BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

CHÙM THƠ CHU VƯƠNG MIỆN VỀ TAM QUỐC CHÍ


  


THÁC
 
Kỷ Tín
bình thường tầm thường
thác sinh làm Triệu Vân
không có công trạng gì hoành tráng
ngoài cái chết thay cho Lưu Bang
đời đời được thơ phụng
nơi miếu đường
 
Hàn Tín
mang cả giang san họ Sở
dâng tận tay Lưu Bang
chết toàn thây
nơi gác chuông
uổng phi 1 đời
múc nươc
cho chó uống
 
Tào Tháo
Trần Cung nhận xét
thời thịnh anh là trung thần
thời loạn anh là gian hùng
thời thế nhiễu nhương
tam phân ngũ liệt
chính nhân quân tử
không bao nhiêu
tiểu nhân lưu manh
quá nhiều
nắm được thời thế
ổn định triều cương
chuyện không dễ dàng
tóm gọn giang san về 1 mối
duy nhất lúc bấy giờ
chỉ Tào A Man
 

HOA GẠO TRƯỜNG XƯA – Thơ Thùy Châu


   

 
HOA GẠO TRƯỜNG XƯA
 
Chiều cuối xuân về thăm ngôi trường nhỏ
Hoa gạo buồn rơi rụng phủ đầy sân
Chùa nơi xa vang vọng tiếng chuông ngân
Đem tôi về một thời thơ dại cũ
 
Dòng kỷ niệm bao năm từng ấp ủ
Chợt vở òa cho hồn dậy nhớ nhung
Ký ức xưa bao hình bóng chập chùng
Áo ai bay dịu dàng trong ngày gió
 
Quên làm sao bước nai vàng lối nhỏ
Giữa ráng chiều như tranh đẹp trong mơ
Nhớ thương ai lặng lẽ đứng bên bờ
Ôm sách đợi sang chuyến đò lần cuối
 
Câu thơ ai cho lòng nghe tiếc nuối
Thế là rồi hoa gạo rụng chị ơi *
Gạo rơi rơi cho phượng thắm khung trời
Cho xa cách hai bờ ni với nớ
 
Đứng nơi đây mà nghe từng nhịp thở
Của một thời hoa mộng đã ra đi
Của ngây ngô ngày tháng đẹp xuân thì
Yêu vụng dại và một đời nhung nhớ
 
Gạo bay bay nghe dường đang nức nở
Đỏ thắm màu như dáng vở con tim
Đẹp đau thương cho tôi mãi đi tìm
Cành hoa gạo ủ ấp ngày mới lớn
 
Bên kia đường cánh phượng buồn nở sớm
Thấp thoáng về ngày tháng của chia ly
Người xưa ơi nghe lành lạnh bờ mi
Nước mắt... không, hạt mưa xuân về muộn!
 
                                                     Thùy Châu
 
  * Thế là chị ơi rụng bông hoa gạo
                                   (Thơ  DTT)  
 
 

THƠ NGÀY 8 THÁNG 3 – Châu Thạch


  


HOA TRÊN NÚI
 
Ngày 8 tháng 3
Anh lính già
Nhìn hoa trên đường phố
Chạnh lòng đau người quá cố
Năm xưa.
 
Rừng phong lan
Gió thổi hương đưa
Em nằm lại bên dòng sông lặng lẽ
Trăm năm nữa
Ngàn năm sau
Buồn tẻ
Em và hoa và dòng nước mơ màng.
 
Ngày 8 tháng 3
Anh lính già
Mua hoa về tặng vợ
Lạ lùng thay trong lòng anh nức nở
Nhớ người yêu nằm lại rừng xa.
 
Hoa phố phường chỉ để làm quà
Hoa trên núi giữ trong lòng vĩnh viễn
 

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2023

THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH: SONG, SÔNG –Đỗ Chiêu Đức


                                                                
Song Sa vò võ phương trời,                                 
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng
            
SONG SA 窗紗: SONG là cửa sổ, SA là Vải the hay lụa mỏng, nên SONG SA là rèm che cửa sổ bằng luạ hay vải the mỏng. Khi lần đầu tiên hội ngộ với Kim Trọng từ trưa đến xế chiều, Thúy Kiều đã phải:
                       
Vắng nhà chẳng tiện ngồi dai,                 
Giã chàng, nàng mới kíp rời SONG SA.
      

Còn khi một thân một mình thui thủi ở lầu xanh hết ngày này qua tháng nọ thì cụ Nguyễn Du đã tả hình bóng của Thúy Kiều một cách thật tội nghiệp:
                     
SONG SA vò võ phương trời,                 
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.                         
Lần lần thỏ bạc ác vàng,               
Xót người trong hội đoạn tràng đòi cơn!

NƯỚC SẠCH Ở HÀ NỘI HƠN 100 NĂM TRƯỚC – Tạ Thu Phong


Hà Nội chuyện xưa phố cũ
Tạ Thu Phong / Tri thức Trẻ BooksNXB Hà Nội
 
Năm 1893, Nhà máy Nước Hà Nội bắt đầu đi vào hoạt động. Cũng thời gian này Sở máy nước được thành lập có nhiệm vụ quản lý, khai thác nguồn nước sạch.
 
Trước khi trở thành nhượng địa của Pháp, người dân Hà Nội lấy nước sinh hoạt bằng cách đào giếng hoặc múc nước từ sông, hồ, ao trong thành phố rồi đánh phèn cho lắng cặn để sử dụng.
 

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 6): ĐI TÌM CHÚ TIỂU ĐỒNG THUỞ NỌ - Phanxipăng

                   Kỳ 6: ĐI TÌM CHÚ TIỂU ĐỒNG THUỞ NỌ

Phanxipăng thăm Phạm Hành tại Mỹ Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị, hè 1995. 
Ảnh: Nhất Lâm

Năm 1987, Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Nghĩa Bình (nay là Quảng Ngãi vùng Bình Định) thực hiện tuyển tập Thơ Hàn Mạc Tử. Đề tựa ấn phẩm ấy, qua bài Hàn Mạc Tử, anh là ai?, nhà thơ Chế Lan Viên mấy lần nhắc đến nhân vật tên Hành. Một ở đoạn mở đầu: “...em Hành đem cơm cho anh [chỉ Hàn Mạc Tử] trong suốt bốn năm trời anh phung hủi và trước khi vào Quy Hoà để qua đời trong đó, nghe đâu, Tử đã sụp lạy cảm ơn em”. Rồi ở đoạn kết: “Nhưng lạ chưa, nhớ nhất là tôi nhớ đến chú Hành, cậu bé có tên mà hoá vô danh, nhưng mà bốn năm trời cậu vẫn hằng ngày chăm sóc, đem cơm cho Tử. Gặp Hành lúc nào cũng thấy Hành cười! Quá chú ý đến tri kỷ, tri âm mà quên người ân nhân này đi là điều không phải đâu, hỡi các nhà viết sách sau này về Hàn Mạc Tử.”

BỐN ZERO, HAI BÊN, TRĂM NĂM – Thơ Chu Vương Miện


   


4 ZERO
 
không nói
không nhìn
không nghe
không biết
không nói nhiều năm
câm
không nhìn
thành quáng gà rồi mù
không nghe
từ từ hai lỗ tai
điếc đặc
không biết
mũ ni che tai
ù ù cạc cạc giống vịt
trong một xã hội
mà toàn là
không nói, nhìn, nghe và biết
viên chức nhà nước
5 d
nói dai dài dóc dổm dở
nhân dân 5 n
ngồi nằm ngáp ngáy ngủ
huê hương toa
"cái mùng mà kiêu cái mền"
ạch đị tiến lên?
 

NGUYỄN BẮC SƠN: NHƯ MỘT NHÀ THƠ ĐÔNG PHƯƠNG - Lương Minh Vũ

(Nhân Tập Sách “Nguyễn Bắc Sơn - Tác Phẩm & Dư Luận”. NXB Hội Nhà Văn Vừa Xuất Bản)
 

DỌC ĐƯỜNG VĂN NGHỆ
 
Trong quá trình viết lách, mình sợ và ngại nhất mảng viết nhận định, lý luận phê bình, khảo cứu, tiểu luận...
Thực tế mình thường "né", hay thoái thác khi được "đặt bài"
Ở lĩnh vực này, mình nghĩ cũng khó như (hay hơn) sáng tác.
Ở lĩnh vực này, người viết cùng với sự uyên bác, uyên thâm trong kiến thức, kiến văn, còn có sự quyết liệt, sòng phẳng và hòa ái, thâm trầm.
 
Mình đã từng ngây ngất, sung sướng, bàng hoàng khi đọc các tiểu luận, nhận định của Võ Phiến, Chơn Hạnh Trần Xuân Kiêm, nhất là Phạm Công Thiện và Chơn Pháp Nguyễn Hữu Hiệu...
 

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH: SẤM, SÂN, SEN, SINH – Đỗ Chiêu Đức


Vận khứ lôi oanh Tấn Phúc Bi
         
"Vận khứ lôi oanh Tấn Phúc Bi 運去雷轟薦福碑" trong văn học cổ của tiếng Nôm ta gọi là SẤM ĐẤT TAN BIA. Câu nói nầy có xuất xứ như sau:
        
Đại văn Hào đời Tống là Phạm Trọng Yêm 范仲淹 khi làm Quận Thú ở Nhiêu Châu (thuộc Quận Ba Dương tỉnh Giang Tây hiện nay). Một hôm có thư sinh Trương Hạo 張鎬 lưu lạc giang hồ đến xin cứu giúp. Phạm thương vì người tài hoa mà chửa gặp thời, định giúp đỡ, nhưng Phạm là một ông quan thanh liêm, không lấy đâu ra tiền để giúp. Cuối cùng ông bèn đến nhờ trụ trì chùa Tấn Phúc, xin cho thư sinh kia được in một số bản văn ở thạch bia phía sau chùa bán mà độ nhật để về quê. Đây là bản văn khắc trên đá với bút pháp của Âu Dương Tuân 歐陽詢, là một trong Sơ Đường Tứ Đại Thư Pháp Gia 初唐四大書法家, nên rất được mọi người ưa chuộng.  
         
Nhà sư Trụ trì vì nể mặt Phạm Trong Yêm mà chấp thuận, còn hướng dẫn cho cách để in ấn. Phạm lại phải giúp thư sinh mua sắm giấy mực, bàn chải... định sáng ngày sẽ khởi công. Nào ngờ đêm hôm đó trời mưa to gió lớn, sấm sét đánh bể tan bia đá kia luôn. Thế là khỏi in ấn gì hết cả!  
        
Số của chàng thư sinh nầy đã xui rồi, lại càng thúi củ hủ hơn nữa, cho nên mới nói là:
                
"Vận khứ lôi oanh Tấn Phúc bi"
        
Khi đã hết thời rồi, thì sấm sét cũng đánh bể bia của chùa Tấn Phúc là vì thế! Trong bài Văn tế Nguyễn Thị Tồn, là hiền thê của mình, cụ Bùi Hữu Nghĩa có viết câu:            
           
Ở theo thời, làm theo thế, qua khỏi tuần SẤM ĐẤT TAN BIA;          
Bay kịp chúng, nhảy kịp thời mới đặng hưởng Gió Thần Đưa Gác.
   
 "Gió Thần Đưa Gác" là Gió thần đưa đến Gác Đằng Vương, đây cũng là một điển tích và là vế đầu của điển tích Sấm Đất Tam Bia với cặp đôi như sau:
             
閣,  Thời lai phong tống Đằng Vương Các          
碑。  Vận khứ lôi oanh Tấn Phúc bi.
 

NHỮNG AI TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO? – Thanh Loan



Đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tốt với sức khỏe và hiện đang có 'làn sóng' mua bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng vào thời điểm nào để có tác dụng tốt nhất và có những người tuyệt đối không nên ăn loại thực phẩm này.
 
Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Trung tâm Dinh dưỡng thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam, không phải bất cứ ai cũng có thể sử dụng đông trùng hạ thảo dù mua được loại tốt, giá cao. Dưới đây là một số lưu ý của bác sĩ Thu khi sử dụng đông trùng hạ thảo.
 

DÙNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO THỜI ĐIỂM NÀO ĐỂ CÓ TÁC DỤNG TỐT?
 
Không có quy định cụ thể nào về thời điểm ăn đông trùng hạ thảo, mà phụ thuộc vào loại và dạng đông trùng hạ thảo cùng mục đích sử dụng. Thời điểm uống trùng thảo cũng tùy thuộc vào từng loại và cách dùng đông trùng hạ thảo, cụ thể như sau:
 
- Đối với người cần bồi bổ và phục hồi sức khỏe thì nên dùng đông trùng hạ thảo trước bữa ăn 30 phút.
 
- Rượu đông trùng hạ thảo nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu ngâm cùng các thảo dược khác thì có thể uống kèm trong bữa cơm chính.
 
- Nếu dùng đông trùng hạ thảo khô nhai trực tiếp vào buổi sáng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Còn dùng bằng cách pha trà thì có thể dùng bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
 

AI KHÔNG ĐƯỢC DÙNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO?
 
Với người trưởng thành: Các dạng thực phẩm chức năng đông trùng hạ thảo thường đã có liều lượng rõ ràng nên bạn có thể dễ dàng kiểm soát được. Còn với các dạng nguyên chất bạn không nên dùng quá 1.000 - 3.000mg để phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xuất hiện.
 
Tuy nhiên, cần phải hỏi các chuyên gia về liều lượng sử dụng đông trùng hạ thảo, không được phép kết hợp với các dược liệu khác khi chưa có sự chỉ định của những người có chuyên môn.
 
Với trẻ nhỏ: Đông trùng hạ thảo chỉ dùng được cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Trẻ dưới 5 tuổi tuyệt đối không được dùng. Vì với độ tuổi này, cơ thể không đủ khả năng để hấp thu lượng lớn acid amin, các thành phần mang dược tính cao trong đông trùng hạ thảo
 
                                                                                     Thanh Loan
 
Nguồn:
https://tuoitre.vn/nhung-ai-tuyet-doi-khong-duoc-an-dong-trung-ha-thao-20230303100928512.htm

NHẬN ĐỊNH VỀ HỌC THUẬT PHẬT GIÁO CỦA NHÓM GIAO ĐIỂM – Dương Ngọc Dũng


 
Nhân dịp đọc cuốn Đối Thoại Với Giáo Hoàng Phaolô II do nhóm Giao Điểm biên soạn và xuất bản (1995, Hoa Kỳ), tôi cảm thấy cần phải viết để phê phán tất cả những sai lầm nghiêm trọng đầy rẫy trong một tác phẩm đối thoại với Đức Giáo Hoàng được tiến hành do những người có bằng cấp Ph.D (tiến sĩ) và tự nhận có trách nhiệm phải bênh vực cho Phật Giáo. Những tác giả này chỉ trích sự hiểu biết về Phật Giáo của Đức Giáo Hoàng và nhận định, phê phán toàn bộ triết học tư tưởng Thiên Chúa Giáo một cách ngây thơ nông cạn (có nghĩa là họ lại làm đúng cái công việc mà họ chỉ trích nơi Giáo Hoàng). Ngay cái tựa đề "Đối Thoại" cũng đã sai lầm vì các trí thức Phật Giáo trong nhóm Giao Điểm (ngoại trừ một vài tác giả thực sự có ý định đối thoại) chỉ làm một việc là công kích Thiên Chúa Giáo một cách phiến diện, nông nổi chứ không hề có ý muốn đối thoại trong tinh thần bao dung tôn giáo. Một tác giả trong tuyển tập nói trên (Hoàng Hà Thanh) thậm chí lên giọng chưởi bới Giáo Hoàng là "bố láo. Nói xàm". (sđd:158).
 

TÌM TA... – Thơ Tịnh Bình


 
        

TÌM TA...
 
Tìm ta... chẳng thấy ta đâu
Hình hài tứ đại lâu lâu lại nhìn
Những là cao thấp đẹp xinh
Trắng đen gầy béo tùy hình phù hư
 
Tìm ta... góc nhỏ riêng tư
Tìm trong cười khóc khi vui khi buồn
Khi mừng khi giận khi thương
Chỉ là cảm thọ đâu tuồng thật ta?
 
Tìm ta... lá cỏ nhành hoa
Nơi nguồn suối mát ngân nga chiều hè
Tìm ta... hạt cát nằm nghe
Rì rào sóng vỗ hát lời triêu dương
 
Một ta sinh diệt vô thường
Một ta bất biến niềm thương dạt dào
Bao la đất thấp trời cao
Pháp thân bản thể hòa vào mênh mông...
 
                                         TỊNH BÌNH
                                            (Tây Ninh)
 

QUÂN TỬ “CHUNG QUỐC” - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Cái nước bây giờ "hiện đại" có hình con gà Mái dầu là gồm có nhiều nước nhỏ lận cận bị sát nhập cố tình hay vô ý, từ cung cách sống đến ngôn ngữ phong tục tập quán cũng hoàn toàn khác xa người Háng tộc, người Háng thoạt kỳ thủy chỉ hiện diện cư ngụ ở vùng Hoa Hạ là miền đông bắc Hoa Lục tức là từ tỉnh Hà Bắc nước Yên cũ [ải địa đầu là Sơn Hải Quan tiếp giáp với Mãn Châu] , bên trái là tỉnh Sơn Tây nguyên là nước Triệu cũ có ải Nhạn Môn Quan tiếp giáp với Hung Nô Mông Cổ, bên trái nữa là tỉnh Thiểm Tây tiếp giáp với Hồ sau là Tây Hạ, phía dưới tỉnh Hà Bắc là tỉnh Sơn Đông của nước Tề cũ  nhưng phía đuôi nước Tề là nước Lỗ của Đức Khổng Tử và bên cạnh phía trái là nước Lương Ngụy tức tỉnh Hà Nam [Đông Đô của nhiều triều đại].
 

CẢM TẠ THẦY THUỐC VIỆT NAM – Đức Hạnh và quý thi hữu


   

 
CẢM TẠ THẦY THUỐC VIỆT NAM
[Ngũ độ thanh-Bát vận đồng âm]
 
Vững mạnh niềm tin sáng tỏ đường
Y ngành dũng cảm vượt ngàn phương
Qua vùng dịch tễ tầm muôn hướng
Diệt ổ trùng Cô... giữ phố phường
Nghĩa cử ân cần thêm ấn tượng
Tinh thần bất khuất toả vầng dương
Quên mình chữa bệnh ngời thiên tướng
Cảm tặng thầy cô những đóa hường…
 
Đức Hạnh
Ngày Thầy Thuốc Việt Nam - 27 02 2023
 
 
THƠ HỌA
 
 
TÔN VINH NGÀNH Y
 
Như tim ngọn đuốc sáng soi đường
Y đức rạng ngời khắp bốn phương
Cứu chữa bệnh nhân nơi ấp xã
Chăm lo người bệnh ở thôn phường
Tinh thần phục vụ tình chan chứa
Bổn phận chu toàn nghĩa biểu dương
Tập thể ngành Y trong cả nước
Thầy cô là những đóa hoa hường.
 
Sông Thu
27/02/2023
 

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

PHIẾM LUẬN VỀ CHỮ HƯ – Đỗ Chiêu Đức


Học giả Đỗ Chiêu Đức
 

                                    
thuộc dạng dữ dùng Chỉ Sự để Hội Ý trong CHỮ NHO... DỄ HỌC, theo diễn tiến của chữ viết như sau:
 
            Kim Văn  Đại Triện             Tiểu Triện           Lệ Thư               Dị Thể

Ta thấy:       
Phần Kim Văn Đại Triện gồm có 2 phần: Phần trên là hình tượng của một chiếc rương (hòm) được mở lên phía trên và mở xuống phía dưới; Phần dưới là hình tượng của 2 vách rương được mở sang phải và mở sang trái. Như vậy là chiếc rương đã được mở tung ra (Chỉ Sự) để cho thấy bên trong không có gì cả (Hội Ý). Nên HƯ có nghĩa đầu tiên là Không, là Trống lỏng, không có gì cả! Nên ta có từ kép đầu tiên là:
     
- KHÔNG HƯ 空虚 là Trống lỏng trống lơ, không có gì cả. Đão ngược lại là...
- HƯ KHÔNG 虚空 là Chỉ khoảng không trống trơn không có gì cả; Nghĩa phát sinh là "Khi khổng khi không", chỉ việc làm không có chủ ý, chỉ tình cờ mà thôi, như khi thấy Thúy Kiều đi tìm cây trâm bị mất thì Kim Trọng đã đánh tiếng là:
                    
Thoa nầy bắt được HƯ KHÔNG,                  
Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về.
 

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2023

YÊU THƯƠNG TỪNG CÂU CHỮ TRONG BỨC THƯ LƯU QUANG VŨ GỬI XUÂN QUỲNH

Đã qua rồi cái thời tình yêu được gửi gắm trong những lá thư viết tay. Nhưng bất cứ ai sau khi đọc được lá thư đầy cảm xúc này của nhà thơ, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ gửi cho vợ mình, nhà thơ Xuân Quỳnh, cũng vẫn sẽ thấy nhịp đập yêu thương nóng hổi trong từng dòng chữ.
“Đối thoại tình yêu” của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ được thể hiện qua các bức thư họ gửi cho nhau khi xa cách trong những năm tháng chung sống cũng thật đẹp, thật nồng nàn, thật sâu sắc, không kém gì những bài thơ tình nổi tiếng được nhiều người yêu thích của họ.
 
Lưu Quang Vũ (áo trắng) và Xuân Quỳnh (giữa) bên các con Lưu Quỳnh Thơ (trái), Lưu Minh Vũ (phải), Lưu Tuấn Anh. Ảnh: Gia đình cung cấp

5/6/1976
Quỳnh thương yêu,

Em gắng đi về bằng máy bay cho khoẻ, không mua gì cũng được. Về với anh và con, về với nhà ta đi thôi. Về với phố Huế chật hẹp, với nhà trẻ nơi ta đón Mí, với quán cà phê Nguyễn Công Trứ, nơi ta uống cà phê 2 hào buổi sáng với những gã giáo viên còm, những người công nhân lam lũ và những tay thợ làm đạo cụ sân khấu, về với những con đường chúng ta vẫn đi, những công việc, với cái thành phố nghèo, nơi người ta sống rất khổ mà vẫn luôn tìm cách để sống cho thanh thản trong nỗi khổ ấy, sống thanh thản và yên tĩnh.
Những ngày này nhớ và thương Quỳnh lắm, không nên bực bội về Sài Gòn và người Sài Gòn làm gì. Mùa đông này, về với anh, đi bên anh, nằm bên anh trong căn phòng đầy tranh của chúng ta. Và với Mí tuyệt vời của chúng ta. Và chúng ta sẽ viết chứ, sợ gì em nhỉ ?
Nếu chúng ta là kẻ không có tài chí lắm, không viết được điều gì to tát, thì cũng sẽ viết được những trang sách về những năm tháng ta sống, về những cay đắng và những niềm yêu thương đơn giản của con người.

Hôn em rất lâu.
Vũ.


CẢM NHẬN THƠ THẦY - Viên Hướng



“Hình như thoảng một tiếng đàn”
                               (Viên Minh)
 
Tiếng đàn thi vị hóa thân phận đoạn trường, oằn mình tuyệt vọng giữa trùng vây hư huyễn, hoặc thăng hoa nỗi buồn trở trăn cô đọng, hay lãng mạn niềm hạnh phúc xa xưa chập chờn ẩn hiện trong mơ. Tiếng đàn ôm đợt sóng trùng khơi vỗ ào ký ức, bềnh bồng bao hoài vọng thẳm sâu, cho góc khuất tâm hồn bị xới tung mãnh liệt, âm thầm oan khiên cuộc lưu đày làm lụt lội kiếp trăm năm. Đàn hóa thân phiêu lãng muôn chiều trong làn khói thâm u, chồn chân gối mõi mà mãi vấn vương bờ cát dã tràng hong tà huân kỷ niệm. Tháng ngày là gương soi hồi tưởng những chặng đời phong ba quá khứ, nên đàn hóa thân đam mê trong vòng tay hạn hẹp, tưởng sắc cầu vồng vàng
niệm tuổi thanh xuân.
 

QUAN VŨ (QUAN CÔNG) – Tam Quốc chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Đây nói về Chương hư cấu “Huê Dung Tiểu Lộ”. Chương này và chương “Liên Hoàn Kế” theo như trong Tam Quốc Chí của Trần Thọ đời nhà Tấn thì hoàn toàn không có, mà do khả năng uốn sừng sửa xoáy của xính xáng La Quán Trung nhà Minh mà chúng ta ngày nay có thêm hai chương sách hết sức đặc biệt này. 

KHÚC TÌNH GIÊNG HAI, HƯƠNG LÚA GIÊNG HAI – Thơ Tịnh Bình


   
                    Nhà thơ Tịnh Bình


KHÚC TÌNH GIÊNG HAI
 
Giêng hai tình tự lời xuân
Chút tơ non gió tần ngần hương yêu
Đỉnh trời mây trắng bồng phiêu
Tin xuân én liệng ít nhiều lạt phai
 
Lời chi thưa thốt mối mai
Tiếng chim ban sớm nhà ai rộn ràng
Vườn sau hương bưởi bay sang
Khói thơm bếp ấm mơ màng thực hư
 
Trộm nhìn qua ngõ hình như
Lá răm sóng mắt tương tư mơ hồ
Tàn xuân xác bướm héo khô
Một thềm cỏ dại một bờ rêu xưa
 
Xòe tay ướt giọt lệ mưa
Chạnh thương xuân cũ ngỡ vừa thanh tân
Hoa mười giờ nở quanh sân
Người thôi chẳng đến... nhớ gần nhớ xa...