BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (9) - Nguyên Lạc


              
                               Nhà thơ Nguyên Lạc


    VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (9)
                                                                                         Nguyên Lạc

Tiếp nối theo loạt bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng Trong Thơ” (1) đã đăng trên các trang trong và ngoài nước [*]  hôm nay tôi sẽ tiếp tục phân tích việc dùng chữ trong thơ qua việc in ấn sai chữ cùng sự sáng tạo chữ mới. Xin thưa trước, đây chỉ là ý nghĩ chủ quan.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

ĐỌC “TRẢ LẠI TA” THƠ MẠNH TRƯƠNG - Châu Thạch


    
                             Nhà thơ Mạnh Trương 


TRẢ LẠI TA

Trả lại ta chuỗi thời gian
Tuỗi thơ êm đẹp mơ màng bướm hoa
Không gian ơi, trả lại ta
Núi sông rừng trảng bao la một vùng

Trả ta một khoảng không trung
Trời xanh mây trắng trập trùng sơn khê
Trả ta một bóng trăng thề
Đường xưa lối cũ đi về bên nhau

Trả ta ân ái buổi đầu
Tình ta mới chớm đẹp màu thương yêu
Trả ta hình dáng yêu kiều
Của người thiếu nữ rất nhiều nhớ thương

Trả ta một thuở quê hương
Mái tranh vách đất ngôi trường xa xa
Xin trả lại hết cho ta
Những gì đã mất đã qua một thời

Trả ta năm tháng qua rồi
Với bao kỷ niệm một đời không quên.

                                   Mạnh Trương
                                  Washington DC

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (8) - Nguyên Lạc


               
                               Nhà thơ Nguyên Lạc


VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (8)
                                                                                        Nguyên Lạc

Tiếp nối theo loạt bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng  Trong Thơ” [*] đã đăng trên FB và các trang web, hôm nay tôi sẽ tiếp tục phân tích việc dùng chữ trong thơ qua việc trả lời cho nhóm tự gọi là: CÁNH ĐẠI BÀNG của THI CA ĐƯƠNG ĐẠI VN.
Dưới cuối bài là copy Email của nhóm này [**], nó đã được họ phát tán rộng khắp để tấn công cá nhân tôi, vì tôi dám "góp ý" về bài bình thơ "có cánh", dù dưới bài bình thơ này đã có ghi: "Rất mong nhận được những ý kiến trao đổi của các bạn!" 

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ LÊ VĂN TRUNG - Viên Hướng


             
                             

             VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ LÊ VĂN TRUNG
                                                                        Viên Hướng 

 Chỉ biết buông tay sõng soài trong chơ vơ tuyệt vọng khi con sóng đời quay cuồng đã lấp vùi kiếp điên mê tôi dưới vực sâu quằn quại. Biết về đâu khi mặt trời đã vỡ tan cho vết thương lòng trồi cơn đau nhức nhối, còn lại trong tôi một trần gian địa ngục lạnh lẽo môi người. Phải chăng thi sĩ là bóng núi hoang đường tuyệt đối cô đơn, đứng hấp hối nghìn năm dưới sương mờ leo lắt, cho ngày tháng lênh đênh vũ điệu hoang tàn, trắng xóa ầm ỉ một màu tang kỷ niệm.

Ta đi là biệt đời nhau nhé
Em có lên ngàn ngóng bốn phương
Đã biết trăm năm tình hóa đá
Thì mong chi giọt lệ tương phùng

Thân là hạt bụi bay trong gió
Đậu xuống trần gian như giấc mơ
Đậu xuống lòng em như điềm gỡ
Nỗi đau truyền kiếp tự bao giờ.
                                     (BIỆT)

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (3) - Nguyên Lạc


              
                              Nhà thơ Nguyên Lạc


            VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (3)
                                                                      Nguyên Lạc

Tiếp nối theo loạt bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng  Trong Thơ” [*] đã đăng trên FB và các trang web, hôm nay tôi sẽ tiếp tục phân tích việc dùng chữ trong thơ qua “cảm nhận” ngắn bài thơ sau đây của một tác giả XYZ - xin được giấu tên.

Bài thơ này nói đúng ra là hay, vì ai ngu dại gì mất thời giờ quý báu cho những bài thơ dở, những rượu giả. Chỉ tiếc “đường bay Con Chữ” quá cao, độc giả đôi khi phải chạy đi tìm từ điến tra mới hiểu nghĩa được vài cụm từ “cao siêu”, từ đó mới hiểu được tròn ý câu thơ.

CẢM NHẬN VỀ “TIẾNG CHIM HOÀNG MỘNG”, THƠ LỆ HOA TRẦN – Thủy Điền


         
               Nhà thơ Lệ Hoa Trần


 TIẾNG CHIM HOÀNG MỘNG

Em nhặt trộm đóa hoa Quỳnh hoang dã
Muốn tặng chàng để gợi chút… yêu, …. tin.
Chẳng biết sao, cứ mãi giấu sau mình
Như giả bộ người - tôi không hay biết

Như giả bộ không thèm nhìn mắt liếc
Chỉ vô tình, hai đứa giữa đồi hoang
Bỗng gặp nhau trong giây phút ngỡ ngàng
Giống như gió vờn mây trên trời rộng

 Anh hỏi em ? Hỡi nầy ! Chim Hoàng mộng
Đang làm gì sao mãi đứng nhìn tôi ?
Yêu rồi chăng ? Miệng vương nở nụ cười
Anh đoán được tim em nàng con gái

 Nhắm đôi mắt, ngã người… tôi khờ dại
Trao hoa Quỳnh. Rồi nói tiếng yêu anh
Chiều hoàng hôn gió mát… thoảng, mộng lành
Tình hai đứa đắm chìm bên vách núi.

                                                  Lệ Hoa Trần
                                                  13-11-2018

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (2) - Nguyên Lạc


              
                              Nhà thơ Nguyên Lạc


               VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (2)
                                                                   Nguyên Lạc

Đây là phần tiếp nối theo bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng  Trong Thơ” (1) đã đăng trên Blog [*] 
Phần này bàn về:

THỦ ĐẮC THƠ VÀ CĂN BẢN TRIẾT LÝ

Trong bài “Vài Khái Niệm Về Việc Dùng Chữ Trong Thơ” [**] tôi có nêu ra ý riêng:

“Là thơ Việt, người làm thơ / thưởng lãm / phê bình thơ phải thủ đắc một số thơ của tiền nhân, căn bản triết lý Đông Phuơng để dùng nó khám phá những hàm ẩn, “ý tại ngôn ngoại” của bài thơ.

ĐỌC “TIỀN KIẾP” CỦA NGUYÊN BÌNH - TẬP THƠ NGÀN NĂM BÂNG KHUÂNG - Châu Thạch


               
                                  Nhà thơ Nguyên Bình


ĐỌC “TIỀN KIẾP” CỦA NGUYÊN BÌNH - TẬP THƠ NGÀN NĂM BÂNG KHUÂNG 
                                                                                       Châu Thạch


“Tiền Kiếp” là tập thơ của nhà thơ Nguyên Bình vừa xuất bản. Nguyên Bình còn là một nhà bình thơ, một nhà giáo, cư trú tại Bà Rịa- Vũng  Tàu.
Vì sao tôi gọi “Tiền Kiếp” của nhà thơ Nguyên Bình  là tập thơ ngàn năm bâng khuâng? Thật vậy, ta hãy đọc khổ thơ đầu cúa bài thơ “Tiền Kiếp” đươc đăng ở trang 51 thì sẽ có khái niệm về tập thơ nầy:

Nợ em cái nhìn từ tiền kiếp                    
Tôi đã vay về một sáng xuân                    
Nghìn năm thương nhớ chưa trả hết                    
Nay còn vương lại chút bâng khuâng

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

VÀI CẢM NHẬN KHI ĐỌC: “GỌI ĐÊM TRỞ GIÓ” CỦA BÙI CỬU TRƯỜNG - Đặng Xuân Xuyến


                
                     Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


VÀI CẢM NHẬN KHI ĐỌC: “GỌI ĐÊM TRỞ GIÓ” CỦA BÙI CỬU TRƯỜNG 
                                                                Đặng Xuân Xuyến

Tôi thích “Gọi đêm trở gió” của nhà thơ, bác sĩ Bùi Cửu Trường vì bài thơ được viết như trải lòng, rất thật mà câu chữ lại sáng, đẹp, thanh thoát. Đọc đi đọc lại, tôi càng thích bài thơ hơn. Và dù đã rất buồn ngủ, tôi cũng cố ngồi viết vài cảm nhận về bài thơ hay, nhưng buồn mà đẹp này.

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (1) - Nguyên Lạc


           
                           Nhà thơ Nguyên Lạc


   VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (1)
                                                                                         Nguyên Lạc

Hãy cùng nhau xét ý nghĩa và cách dùng vài chữ sau đây trong thơ

MIÊN DU

1. Kết hợp MIÊN DU có thể hiểu trên cơ sở lắp ghép nghĩa của các thành tố tạo nên nó: MIÊN và DU
-- DU là "đi, đi xa, đi chơi"
-- MIÊN có nhiều nghĩa:
- MIÊN bộ Mục là "ngủ". Theo kiểu nói bồi trong tiếng Việt MIÊN DU nghĩa là "ngủ đi ". Nếu theo cấu tạo từ tiếng Hán, thì  DU là thành tố chính: "đi"; còn MIÊN là thành tố phụ: "giấc ngủ, trong tư thế ngủ". Nghĩa của cả kết hợp:  Đi vào giấc ngủ, đi trong tư thế ngủ. Nếu nghĩa "đi trong tư thế ngủ " thì mộng du chăng? Tên bệnh trong y học (tiếng Anh: Sleepwalking; còn gọi là ngủ đi rong hoặc chứng Miên hành)
- MIÊN bộ Mịch 綿 là kéo dài, dằng dặc không dứt. Vậy "miên du" là đi đi hoài.
Nên biết, tiếng Hán Việt cùng giống tiếng Anh, tính từ đứng trước danh từ, ngược với tiếng Việt. Thí dụ; White horse (A), Bạch mã (H), ngựa trắng (V)

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

SUY NGHĨ VỀ BÀI THƠ HAY “ĐỪNG VÔ CẢM” CỦA THÁI BÌNH DƯƠNG – Bùi Cao Thế


       
                         Nhà thơ Ái Nhân


SUY NGHĨ VỀ BÀI THƠ HAY “ĐỪNG VÔ CẢM” CỦA THÁI BÌNH DƯƠNG
                                                                                      Bùi Cao Thế

“Sống trên đời giữ cho mình lương thiện đã là quá dũng cảm!” (lời một nhà lãnh đạo Thụy Điển), nhưng chỉ lương thiện thôi mà bàng quan trước sự đời thì chưa hẳn là người dũng cảm!
Trước cuộc sống mà những “người lớn thật đáng thương!” (Trần Nhuận Minh) không dám nói những điều mình nghĩ, không cả dám bênh vực lẽ phải, luôn “dĩ hòa vi quí”…thì thật buồn!
Mà có nói lên sự thật rồi bị số phận vùi dập như thày giáo ở Hà Tây kia (…) thì thật là đắng cay cho sự thật!
Đọc bài thơ của bạn Biển Xưa lòng tôi chợt thoáng ngượng ngùng, ngượng cho mình, ngượng cho thơ…ngượng cho những “người lớn” trong xã hội người chặt chội “thị phi” này!


Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

TRAO ĐỔI VỚI NHÀ THƠ NGUYỄN VƯỢNG VỀ NGÔN NGỮ TRONG THI CA - Nguyễn Xuân Dương


             
                            Tác giả Nguyễn Xuân Dương


TRAO ĐỔI VỚI NHÀ THƠ NGUYỄN VƯỢNG VỀ NGÔN NGỮ TRONG THI CA
                                                               Nguyễn Xuân Dương


Mỗi nhà thơ thường có một trường ngôn ngữ cho thế giới thi ca của mình. Nếu ta cứ muốn đi đến tận cùng của nó thì quả là một điều không tưởng vì ngôn ngữ trong thi ca thường rất phi lí vì thế ta cứ phải gắng tìm cách tiếp cận để thấu hiểu và đôi khi phải mặc nhiên công nhận nó.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

UỐNG RƯỢU VỚI ANH HÙNG? - Nguyên Lạc


       


          UỐNG RƯỢU VỚI ANH HÙNG?
                                                                                       Nguyên Lạc

Sáng hôm nay tình cờ đọc được bài thơ “hết ý” UỐNG RƯỢU VỚI KINH KHA của nhà thơ có tiếng Kha Tiệm Ly, tôi “hứng khởi” quá, vội vàng chúc mừng thi sĩ những lời sau, không biết thi sĩ có hài lòng và giữ lại những lời này trên FB của ngài không?

Đây là những lời “khen ngợi” của tôi:

Chúc mừng bạn “được” uống rượu với Kinh Kha - Chinese, riêng tôi thích uống rượu với Đặng Dung - Vietnamese hơn.
Xin mạn phép ghi ra đây trích đoạn bài viết của tôi: Hai Chữ Anh Hùng - Nguyên Lạc:

[ ...Nguyễn Du chê Kinh Kha không bằng Dự Nhượng. Dự Nhượng hy sinh thân mình báo thù cho chủ, còn Kinh Kha đi thích khách Tần Thủy Hoàng chỉ vì có người biết đến mình, và vì sự đối đãi thừa mứa. Kinh Kha chỉ là một con rối, hành động không vì tấm lòng trung dũng (diệt kẻ tàn bạo, phò người đức độ) đâu có hy sinh vì dân tộc, mà hành động chỉ vì sự mua chuộc và kích động của Điền Quang, của Thái tử Đan. Hành động của Kinh Kha không có Trí, mà chỉ vì Danh. Không có lòng Nhân, mà chỉ có Bạo lực đối với Bạo lực. Cái Dũng của Kinh Kha chỉ là cái dũng của kẻ bị mồi ngon thừa mứa, cám dỗ mà hành động.

ĐỌC HAI BÀI THƠ HAY VỀ “CANH MẠNH BÀ” CỦA LANG TRƯƠNG VÀ VUA ĂN MÀY - Châu Thạch


                
                            Nhà bình thơ Châu Thạch


ĐỌC HAI BÀI THƠ HAY VỀ “CANH MẠNH BÀ” CỦA LANG TRƯƠNG VÀ VUA ĂN MÀY
                                                                                         Châu Thạch

 “Mạnh Bà là một nhân vật của nhiều truyền thuyết Á Đông gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... Mạnh Bà là người chế tạo Chén Canh Mạnh Bà ở dưới Địa Phủ giúp các vong hồn quên hết mọi chuyện kiếp trước, trước khi đầu thai kiếp sau.
Người ta nói rằng, sau khi con người chết đi, linh hồn sẽ phải đi qua một con đường gọi là Hoàng Tuyền lộ. Cuối đường có dòng sông Vong Xuyên, nước chảy không ngừng. Bắc ngang qua sông là cầu Nại Hà, đi hết cây cầu này sẽ đến Vọng Hương Đài. Những linh hồn được đầu thai làm người đều phải qua Vọng Hương Đài này, rồi uống bát canh quên lãng của một bà lão tên là Mạnh Bà.
Bất cứ ai uống bát canh Mạnh Bà ấy thì mọi chuyện trong quá khứ đều trôi theo dòng nước Vong Xuyên mà chìm vào quên lãng. Những hỷ nộ ai lạc, những ân oán tình thù, hết thảy đều tan đi như làn khói, chỉ còn lại ký ức trống rỗng cùng một gương mặt yên bình.
Tuy nhiên, trên thế giới có rất nhiều trường hợp, có lẽ vì không uống bát canh Mạnh Bà này, nên đã nhớ được hết thảy những chuyện của đời trước, và những câu chuyện được kể lại hết sức chân thực, khiến người ta không thể không hoài nghi rằng, luân hồi chuyển thế phải chăng là chuyện chân thực.”

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

ĐỌC “TÌNH TỰ” THƠ CỦA TIM TÍM: TÂM HỒN NHẬP VÀO CÕI THU VÔ BIÊN - Châu Thạch


           
                       Nhà bình thơ Châu Thạch


ĐỌC “TÌNH TỰ” THƠ CỦA TIM TÍM: TÂM HỒN NHẬP VÀO CÕI THU VÔ BIÊN 
                                                                                    Châu Thạch

Một hôm ngồi uống cà phê với nhà văn Nguyễn Khắc Phước, Phước nói với tôi: Thơ của Tim Tím, một nữ tác giả trên facebook thật hay. Tôi liền mở facebook đọc thử vài bài, thấy hay tôi xin kết bạn. Về nhà đọc lại nhiều lần thơ của tác giả nầy, bài thơ “Tình Tự” của Tím Tím đã đã gây cho “con ma” trong lòng tôi cảm xúc, và nó bắt tôi phải viết.
Trước hết ta hãy đọc khổ thơ đầu của bài thơ ‘Tình Tự”

Mùa thu ướp hương hoa nồng lên tóc
Tóc thơm tho vừa đắm giấc say mê
Dòng tóc chảy như dòng thơ tình tự
Vừa cho ai vùi cơn mộng, quên về

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

YÊU EM”, THƠ VUA ĂN MÀY MỘT BÀI THƠ TÌNH RẤT LẠ - Châu Thạch


           
                                 Nhà thơ Vua Ăn Mày


YÊU EM”, THƠ VUA ĂN MÀY MỘT BÀI THƠ TÌNH RẤT LẠ
                                                                                         Châu Thạch

Tôi năm nay đã 77 tuổi, thể xác và tâm hồn khô cằn. Thế nhưng cứ mỗi lần đọc thơ của Vua Ăn Mày thì lại thấy mình như thanh xuân trở lại. Với tôi, mỗi bài thơ của Vua Ăn Mày đưa tôi về trở với cái tuổi lãng mạn, yêu đời, yêu em và ngổ nghịch tràn đầy trong đường máu. Tôi thích đọc thơ của Vua Ăn Mày vì thơ ấy đem cho tôi một niềm vui được uống thi vị nồng say, như uống thứ men rượu, nói hơi cường điệu một chút, là thứ men rượu cải lão  hoàn đồng.
Hôm nay tôi đọc được một bài thơ của Vua Ăn Mày. Bài thơ nầy đem  so với những bài thơ khác của Vua, thì không hay bằng. Thế nhưng bài thơ rất lạ, lạ ở chỗ đây là một bài thơ tình trai gái, nhưng lại là một bài thơ yêu nước:  

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

SAO TRÊN RỪNG NGUYỄN ĐỨC SƠN - Nguyễn Phục nguyễn quang Huy


          
                            Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn


              SAO TRÊN RỪNG NGUYỄN ĐỨC SƠN

                                                       Nguyễn Phục nguyễn quang Huy

Hôm nay chúng ta cùng nói về một nhà thơ, ngông nghênh của miền Nam trước năm 1975.
Bút hiệu đã lạ rồi, thơ còn lạ hơn; có thể vì lạ quá nên ít ai biết về ông. Chỉ có những người mê đọc sách của 50 năm về trước, mới nhớ đến Nguyễn Đức Sơn.

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

ĐỌC THƠ VỀ CHỢ QUÊ QUẢNG TRỊ CỦA VÕ VĂN HOA - Châu Thạch


         
        Nhà thơ Võ Văn Hoa và nhà bình thơ Châu Thạch   


ĐỌC THƠ VỀ CHỢ QUÊ QUẢNG TRỊ CỦA VÕ VĂN HOA
                                                                                      Châu Thạch

Tôi có người bạn văn viết về chợ thật là độc đáo, đó là ký giả Lương Minh với quyển sách “Chợ Tỉnh Chợ Quê” có một không hai giữa thời này. Tôi có người bạn làm bài thơ về chợ cũng tuyệt vời, đó là nhà thơ Lê Đình Hạnh với bài thơ “Kẻ Chợ” mà mỗi lần anh đọc lên thì bạn bè lắng nghe thích thú. Tôi cũng yêu 10 bài thơ viết về chợ của Anh Thơ, một nữ sĩ của thập niên 40 thế kỷ trước. Ngoài ra còn rất nhiều bài thơ về chợ khác xưa nay có thể làm cho ta thú vị.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ VĂN THÙY “DỊ NHÂN” - Đặng Xuân Xuyến


                
                                Nhà thơ Văn Thùy


VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ VĂN THÙY “DỊ NHÂN”

Nghèo mà tài không được bằng ai nên tôi chọn sách (viết và kinh doanh sách) làm nghề kiếm kế sinh nhai. Ngót nghét hai mươi năm với nghề, khi thấy nghề sách có dấu hiệu “suy thoái”, tôi quyết định bỏ nghề, “về hưu” và tìm thú tiêu khiển với facebook... Lên mạng, tôi chăm chú đọc những bài về văn hóa tín ngưỡng, về đối nhân xử thế... chứ không mặn mà với thơ, truyện vì... ngại đọc, sợ phải “động não” nhiều nên khi thi sĩ Nguyễn Đăng Hành rủ Văn Thùy “dị nhân” đến thăm nhà - ở làng Đá, Ân Thi, Hưng Yên - tôi mới biết ông là thi sĩ cùng quê, là kẻ bấy lâu được giới văn chương “phong tặng” là “dị nhân”, là “lục bát giang hồ”... Cầm mấy tập thơ ông đề tặng, tôi cám ơn cho phải phép rồi cất vào tủ sách. Đêm. Ám ảnh bởi cuộc nói chuyện của ông, tôi vùng dậy “lôi thơ” của ông ra đọc.

ĐỌC “NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ” TẬP THƠ CỦA PHAN VÕ HOÀNG NAM - Châu Thạch


                
                           Nhà thơ Phan Võ Hoàng Nam


ĐỌC “NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ” TẬP THƠ CỦA PHAN VÕ HOÀNG NAM
                                                                                      Châu Thạch

Nhà thơ Phan Võ Hoàng Nam còn là một nhà giáo, một nhạc sĩ, một nghệ nhân tranh đá Bảy Núi,  một tay thư pháp, một quản trị trang  web Bông Tràm - An Giang.
Trước khi gởi sách tặng, Phan Võ Hoàng Nam nhắn tin cho tôi như sau: “Thơ em chân chất thường thường thôi anh ơi, không có gì sâu sắc, gửi anh chia sẻ niềm vui với em.”