lúa trổ "đòng đòng" là lúa đang bắt đầu trổ bông, tức bông lúa non. 

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

ÁO LỤA SÓC TRĂNG - Thơ Nguyên Lạc


    


ÁO LỤA SÓC TRĂNG

1.
Ai về đất Sóc quê tôi *
Nhớ thăm Hoàng Diệu một thời đã xa
Một thời yểu điệu thướt tha
Trắng dài áo lụa đón đưa con đường

Nhớ thăm cây điệp sân trường
Hoa vàng rơi nhẹ lời thương tóc người
Nhớ thăm ... nhiều lắm người ơi
Trong tôi trọn cả đất trời Sóc Trăng

2.
Phương này giờ tuyết trổ bông
Muôn trùng trắng phủ. Nỗi lòng quê tôi
Nhớ thương ... thôi cũng chỉ rồi
Đêm ba mươi lạnh ngoài trời tuyết bay

Có người lữ khách mồ côi
Đón xuân xứ lạ thấy đời hư không
Sóc Trăng thời đó còn không?
Dáng ai ngày đó ... còng lưng nắng đời?

Sóc Trăng vẫn mãi trong tôi
Trắng dài áo lụa trọn đời … Thiên thu!

                                         Nguyên Lạc
.........

* Sóc Trăng, trước 1975 là tỉnh Ba Xuyên có trường công lập Hoàng Diệu là nơi tôi học. Quê tôi Đại Ngãi, huyện Long Phú, Sóc Trăng - Hậu Giang

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

CHÈ TRONG NỖI NHỚ - Nguyên Lạc và Lê Văn Quới


           
                       Đồng tác giả Nguyên Lạc


       CHÈ TRONG NỖI NHỚ
                                                              Nguyên Lạc và Lê Văn Quới

Mỗi tên chè - một nỗi thương
Mỗi tên chè - gợi mùi hương nhớ đời

Cần Thơ thành phố thân yêu của tôi, thành phố của một thời, một thời mộng mơ. Thành phố của những con đường, những ngõ ngách thân quen, những quán cà - phê với những bài ca muôn thuở. Đặc biệt là những quán chè bên lề đường của thời áo trắng môi hồng phượng đỏ. Những chén chè ngọt lịm môi người, ngào ngạt hương yêu.
 Ai mà ở bến Ninh Kiều không nghe tiếng rao chè tha thiết, ngọt ngào, ngân nga kéo dài trầm bổng nửa khuya: "Ai ăn chè bột khoai, đậu xanh, nước dừa, đường cát hô.ô.ô...hôn? ", lời rao gợi nhớ đến bài ca vọng cổ "Gánh chè khuya" của soạn giả Viễn Châu, qua giọng ca ngọt ngào, trầm ấm của "Đệ nhứt danh ca" Út Trà Ôn và "sầu nữ" Út Bạch Lan. Chỉ đoạn ca mở đầu, người nghe cảm thấy tâm hồn bâng khuâng, xao xuyến:
"Nghe tiếng rao/ Trong đêm dài u buồn/ Đêm từng đêm thầm vang bên phố vắng/ Nghe tiếng rao/ Như một lời kêu than cho số kiếp phụ phàng…"
Về chè của Cần Thơ, tôi xin giới thiệu đến các bạn bài viết rất lý thú của thầy Lê Văn Quới, đồng nghiệp và cũng là đàn anh cùng dạy ở Cần Thơ trước 1975.
Trước khi vào bài viết của thầy Quới, tôi xin bàn sơ về hai chữ CHÈ và TRÀ:

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

ĐÊM BA MƯƠI - Thơ Nguyên Lạc


      
                           Nhà thơ Nguyên Lạc


ĐÊM BA MƯƠI

1.
Xin mời giai nhân
Bồ đào đêm xuân
Rượu tình hãy uống
Say điếng đôi mình

Đêm ngoài ba mươi
Trời đất lặng thinh
Chờ nghe tiếng ngất?
Hấp hối đôi tình?

2.
Xin mời tôi ơi!
Ly đắng mồ côi
Bồ đào đêm ấy
Nồng nàn chờ xuân
Giờ rồi đâu thấy?
Đêm ngoài tuyết băng!
Đón xuân xứ lạ
Trắng tuyết muôn trùng
Lạnh hồn cô lữ
Mối tình không chung

3.
Đêm ngoài ba mươi
Tuyết trắng rơi rơi
Một người lữ khách
Say khướt rượu đời

Bồ đào đêm ấy?
Đâu rồi ngực xuân?

Đón xuân xứ lạ
Đêm trắng muôn trùng
Mồ côi nến lệ
Khóc tình hư không

4.
"Em đến đêm ba mươi" [*]
Nụ quỳnh mãn khai môi
Dung nham tràn máu nóng
Địa chấn tiêu một đời

Nhan sắc đêm ba mươi
Trói tim này thiên thu!

              Nguyên Lạc

..............

- Rượu Bồ đào là rượu Champagne

[*] Em đến thăm anh đêm ba mươi
Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi.
...
Tay em lạnh để cho tình mình ấm
Môi em mềm cho giấc ngủ em thơm
(Nhạc Vũ Thành An, thơ Nguyễn Đình Toàn)

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

HÃY VỀ ĐI, XUÂN VỀ - Thơ Nguyên Lạc


      
                     Nhà thơ Nguyên Lạc  


HÃY VỀ ĐI

1.
Đầu xuân hoa rộ màu tươi thắm
Em hãy về đi hái lộc đầu
Biệt xứ lưng tròng xa thăm thẳm
Để lại nơi đây một nỗi sầu

Để lại riêng tôi hoài huyễn mộng
Chong đêm mơ chỉ bóng nguyêt rầu
Xuân đến phương người hoa có thắm?
Có nhớ không em ước hẹn nào?

2.
Đầu xuân hoa nở màu tươi thắm
Sao mãi hồn tôi rêu phủ màu
Em hãy về đi xuân rồi đó
Mang theo chút nắng ấm tình nhau

Đầu xuân chim líu lo ngoài ngõ
Hoan ca mừng đón nắng xuân hồng
Ta mãi vẫn chờ ... chờ em đó
Từ lúc phân ly lệ lưng tròng

Hãy về em nhé. về em nhé?
Mang theo nắng ấm sưởi ta đông