BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

THỬ ĐOÁN ĐỌC VĂN BIA BẰNG HÁN VĂN TÌM THẤY Ở TỈNH LỴ QUẢNG TRỊ - Hoàng Đằng




Tôi thấy trên trang facebook của Nguyễn Duy Ái có thông tin:

“Những năm làm nghề xây dựng trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tôi lại cơ duyên được gặp khá nhiều ngôi mộ của liệt sĩ, tử sĩ, quan lại, nhân dân quá cố... Trong đó có ngôi mộ của Ngài Hàn Lâm Viện Thị độc, bia dựng năm 1935.
Tôi đã gửi thư về địa phương, qua nhiều kênh, ở Quảng Nam đã có thư xác nhận là Tổ Tiên của họ, nhưng sau đó thấy không liên hệ tiếp.
Các Liệt Sĩ thì phối hợp với Chính Quyền Địa Phương đưa lên Nghĩa Trang thị xã Quảng Trị.
Có hai tử sĩ thì người nhà đã xác nhận đưa về quê.
Hằng năm, trước mùa Vu Lan, ngày 10/7, gia đình tôi lên viếng mộ, vệ sinh và tổ chức hiệp kỵ cho các vong linh.
Phật dạy: Chúng sanh là cha mẹ của nhau, nên hữu duyên nầy chắc là những người yêu thương trong quá khứ.
Nhân mùa Vu Lan, chúng tôi luôn khấn nguyện cầu mong các vong linh sớm tái sanh về Miền Tịnh Quốc”.
 
Dưới những dòng thông tin, có ảnh tấm bia mộ “Ngài Hàn Lâm Viện Thị Độc” và ảnh chụp phần phiên âm của ai đó (có lẽ do ông Nguyễn Duy Ái cây nhờ) từ chữ Hán ra âm Hán Việt viết bằng chữ Quốc Ngữ, xin gọi là bản phiên âm văn bia 1.
 
I- BẢN PHIÊN ÂM VĂN BIA 1

 
“CỐ PHU NGHỆ AN TỈNH NGHI LỘC HUYỆN VẠN TANG XÃ HÀN LÂM VIỆN THỊ ĐỘC

SUNG ĐIỀN KHÂM KHOA HOÀNH NHI TƯ HOÀNG SANH PHỦ QUÂN CHI MỘ
 
CHÁNH PHỐI THẤT PHẨM NHU NHÂM QUẢNG NAM TỈNH PHÚ BÌNH XÃ HƯƠNG XUÂN BÁI CHI

KHẢI ĐỊNH ẤT HỢI NIÊN NHUẬN TỨ NGUYỆT NHỊ THẬP LỤC NHẬT (1935).
 
Phần phiên âm tối nghĩa vì (1) người viết phiên âm nghe người đọc âm Hán Việt các chữ Hán không rõ nên viết sai nhiều chữ và (2) bản văn bia bằng chữ Hán khắc không rõ, lại lâu ngày bị lu mờ, phải vừa đọc vừa đoán.
 
II- BẢN PHIÊN ÂM VÀ DỊCH NGHĨA VĂN BIA 2

Trên facebook, BS. Nguyễn Văn Nguyên đã đọc và phiên âm lại, kèm phần dịch nghĩa:
 
“ĐẠI NAM CỐ PHU NGHỆ AN TỈNH, NGHI LỘC HUYỆN, VẠN TRANG XÃ, HÀN LÂM VIỆN KIỂM THẢO.

NGUYÊN QUẢNG NAM TỈNH TẤN THI HOÀNG TRÚC NHỊ TỰ HÀN SINH, PHỦ QUÂN CHI MỘ.
 
CHÁNH PHỐI THẤT PHẨM LỤC NHÂN QUẢNG NAM TỈNH, PHÚ BÌNH XÃ, PHAN THỊ XUÂN BÁI CHÍ

KHẢI ĐỊNH ẤT SỬU NIÊN, NHUẬN TỨ NGUYỆT, NHỊ THẬP LỤC NHẬT
 
Tạm dịch như sau:
 
Đại Nam (tên nước ta), chồng quá vãng, tỉnh Nghệ An, huyện Nghi Lộc, xã Vạn Trang, là Hàn Lâm Viện Kiểm Thảo
Nguyên quán Quảng Nam, Tấn Thi Hoàng Trúc Nhị, tự là Hàn Sinh, là mộ của phủ quân. 

Chánh thất phẩm Lục Nhân, tỉnh Quảng Nam, xã Phú Bình tên Phan Thị Xuân bái ghi.
Năm Ất Sửu triều vua Khải Định, tháng tư nhuận, ngày hai mươi sáu.”
 
BS. Nguyễn Văn Nguyên đã tìm thấy một số điều xét ra không hợp lý trong bản phiên âm trước:
 
1/ Thiếu chữ trên bia.
2/ Chức Kiểm Thảo Quan của Hàn Lâm Viện triều Nguyễn ngang hàng Thất phẩm. Thị Độc ngang hàng tứ phẩm.
3/ Người dưới mộ tên là Hoàng Trúc Nhị, Tấn Thi là làm bài được tấu cho vua phong hàm, không phải thi cử (hay còn gọi là ngự chế). Ông có tên tự là Hàn Sinh.
4/ Năm Ất Sửu 1925 là năm nhuận, Ất Hợi 1935 không nhuận.
5/ Vua Khải Định băng hà 1925. Niên hiệu Khải Định phải là khi vua còn tại vị. Năm 1935 là vua Bảo Đại.”
Phần phiên âm và dịch nghĩa của BS. Nguyễn Văn Nguyên tương đối đã soi rõ nhiều thông tin trong văn bia; tuy nhiên, chưa phải là tất cả.
 
III- BẢN PHIÊN ÂM VÀ DỊCH NGHĨA VĂN BIA 3
 
Vì vậy, tôi muốn góp chuyện.
Qua cô bạn đồng môn, đồng khóa của tôi – Võ Hồng Phi - ở Viện Hán Học Huế ngày xưa, tôi nhờ ông Đỗ Chiêu Đức, người mà đọc trên mạng tôi biết có trình độ Hán Văn cao, đọc giùm.

Và đây là ý kiến của ông Đỗ Chiêu Đức:

Bia đá từ năm Ất Mão 乙卯 (1915) đời vua Khải Định, hơn một trăm năm rồi, chỗ bị mẻ sứt. lại được tô bù bằng xi-măng, nên ... Em (từ ông Đức xưng với cô bạn đồng môn đồng khóa của tôi ở Viện Hán Học Huế 1960 – 1965) đọc tới đâu thì tính tới đó thôi nghen !
Em sẽ đọc từ TRÊN xuống DƯỚI và từ hàng phía TAY PHẢI trước, rồi sang các hàng TAY TRÁI. Tất cả gồm có 4 hàng như dưới đây:
 
1. 大南故夫,乂安省,宜祿縣,萬莊社,翰林院檢討。
Đại Nam cố phu, Nghệ An Tỉnh, Nghi Lộc huyện, Vạn Trang xã, Hàn Lâm Viện Kiểm Thảo.

Tạm dịch:

Chồng cũ (đã chết), ở tỉnh Nghệ An, huyện Nghi Lộc, Xã Vạn Trang, (chức vụ) là Kiễm Thảo của Viện Hàn Lâm.
 
2. x  x  廣南省,邏譯,黃行二字,語生,府君之墓。
x  x  Quảng Nam tỉnh, La dịch, Huỳnh Hành nhị tự, Ngữ Sinh, Phủ Quân chi mộ.
 
Tạm dịch:

Tỉnh Quảng Nam, LA DỊCH không hiểu là nghĩa gì, Hai chữ Huỳnh Hành,                    
NGỮ SINH không hiểu nghĩa, mộ của Người tên Phủ Quân

3. 正記六品录人,廣南省,富平社,潘氏春輝誌。
Chính ký Lục phẩm lục nhân, Quảng Nam tỉnh, Phú Bình xã, Phan Thị Xuân Huy chí.

Tạm dịch:

Người ghi lại chính là người có hàm Lục Phẩm, ở tỉnh Quảng nam, Xã Phú Bình,
Phan Thị Xuân Huy lập mộ chí.
 
4. 啟定, 乙卯年, 閏四月, 二十六日。
Khải Định, Ất Mão niên, Nhuận Tứ Nguyệt, Nhị thập lục nhật.

Tạm dịch:
Đời vua Khải Định, năm Ất Mão (1915), ngày 26, Tháng Tư nhuần.

Em chỉ đọc được có vậy thôi. Mong Chị thông cảm!
                                                               Nay kính,
                                                           Thầy Đồ Dõm
                                                          Đỗ Chiêu Đức”
 
Tôi xin cảm ơn ông Đỗ Chiêu Đức đã chịu khó, bỏ thì giờ giúp tôi.

 V- BẢN PHIÊN ÂM VÀ DỊCH NGHĨA VĂN BIA 4

Vậy là đã có 3 vị phiên âm văn bia. Giờ, việc tìm hiểu ý của văn bia trên xin được xem như một buổi hội luận.
Sau khi đọc ý kiến của các vị thức giả, tôi cũng muốn tự phiên âm và dịch nghĩa – lẽ dĩ nhiên, vừa nhận dạng mặt chữ vừa đoán vì chữ không còn rõ ràng.

Và đây là bản phiên âm của tôi:
 
ĐẠI NAM CỐ PHU NGHỆ AN TỈNH NGHI LỘC HUYỆN VẠN TRANG XÃ HÀN LÂM VIỆN KIỂM THẢO

NGUYÊN QUẢNG NAM TỈNH THÔNG DỊCH HOÀNG TRÚC NHỊ TỰ NGỮ SINH PHỦ QUÂN CHI MỘ
 
CHÁNH PHỐI THẤT PHẨM NHU NHÂN (xem chú thích 1 ở dưới) QUẢNG NAM TỈNH PHÚ BÌNH XÃ PHAN THỊ XUÂN BÁI CHÍ

KHẢI ĐỊNH ẤT SỬU NIÊN NHUẬN TỨ NGUYỆT NHỊ THẬP LỤC NHẬT

Dịch nghĩa:

Mộ của chồng đã mất tên HOÀNG TRÚC NHỊ (xem chú thích 2 ở dưới) tự NGỮ SINH (người học về ngôn ngữ), chức Hàn Lâm Viện Kiểm Thảo, người xã Vạn Trang, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, nước Đại Nam (tên nước Việt Nam kể từ triều Minh Mạng), nguyên làm thông dịch ở tỉnh Quảng Nam.
 
Bà Phan thị Xuân, người xã Phú Bình tỉnh Quảng Nam, vợ chính của quan Thất Phẩm lạy ghi.
Ngày 26/Tư nhuận/năm Ất Sửu (xem chú thích 3 ở dưới) đời vua Khải Định (16/6/1925)
 
V- TẠI SAO CÓ NGÔI MỘ NÀY Ở TỈNH LỴ QUẢNG TRỊ

Ông Nguyễn Duy Ái kể trường hợp phát hiện ngôi mộ có tấm bia:

 “… Khi em thi công trường Thanh niên Dân Tộc (hiện nay, trước mặt trường Trung Học Phổ Thông thị xã, trước đây là trường Nguyễn Hoàng) thì gặp 3 cái, tức là khu vực sau bến xe Nguyễn Hoàng ngày xưa đó anh. Rồi tất cả em quy về nghĩa địa thị xã Quảng Trị, khu vực em đặt mộ nhìn ra hồ Tích Tường”.

Mộ ngài Hàn Lâm Viện Kiểm Thảo tìm thấy ở tỉnh lỵ Quảng Trị, nhưng trong văn bia không có thông tin Ngài giữ chức vụ gì trong chính quyền tỉnh Quảng Trị mà chỉ nói Ngài nguyên làm thông dịch ở tỉnh Quảng Nam.

Tôi đoán khi học hành xong, còn rất trẻ, từ quê tỉnh Nghệ An, Ngài được bổ nhiệm vào làm việc tại tỉnh Quảng Nam.
Ở tỉnh Quảng Nam, Ngài lấy vợ là bà Phan thị Xuân người xã Phú Bình huyện Quế Sơn.
Hai vợ chồng đem nhau từ Quảng Nam về thăm quê Nghệ An. Trên đường, đến Quảng Trị, có thể Ngài bị tai nạn gì đó hay bệnh đau đột ngột và qua đời. Đường sá xa xôi, bà Phan thị Xuân phải chôn chồng, lập mộ, dựng bia ở tỉnh lỵ Quảng Trị.

Nguyễn Duy Ái nói là đã thông báo vô Quảng Nam, có người nhận là thân nhân của Ngài, nhưng sau đó, họ cắt liên lạc.
Như thế, người nhận thân nhân ấy không phải thuộc trực hệ của Ngài, nói rõ ra không phải con cháu của Ngài; biết đâu Ngài và bà Phan thị Xuân chưa có con!
 
V- THÔNG ĐIỆP NHẮN GỞI
 
Qua đọc mấy chục chữ Hán trên văn bia, mỗi người đọc, đoán mỗi khác.
Việc đọc và hiểu Hán Văn không phải dễ.
Chuyện chồng của Trưng Trắc có tên Thi Sách hay Thi hiện nay đang rối; THI SÁCH THÊ TRƯNG TRẮC, xưa hiểu: Vợ Thi Sách là Trưng Trắc, nay có nhà sử học hiểu: Thi lấy vợ là Trưng Trắc.

Chuyện tờ di chúc chỉ mấy chục chữ mà ý hiểu 2 cách khác nhau hoàn toàn:
DƯ THẤT THẬP TUẾ SINH ĐẮC NHẤT NAM TỬ NHI PHI NGÔ TỬ DÃ KỲ GIA TÀI GIAO DỮ TẾ NGOẠI NHÂN BẤT ĐẮC XÂM TRANH

Người viết di chúc muốn quan xử việc sau này hiểu là:

Ta bảy mươi tuổi sinh được một con trai mà PHI là con của ta; gia tài của ta giao cho nó; rể là người ngoài không được vào giành; chàng rể của người viết di chúc thì hiểu: Ta bảy mươi tuổi, sinh được một con trai nhưng không phải con ta; gia tài của ta giao cho rể; người ngoài không được vào giành.
 
Ấy là chưa nói đến chữ trên bia, trên trụ các công trình thờ tự, chữ bị sứt mẻ, khắc sai do trình độ của người khắc, trong các tài liệu qua thời gian chữ phai mờ hay bị ẩm ướt, mối mọt rỉa ráy, bào mòn …
 
Tôi thấy hiện nay trong cộng đồng không còn mấy người biết chữ Hán, hiểu Hán Văn rành rẽ nữa.
Vì vậy, những tài liệu gì bằng Hán Văn mà tiền nhân để lại thì xem như chuyện đã rồi, còn hiện tại và tương lai, có gì thì nên viết bằng chữ Quốc Ngữ.
Ấy là thông điệp tôi muốn nhắn gởi qua bài viết này.
 
                                                            01/9/2023 (17/Bảy/Quý Mão)
                                                                            Hoàng Đằng

PHẦN CHÚ THÍCH:
 
(1) Thụy hàm dành cho các phu nhân
Năm Minh Mạng 7 (1826), vua Minh Mạng ban lệnh chuẩn định việc phong ân sung thụy hàm cho phu nhân (nếu chỉ một vợ) hoặc các phu nhân (nếu nhiều vợ) của các quan viên. Thụy hàm này không phân biệt trật chánh tòng hoặc ban văn võ, được chuẩn định như sau:

Vợ quan Nhất phẩm: Phu nhân (夫人);
Vợ quan Nhị phẩm: Phu nhân (夫人), sau đổi Đoan nhân (端人)
Vợ quan Tam phẩm: Thục nhân (淑人);
Vợ quan Tứ phẩm: Cung nhân (恭人);
Vợ quan Ngũ phẩm: Nghi nhân (宜人);
Vợ quan Lục phẩm: An nhân (安人);
VỢ QUAN THẤT PHẨM: AN NHÂN (安人), sau đổi NHU NHÂN (柔人)
Vợ quan Bát phẩm: Nhụ nhân (孺人), sau đổi Cẩn nhân (謹人)
Vợ quan Cửu phẩm: Nhụ nhân (孺人)
                                              
(Thông tin do Bảo Lâm cung cấp)

 (2) Ngoài tên Hoàng Trúc Nhị do BS. Nguyễn Văn Nguyên đoán dịch, Ngài trong văn bia cũng có thể là tên Hoàng Trúc hay Hoàng Hành vì chữ TRÚC   và chữ HÀNH    gần giống nhau và cụm từ HOÀNG TRÚC NHỊ TỰ NGỮ SINH có thể hiểu là Hoàng Trúc có 2 chữ  tự 2 là Ngữ Sinh.
(3) Phải là năm Ất Sửu – 1925 vì năm này có tháng Tư nhuận (theo LỊCH THẾ KỶ XX, nhà xuất bản Văn Hóa) và là năm cuối niên hiệu Khải Định (1916 – 1925).

BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC Ở ĐÂU – Thơ Trần Mai Ngân


 

 
BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC Ở ĐÂU
 
Mùa Thu bắt đầu và kết thúc ở đâu
Em không nhìn thấy cũng không hay biết
Em nhặt chiếc lá vàng luyến tiếc
Đi tìm anh và nói đây là bằng chứng!
 
Tháng Chín bắt đầu và ra đi như thế nào
Em mơ hồ chợt tỉnh chợt mê
Ôm tình yêu cũ trên đôi tay gầy guộc
Đi tìm anh - hỏi có còn không…
 
Bình minh bắt đầu từ con sông
Có nụ cười của chúng mình còn in trên tấm ảnh
Em nâng niu, anh vô tình
Em biết - nhưng lặng thinh…
 
Hoàng hôn tắt, ráng chiều cũng vội
Em không níu kéo làm gì
Tơ duyên mỏng nhẹ như áng mây bay đi
Phải rồi - thời gian là cơn mộng…
 
Em và anh bắt đầu từ đâu
Dấu chân sâu bên chiếc cầu dĩ vãng
Nhưng nước sông cứ trôi mãi
Không quay về - ta kết thúc rồi sao?
 
                             Trần Mai Ngân

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2023

BÀN LUẬN VỀ “Y DÀI, I NGẮN” – Vương Thanh



Tiếng Việt là một ngôn ngữ dễ viết và dễ đọc, hầu như phát âm sao thì viết như vậy. Nhưng có chữ “y dài” và “i ngắn” tuy chỉ đọc là “i” nhưng có chữ lại dùng “y dài”, chữ lại dùng “i ngắn”. Một số nhà ngôn ngữ học và bộ giáo dục Việt Nam năm sau 1975 vì muốn chỉ dựa theo phát âm mà viết chính tả, họ đưa ra chính sách chỉ dùng một thể “i” ngắn nếu phát âm “i” sẽ không dùng mẫu tự “y” dài và làm ra những thay đổi cho vào từ điển. Tất nhiên, những trường hợp ngoại lệ cũng được nhắc tới, ví dụ như là chữ “túy”, “thúy”  thì không thể không dùng “y” nếu dùng “i ngắn” sẽ thành chữ “túi”, “thúi” và những chữ như là “may” như trong may mắn, may áo, không thể thiếu y dài.
 

NHÂN MÙA VU LAN, ĐỌC LẠI BÀI THƠ “BÔNG HỒNG CHO MẸ” CỦA ĐỖ HỒNG NGỌC.... - Nguyên Hậu



Năm 2013, khi đang tìm hiểu về thơ miền Nam giai đoạn 1954-1975, tôi có dịp gặp gỡ nhà thơ Đỗ Nghê (bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc) tại Sài Gòn và được ông tặng cho tập thơ đầu tay mang tên Tình người (xuất bản năm 1967). Tôi đọc tập thơ và ấn tượng nhất là bài thơ Thư cho bé sơ sinh. Khi biết ông là một bác sĩ, viết bài thơ đó khi còn là một thực tập sinh tại bệnh viện Từ Dũ sau khi hoàn thành ca hộ sinh đầu tiên trong cuộc đời y nghiệp, tôi vừa khâm phục, vừa xúc động. Khâm phục vì một bác sĩ lại có thể làm một bài thơ với những ý tứ chân thành, sâu sắc đến thế. Còn cảm động vì những điều mà vị bác sĩ nhắn nhủ đến em bé sơ sinh lúc đó. Thông điệp mà ông nhắn đến em có lẽ cũng là thông điệp ông dành cho tất cả chúng ta, vì ai cũng từng lớn lên từ một đứa trẻ, còn xúc động là khi đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời, những thập niên 60 của thế kỷ XX tại miền Nam, khi mỗi số phận được sinh ra đều phải đối mặt với chiến tranh, chết chóc, hiện thực phi lý mỗi ngày. 

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

QUÁCH TƯƠNG – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


Nhân vật Quách Tương.

Côn LuânTam Thánh Hà Túc Đạo thua vắt giò lên cổ mà chạy, chạy khoảng nửa canh giờ thì vẫn còn luẩn quẩn trong khu vực Tung Sơn. Quách Tương nữ thiếu hiệp thấy chuyện xẩy ra tức cười quá cưỡi con lừa xanh chạy theo, cuối cùng cũng gặp lại tiên sinh ở một toà thạch đình dưới chân núi. Sau khi uống nước nghỉ khoẻ thì hai người trao đổi về kiến thức võ học, quan niệm của người quan ngoại Tây Vực, và người quan nội Trung Thổ. 

ĐỌC “NGUYỄN TRÃI TRƯỚC GIỜ TRU DI” THƠ TRẦN MẠNH HẢO - Châu Thạch.



Đối với tôi, nhà thơ Trần Mạnh Hảo là con voi trắng trong rừng văn chương, còn tôi chỉ là tên mù lang thang trong khu rừng ấy. Theo như chuyện ngụ ngôn nước ta, tên mù làm sao tả voi cho đúng, có tả chăng thì chỉ tả chưa chắc đúng cái đuôi, cái vòi, cái tai hay cái chân con voi mà thôi. Thế nhưng câu chuyện ngụ ngôn cho biết 4 tên mù có tả voi thật, rồi chúng cải nhau vì tên nào cũng cho rằng mình tả đúng con voi. Với tôi, nói chi đến sự nghiệp văn chương của Trần Mạnh Hảo, chỉ bài thơ “Nguyễn Trãi trước giờ tru di” của ông đã là con voi đối với tôi rồi. Thế nhưng, bởi yêu mến tiếng voi rống trong rừng khuya, bởi linh tính thấy voi trong tâm tưởng, tôi thử rờ và tả con voi, hay nói trắng ra, viết về bài thơ “Nguyễn Trãi trước giờ tru di” bằng suy tư hạn hẹp, bằng lời văn thô thiển của mình, bởi vì nếu tôn trọng quyền tự do thì không ai cấm tên mù tôn vinh điều mình ưa thích.
 

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2023

RẰM THÁNG BẢY – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


 TRUNG NGUYÊN TIẾT
       
 Từ đời thượng cổ, Rằm Tháng Bảy là ngày Lễ Tế Tổ 祭祖節, cúng tế ông bà vì đã bắt đầu mùa thu hoạch; Và vì tháng bảy là tháng bắt đầu cho giữa năm về sau nên được gọi là TRUNG NGUYÊN TIẾT 中元節; Ta gọi là Tiết Trung Nguyên. Theo thuyết TAM NGUYÊN 三元 của Đạo Giáo bắt nguồn từ đời Đông Hán là: Thiên quan thượng nguyên tứ phước, Địa quan trung nguyên xá tội, Thủy quan hạ nguyên giải ách 天官上元賜福,地官中元赦罪,水官下元解厄.
Có nghĩa: 
Thượng Nguyên (Rằm tháng giêng) tế các quan trên trời nhờ ban phước lộc; Trung Nguyên (Rằm tháng bảy) tế các quan dưới đất mong được xá tội; Hạ Nguyên (Rằm tháng mười) tế các quan dưới nước cầu xin giải hết mọi tai ách. Sau đời Hán khi Phật giáo đã du nhập và được tryền bá rộng rãi trong dân gian rồi, thì gọi ngày Rằm Tháng Bảy là ngày VU LAN BỒN TIẾT 盂蘭盆節, ta gọi là ngày Lễ Vu Lan, ngày xá tội vong nhân là tha tội cho người chết, nên mới có tục lệ cúng Cô hồn Ngạ qủy 孤魂餓鬼, là các hồn phách cô đơn và những con ma đói.
Theo Kinh Chu Dịch, thì số 7 là con số của biến hóa phục sinh:

"Phản phúc kỳ đạo, thất nhựt lai phục, thiên hành dã" 
反覆其道,七日來複,天行也。

Có nghĩa:
Cái đạo ngược xuôi tuần hoàn, trong bảy ngày sẽ trở lại, đó là vận hành của trời.

THU RIÊNG DÀNH..., HOA CỎ MÙA THU – Thơ Tịnh Bình


 
                           Nhà thơ Tịnh Bình


THU RIÊNG DÀNH...
 
Chưa kịp ủ lá sen
Nồng nàn hương cốm mới
Chưa vàng ươm hoa cúc
Mặc bướm về lả lơi
 
Xanh vòm trời ngăn ngắt
Tiếng chim rơi khẽ khàng
Chút heo may se sẽ
Ao thu chao lá vàng
 
Giấu gì trong giậu vắng
Chùm hoa biếc bâng khuâng
Thêm ngại ngần sắc nắng
Như nửa xa nửa gần
 
Chợt mùa về gọi cửa
Rơi rớt cơn mê dài
Đóa vàng hình hoa cúc
Thu riêng dành tặng ai...
 

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2023

TÌNH NGHĨA, TRÀ RƯỢU THƠ, TỪ KHI CÓ LOÀI NGƯỜI... - Thơ Chu Vương Miện


 


TÌNH NGHĨA
 
chim xa rừng thương cây nhớ cội
người xa người quá vôị người ơi?
chẳng thà Ngô Việt đôi nơi
trách nhau chi nữa toàn lờì xã giao
bậu một thuả qua Lào sang Thái
ta một thời đèo ải trú quân
hai ta sao cứ phong trần
phong đầy chướng khí, trần thì trần thân
50 năm một vầng cổ độ
cơm xứ người bến cộ tiếc thay?
trầu thì cả xứ trầu cay
mồm đâu há nổi nói này nói kia?
rồi ta bậu mình chia đường nốt
bậu cứ đi còn một ta chờ
thế rồi rụi trọn giấc mơ
lại thêm chim Việt ngựa Hồ giống nhau?
ngày xưa ngóng giang đầu xót ruột
ngày nay giờ lạnh buốt cầu treo
lạc nhau từ thủa đông triều
giờ đây chợ cột còn đeo chiền chiền
bậu chắc là Giáng Tiên bị đọa
xuống cõi trần xa cả phồn hoa
ra đi từ trẻ đến già
tha hương cầu thực 63 tới giờ
nam kha à laị giấc mơ?
 

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2023

NHÂN VẬT Z.28 TRONG TRUYỆN GIÁN ĐIỆP CỦA NHÀ VĂN NGƯỜI THỨ TÁM - Hoài Nguyễn



Năm học lớp đệ Ngũ, thầy Hưng dạy môn Địa, một hôm trong giờ dạy, mới hơn gần nửa thời gian của bài giảng, thầy nổi hứng hỏi cả lớp “Các em có biết Z. 28 không?”. Cả lớp trố mắt và cũng chẳng hiểu thầy hỏi có ý gì nên cùng nhao nhao: “Không ạ!”. Thầy cười cười: “Trai trẻ như các em mà không biết Z. 28 thì xoàng quá! Này nhé Z. 28 là bí danh của điệp viên hành động Tống Văn Bình đấy! Các em muốn nghe tôi kể chuyện điệp viên Z 28 này không?”. Thế là cả lớp đồng loạt hưởng ứng “Muốn …Thầy … Thầy kể Z. 28 đi thầy …”.
 

TÔI ĐI BỤI ĐỜI - Chu Tất Tiến



Hồi đó, Mẹ tôi làm ăn thất bại, bị lừa mất hết vốn, nên thành “Tặc Dăng Nổi giận”, cứ mắng la lũ chúng tôi hoài làm các anh chị tôi từ từ chuồn hết. Anh Cả thì đang phục vụ Quân Đội, không nói làm gì. Chị Hai lấy chồng, nên ở tít Chợ Lớn. Anh Ba tôi biến đi làm giám thị công trường ở Đà Nẵng. Chị Năm thì kiếm việc làm thư ký ở Qui Nhơn. Riêng Chị Tư tôi lẳng lặng trốn đi tu làm Mẹ tôi giận nhất. Bà đoán chừng là có vị linh mục nào quyến rủ, nên lặn lội đi khắp các xứ đạo Biên Hòa, Hố Nai, Gia Kiệm, Long Khánh… mà Mẹ tôi quen biết từ lâu để kiếm, nhưng không ai nói. Mẹ tôi phờ phạc cả người, đi về, không nói không rằng, kiếm cớ đánh tôi. Mẹ quát:“Ai cho mày vẽ Ma vẽ quỷ thế hả, thằng ranh con kia?” Tôi có vẽ ma quỷ gì đâu, lợi dụng Mẹ đi vắng, nên vẽ nàng tiên Brigitte Bardot ở trần, tóc vàng bay che nửa ngực, mắt liếc đa tình; vẽ nàng Sophia Loren có hai quả bưởi to đùng, nàng Marilyn Monroe vừa sở hữu bưởi Biên Hòa vừa làm chủ bộ mông thật cong, giống mông ngựa… Ngoài mấy người đẹp khoe của này, tôi cũng vẽ Audrey Hepburn gầy nhom, không có ngực nghẽo gì, chỉ có đôi mắt phù thủy, nhìn thấu tim thiên hạ. Thế mà Mẹ tôi đánh tôi bất tỉnh luôn. Nhưng mà thật ra, tôi chẳng thấy đau thịt, mà đau lòng. Bao công lao ngồi gò lưng, cầm những cục Pastel vẽ từng ly từng tý với hết tâm hồn mình, mà rồi Mẹ tôi tống hết vào bếp lửa. Nhìn ngọn lửa thiêu từ từ những bức tranh vẽ trên các tờ giấy Croquis, tim tôi nhỏ máu ròng ròng. Thật sự, tôi không có máu dê đâu, tôi nhìn ngực nghẽo phụ nữ như nhìn ngực đàn ông vậy thôi, nhưng chỉ có sắc đẹp kinh người, cặp mắt lẳng lơ, thăm thẳm làm tôi mê man. Chỉ có ngày đầu đi học vẽ tại Lớp Hội Họa Thế Hệ đường Phan Thanh Giản, tôi mới cứng cả người vì thân hình phụ nữ. Mới đóng tiền (chị tôi cho) học xong, Thầy dẫn tôi vào trong, cho mượn cái giá vẽ, đưa cho tôi cây bút chì, giấy vẽ và bảo tôi chờ người mẫu. Chừng vài phút sau, một cô thiếu nữ mặc áo dài trắng bước vào, lẳng lặng tiến lên bục, rồi…từ từ bấm nút bấm, cởi tung áo ngoài ra, rồi với tay ra sau, móc cóc xê bỏ sang bên cạnh, sau đó thì tụt quần ngoài, quần trong ra, đoạn ngồi banh cà-na trên ghế, hai tay để lên đùi, nhìn xa xăm. Thằng bé mới lớn, tuổi xuân phơi phới mà trông thấy người đẹp trần như nhộng, thì các bắp thịt cứng ngắc, mắt hoa lên, tay cầm bút chì thật chặt, chết dí, không cử động được. Ông Thầy tiến lại, gõ “cóc” lên đầu, cười: “Mới thấy lần đầu hả? Đứng đực ra đấy làm gì? Vẽ đi!” Rồi ông lấy bút chì, giang thẳng tay ra, cầm bút chỉ dựng đứng lên, nheo mắt nhìn theo cây bút, giảng cho tôi: “Này nhé, em lấy chuẩn từ đầu xuống cổ là một đốt ngón tay, từ cổ xuống đầu vú một đốt nữa, từ vú tới rốn một nữa, từ rốn xuống ngã ba chưa tới môt đốt,  từ mông xuống đùi…” Ông cứ nói thao thao mà không để ý đến hồn tôi đang phiêu lưu trong một tâm thức tê dại… Rồi ngày trôi qua, tôi đã quen nhìn thiếu nữ ở trần, và vẽ liên miên, và chỉ lựa người đẹp xi-la-ma mà vẽ, vì biết Mẹ ghét thứ này, nên vẽ xong thì dấu ở nhà bạn. Không ngờ thằng bạn xấu, nó chôm luôn vài bức rồi đem cho bồ. Tôi tức mình, mang về nhà dấu dưới chiếu nằm. Đến khi Mẹ đi vắng, mới lôi ra trưng. Ai ngờ Mẹ về bất ngờ.. thế là đau cả mông, cả tim, cả đầu. Đau nhất là không được đi học vẽ nữa. Giá Mẹ đừng cấm thì có thể giờ này thành đệ tử của Van Gót, Van Ghét gì đó.
 

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2023

CHỈ LÀ... NGẠI... DỤ... NGƯỜI VỀ - Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến


  


CHỈ LÀ...
(tặng chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp)
 
Chị ngồi để tám gió khuya
Để ve vuốt ánh trăng lòa xòa buông
Chị nào đợi vọng tiếng chuông
Chỉ mong một chút gió cuồng lạc đêm.
 
Cơi trầu chị bỏ, chả têm
Khát chi duyên hẩm, phiền thêm, báu gì...
 
Làng Tám, trưa 03 tháng 12-2022
 
 
NGẠI...
 
Có người rủ ngủ thử đêm
Mà e lạc trận gió thềm lả lơi
Mấy lần định giả ghé chơi
Lại lo sớm nắng làm vơi gió thềm
 
Đã buồn
còn ghẹo buồn thêm
Có người
rủ rỉ
mấy đêm
cứ chờ...
 
Hà Nội, 25 tháng 8-2023

 
DỤ...
 
Trời hè nắng rõ chang chang
Dụ nhau mơ chút điệu đàng góc quê
Dụ mùi búi cỏ triền đê
Dụ hương lá sả vân vê gió lùa...
 
Hà Nội, trưa 26 tháng 6-2022

 
NGƯỜI VỀ...
(viết cho G)
 
Người về vạch lá tìm sâu
Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi
 
Người về dụ nắng rong chơi
Ta ngồi hun lụi cả trời gió mưa
 
Người về phá nhịp đò đưa
Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời
 
Hà Nội, 19 tháng 5-2022
Đặng Xuân Xuyến
 

MẮT THIÊN DI – Thơ Tịnh Bình


   
                  Nhà thơ Tịnh Bình


MẮT THIÊN DI
 
Những buổi sáng tôi ngồi đợi
Quen thuộc hạt sương vương
Trên thảm cỏ cũ
Dấu tích một bước chân
 
Phía hoàng hôn chói đỏ
Tôi vẫn thường mường tượng
Những đôi cánh thiên di bay mê mải
Có thể nào chúng đang thực hiện cuộc di cư khỏi hệ mặt trời?
 
Trong âm vang sâu kín
Đám ngôn ngữ réo gọi nhau loạn xạ
Mở ra tầng tầng tiềm thức
Những liên kết không theo thứ lớp
Trò chơi của huyễn ảnh
Dựng lên vở kịch cuộc người
 
Đôi khi thèm một sự ra đi
Kết thúc một vở tuồng bỏ lửng
Ngày mai và ngày kia
Nhòa dấu vết những mặt người vô tích
 
Cần một điểm dừng ngưng cuộc tái sinh
Ta hèn nhát trước một thế giới đầy bất an nghi ngại
Những bình minh và hoàng hôn ở lại
Mắt thiên di rơi ngấn lệ buồn...
 
TỊNH BÌNH
(Tây Ninh)

ĐẤT CÁT MIỀN TÂY, "CẠN TÀU RÁO MÁNG" – Thơ Lê Phước Sinh


   
                     Kè tạm tại Cà Mau - Ảnh: camau.gov.vn


ĐẤT CÁT MIỀN TÂY, 
"CẠN TÀU RÁO MÁNG" ?!
 
Đào sâu Nạo đáy
đến mức cạn trơ
Sông, Kênh nham nhở,
chẳng phân bụi bờ.(*)
 
Một vùng Châu thổ
nước ngọt, phù sa
bây chừ con cá
vùng vẫy phá ra.
 
Vắt Đất thành Cát,
nát phá vùng quê
như con gái lở
thượng tới hạ nguồn.
 
Một bàn chân đẹp
lún dưới sình bùn,
làm sao kéo được,
Triêng Lúa chổng nghiêng.
 
Miền Tây miền Tây,
giọng hò vọng lại...
 
Lê Phước Sinh
 
***
(*) Đầu tháng 08, Thủ Tướng Phạm Minh Chính vừa đi cùng đoàn khảo sát Đồng bằng Miền Tây về vấn đề đất cát xói lở.

NHỮNG TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT CỦA VĂN CAO - Xuân Diệu


         
 
Mặt trận tư tưởng, tinh thần, mặt trận văn hoá văn nghệ quả thật là xung yếu, tinh tế! Những tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm luồn lách như chạch; không phải lúc nào nó cũng lộ liễu như trộn trấu, cát vào gạo cơm ta ăn, khiến ta biết ngay; mà có khi nó giấu tay rỏ thuốc độc vào những chai thuốc dán nhãn hiệu là "bổ". Văn Cao vào hạng có bàn tay bọc nhung như thế. Sự giả dối đã thành bản chất của Văn Cao, nên những cái lạc hậu, thoái hoá của Văn Cao cứ nghiễm nhiên mặc áo chân lý và tiến bộ. Cũng là một thứ văn thơ "giật gân", giật gân đến một độ rất nguy hiểm; thà cứ như cái thùng sắt tây Lê Đạt, thà cứ ngổ ngáo cao bồi như Trần Dần: dễ thấy; đằng này cứ như triết gia ban phát đạo lý nghìn đời; người nào đã biết thế nào là chân lý chân chính, đọc một số thơ và những bài văn, tựa của Văn Cao, có thể tức tối đến đau óc, bởi cái giả dối ở đây nó chằng chịt thật là khó gỡ, nó đã thành máu thịt của Văn Cao, nó nói cứ như thánh, và còn biết nhoẻn miệng cười duyên nữa!
 

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023

PHỤC VIÊN (VỀ VƯỜN) – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” – Chu Vương Miện



Trong lán trại của Minh Giáo an toạ trong khu rừng phía sau của Thiếu Lâm Tự  giáo chủ Trương Vô Kỵ ngồi chủ trì đại cuộc, bên cạnh là Triệu Mẫn quận chúa có hai vị Tiêu Dao nhị tiên [tức hai vị sứ giả Dương Tiêu và Phạm Dao], Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu, cùng nhị sư bá Dư Liên Châu phái Võ Đang, cuộc họp nội bộ này dùng tiếng Mông Cổ là chính, để khỏi lọt bí mật ra ngoài tiếng Háng chỉ là phụ. Nói là cuộc họp, nhưng thực ra là một cuộc phân công phân nhiệm cắt đặt hậu sự của giáo chủ Minh Giáo mà thôi, và người [nhân tuyển] được chỉ định chức phận cũng chỉ chấp hành nghiêm chỉnh phục mệnh. Giáo chủ Trương Vô Kỵ phân bổ nói:
- Sự đời đến và đi là một con đường thẳng, cục phân bò hay Kim Mao Sư Vương Ta Tốn thì cũng không khác chi nhau! Bát cơm hay bát cứt giá trị tương đương, bát cơm dùng cho con người, bát cứt dùng cho con chó, đếu là chất bồ dưỡng tương đương, chẳng qua thời gian chuyển hoá trước và sau mà thôi, thì cái chuyện đến và đi nó cũng vậy. Cuộc đơì vốn bất thường vô thường, nay vầy mai khác. Vậy trong lúc còn bình thường thư giãn, bổn giáo chủ xin được phân công phân nhiệm những nhiệm vụ trong bổn giáo vào những ngày sắp tới, kính mong những vị đại hiệp cao cấp hộ giáo một lòng đáp ứng nhiệt tình ủng hộ cho. Nay đề cử tả sứ Dương Tiêu là giáo chủ Minh Giáo đời thứ ba mươi lăm, hữu sứ Phạm Dao là phó giáo chủ, có nhiệm vụ phụ tá cho giáo chủ xử lý công việc hoàng dương bổn giáo. Các vị còn lại mỗi vị thăng lên một cấp. Riêng bổn tọa thì xin được cáo lão hồi hưu, nhiệm vụ đến đây cũng tạm như “đại công cáo thành”. 

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2023

MẤT – Thơ Trần Mai Ngân





MẤT
 
Tạ ơn đời khốn khó
Đưa ta lại gần nhau
Tạ ơn đời chiêm bao
Một cuộc tình xanh xao
 
Tháng Tám có qua mau
Rủ đi mùa đã cũ
Dắt tay nhau đọa đày
Qua vũng lầy cơn say
 
Tạ ơn đời chẳng hay
Người rời như giấc mộng
Tôi học bài sắc không
Nhưng đau nhói trong lòng...
 
Không quen được mất người
Tôi học cười, học khóc
Tạ ơn đời mưa móc
Ta chẳng còn của nhau!
 
Trần Mai Ngân

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2023

CHÙM THƠ "CÒN NGÂU" CỦA ÁI NHÂN


   
                             Nhà thơ Ái Nhân


“Ngàn năm khóc một mối tình
Hạt ngâu rơi lõm mái đình thờ yêu” – AN

 
CÒN NGÂU
 
Nỗi buồn mọc đứng như cây
Trải tình yêu giữa trang phây khoe người
Hồn nhiên khi khóc lúc cười
Chang chang nắng bỗng bời bời trở mưa
 
Mắt người sắc tựa dao cưa
Liếc ngang một cái dư thừa nỗi đau
Gót hồng giẫm nát hồn nhau
Lời thương dạo trước… còn ngâu đến giờ
 
 
MONG NGÂU
 
Suốt tuần nồng nực tả tơi
Đêm mưa cỏ lại bời bời mọc xanh
Nạ dòng thức giấc mong manh
Xa xôi vạn dặm ai dành cho ai?
 
Sân đình vắng bóng trúc mai
Hằng đêm nỗi nhớ thêm dài mộng mơ
Mưa về đẫm ướt trang thơ
Ngoài kia ếch nhái lên bờ gọi nhau
 
Ơi Trời có thấu niềm đau
Sao không Ngâu sớm cho nhau… khỏi chờ
 

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (4) - Nguyên Lạc


Phạm Công Thiện

Những điều Phạm Công Thiện đã viết:

Mặc dù trần gian này đầy đau khổ, nhưng trần gian này vẫn luôn luôn là một trần gian tươi đẹp. Nếu sự đau khổ không còn ở trần gian này thì trần gian không còn tươi đẹp nữa. Thế giới này phải được thoát thai trong sự đau khổ để làm trần gian này trở thành một toàn thể (une totalité). Trần gian này, cuộc đời này, sự sống này là một cái gì trọn vẹn mà chúng ta không bao giờ nhìn thấy đủ hết tầm vóc. Bất cứ một hệ thống triết lý nào, bất cứ một ý thức hệ nào, bất cứ một chính trị nào cũng thất bại…
– Con người ấy phải là một đám mây trắng lênh đênh trên trời, bềnh bồng trong sự sống không vô hạn, bay trên những ti tiện và cao siêu của nhân thế. Bay trên tất cả những chiều hướng xung khắc đối chọi nhau của cuộc đời. Đám mây trắng phiêu bạt ấy không thuộc về một bầu trời nào, không thuộc về một lũng đồi nào, không thuộc một giải đất nào, không thuộc về một đại dương nào; đám mây trắng ấy không thuộc về riêng một cái gì và đám mây trắng ấy thuộc về tất cả. Con người hãy ngước nhìn mây trắng, con người không cần phải thuộc về đâu cả, không cần phải thuộc một nhóm nào, một đảng phái nào, một tôn giáo nào hoặc một chủ nghĩa nào…
(Ý thức mới trong văn nghệ và triết học – Ý thức sinh tồn – Phạm Công Thiện)