BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2022

VIẾT TẶNG NGÀY CUỐI NĂM – Thơ Khaly Chàm


   


viết tặng ngày cuối năm
 
1. thuộc về quá khứ
giũ áo bụi của những ngày tháng cũ
nhiễu nhương hề. sầu rụng nhẹ như không
ngất ngưởng ta một đời như gió hú
hồn lửng lơ theo khói nhập vô cùng
 
ngày thống khổ. khát tình bên vực tối
nhục thể cuồng lời ngọt nhọn như dao
tim loạn nhịp tràn khuya thoi thóp thở
em thuở nào… trầm mộng đắng lòng nhau
 
2. yêu thương tặng Hoàng Vũ Nữ.
cát bụi khóc hình người ta rỗng trắng
xin quy hàng ẩn nghiệp mãi thanh tân
chợt rơi xuống chạm nụ cười sâu thẳm
rực cháy em. ta chết chỉ một lần!
 
tình nồng nhiệt. bổng. trầm hay chỏi ngược
tinh trùng thơm cõi lặng biến thiên rồi
lửa trần trụi tìm môi hồng trú ngụ
tuyệt nhiên nào dìu dục tính lên ngôi
 
                                           tptayninh 2022
                                              khaly cham
 

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

BÀI THƠ “KÝ XUÂN” CỦA VƯƠNG BỘT - Đỗ Chiêu Đức


Vương Bột  王勃
 
Vương Bột650676) tự là Tử An 子安, quê quán miền bắc (Sơn Tây), con nhà gia thế, tuổi trẻ tài cao, ông là người đứng đầu trong TỨ KIỆT ở buổi Sơ Đường, được Bái Vương Lý Hiền vời vào phủ cho giữ việc tu soạn và rất tin dùng. Vì một bài thơ trách đùa con gà chọi của Anh Vương, vua Cao Tông nổi giận, sai trục xuất ông khỏi phủ. Ông đi chu du nhiều nơi ở phương nam, cuối cùng chết đuối trên đường đi Giao Chỉ thăm cha, lúc mới 26 tuổi…

THƠ TRẦN ĐỨC TÍN: VÀI TRAO ĐỔI VỚI VŨ THỊ HƯƠNG MAI – Đặng Xuân Xuyến


Nhà thơ trẻ Khét – Trần Đức Tín 
 
Trần Đức Tín là nhà thơ trẻ, sinh ngày 17 tháng 8 năm 1989, gốc người Cà Mau, vào hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Thơ của anh xuất hiện khá nhiều trên các diễn đàn, các trang báo trực thuộc các hội văn nghệ do nhà nước quản lý. Anh viết theo kiểu thơ hình thức diễn giải (hậu hiện đại), lối thơ mà các nhà thơ trung thành với lối thơ truyền thống như Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng, Nguyễn Khôi, Triệu Lam Châu... gọi là "thứ giặc thơ", thứ “thơ vô lối", “thơ tân con cóc”, thơ phá tiếng Việt. Anh tham gia khá tích cực vào các cuộc thi thơ do các hội văn nghệ trong nước tổ chức, đã giành được vài giải và cũng gặp phải đôi ba ì xèo, kiện tụng quanh chuyện thơ dự thi của Trần Đức Tín có "những nét hao hao giống với con cái nhà người ta.".
 

TƯỞNG, ĐÊM - Thơ Lê Phước Sinh


    
                    Nhà thơ Lê Phước Sinh

 
TƯỞNG
 
TRĂNG non thì chấm Muối Tiêu 
Chín giòn ngọt lịm lại nhiều Tương tư...
 
 
ĐÊM 
 
Phương Nam ươm nụ Tháng Mười Hai
Sương lạnh se se thoảng Hoa Nhài...
 
                                       Lê Phước Sinh

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

DĨ CUỒNG, VĨ VĂN - Chu Vương Miện




DĨ CUỒNG

                       Vĩ Văn của Chu Vương Miện
 
Họ hàng nhà này gồm có Vĩ Cuồng, Vỹ Cuồng và Dĩ Cuồng, chúng tôi đề cập từ từ từng dạng loại, không ai nói chung chung mà lại kèm theo một chủ từ đi đằng trước là Bệnh. Bệnh Vĩ Cuồng, mà đã là bệnh hay con Bệnh thì xin bà con cô bác rộng lòng tha thứ, y như Con Nghiện, Con Bạc vậy? xin vào đề ngay kẻo mất thì giờ.
 
DĨ CUỒNG:
 
Là người có bệnh Cuồng sẵn trong người, nhưng không phát tác ra ngoài, phải chờ có cơ hội "hay cơ duyên" hay bất đắc dĩ mới lộ ra nguyên hình, ví dụ:

1- Trong một đơn vị Quân đội, có nhiều binh sĩ bị bắt đi quân dịch trước năm 1963 có một số là nhà giáo, là công chức chính nghạch chỉ số 250 -270, lương sai biệt cao hơn Hạ Sĩ Quan "Trung sĩ" vào lính thì chỉ là binh nhì, công việc rất là khiêm nhường, lính gác ngày, đầu bếp hay làm "cỏ vê" tạp dịch linh tinh như quét nhà, quét lau rửa cầu tiêu, quét kho... Ông Thượng sĩ thấy một anh Binh Bét quét sân trại lôi thôi quá, ông không vừa ý, kêu anh ta lại gần rồi hỏi:
- Vậy anh hồi làm công chức, ngữ như anh thì làm được cái gì?
Anh Binh Bét trả lời: "Dạ làm thư ký soạn văn thư, công văn"
- Vậy ai là người quét nhà? nấu nước?
- Dạ có mấy ông thượng sĩ già không có bằng cấp giải ngũ quét nhà và nấu nước ạ?
 

BÀI THƠ “TÂN NIÊN TÁC” CỦA LƯU TRƯỜNG KHANH – Đỗ Chiêu Đức


LƯU TRƯỜNG KHANH
 
LƯU TRƯỜNG KHANH 劉長卿 (726-786) tự là Văn Phòng, người huyện Tuyên Thành (thuộc tỉnh An Huy ngày nay) giỏi về thơ ngũ ngôn và ngũ ngôn luật. Ông làm quan đến chức Giám Sát Ngự Sử, có giao tình rất hậu với Thi tiên Lý Bạch.        
Mùa xuân năm Chí Đức thứ 3 (758), vì chính kiến bất đồng, từ chức Trưởng Châu Úy của Tô Châu, ông bị biếm đến Phan Châu tỉnh Quảng Đông lãnh chức Nam Ba Úy. Tết năm đó ông làm bài thơ dưới đây để bày tỏ nỗi lòng của mình.
 
新年作               TÂN NIÊN TÁC

鄉心新歲切,    Hương tâm tân tuế thiết,
天畔獨潸然。    Thiên bạn độc san nhiên.
老至居人下,    Lão chí cư nhân hạ,
春歸在客先。    Xuân quy tại khách tiên.
嶺猿同旦暮,    Lãnh viên đồng đán mộ,
江柳共風煙。    Giang liễu cộng phong yên.
已似長沙傅,    Dĩ tự Trường Sa Phó,
從今又幾年 ?    Tòng kim hựu kỷ niên ?
        
    劉長卿                    Lưu Trường Khanh

NGÀY HẮC ĐẠO: CÁCH TÍNH VÀ Ý NGHĨA – Đặng Xuân Xuyến

(Trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN của Đặng Xuân Xuyến; Nhà xuất bản Thanh Hóa ; 2010.)
 


Ngày Hắc đạo là những ngày xấu, trăm việc nên kỵ. Cụ thể là những ngày: Bạch Hổ, Chu Tước, Câu Trần, Thiên Lao, Thiên Hình và Nguyên Vu.
 
Cách tính và ý nghĩa của các ngày Hắc đạo như sau:
 
1. NGÀY BẠCH HỔ
 
Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Bạch Hổ là ngày xấu thường gắn liền với tính chất sát phạt, ôn dịch, giết chóc, tai họa nên với những người có phúc đức kém hoặc hay làm điều xấu sẽ dễ gặp những chuyện rủi ro, tai họa.
 
Ngày Bạch Hổ hắc đạo là ngày hung nên làm việc gì cũng xấu, nhất là việc mai táng thì tối kỵ, nếu mai táng vào ngày này thì con cháu ở chốn dương gian sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối, hiểm họa.
 
Cách tính ngày Bạch Hổ hắc đạo
 
Ngày Bạch Hổ hắc đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:
- Tháng 1 và tháng 7: ngày Ngọ
- Tháng 2 và tháng 8: ngày Thân
- Tháng 3 và tháng 9: ngày Tuất
- Tháng 4 và tháng 10: ngày Tý
- Tháng 5 và tháng 11: ngày Dần
- Tháng 6 và tháng 12 là ngày Thìn
 

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

CÙNG NGẮM TRĂNG THƯỞNG NGUYỆT – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Trần Chương Lương, ca sĩ Phát Đạt trình bày.


   
                               Nhà thơ Quách Như Nguyệt


CÙNG NGẮM TRĂNG THƯỞNG NGUYỆT
 
Không thể là tình nhân
Mình là bạn nha em
Cùng lân la chữ nhẫn
Mặc tạo hóa xoay vần
Ta ý hợp tâm đầu
Mình tri kỷ thương nhau
 
Tình bạn chẳng thương đau
Đời sống này an lạc
Được, mất chẳng nề hà
Ta sống đời đạm bạc
Yêu chẳng được thì thương
Gặp nhau cười hễ hả
 
Hai ta cùng dạo sông
Lấp lánh nước đen tuyền
Mỗi người một con thuyền
Chòng chành thuyền lướt sóng
Hai con thuyền song song
 
Anh đàn, hát em nghe
Em đọc thơ thưởng nguyệt
Nhạc réo rắt trên sông
Mình tri kỷ tri âm
Tình bạn quá ấm nồng!
 
Ta nhìn nhau, hiểu nhau
Chẳng cần phải nói nhiều
Thương thôi chẳng cần yêu
Ôi tình thương tuyệt diệu!
Trăng sáng đẹp yêu kiều!
 
Biển long lanh ánh nguyệt
Cùng nâng tách uống trà
Đời nhàn du quá tuyệt
Trăng ngọc ngà kiêu sa
 
         Quách Như Nguyệt


     

MỪNG CHÚA GIÁNG SINH CỨU CHUỘC NHÂN THẾ - Đức Hạnh cùng Quý Thi Hữu


  

 
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH CỨU CHUỘC NHÂN THẾ
[Noel-25 12 2022]
 
MỪNG vui đại lễ cảnh an bình
CHÚA cả nhơn lành - Vị cứu tinh
GIÁNG hạ trần gian ngời bản tính [1]
SINH khai Sứ điệp ngát ân tình [2]
CỨU nguồn tội Tổ ban hồng phúc [3]
CHUỘC lỗi nhân loài tỏa ánh minh
NHÂN nghĩa Ngôi Lời trao sự sống
THẾ nhân cảm tạ Đấng quên mình…[4]
 
Đức Hạnh
Giáng Sinh - 2022
 
[1] "Ðấng Thiên Chúa hóa thân làm người ấy lại tự đồng hóa với mỗi một con người sinh ra trên cõi đời này, nhất là những con người bé mọn nhất trong xã hội. Ngài đã nói: tất cả những gì các người làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất là các người làm cho chính Ta. Từ đây, người ta chỉ có thể gặp gỡ được Ngài qua tha nhân. Tất cả những gì người ta làm cho tha nhân là làm cho chính Ngài. Lễ dâng làm đẹp lòng Ngài nhất chính là những gì người ta trao tặng cho tha nhân, nhất là những người nghèo hèn túng thiếu hay bất cứ ai cần sự giúp đỡ".
[2] "Hài Nhi được Đức Trinh Nữ Maria sinh ra cho chúng ta, là Sứ điệp cao cả của Giáng Sinh. Đó là Thiên Chúa là Người Cha tốt lành và tất cả chúng ta là anh em của nhau.
Sự thật này là nền tảng của cái nhìn Ki-tô giáo về con người. Tình huynh đệ mà Đức Giêsu Kitô đã ban: Chân lý yêu thương - nếu không có tình yêu thương thì những nỗ lực của chúng ta - cũng sẽ trở thành vô ích.."
[3] Tội Tổ Tông, hay còn gọi là Tội Nguyên Tổ, Tội Tổ Tông truyền, hoặc nguyên tội là một tín điều của Hội thánh Công giáo, ám chỉ đến tình trạng mắc tội ngay từ khi sinh ra của tất cả mọi người, xuất phát từ sự sa ngã của Adam do ăn trái cấm trong Vườn Địa Đàng.
[4] Đức Giêsu, Con Thiên Chúa “thí mạng mình” đã thể hiện tính cao độ nhất của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người.
“Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Jn 15,13)
 
 
THƠ HỌA:
 
 
ÂN SỦNG CHÚA TRỜI
 
MỪNG đón Nô En cảnh thái bình
CHÚA ban hạnh phúc khắp hành tinh
GIÁNG thăng đời sống luôn tròn lý
SINH tử dương gian mãi hợp tình
CỨU những mảnh đời xa bóng tối
CHUỘC bao thân phận đến bình minh
NHÂN quần thân ái, buông thù hận
THẾ giới xem nhau bạn với mình.
 
Sông Thu
(Mùa Giáng Sinh 2022)
 

TRẦN ĐĂNG KHOA VỚI BÀI THƠ HAY, GIÀU TÍNH NHÂN VĂN - Phạm Ngọc Thái


   
               Nhà thơ Trần Đăng Khoa
 
 
Ở NGHĨA TRANG THÀNH PHỐ
 
Người hạnh phúc và người đau khổ
Đều gặp nhau trắng toát ở nơi này
Đều dài rộng như nhau vuông cỏ biếc
Đều ấm lạnh như nhau trong hơi gió heo may.
 
Ôi thiên nhiên, cảm ơn người nhân hậu
Những so le, người kéo lại cho bằng
Ít nhất cũng là khi nằm xuống
Trong mảnh gỗ rừng, dưới một vầng trăng...
 
Những nắm đất lặng thinh như trăm ngàn nắm đất
Ai hay đâu đây là những con người
Với bời bời nỗi niềm tâm sự
Đến bây giờ có lẽ cũng chưa nguôi...
 
Tôi đi giữa nổi chìm bao số phận
Người xưa vẫn đây mà, có xa cách chi đâu
Tôi thầm gọi. Sao không ai lên tiếng
Chỉ hoang vắng dưới chân và sương khói trên đầu...
 
Cháu bé nào đây, vài tháng tuổi
Rợn mình nghe tiếng gió khóc u oa
Một cái với tay giữa lưng chừng trời đất
Cõi đời này thôi thế đã qua...
 
Cụ già từ nơi đâu không rõ
Lặn lội tìm ai về thành phố xa xôi
Rồi vấp ngã trước một tia nắng quái
Con cháu, anh em là sỏi đá quê người...
 
Và em gái xinh tươi, hiền dịu
Bao trái ngọt chín vì em, em đã nhận được gì?
Tấm áo hoa chờ em vào tiệc cưới
Có ai ngờ thành áo liệm lúc em đi...
 
Trời rộng vô cùng, đất cũng rộng vô cùng
Bởi khoảng trống mỗi con người bỏ lại
Cái khoảng trống nhỏ nhoi bằng chính vóc họ thôi
Mà cả thế giới này cũng không sao bù nổi...
 
Cái chết vẫn rình ta sau từng ngưỡng cửa
Cua đường hẹp, chiều mưa, vài sải nước gần bờ
Ta chả là gì giữa bốn bề bất trắc
Chỉ tích tắc khôn lường, ta đã hóa người xưa.
 
Ta đâu muốn ví đời mình cùng ngọn cỏ
Ngọn cỏ yếu mềm, ngọn cỏ nhỏ nhoi
Nhưng khi ta đã nằm dưới mộ
Cỏ vẫn xanh biêng biếc ở bên trời...
 
Trước thiên nhiên, con người như khách trọ
Như ảo ảnh chập chờn, thoáng đến, thoáng lìa xa
Chúng ta sống bên nhau, dẫu năm này tháng khác
Thì cũng vẫn chỉ là một thoáng giữa sân ga...
 
Mặt trời lặn rồi, mặt trời còn mọc lại
Ngôi sao rụng vào đêm vĩnh viễn chẳng luân hồi
Ta nghe tiếng rì rầm của những hàng bia đá
Con ngưòi ơi! Hãy thương lấy Con Người...
 
                                                   Trần Đăng Khoa
 

NGÀY HOÀNG ĐẠO: CÁCH TÍNH VÀ Ý NGHĨA – Đặng Xuân Xuyến



Ngày Hoàng đạo là những ngày tốt, trăm việc nên làm. Đó là những ngày: Kim Đường, Kim Quỹ, Ngọc Đường, Minh Đường, Tư Mệnh và Thanh Long, tuy nhiên mỗi ngày hoàng đạo lại có thế mạnh hơn hẳn về khả năng phù trợ cho những việc cụ thể.
 
Cách tính và ý nghĩa của các ngày Hoàng đạo như sau:
 
1. NGÀY KIM ĐƯỜNG
 
Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Kim Đường Hoàng Đạo luôn rơi vào những ngày thuộc chi Âm, là một ngày tốt, có nhiều phúc thần nên làm việc gì cũng dễ thành công, gặp nhiều may mắn, gây dựng nên cơ đồ, vinh hiển, giàu sang phú quý, rất tốt cho các việc: khởi công, động thổ, khai trương, cưới hỏi, nhậm chức...
 
Cách tính ngày Kim Đường Hoàng Đạo
Ngày Kim Đường hoàng đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:
 
Trong tháng 1: ngày Tỵ
Trong tháng 2: ngày Mùi
Trong tháng 3: ngày Dậu
Trong tháng 4: ngày Hợi
Trong tháng 5: ngày Sửu
Trong tháng 6: ngày Mão
Trong tháng 7: ngày Tỵ
Trong tháng 8: ngày Mùi
Trong tháng 9: ngày Dậu
Trong tháng 10: ngày Hợi
Trong tháng 11: ngày Sửu
Trong tháng 12: ngày Mão
 

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ NGÀY XUÂN - Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                                                                             
元旦節 Tết Nguyên Đán
 
TẾT là do chữ TIẾT đọc trại ra mà thành. Theo "Chữ Nho... Dễ Học" TIẾT thuộc dạng chữ Hài thanh theo diễn tiến của chữ viết như sau:
 
    Kim văn            Đại Triện              Tiểu Triện            Lệ Thư
                        
Ta thấy:
         
Chữ TIẾT phần dưới là chữ TỨC chỉ Âm, phần trên là bộ TRÚC chỉ Ý, nên TIẾT có nghĩa gốc là các Mắt (đốt, lóng) của cây Tre; Nghĩa rộng là các đốt, các lóng, các mắt của thực vật; nghĩa rộng hơn nữa là "Các phần nhỏ của sự vật hay sự việc" nào đó. Như Mỗi năm chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 2 TIẾT, vị chi một năm có 24 TIẾT như sau:
    
- Tháng Giêng có 2 TIẾT:    Lập xuân 立春,       Vũ thủy 雨水.      
- Tháng Hai có 2 TIẾT    :    Kinh trập 驚蟄,     Xuân phân 春分.    
- Tháng Ba có 2 TIẾT     :    Thanh minh 清明,    Cốc Vũ 穀雨.    
- Tháng Tư có 2 TIẾT     :    Lập hạ 立夏,            Tiểu mãn 小滿.
- Tháng Năm có 2 TIẾT  :    Mang chủng 芒種,   Hạ chí 夏至.     
- Tháng Sáu có 2 TIẾT    :   Tiểu thử 小暑,         Đại thử 大暑.     
- Tháng Bảy có 2 TIẾT    :   Lập thu 立秋,         Xử thử 處暑.     
- Tháng Tám có 2 TIẾT   :   Bạch lộ 白露,         Thu phân 秋分.      
- Tháng Chín có 2 TIẾT   :   Hàn lộ 寒露,           Sương giáng .     
- Tháng Mười có 2 TIẾT  :   Lập đông 立冬,      Tiểu tuyết 小雪.
- Tháng Mười Một có 2 TIẾT:   Đại tuyết 大雪,  Đông chí 冬至.
- Tháng Mười Hai có 2 TIẾT:   Tiểu hàn 小寒,    Đại hàn 大寒.
      
24 TIẾT nêu trên được gọi là KHÍ TIẾT 氣節, có nghĩa là Khí hậu và thời tiết căn cứ theo mùa màng của Âm lịch để trồng trọt canh tác, trong đó có TIẾT THANH MINH 清明節 vừa là Khí hậu thời tiết lại vừa là một trong những ngày LỄ TIẾT 禮節 trong năm. LỄ TIẾT là những cột móc, là những ngày LỄ theo truyền thống và phong tục tập quán của từng địa phương hay dân tộc, được gọi trại thành những ngày LỄ TẾT trong năm. Ngoài TẾT "THANH MINH trong Tiết tháng Ba" ra, ta còn có TẾT ĐOAN NGỌ 端午節 (Mùng 5 tháng 5), TẾT TRUNG THU 中秋節 (ngày Rằm tháng Tám), TẾT TRÙNG CỬU (hay TRÙNG DƯƠNG) 重陽節 (Mùng 9 tháng 9), TẾT NGUYÊN TIÊU 元宵節 (ngày Rằm tháng Giêng) và quan trọng nhất là TẾT NGUYÊN ĐÁN 元旦節 ngày Mồng một tháng Giêng.

Tóm lại, TIẾT khi được gọi là:         
- KHÍ TIẾT 氣節 thì có nghĩa là Khí hậu và thời tiết của mùa màng trong một năm.
 (Trong chữ Nho của ta KHÍ TIẾT còn có nghĩa là "Nghĩa khí và Tiết Tháo" của kẻ sĩ).   
Còn khi được gọi là:        
 - LỄ TIẾT 禮節 thì có nghĩa là những ngày LỄ TẾT ở trong năm.
 

VÁC NGÀ VOI, CHIẾC NGÀ VOI – Chu Vương Miện, Hoàng Văn Phú




     VÁC NGÀ VOI 
                                                  Chu Vương Miện
 
Vĩ văn
 
"Vác Ngà Voi" là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thụy Long, xuất bản vào năm 1964, tôi có đọc qua vài lần, nhưng từ đó tới giờ trên 55 năm hầu như quên hết, nhân tiện mượn đầu đề tác phẩm truyện ngắn "Vác Ngà Voi" của anh Nguyễn Thụy Long để làm bài viết của mình, thực ra cái chuyện "Vác Ngà Voi" cũng chỉ bình thường ngang với "Gác Cu" hay "Thổi Tù Và Hàng Tổng" người làm công việc ruồi bu này được thiên hạ gọi là Ngu.

TÌNH CA HAIKU – Thơ Trần Mai Ngân


  
                      Nhà thơ Trần Mai Ngân
 

TÌNH CA HAIKU
 
** Chạy theo giấc mơ
Quỵ ngã
Đường chân trời…
 
** Nhánh sông thân yêu
Hoa Lục Bình chỉ biết tím
Phận rong rêu!
 
** Vọng tiếng chuông chiều
Hoa Sa La, trầm hương
Lạc đường.
 
** Trong bể bơi
Con cá khóc
Lẫn lộn đời.
 
** Mùa Én tìm về
Mùi kiệu Huế
Nụ cười mẹ xa!
 
Trần Mai Ngân