BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

TẢN MẠN VỀ 18 BÀI THƠ TÌNH CỦA NHÀ THƠ THIÊN DI - Châu Thạch


Nhà thơ Thiên Di

Tôi hân hạnh được biết nhà thơ Thiên Di trong dịp nhà thơ Ngã Du Tử cùng ban biên tập tạp chí văn học Sông Quê đến Đà Nẵng để ký giao ước kết nghĩa cùng chi hội VHNT Nguồn Việt Đà Nẵng. Nhà thơ Ngã Du Tử cùng ban biên tập Sông Quê trong đó có nhà thơ Thiên Di ra Đà Nẵng trước một ngày, đúng dịp nhóm thi ca Hoa Cỏ Đà Nẵng tổ chức cà phê cuối năm, nên tiện thể chúng tôi mời phái đoàn đến chung vui cùng chúng tôi. 
  

CÂU ĐỐI TẾT QUÝ MÃO 2023 – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức



Tiễn Nhâm Dần 2022 đón Qúy Mão 2023, đưa chúa sơn lâm uy vũ hung ác với các thiên tai dịch bệnh đi, để đón về em Qúy Mão hiền lành dễ thương dù là Thỏ hay Mèo gì đều rất biết nhỏng nhẻo với con người. Mong rằng trong năm tới thiên nhiên sẽ ưu đãi, xã hội sẽ an bình, chiến tranh sẽ chấm dứt để cuộc sống của mọi người dân được no ấm yên vui trong cảnh xuân tươi đẹp như câu đối sau đây:
               
有地有天皆麗日  Hữu địa hữu thiên giai lệ nhật,                
無人無處不春風  Vô nhân vô xứ bất xuân phong.
 
Có nghĩa:
      
- Nơi nào có đất có trời là nơi đó có nắng đẹp của mùa xuân;      
- Không người nào không nơi nào là không được gió xuân thổi đến!
     

CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM QUÝ MÃO 2023 - Đặng Xuân Xuyến



Trước thềm năm mới 2023, Đặng Xuân Xuyến lược soạn bài CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM QUÝ MÃO - 2023 quý tặng bạn đọc. Kính chúc quý vị cùng gia quyến bước vào năm QUÝ MÃO may mắn, thành công và hạnh phúc!
 

DÒNG DÕI TÔN VŨ TỬ - Chu Vương Miện


TÔN PHU NHÂN  (QUẬN CHÚA TÔN THƯỢNG HƯƠNG)

Trong truyện Tam Quốc Chí diễn nghĩa của đại tài La Quán Trung có nói về quận chúa Đông Ngô gọi tắt là Tôn phu nhân” sau này qui Thục làm vợ cuả Hoàng Thúc Lưu Bị. Thời kỳ Lưu Thiện tức Ả Đẩu” lên ngôi Hán hậu chúa thì bà được tôn phong là Ngô thái hậu. Chuyện thời phong kiến thì thâm cung bí sử vô vàn phong phú. Toàn là chuyện gió tanh mưa máu, toàn là chuyện ác ôn côn đồ không hà! Nên cái chuyện thế nhân thường bàn tới là “hầu vua như hầu cọp” như ôm rắn mãng xà mà ngủ, chả biết nó xé xác mình ra hoặc nuốt chửng mình lúc nào? Xin giới thiệu sơ sơ về gia tộc họ Tôn “tương đối” là khá nhất, có học nhất, có văn hoá nhất và văn minh nhất.
 

BÀI THƠ “TRỪ DẠ TÚC THẠCH ĐẦU DỊCH” CỦA ĐỚI THÚC LUÂN – Đỗ Chiêu Đức


Đới Thúc Luân 戴叔倫
       
Đới Thúc Luân 戴叔倫 (732-789) Thi nhân đời Đường, tự là Ấu Công 幼公 hay Thứ Công 次公. Người đất Kim Đàn thuộc Nhuận Châu (tỉnh Giang Tô ngày nay). Lúc còn trẻ bái danh sĩ Tiêu Dĩnh Sĩ 蕭穎士 (717-768) làm thầy. Đậu Tiến sĩ năm Trinh Nguyên đời Đường Đức Tông (785).  Ông từng giữ các chức vụ Huyện lệnh Tân Thành, Huyện lệnh Đông Dương, Thứ sử Vũ Châu và Dung Quản Kinh Lược Sứ. Về già dâng biểu từ quan xin làm đạo sĩ. Thơ của ông thường tả đời sống ẩn dật an nhàn. Bài thơ dưới đây được làm lúc ông đã về già đang giữ chức Thứ Sử Vũ Châu, trên đường về đón Tết đã trọ tại dịch quán Thạch Đầu.
    
除夜宿石頭驛     TRỪ DẠ TÚC THẠCH ĐẦU DỊCH
     
旅館誰相問     Lữ quán thùy tương vấn,     
寒燈獨可親。     Hàn đăng độc khả thân.    
一年將盡夜,     Nhất niên tương tận dạ,     
萬里未歸人。     Vạn lý vị quy nhân.     
寥落悲前事,     Liêu lạc bi tiền sự,     
支離笑此身。     Chi li tiếu thử thân.     
愁顏與衰鬢     Sầu nhan dữ suy mấn,    
明日又逢春。     Minh nhật hựu phùng xuân.           
    戴叔倫                            Đới Thúc Luân
 

* Chú thích:
 
    - Thạch Đầu Dịch 石頭驛 : DỊCH là Dịch Quán 驛館 là nhà trọ của các quan chức vãng lai. THẠCH ĐẦU DỊCH là Quán dịch Thạch Đầu; còn gọi là Thạch Kiều Quán 石橋館, ở huyện Tân Kiến của tỉnh Giang Tây.
    - Tương Tận 將盡 : là Sắp hết; sắp chấm dứt.
    - Liêu Lạc 寥落 : là Thưa thớt, lạnh lẽo; Ở đây chỉ buồn bã lẻ loi.
    - Chi Ly 支離 : là Phân tán, rời xa.
    - Sầu Nhan 愁顏 : là Dung nhan âu sầu, chỉ gương mặt buồn bã.
    - Suy Mấn 衰鬢 : là Tóc mai đã bạc và thưa, ý chỉ đã tàn tạ.
 

CON MÈO TRONG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM - Vũ Thị Hương Mai



Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian thì người Trung Quốc gọi năm Mão là năm con thỏ, còn Việt Nam gọi năm Mão là năm con mèo.
 
Có nhiều cách lý giải khác nhau về việc mèo thay thế thỏ trong 12 con giáp ở Việt Nam nhưng cách lý giải phổ biến nhất là chữ thỏ trong tiếng Trung Quốc phát âm là "mao" - nghe giống từ mão (con mèo) trong tiếng Việt. Vì hai từ phát âm gần giống nhau nên trong quá trình thông dịch, đã xảy ra sự nhầm lẫn khiến con thỏ trong 12 con giáp ở Trung Quốc được thay thế bằng con mèo.

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023

LUNG LINH VẠN THỌ, XÔN XAO THÁNG CHẠP, GIẤC MƠ HOA CẢI – Thơ Tịnh Bình


    
                     Nhà thơ Tịnh Bình

 
LUNG LINH VẠN THỌ
 
Ngủ ngoan ký ức bâng khuâng
Những buồn vui cũ tần ngần bước đi
Tiếng chim leo lẻo xuân thì
Sớm mai như thể lời gì hoan ca
 
Lung linh vạn thọ sân nhà
Sắc vàng ấm áp nở hoa dịu dàng
Ngước nhìn cánh én bay ngang
Chạm miền nắng mới thênh thang xuân về
 
Rập rờn cánh bướm triền đê
Hồn nhiên hoa dại bùa mê vào hồn
Chiều rơi tịch mịch hoàng hôn
Hương trầm bảng lảng xóm thôn giao thừa
 
Chuông chùa theo gió tiễn đưa
Chuyện hôm qua đã thành xưa hỡi người
Lão mai vàng áo đôi mươi
Vịn câu lục bát gửi lời chúc xuân...
 

THƠ VỀ TAM QUỐC CHÍ DIỄN NGHĨA CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


   


MỘT ĐƯỜNG
 
Hạng Võ thác vào năm 33
Hàn Tín thác vào năm 34
Bàng Sĩ Nguyên cũng vào năm này
Chư Cát Lượng thác ở Ngũ Trương Nguyên
năm 54
những sát tinh
những đao thủ phủ
những hung thần
sinh ra để giết người
trời không cho sống lâu
vì tàn hại sinh linh nhiều quá
chính sách kế sách
cùng chủ thuyết
là cuốc xẻng
đào mồ chôn hết!
 
Phượng Sồ thác ở Lạc Phụng Ba
ải địa đầu cương giới Ba Thục
lối vào Thành Đô Tứ Xuyên
công không
danh không
làm toàn là chuyện rơm rác
mưu sự tại nhân
thành sự tại quả
không thành tại duyên
thương cho người tài cao
chí cả
 

NHỮNG MÓN ĂN TẾT ĐẶC SẮC CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á – Lê Trang tổng hợp



Bánh chưng, món lạp, sủi cảo, Teok Guk, món ăn từ cá,... là những món ăn truyền thống dịp Tết ở các nước châu Á.

BÁNH CHƯNG, VIỆT NAM
 
Bánh chưng là một loại bánh của dân tộc Việt Nam từ thời ông bà tổ tiên truyền lại, một loại bánh nhằm thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ của con cháu đối với tiền nhân, đất trời xứ sở.
 
Bánh chưng có hình vuông với các nguyên liệu gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và được gói bằng lá dong, buộc bằng những chiếc lạt mềm. Sau khi bánh chín, chiếc bánh thơm quyện vị nguyên liệu và hương vị của những chiếc lá.
 
Bánh chưng, Việt Nam.
 
Cứ đến sát những ngày Tết, không khí mua lá gói bánh, mua đậu, mua nếp, mua lạt lại xôn xao khắp các chợ địa phương.
 

CÁCH TÍNH PHƯƠNG VỊ XUẤT HÀNH: HỶ THẦN, TÀI THẦN, HẠC THẦN – Đặng Xuân Xuyến

(Trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN ; Thanh Hóa; 2010.)
 

Theo tín ngưỡng dân gian, có 3 loại hướng phổ biến thông dụng khi xuất hành: Hỷ thần (hướng tốt), Tài thần (hướng tốt) và Hạc thần (hướng xấu) được người xưa cân nhắc để chọn hướng xuất hành. Ba loại thần sát chỉ phương hướng thay đổi theo ngày can chi.
 
Cụ thể:
 
A. HỶ THẦN:
 
Vận hành qua 5 hướng ngược chiều kim đồng hồ, theo thứ tự:
- Ngày Giáp và ngày Kỷ: Hướng Đông bắc
- Ngày Ất và ngày Canh: Hướng Tây Bắc
- Ngày Bính và ngày Tân: Hướng Tây Nam
- Ngày Đinh và ngày Nhâm: Hướng chính Nam
- Ngày Mậu và  ngày Quý: Hướng Đông Nam
 
B. TÀI THẦN:
 
Vận hành theo ngày hàng Can theo 7 hướng (trừ Đông bắc)
- Ngày Giáp và ngày Ất: Hướng Đông Nam
- Ngày Bính và ngày Đinh: Hướng Đông
- Ngày Mậu: Hướng Bắc
- Ngày Kỷ: Hướng Nam
- Ngày Canh và ngày Tân: Hướng Tây Nam
- Ngày Nhâm: Hướng Tây
- Ngày Quý: Hướng Tây Bắc.
 
C. HẠC THẦN:
 
Theo tín ngưỡng dân gian thì Hạc Thần là vị thần hung ác, rất cần tránh gặp phải vị thần này khi xuất hành.
Trong 60 ngày can chi thì có 16 ngày vị hung thần này bận việc trên trời nên không quản việc dưới trần gian, đó là các ngày: Quý Tỵ, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi và Mậu Thân.
 
Những ngày còn lại (44), thì Hạc Thần đi tuần du khắp 8 hướng, theo trình tự các ngày (can chi) như sau:
- Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu, Giáp Dần: Hướng đông bắc.
- Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi: Hướng Đông
- Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi, Giáp Tý, Ất Sửu: Hướng đông nam
- Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ: Hướng nam.
- Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý: Hướng tây nam
- Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ: Hướng tây
- Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi: Hướng tây bắc
- Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn: Hướng bắc
 
Trong 44 ngày liệt kê trên, khi xuất hành cần tránh trùng phương hướng với vị hung thần này sẽ đi tuần du.
 
                                                                          Đặng Xuân Xuyến

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2023

“DÒNG DÕI CHƯ CÁT LƯỢNG”, TAM QUỐC CHÍ NGOẠI TRUYỆN - Chu Vương Miện



Theo sách Khổng Minh Gia Cát Lượng, chữ Cát trong dòng họ Gia Cát của ông có nguồn gốc từ việc ông nguyên là dòng dõi hậu duệ của tướng Cát Anh, là một tướng có tài đi theo Trần Thắng khởi nghĩa chống bạo Tần, tướng Cát Anh có nhiều chiến công. Nhưng sau cùng bị thủ lãnh Trần Thắng giết oan. Sau khi nhà Tây Hán thống nhất thiên  hạ thì đến đời vua Hán Vũ Đế để tưởng nhớ công ơn tới người phúc tướng Cát Anh nên đã cho sai người đi tìm dòng dõi tướng Cát Anh, và phong cho đất Gia làm nơi ăn lộc, chi sau cùng chuyển sang lấy họ là Gia Cát ghép “chữ Cát và đất Gia.
 

CON ĐƯỜNG LÃNG MẠN NHẤT HÀ NỘI XƯA – Tạ Thu Phong

Đường Thanh Niên tên cũ là đường Cổ Ngư, con đường lãng mạn nhất của Hà Nội.

Đường Cổ Ngư và tam quan đền Quán Thánh. Ảnh: Firmin-André Salles.
 
Trên đê Cố Ngự
Nhớ chữ đồng tâm
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang
         (Ca dao ngạn ngữ Hà Nội)
 
Mùa đông Hà Nội đẹp và lãng mạn. Đi trên đường Thanh Niên, trông ra hồ Tây mờ sương, cảm nhận mùa đông đến gần lắm.
 
Đường Thanh Niên tên cũ là đường Cổ Ngư, con đường lãng mạn nhất của Hà Nội. Có người đã gọi con đường này là “đường tình yêu”, nơi đã cất giấu bao nhiêu lời tự tình của trai gái Hà thành.
 

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2023

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 5): THÁNG NĂM HÀNH NGHỀ “NÓI LÁO” - Phanxipăng

               Kỳ 5: THÁNG NĂM HÀNH NGHỀ “NÓI LÁO”
 
Chân dung nhà thơ, nhà báo Hàn Mạc Tử.
Tranh acrylic: Nguyễn Hồng Lam

 Dân gian thường bỡn cợt: “Nghề báo nói láo ăn tiền”. Ấy thế mà trước nay khá đông người rất thèm lao vào cái nghề gọi là “nói láo”, để rồi ngẫm ra rằng “làm báo khó thay!”. Trong số này có thầy đạc điền Nguyễn Trọng Trí tức Hàn Mạc Tử.

“ĐIỆU HỔ LY SƠN”, TAM QUỐC CHÍ NGOẠI TRUYỆN – Chu Vương Miện



Kế sách này là kế sách thứ 15 (trong Tam Thập Lục Kế)
Nói nôm na diễn giải qua chữ quốc ngữ là "dụ cọp ra khỏi núi"  Kế sách thứ Ba Mươi Sáu là Tẩu Vi Thượng Sách là kế hay nhất, ngược lại kế "Điệu Hổ Ly Sơn" lại là kế khó thực hiện nhất, kế này cũng có phần khó khăn chung như thế “Cưỡi trên Lưng Cọp” có nghĩa là ngồi mãi trên lưng con Cọp cũng rất là khó, mà nhẩy xuống khỏi lưng con Cọp không khéo thì Cọp nhai xương, ăn thịt chính mình, cũng không phải là dễ.
 

VAI TRÒ CHUNG CỦA CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO CON Ở TUỔI DẬY THÌ – Vũ Thị Hương Mai



Những hành vi tình dục ở tuổi mới lớn là một nhu cầu hoàn toàn tự nhiên mà chúng được tìm hiểu, được biết. Ở tuổi mới lớn, các em rất hăm hở tìm hiểu tất cả những gì có thể được về giới tính. Các em muốn biết và các em lúng túng các em cần những câu trả lời thực tế và riêng tư. Khi có cơ hội được thảo luận về giới tính, các em rất sôi nổi và tỏ ra có ý thức về vấn đề. Các em mong tìm ra được ý nghĩa và những chuẩn mực của giới tính. Các ông bố, bà mẹ đừng nghĩ rằng con mình không như thế. Nếu không thuộc loại chậm lớn, còi cọc thì các cô các cậu tất sẽ có những biểu hiện và những nhu cầu tự nhiên nói trên. Đó đồng thời cũng là nhu cầu hiểu biết những cái mới của đời sống con người và hiểu biết về chính bản thân. Vậy các bậc cha mẹ hãy tìm những cơ hội thuận lợi, những thời điểm thích hợp, chủ động gợi chuyện với con mình một cách khéo léo và tế nhị. Đừng để chậm trễ, nếu cha mẹ làm việc đó kịp thời, thích hợp, chắc chắn sẽ có tác động tích cực đối với con cái về vấn đề giới tính, tình dục bằng những lời bảo ban, trao đổi như những người bạn. Lúc đó con bạn sẽ đền đáp lại bằng sự biết ơn sâu sắc và một niềm tin cậy ruột rà.
 

VÀI CẢM NGHĨ VỀ SÁCH “BÀI LUÂN VŨ GIAO CẢM THI CA, CẢM NHẬN VĂN HỌC II” CỦA NGUYÊN BÌNH - Châu Thạch



Luân vũ là từ Hán Việt, có ngha là một điệu múa vòng tròn. Nhà thơ Nguyên Bình vừa xuất bản tập sách cảm nhận văn học thứ hai của ông với tựa đề “Bài Luân Vũ Cảm Nhận Thi Ca”, tôi hiểu chung chung tập sách mang ý nghĩa là một giai điệu mà ông cảm xúc viết lên từ mỗi bài thơ, hòa âm tất cả giao cảm của ông với thơ để viết nên cảm nhận ấy trong tập sách nầy.

TÂM SỰ CỦA MỘT CHÀNG MÈO – Nguyễn Phúc Vĩnh Ba



Nhân năm Quý Mão lại về, cầm tinh con Mèo nên tôi muốn kể chuyện đời mình cho các bạn nghe. Chuyện của tôi cũng chẳng hay ho gì lắm, không dám “mèo khen mèo dài đuôi” nhưng tôi tin sẽ giúp các bạn giải buồn đôi dăm ba phút ngày Xuân.
 

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

ĐÀO VIÊN KẾT NGHĨA, TAM QUỐC CHÍ NGOẠI TRUYỆN – Chu Vương Miện



Theo đồn đại của quảng đại quần chúng Trác huyện thì câu chuyện này được kể dí dỏm tiếu lâm như sau:

- Ba vị anh hùng là Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi đều đồng ý là “Đào viên kết nghiã” có nghĩa là “kết nghĩa vườn đào” vì lúc đó là vào muà xuân, nhà cuả Trương Phi là một nhà phú hộ, có trang trại có tráng đinh trồng lúa, trại nuôi heo, và có một sạp lớn bán thịt heo ngoài chợ Huyện, lúc đó thì chưa khấn khứa gì với nhau cả, thể theo lời đề nghị của Trương Phi là người có power mạnh nhất lúc bấy giờ. 

Ba người đứng trước ngõ vườn đào (vườn của Trương đại gia). Trương Phi tuyên bố:

- Từ đây vào đến tận gốc cây lão đào đang độ nở hoa, chừng xa cũng vào khoảng hai chục trượng (khoảng sáu mươi mét) hô một, hai, ba ai chạy trước vào tới nơi thì làm anh cả. Trương Phi chạy nhanh nhất leo tuốt luốt lên ngọn cây đào mà ngồi ngất ngưởng trên đó. Quan Vũ chạy kế leo lên ngang lưng cây đào ngồi. Còn Lưu Bị bụng phệ toàn nước nặng quá chạy ì à ì ạch không nổi, đến gốc cây đào thì hết xí quách ngồi ngay tại chỗ xuống đó mà thở. 

Sau cùng thì Lưu Bị lý luận nói:
- Cây lấy gốc làm cơ bản, ta là gốc vậy ta làm anh cả.
 
Quan Vũ ngồi vắt vẻo ở chạc ba cây hoa đào chững chạc nói tiếp theo:
- Ta ở lưng chừng thân cây, là đoạn giữa có gốc thì mới có thân, mà có thân thì mới có ngọn.
 
Thế là Trương Phi nghe xong chẳng nói chẳng rằng lẳng lặng nhẩy xuống đất, tự nhận mình làm em út.
 

MƯA XUÂN – Thơ Lê Phước Sinh


  


MƯA XUÂN
 
Như những sợi lông măng
phơn phớt trên gò má,
điệu phất phơ thả buông
môi hồng Em cợt nhả...
 
         Lê Phước Sinh

  

TRÒ CHUYỆN VỚI CON – Vũ Thị Hương Mai



Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cha mẹ cũng nên đối xử với con cái như những người bạn tâm đầy ý hợp. Được như vậy, giữa cha mẹ và con cái sẽ rút ngắn được khoảng cách.
 
Tạo bầu không khí dễ chịu, thoải mái và dân chủ khi nói chuyện cùng con trẻ. Đối với lứa tuổi này, việc ngồi nói chuyện không đồng nghĩa với những câu chuyện hệ trọng, mà điều cốt yếu là phải tạo được không khí tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Có như vậy, con trẻ mới tự nhiên nói ra những suy nghĩ của mình, đưa ra những yêu cầu đối với cha mẹ, nhờ cha mẹ giải quyết. Phương pháp tốt nhất là cha mẹ nên thỉnh thoảng tạo ra những cuộc nói chuyện vô tư, để tạo cơ hội gần gũi, chia sẻ với con mình.
 

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2023

THƠ TÌNH LÝ THỤY Ý




Giới thiệu nhà thơ nữ Lý Thụy Ý
 
Lý Thuỵ Ý tên thật là Nguyễn Thị Phước Lý, sinh ngày 02/4/1947, quê nội ở Quảng Nam, quê ngoại ở Thừa Thiên - Huế, là một nữ văn sĩ, thi sĩ nổi danh từ trước 1975, khởi sự viết cho tuần báo Văn nghệ tiền phong, thư ký toà soạn tờ báo này trông coi mục Văn nghệ kaki (Văn nghệ lính).
Sau 1975, Lý Thụy Ý bị cải tạo cùng các nhà văn, nhà báo Thanh Thương, Lý Đại Nguyên, Doãn Quốc Sỹ, sau đó về Sài Gòn lập gia đình, tiếp tục viết văn, sáng tác.
 
Xin giới thiệu một số bài thơ của Lý Thụy Ý sau đây:
 
LÍNH MÀ EM!
 
Mình trách anh hay hồi âm thư trễ
- Em đợi hoài! Em sẽ giận cho xem
Thư anh viết: - Bao giờ anh muốn thế
Hành quân hoài đấy chứ - Lính mà Em!
 
Anh gởi về em mấy cành hoa dại:
- Để làm quà không về được Noel
Không đi lễ nửa đêm cùng em gái
Thôi đừng buồn anh nhé - Lính mà em!
 
Đêm biên giới kê đầu lên báng súng
Trăng tiền đồn không đủ viết thư đêm
Nên thư cho em nét mờ, chữ vụng
- Hãy hiểu dùm anh nhé - Lính mà Em!
 
Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
- Anh quen rồi, không lạnh- Lính mà em
 
Ngày về phép anh hẹn mình dạo phố
Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm
Mình xót xa đời anh nhiều gian khổ
Anh cười buồn khẽ nói:- Lính mà em!
 
Ghét anh ghê! Chỉ được tài biện hộ
Làm “người ta” càng thương mến nhiều thêm
Nên xa lánh những cuộc vui thành phố
Để nhớ một người hay nói LÍNH MÀ EM!
 
                                                       (1967)

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2023

CỬA CHÙA CÙNG TỬ, NGỌC SÁNG TRONG HOA SEN - Thơ Tịnh Bình


   
           Nhà thơ Tịnh Bình

 
CỬA CHÙA CÙNG TỬ
 
Một đàn kiến nhỏ đi đâu
Bẻ sen cúng Bụt mong cầu lạc an
 
Nàng tiên áo trắng bay ngang
Hóa thành cánh bướm giữa đàng dạo chơi
 
Chú tiểu quét cái lá rơi
Lá rơi không dứt rã rời chổi nan
 
Xa không cái chốn Niết Bàn
Quyết lòng đoạn tục chẳng màng lao lung
 
Dang tay đo đếm nghìn trùng
Li ti giọt nước ngạo cùng sóng xô
 
Bụt cười một nụ hiền khô
Cửa chùa cùng tử hồ đồ uyên thâm...
 

THƯƠNG VỀ BA TRI – Thơ Kha Tiệm Ly


   


THƯƠNG VỀ BA TRI
 
(*Kính tặng đất và người Ba Tri thân yêu
* Tặng Bến Trúc, người em gái, ân nhân tại Ba Tri)
 
Quê em nằm cuối cù lao Bảo,
Uống nước hai dòng ngọt lịm phù sa.
Dòng Ba Lai lúa ngập đồng làm no cơm ấm áo,
Dòng Hàm Luông cây lá xanh vườn mát rượi áo bà ba.
 
Làng Phú Lễ nên con trai giàu lễ nghĩa,
Đọc sách Võ tiên sinh (1) nên con gái một dạ chính chuyên.
Chén thuốc cụ Phan rạng ngời khí tiết,
Ngòi viết cụ Đồ tràn dũng khí Lục Vân Tiên.
 
Hàm Luông vẫn trong veo, dù dòng đời có khúc trong khúc đục,
Quê em mãi vươn lên dù năm tháng nhọc nhằn.
Dân Giồng Tre lòng ngay như lóng trúc,
Gái Mỹ Nhơn người đẹp tợ trăng rằm. (2)
 
 “Trai Ba Tri thật thà có sao nói vậy.
Gái Ba Tri hiền lành ai thấy cũng thương” (3)
“Thấy dễ thương, nhưng thương không phải dễ”,
Nếu chẳng cau trầu mai mối đưa duyên!
 
Biển rộng vòng tay chở che đất nước,
Ruộng muối tháng năm làm nồng mặn tình nhau.
Một đất nước kiêu hùng, lắm anh tài trí mưu dõng lược,
Nên biết bao người muốn về làm rể xứ Cù Lao! (4)
 
                                                                   Kha Tiệm Ly
 
CHÚ:
 
(1), Võ Trường Toản
(2). Mỹ Nhơn 美仁: Tên một xã của huyện Ba Tri. (Mỹ: đẹp; Nhơn: đức khoan dung, lòng từ ái). Ở đây chúng tôi cố ý hiểu Mỹ Nhơn 美人 là người đẹp.
(3). Ca dao
(4). “Xứ Cù Lao”: Cụm từ chỉ tỉnh Bến Tre. Bến Tre hình thành bởi ba cù lao: Cù lao Minh, cù lao An Hóa và cù lao Bảo. Ba tri nằm cuối cù lao Bảo.