BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

THI ĐỒNG TẢN ĐÀ, CHUNG SỰ - Thơ Chu Vương Miện


        


THI ĐỒNG * TẢN ĐÀ

quê hương thì có cửa nhà thì không
bây giờ thêm bác Nguyễn Bàng
quê thì quê vợ hai hàng tre pheo
thoáng nghe cũng biết là nghèo
là thân giáo thụ lộn phèo xác xơ
thuyền nan sóng dạt vật vờ
chèo đơn qua lại bến bờ cũng không ?
tháng năm nước chảy xuôi dòng
quẩn đi cũng chuyện cánh đồng đụn rơm
học hành thời chiến dở dang
“chuột chạy cùng đường” đến thế thì thôi ?
ngày xưa khối đá nung vôi
giờ đây vỏ ốc vung nồi cũng xong
tuổi Ngưu sướng khổ cũng đành
đồng sâu đồng cạn nắng hành mưa chan
bao phen đá giả thử vàng
bao phen một giấc kê vàng thế thôi ?
Mười năm đốt đuốc qua rồi
Mười năm “Tà Lặc” đoạn đồi leo qua
loanh quanh kẻ cắp bà già
muôn thu cũng chỉ một gà gáy thôi ?
tội tình bám cụ Phan Khôi
công danh sự nghiệp đi đời nhà ma
tài nghiêng sánh với Tản Đà
tiếc rằng thác muộn mà ra thế này ?
nuốt vào những cục đắng cay
cũng đành cỏ dại luống cày vô duyên
phù danh tan bọt xà phòng
còn dăm 3 chữ Nguyễn Bàng tiểu huynh

* Đồng là 10 hào.

VÌ SAO CỐ ĐÔ HUẾ ĐƯỢC GỌI LÀ ĐẤT THẦN KINH ? - Hà Sơn

Biệt danh đất Thần Kinh của Huế bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Nguyễn. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Thần Kinh ở đây là từ ghép có nguồn gốc từ 2 từ “Kinh đô” và “Thần bí”. Theo nghĩa này, đất Thần Kinh có nghĩa là “Kinh đô thần bí”. Vùng đất Huế bắt đầu trở thành “kinh đô” của các chúa Nguyễn ngay từ thế kỷ 16, gắn liền các câu chuyện thần bí. Từ đó, kinh đô Huế còn được gọi là vùng đất Thần Kinh.



     VÌ SAO CỐ ĐÔ HUẾ ĐƯỢC GỌI LÀ ĐẤT THẦN KINH ?

Trước hết, đó không phải là vùng đất của những người mắc bệnh thần kinh đâu nhé. Gọi là đất Thần Kinh, là do hai chữ KINH ĐÔ và THẦN BÍ ghép lại mà thành.

XEM THẢ LOÀI CHIM SĂN CHUỘT ĐỒNG Ở QUẢNG TRỊ - Minh Trí

Ở Quảng Trị cũng có hội chơi chim săn quy tụ những người có chung đam mê, sở thích để cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra, hội còn lập ra quy chế hoạt động và bảo tồn một số giống loài tự nhiên.

                                       Đưa chim săn đuổi chuột đồng. Ảnh: Minh Trí


 XEM THẢ LOÀI CHIM SĂN CHUỘT ĐỒNG Ở QUẢNG TRỊ 
                                                                                             Minh Trí 

Trong những năm gần đây, giới chơi chim săn mồi (hay còn gọi Falconry) ở Việt Nam tuy mới mẻ nhưng ngày càng được nhiều người biết đến. Thú chơi này đòi hỏi sự công phu, tính kiên trì của người huấn luyện.

Anh Kiên, Hội trưởng Falconry 74 Quảng Trị (Hội chơi chim săn Quảng Trị 74) rủ rê tôi tham gia buổi đuổi chim, chuột phá hại lúa của chim săn.

Anh nói thêm: Nên đi để thấy và hiểu thêm về thú chơi chim còn mới lạ trên địa bàn tỉnh mình. Đối với tôi, lời mời của anh Kiên thật hấp dẫn, nên dẫu bận đến mấy tôi cũng cố sắp xếp thời gian tham gia.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

“HÈN ĐẠI NHÂN” – Truyện ngắn của Lê Đạt



Lê Đạt là một trong những nhân vật trụ cột của Phong trào Nhân văn  - Giai phẩm. Về thơ, Lê Đạt tự nhận mình là phu chữ, vì thơ ông viết rất kỹ tính, cẩn thận từng câu chữ, chọn lọc, suy nghĩ và dằn vặt rất nhiều. Lê Đạt còn là một cây bút truyện ngắn “thứ dữ”. Cả đời ông, dường như chỉ in hai tập truyện ngắn là “Hèn đại nhân” và “Mi là người bình thường”.
Trong lời mở đầu của tập truyện “Hèn đại nhân”, Lê Đạt dí dõm giới thiệu:
“Hầu hết nhà văn Việt Nam đều biết Lê Đạt là một ‘người làm thơ già’. Hiếm hoi biết Lê Đạt là một ‘người viết văn trẻ’. Truyện ngắn đầu tay của tôi ‘Bài haiku’ in cùng một lúc trên tuần báo Tuổi trẻ Chủ nhật và Văn nghệ, được viết sau những truyện của Hồ Anh Thái, nhà văn trẻ tuổi nhất được kết nạp hội viên vào dịp Trần Dần và tôi tái hồi văn tịch. Vậy thì khi đề nghị độc giả đọc với thái độ chiếu cố già và nâng đỡ cây bút trẻ liệu có thể xem là quá đáng hay dính chút ‘tham ô’ không.
Mời quý bác đọc truyện ngắn “Hèn đại nhân”, truyện mở đầu và được mang tên chung cho cả tập truyện.

                 
                      Nhà văn Lê Đạt (1929 – 2008)


                   “HÈN ĐẠI NHÂN” 
                                                              Truyện ngắn của Lê Đạt

Trình làng người dăm chữ ngụ cư

Chưa bao giờ Jăng thấy những biểu thức toán học thanh nhã và đẹp đến thế. Anh bóp mười đầu ngón tay tê cứng rồi lại mải miết viết. Những suy nghĩ như con nước đe dọa trào ra khỏi bình óc, nếu Jăng không giải phóng chúng trên giấy. Anh chợt nhìn đồng hồ. Kim chỉ hai mươi giờ mười lăm. Jăng giật mình. Anh đã quá hẹn với Mari mười lăm phút. Ôi, Mari em xinh đẹp thế… duyên dáng thế… Mà sao khó hiểu… sao rắc rối hơn những phương trình toán phức rất nhiều. Đang vui vẻ đang dịu dàng… bỗng em cau mặt… thế là dông tố nổi lên ầm ầm, có khi đến cấp mười hai, mười ba. Và rồi giữa cơn cuồng nộ em bỗng ôm hôn anh… mắt thăm thẳm… bình yên tuyệt vời. Có phải đó là điểm mà các nhà khí tượng gọi là mắt bão? Đang hát, đang nhí nhảnh như một con chim ức đỏ, mặt em bỗng lạnh tanh dưới không độ… và anh buồn như con hải mã mồ côi.

ĐỌC “CHÂN DUNG TỰ HOẠ 34” CỦA LÊ THIÊN MINH KHOA.- Châu Thạch


        
               Nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa


VÀ EM…

Và em.
Và tôi.
Và thơ.
Và lung linh rượu.
Và chờ đêm qua

Và Không.
Và Phật.
Và Ma.
Hội nhau trong cõi ta - bà
Rong chơi

Và em.
Và tôi.
Và ai.
Và trăm năm
Vẫn nhớ hoài ngàn năm

Và ngàn năm
Nhớ xa xăm
Và xa xăm nhớ lầm
Than kiếp người!…

Nhà sáng tác Đà Lạt - 8.2006
Lê Thiên Minh Khoa

MỘT SỐ BIỂU HIỆN TÂM LÝ THIẾU LÀNH MẠNH Ở TUỔI MỚI LỚN - Vũ Thị Hương Mai



Thời kỳ tuổi dậy thì là giai đoạn đặc thù trong cuộc đời của mỗi con người, cả về tâm lý và sinh lý đều có những biến đổi rõ rệt. Những sự thay đổi đó nếu không được chuẩn bị trước về tâm lý sẽ khiến các em cảm thấy kinh lạ, xấu hổ hoặc lo sợ.

TÌNH CHUNG - Thơ Đặng Xuân Xuyến


       


TÌNH CHUNG

Mới hẹn mới thề nhất nhất tôi
Kiếp này, kiếp nữa chỉ yêu tôi
Thế mà tấp tểnh theo họ vội
Vất tuột hẹn thề bỏ sông trôi

Thì chữ chung tình rớt đầu môi
Biết rồi nên chỉ tự trách tôi
Ba xu kiếm được duyên vài tối
Hà tất thở than đứng với ngồi.

Thế nhé, chữ tình chỉ vậy thôi
Đừng ví sông kia lúc lở bồi
Đừng than gió lạnh run chiều tối
Đừng mượn sao trời biện với tôi.

Hà Nội, sáng 23-05-2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

KHI CHỢT GẶP NGÔI TRƯỜNG - Thơ Nguyên Lạc


        
                       Nhà thơ Nguyên Lạc


KHI CHỢT GẶP NGÔI TRƯỜNG

Tưởng rằng quên được một thời
Khóa trong tiềm thức lâu rồi... xưa xa
Ô kìa! Cuối phố phải là...?
Không đâu tôi nhé!
Chỉ là nhớ thương

Ve reo. huyết phượng con đường
Dáng em trắng cả ngôi trường tuổi mơ
Có tôi run ngất tờ thơ
Mắt ai lá trúc nhung tơ tóc thề

Môi hồng vẫn thắm đam mê?
Khổ đau có đã...?
Đi về chung. riêng?

Vẫn tôi. vẫn nỗi muộn phiền
Trường xưa. lối cũ. hiện tiền đó sao?
Không đâu! Chỉ xót xa nào
Ngôi trường lạ lẫm. cớ sao lại buồn?

Thời gian bóng vụt qua song
Làm sao níu được xuôi dòng nước trôi?
Thôi đành thôi nhé. đành thôi!
Phượng hồng tình đó một đời riêng mang!

Bể dâu cùng với điêu tàn
Bao giờ hạnh ngộ?
Ly tan đang là
Vô thường lời Phật dạy ta
Lục Như kệ tụng chắc là tâm an? [*]

Tịnh không điệp khúc muôn trùng
Lắng khuya. tích tắc. nhịp buồn thời gian
Tiếng chim cô lẻ vọng âm
Chong đêm nến lệ
buốt căm nỗi hoài!

Cố nhân? Một tiếng thở dài
Mù sương cố lý đoạn đoài...
Biết chăng?

                                            Nguyên Lạc

.........

[*] Kệ Lục Như - Kinh Kim Cang: Như mộng, huyễn, bào, ảnh/ Như lộ diệc như điện (Như mộng, huyễn, bọt, bóng/Như sương, như chớp loé)

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

LÃO HỮU, LÀM CHI ? - Thơ Chu Vương Miện


       


LÃO HỮU
“Gửi nhà văn và nhà giáo Nguyễn Bàng”

Tôi và Bác ở hai đầu trái đất
Bác phía Đông còn tôi ở phía tây
Bác giờ tý canh 3 tôi giữa ngọ ban ngày
tình nghĩa văn chương toàn đuổi ruồi vô bổ
có nghĩa chi đâu ? “bóng câu qua cửa sổ”
gió ào ào thổi dạt quán thu phong
mới chớm khuya mà đã sắp rạng đông
giờ dậu gà lên chuồng chừ vang tiếng gáy
một kiếp thư sinh ngả nghiêng lau sậy
khi cỏ gà cỏ gấu lúc cỏ tranh
chuyện văn chương bất đắc dĩ vô tình
dăm 3 chữ “nôm na mách qué”
khi hương sư tổng sư giáo viên tỉnh lẻ
gặp lỡ độ đường lên tận xứ Lai Châu
rồi Sơn La Phủ Lạng Thương xuống tận Đáp Cầu
rời nguyên quán định cư quê vợ
cùng chốn quê tôi “người cùng xứ sở”
phố Hàng Kênh Chợ Con Cánh Gà
có phố Cầu Đất Tám gian có chợ Hàng Hoa
có Trại Cau và ngã Tư Quảng Lạc
rồi kế tiếp là đường Cát Dài Cát Cụt
qua trại lính Khố Xanh Bãi Tắm Ngựa Quán Bà Mau
bên trái phi trường Cát Bi bên phải Cầu Rào
đi tiếp nữa là bãi tắm Đồ Sơn Đồ Đểu
Bác thông minh dĩnh ngộ nhưng nghe qua chậm hiểu
nên bao năm chỉ giáo học giáo hòn
đất nứớc chúng ta Trung Năm Bắc một tuồng
nên “thơ” làm hoài hóa ra thành “thoét”
cố gắng nhìn voi nan hóa ra thành chuột
nhìn toàn là thằng mà lại hóa ra ông ?
đủ 83 năm chỉ là buổi lên đồng
trống kèn sênh phách chũm chọe
cung văn Ông Hoàng Bơ Ông Hoàng 10 Mẫu Thoải
đến rồi đi đi rồi đến áo xanh đỏ tan hầu
chuyện bây giờ giống như chuyện Bắc Đẩu Nam Tào
chia hai vùng đêm đêm ngửa mặt lên
lúc nào cũng thấy
Bác phận cá cơm tôi thân bọ gậy
chung quanh mình là tép nước lòng tong
trụ nơi ao ? mắc sức vẫy vùng
đời đã thế ? muôn đời vẫn thế ?

CHÙM THƠ "TÀN..." CỦA LÊ VĂN TRUNG


       


TÀN MỘT CƠN SAY

Ta ủ men buồn trong cốc rượu
Uống cùng ta những kiếp lưu đày
Uống như uống cạn niềm hoang phế
Uống đi, đừng nói lời chia tay
Trăng của nghìn phương, trăng viễn phương
Sá gì dâu bể với tang thương
Hồn ta là một vành trăng úa
Cố thổ nào đâu mà quặn lòng
Đã mất nhau từ trong hoạn nạn
Đã xa nhau từ cuộc phân ly
Máu trong tim ươm mầm ly tán
Thì tiếc thương chi một lối về
Ta ủ men buồn pha huyết lệ
Hãy uống cùng ta kẻo phụ lòng
Em hỡi dẫu tình như bóng xế
Chén đời tạ lỗi với trăm năm
Xin hãy nhen chút lửa bên chiều
Mời nhau cạn hết chén hoang liêu
Ta đang tan chảy cùng cơn mộng
Em có nghe lòng quá quạnh hiu
Một đời ta phiêu bạt phương này
Thì sá gì em mà thương vay
Thì sá gì ngươi đời lưu lạc
Thôi uống cho tàn một cơn say.
                   

EM ĐÓNG LẠI TRÁI TIM TÌNH KHÁNH KIỆT! - Thơ Trần Mai Ngân


   


EM ĐÓNG LẠI TRÁI TIM TÌNH KHÁNH KIỆT!

Em đóng lại câu thơ từ trái tim
Không viết nữa khi thật lòng đã hết
Còn trong hạ mà mùa thu như chết
Sao hắt hiu lạc lõng đến cô liêu

Em khấn Phật Trời xin để không yêu
Mùa phụ rẫy trắng dòng sông bến nước
Cố quên đi chuyện buồn vui sau trước
Cho nhẹ nhàng như cơn gió thoảng qua...

Bài thơ cuối viết nước mắt cứ nhoà
Lem ướt giấy mực buồn loang tan vỡ
Mộng ấp ủ nay đã đành lỡ dỡ
Xa nhau rồi gãy cánh thần tiên xuân...

Năm năm hay nhiều năm đã lưng chừng
Hư hao mắt môi gầy lời tạ tội
Dẫu đã biết một mai rồi sẽ vội
Cũng chia tay ta hai ngã đường tình

Bây giờ, bây giờ còn chỉ một mình
Em đóng lại trái tim tình khánh kiệt !

                                 Trần Mai Ngân

THÔI...- Thơ Đặng Xuân Xuyến


       
                         Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


THÔI...
(với G)

Mình chia tay lâu rồi
Sao còn tìm nhau trong mơ
Níu dài cuộc tình đã vỡ

Giờ mình không cùng hướng
Giờ mình cũng lạc giường
Thì thôi
Giường ai nấy lo ủ ấm
Đừng nữa đêm tìm trong mơ
Mỏi mòn ngày nỗi nhớ
Giận hờn mãi chi
Nào ai biết khôn biết dại

Thôi
Em cứ nằm giường lạ
Cứ ủ ấm người ta
Đêm nay... Và đêm nay nữa
Buồn nào rồi cũng sẽ qua.

Hà Nội, 04 tháng 02.2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

NHẬN XÉT NGẮN VỀ MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA THƠ - Phạm Đức Nhì


              
                            Nhà thơ Phạm Đức Nhì


         NHẬN XÉT NGẮN VỀ MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA THƠ
                                                                              Phạm Đức Nhì

MẤY ĐIỂM TỰA 

Bài viết này được dựa trên mấy điểm căn bản sau đây:

1/ Đặc Tính Của Định Nghĩa
Định nghĩa – tùy tác giả hoặc tự điển – có 2, 3 hoặc 4 đặc tính. Trong bài viết này – bàn về thơ - tôi chỉ chọn đặc tính nói đến tính phổ quát của thơ.
Theo Phan Ngọc, “định nghĩa” có 2 đặc tính trong đó tính phổ quát của định nghĩa thơ được phát biểu như sau:
Có giá trị phổ quát, tức là áp dụng cho mọi hiện tượng gọi là thơ trên trái đất này, bất chấp ngôn ngữ, thời gian, tập quán, trường phái.
(Thơ Là Gì?, Talawas 02/09/2002)

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=883&rb=0101

BÂNG KHUÂNG MÙA HẠ CŨ - Thơ Nhật Quang


   


BÂNG KHUÂNG MÙA HẠ CŨ

Nắng Hạ vàng nhẹ rơi thềm vắng
Em có nghe tiếng ve nức nở khúc biệt ly?
Từ độ em xa mái trường
Cánh phượng buồn rưng rưng
Gió mây hững hờ trôi trên lối về bằng lăng tím

Giờ em về phương trời nao?
Những chiều Hạ mưa giăng ngập phố
Dưới hiên xưa bụi thời gian xóa mờ kỷ niệm…
Ta ngơ ngác tìm màu áo lụa trắng trinh nguyên
Từ thuở tóc nhung mềm, mắt biếc

Ta vẽ em trong khoảnh khắc vu vơ
Gởi hồn thơ vào những ngày xa cách
Nghe tiếng tự tình…
Sâu thẳm trong trái tim nồng say
Chiều mưa Hạ buồn như lời than thở

Hàng ghế đá bâng khuâng mùa Hạ cũ
Ngày tháng xa, em còn nhớ mái trường xưa?
Cánh phượng hồng nghiêng bay
Gió đong đưa đầy sân vạt nắng lụa
Giờ mình ta ôm nỗi nhớ nào nguôi.

                                                  Nhật Quang

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

CHUYỆN VỀ CUỘC ĐỜI MỘT DANH TƯỚNG ĐÃ HIẾN KẾ GIÚP NGÔ QUYỀN BÀY TRẬN TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG - Lê Thái Dũng

Chúng ta đều biết Ngô Quyền nổi tiếng với trận địa cọc ngầm phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Nhưng ít ai hay đây là công trạng của một danh tướng đã hiến kế cho Ngô Quyền.

                    Bàn kế sách đánh giặc ngoại xâm (Hình minh họa – Nguồn: internet)

CHUYỆN VỀ CUỘC ĐỜI MỘT DANH TƯỚNG ĐÃ HIẾN KẾ GIÚP NGÔ QUYỀN BÀY TRẬN TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG

Sông Bạch Đằng xưa là con sông rộng lớn, sông sâu, sóng dữ. Khi nước thủy triều lên, cảnh quan khu vực sóng nước mênh mông hùng vĩ xen kẽ các chỏm đá vôi cao vút, hai bên bờ là rừng cây bao phủ nên sông còn mang "tên Nôm" giản dị là Sông Rừng vì địa thế rất hiểm yếu.

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

PHẠM DUY VÀ MƯỜI BÀI TỤC CA - Nguyễn Ngọc Chính

Lưu ý: Với những người “không quen” hoặc “không thích nghe” những câu nói tục hay tiếng chửi thề thường diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, lời khuyên chân thành của tôi là không nên đọc bài viết và cũng không nên nghe những bản tục ca này. Lý do: Lời 10 bài tục ca của Phạm Duy rất… “phản cảm” và có thể gây sự khó chịu hoặc bực mình…

             
                              Tác giả Nguyễn Ngọc Chính


            PHẠM DUY VÀ MƯỜI BÀI TỤC CA
                                                    Nguyễn Ngọc Chính


        
                         Phạm Duy thời trai trẻ ở chiến khu Bình Trị Thiên

Khi còn sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy đã có đôi lời tâm sự về 10 bài tục ca của ông đọc trên băng cassette được phổ biến hạn chế và đến nay gần như “thất truyền”:

“Hai vị viết sách, viết báo về tôi là Tạ Tỵ và Georges Gauthier đều cho rằng cái vui, cái tếu không phải là chất liệu Phạm Duy, cho nên tục ca không thành công. Chưa kể có người chê tôi đi tới chỗ nhảm nhí trong nghệ thuật. Tôi cũng hiểu được vì sao có những người chống đối tục ca dù họ không biết cặn kẽ nội dung của nó. Tôi không hề tung tục ca ra quần chúng. Tôi chỉ tặng vài người bạn thân một băng cassette ghi lại buổi hát chơi ở Vũng Tầu và còn dặn dò đừng phổ biến!”

                    Đám cưới năm 1948: Phạm Duy trong bộ quân phục bên Thái Hằng

Có lẽ không nhà phê bình nào có đủ thẩm quyền hơn chính tác giả khi nhận xét về những điểm yếu trong cuộc đời sáng tác của mình. Trong trường hợp Phạm Duy, ông đã thẳng thắn nhìn nhận đã có nhiều người “chê” tục ca vì nó đi tới chỗ “nhảm nhí trong nghệ thuật” nhưng ông cũng vạch ra lý do: “họ không biết cặn kẽ nội dung của nó”. 

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

TƯỞNG NHỚ VŨ ĐỨC SAO BIỂN, PHIM NƯỚC BẠN - Thơ Chu Vương Miện


       


VŨ ĐỨC SAO BIỂN
(Tưởng nhớ đôi dòng)

“Đi qua chân cầu
Nhìn xuống dòng sông sâu
Cuộc tình như thế đó ?
Cuộc đời như thế đó ?
Đi qua chân cầu
Nhìn nước trôi một dòng
Như tình anh với em
Nhạc Vũ Đức Sao Biển”

Nhiều anh trước ta đã ra đi
Nhiều bạn sau ta cũng ra đi
Ta lỡ cỡ còn ở lại
Lão Cung Tích Biền thở ngắn than dài
Chúng ta xếp hàng một
Chờ ngày tốt lên thiên thai?
Nhập giang nhập gia
Tuỳ giờ tuỳ lúc
Chờ gọi tên là đi cái một
Hoạ sĩ nhà thơ Hoàng Hương Trang
Thi sĩ võ sư phê bình gia Trần Tuấn Kiệt
Đại danh ca Thái Thanh
Bây chừ Võ Hợi “nhạc sĩ giáo sư, nhà báo,
nhà Kim Dung học Vũ Đức Sao Biển ra đi chuyến chót .

THÁNG NĂM LẠY TRỜI MƯA XUỐNG !!! - Thơ Lý Hạ Liên


   


THÁNG NĂM LẠY TRỜI MƯA XUỐNG !!!

Tháng Năm
Môi em cháy bỏng mặt trời
Khát môi anh
Một ngụm nước dừa xiêm ngọt mát nắng hè

Tháng Năm
Chùm phượng vĩ bên trời
đỏ lửa
Cho người tình
thắp thuốc
Nhả khói lên trời
Nghìn năm mây trắng

Tháng Năm
Lạy trời mưa xuống
Cánh đồng khô hạn
Bên dòng sông trơ đáy
Khát mưa...

Tháng Năm
Đi qua mùa nóng chảy
Cổng nhà ai rực màu bông giấy
Thao thức nỗi buồn trưa…

Tháng Năm
Cầu trời giải cứu
Nơi nào nhiệt độ cũng tăng
Chờ mong những cơn mưa
Như chờ anh !!!

                           Lý Hạ Liên
                            21.5.2020

BỆNH VIỆN QUẢNG TRỊ TRƯỚC NĂM 1975 TRONG KÝ ỨC TÔI - Khang Hồ


                   
                             Tác giả bài viết Khang Hồ 


        BỆNH VIỆN QUẢNG TRỊ TRONG KÝ ỨC TÔI
                                                       Hồ Sĩ Khang (Chs NH71-75)

Tôi nhìn hoài bức ảnh bệnh viện Quảng Trị chụp trước năm 1972 trên trang face Đồng môn Nguyễn Hoàng.
Người đăng chỉ viết sơ sài mấy dòng, nhưng bao nhiêu kỷ niệm òa về tràn ngập.
Các anh chị ấy nhắc đến chị Vui, vợ của người thầy dạy Trường Nguyễn Hoàng đã mất: Lê Văn Tôn. Ngày trước, thầy làm thông dịch viên cho các bác sĩ Mỹ, còn chị Vui cũng làm tại bệnh viện này.
Tôi đọc tất cả các comments mà không thấy một cái gì dính dáng đến những điều tôi biết.