BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

MỒI MỒI CHÀI, XUẤT XỬ HAI ĐƯỜNG, NGƯỢC XUÔI – Thơ Chu Vương Miện


   


MỒI MỒI CHÀI
 
cá cắn câu vì tham mồi
chim sập bẫy cũng vì mồi
cọp sụp hầm cũng vì mồi
heo rừng mắc bẫy cũng vì mồi
đàn ông không ham mồi
mà chỉ ham ghệ
số phận tham mồi ra sao?
ai mà chả rõ
trước nhất nếu không cần thiết
thì vào nồi
sau là cum cho thật kỹ
để dùng làm cò mồi
ghệ cũng là có mồi
những kẻ mắc mồi chưa chết ngay
mà được dùng làm tay sai
sai đâu uýnh đó
đánh bậy đánh bạ là đi đời
cũng là thân phận tay sai cò mồi
nhưng chim xơi cá
người xơi chim
hoặc xơi lẫn nhau?
dù là nước trong
dù là nước đục
dù sông chia từng khúc
số phận mồi rất nhiều
nước vào ít hi vinh
toàn nhục?
 

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022

ÂM HÁN VIỆT TÊN 32 QUỐC GIA CÓ ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NAM DỰ WORLD CUP 2022 (KỲ II) – La Thụy

Mùa World Cup 2022 diễn ra thật sôi động. Mọi người cùng xem, reo hò và bình luận rôm rả. Tôi đọc trên Facebook, thấy có  vài bạn ghi tên các đội tuyển bóng đá các quốc gia theo âm Hán Việt. Tuy nhiên, đôi khi họ có những sự lẫn lộn giữa BA TÂY với BA TƯ hay giữa Á CĂN ĐÌNH và A PHÚ HÃN...
Tên các quốc gia ghi bằng âm Hán Việt khá thịnh hành ở miền Nam trước năm 1975 và trên sách báo của người Việt ở hải ngoại vài năm sau 1975 rồi từ từ biến mất dần.
Cảm hứng nảy sinh, tôi mày mò tra cứu và viết lên những gì mình tìm hiểu về tên các đội tuyển bóng đá nam tham dự World Cup 2022.
 

                                                  KỲ II

10/ ENGLAND (ANH)
 
Từ ENGLAND được người Trung Hoa khi đọc chia thành "En-g-land", phiên âm là [Yīng gé lán], viết là 英格蘭  

英格蘭  có âm Hán Việt: "Anh Cách Lan",

Còn một cách khác, từ ENGLISH người Trung Hoa khi đọc bỏ "sh" thành "En-g-li" được phiên âm là [Yīng jí lì], viết là 英吉利 

英吉利 có âm Hán Việt: "Anh Cát Lợi".

Âm Hán Việt gọi tên nước Anh, "Anh Cát Lợi" phổ biến hơn
Gọi tắt cho cả hai đều là 英國 phiên âm [Yīng guó], âm Hán-Việt là ANH QUỐC.
 
Hiện tại người Trung Hoa sử dụng "Anh Cách Lan" làm tên cho quốc gia này, còn "Anh Quốc" làm tên cho Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ai-len. Người Việt đã bỏ chữ "Quốc" và "Cách Lan" chỉ gọi gọn lõn là ANH
 
ANH (tiếng Anh: England, /ˈɪŋɡ.lənd/) là một quốc gia cấu thành nên Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (United Kingdom). Quốc gia này có biên giới trên bộ với Scotland về phía bắc và với Wales về phía tây. Biển Ireland nằm về phía tây bắc và biển Celtic nằm về phía tây nam của Anh. Anh tách biệt khỏi châu Âu lục địa qua biển Bắc về phía đông và eo biển Manche về phía nam. Anh nằm tại miền trung và miền nam đảo Anh và chiếm khoảng 5/8 diện tích của đảo; ngoài ra còn có trên 100 đảo nhỏ
 

ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA ANH
 
Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh (tiếng Anh: England national football team) là đội tuyển của Hiệp hội bóng đá Anh và đại diện cho Anh trên bình diện quốc tế. Sân nhà của đội tuyển Anh là sân vận động Wembley, London. Huấn luyện viên hiện tại của đội là Gareth Southgate.
 
Trận đấu quốc tế đầu tiên mà môn bóng đá được tổ chức thi đấu, vào năm 1872, cũng là trận đấu ra mắt của đội tuyển Anh cùng với đội tuyển Scotland. Ra đời gần như sớm nhất và nghiễm nhiên được đánh giá cao, tuy nhiên đội tuyển Anh lại có bảng thành tích khiêm tốn so với nhiều đại gia của bóng đá thế giới. Đội dự Cúp thế giới từ năm 1950 và lên ngôi 1 lần duy nhất năm 1966, ngoài ra thì đứng hạng tư 2 lần. Ở cấp độ châu lục, tuyển Anh có thành tích tốt nhất là ngôi á quân vào năm 2020.
 
Do chỉ là một trong bốn đội tuyển bóng đá quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nên đội tuyển Anh có một thời gian dài không tham dự Olympic. Đến tận Thế vận hội Mùa hè 2012 diễn ra tại Luân Đôn thì lần đầu tiên mới có một đội tuyển đại diện cho Vương quốc Anh...
 

NGÔI TRƯỜNG CÓ NHIỀU NHÂN VẬT NỔI TIẾNG TỪNG DẠY HỌC Ở HÀ NỘI – Tạ Thu Phong



Trong những năm 1930, trường Thăng Long trở thành trường có uy tín ở Hà Nội. Nhiều nhân vật nổi tiếng đã từng dạy học tại đây. 
Nằm ở đầu phố Ngõ Trạm giáp phố Phùng Hưng là ngôi trường nổi tiếng có từ lâu đời: trường tư thục Thăng Long.
 
Ban đầu trường Thăng Long không nằm ở đây. Khởi nguồn của trường này là Trường Tiểu học Thăng Long ở số 2 phố Takou (phố Hàng Cót). Trường do ông Phạm Hữu Ninh sáng lập vào năm 1928.
 
Trường tư thục Thăng Long. Nguồn: ththanglong.

Ông Phạm Hữu Ninh (1889-1966), người xã Phượng Vũ, huyện Thường Tín vốn là Thông phán Phủ Toàn quyền và từng được bầu làm Nghị viên dân biểu Bắc kỳ. Ông Ninh cũng là người quản lý các tờ Nông Công Thương báo, Phong Hóa tuần báo. Là người tâm huyết với giáo dục, năm 1928 ông Phạm Hữu Ninh xin nghỉ việc, cùng hai người bạn là Nguyễn Văn Tòng và Đào Thiện Ngôn lập ra Trường Tiểu học Tư thục Thăng Long ở số 2 phố Hàng Cót.
 

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 4): THẦY KÝ QUÈN - Phanxipăng

                                  Kỳ 4: THẦY KÝ QUÈN


“Mất cơ hội đi Pháp, mộng viễn du không thành, (...) anh trở về Quy Nhơn sống với gia đình, rồi tiếp tục làm thơ viết báo. Bạn bè ngày càng kết giao nhiều, xa cũng như gần, nhờ tiếng tăm anh được Mộng Du thi xã nhắc đến trang trọng...”. Đó là hồi ức của ông Nguyễn Bá Tín về anh ruột mình - nhà thơ Hàn Mặc Tử - in trong Hàn Mặc Tử trong riêng tư (tr.30). Thời điểm này năm 1932, kinh tế Đông Dương gặp cơn khủng hoảng, cả nhà Hàn chỉ một mình trưởng nam Nguyễn Bá Nhân “chèo chống” nên không tránh khỏi khó khăn. Hàn tính chuyện đi làm để giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Lúc ấy, ở Quy Nhơn, người gốc Huế định cư khá đông, trong số đó có thầu khoán Đỗ Phong. Ông Phong giới thiệu Hàn một chân tập sự tại Phòng Địa chính Quy Nhơn trực thuộc Sở Địa chính tỉnh Bình Định - dân gian bấy giờ vẫn quen gọi là Sở Đạc điền. Hàn được phân công làm thư ký công nhật ở bộ phận bảo tồn điền trạch. Theo ông Tín, đấy là “cái việc dễ nhất, nhàn nhất và...ít tiền nhất là ngồi biên chép các tờ trích lục đã cũ, lãnh lương về chỉ đủ anh trả tiền mua báo, mua giấy và tem thư” (sđđ, tr. 31). Văn phòng làm việc mà gian nhà mà ngày nay đã trở thành tịnh xá Ngọc Nhuận, số 54 đường Ngô Quyền, Quy Nhơn.
 
Phòng Địa chính Quy Nhơn, nơi Hàn làm việc một thời, nay là tịnh xá Ngọc Nhuận. Ảnh: Trần Hoa Khá

Thù lao nhận theo chế độ “khoán sản phẩm”, song công việc lúc có lúc không nên đương nhiên thừa thì giờ mà thiếu... tiền bạc. Dẫu sao, cũng là viên chức nhà nước, Hàn vẫn được gọi thầy kí đạc điền!
 

ĐỌC "TIỆC RƯỢU TRONG MƠ" THƠ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN – Nguyễn Toàn Thắng


 
Đặng Xuân Xuyến là người thích uống rượu. Bạn bè đến nhà chơi anh thường lấy rượu ra rủ rê "làm vài chén nhé" và khi đã ngồi “lai rai” với nhau thì anh uống hết mình, uống đến khi nào “say đứ đừ đừ” mới dừng cuộc rượu. Anh cũng có nhiều bài thơ viết về rượu và trong số các bài thơ viết về rượu, tôi rất thích bài "Tiệc rượu trong mơ" vì bài thơ này không chỉ hay mà còn thể hiện đúng phong cách uống rượu của Đặng Xuân Xuyến.
 
TIỆC RƯỢU TRONG MƠ
(Tặng “thằng bạn” đối tửu trong mơ)
 
Dốc ngược chai
Chắt thêm vài giọt rượu
Cạn ly này
Mai mỗi đứa một nơi
 
Ly rượu này
Mày rót
Tao say
Khề khà mãi
Mày say
Tao rót
 
Nhấp môi thôi
Mai mỗi thằng mỗi ngả
Ngày tháng xa
Mày
Tao
Kiếp không nhà
Tao xa lạ
Cõi trần đày đọa
Mày xa hoa
Tiên cảnh phiêu bồng...
 
Ừ!
Cạn nhé
Mày ơi
Cạn nhé
Ừ!
Nhấp môi
Mai
Mỗi ngả
Mỗi thằng...
 
Hà Nội, 2 giờ sáng 03 tháng 05.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2022

ĐỌC “TỨ HỮU ĐỒNG VỌNG” TẬP THƠ CỦA 4 TÁC GIẢ - Châu Thạch


  
“Tứ Hữu Đồng Vọng” là tuyển tập thơ của 4 tác giả, họ tự xưng là “Bốn chàng lãng tử bốn câu thơ tàn”. Tác giả được giới thiệu đầu tiên trong sách là Lê Giao Văn, quê Quảng Nam, hiện sống tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Tác giả thứ hai là Minh Đạo quê Thừa Thiên – Huế. Tác giả thứ ba là Hồ Kim Công quê Quảng Nam. tác giả thứ tư là Nguyễn Minh Hồ quê Bến Tre. Cả ba tác giả sau đều sống tại thành phố Thủ Đức – Hồ Chí Minh.
   

VĂN TẾ ANH HÙNG THIÊN HỘ DƯƠNG – Kha Tiệm Ly


Nhà văn Kha Tiệm Ly

Than ôi!
 
Rừng Gò Tháp mấy dặm sầu giăng,
Dân Cao Lãnh muôn hàng lệ đổ!
Nhớ người hào kiệt, cỏ cây lúc thảm lúc sầu
Xót kẻ hùng anh, trăng sao khi mờ khi tỏ!
 
Nhớ xưa,
 
Sông Côn (1) trùng trùng linh mạch, sản sinh bao liệt nữ kiên trung,
Núi Thơm (1) ngân ngất khí thiêng, phát tích những anh tài văn võ.
 
Thôn Cù Lâm (1) xuất thiếu niên tài tuấn, đấu vỏ, kéo bè, sức mạnh siêu quần, dân lành cùng thời tôn gọi Ngũ Linh (2)
Đất Ba Giồng (3) nạp hào kiệt hảo bằng, đánh Tây, dẹp Rợ, công cán hơn người, vua sáng đương triều sắc phong Thiên Hộ.
 
Súng Lang Sa đạn bay sáu tỉnh, gót giày đinh dẫm nát xóm thôn; tàn ác sao loài quỷ trắng hung tàn.
Người Nam Kỳ lệ ngập chín sông, tiếng than oán thấu tận trời xanh, thương xót quá kiếp dân đen thống khổ !
 
Kẻ im miệng thì bị rỉa thịt rút xương,
Người phản kháng phải chịu cắt hầu chặt cổ!
 
Vì thế, Võ tướng quân:
 
Trương cờ nghĩa nạp đệ huynh bốn hướng; cờ bảo quốc, cờ an dân, cờ giành lấy độc lập tự do,
Tuốt gươm thiêng kết giao hào kiệt ba miền; gươm trừ ác, gươm diệt thù, gươm chém tan ba đào giông tố.
 
Xứ Ba Giồng chiêu dân lập ấp, gạo trắng nước trong: chỗ lý tưởng cho nghĩa sĩ ẩn mình.
Đất Gò Tháp xây lũy ngăn thù, bưng rộng trấp sâu: vùng đắc địa để  anh hùng dụng võ.
 
Bài quyền Yễm Bách (4), nhắm quân thù giương mạnh thần cung, tên bắn mút tầm,
Đường roi Song Đôi (4), cùng hảo hán chỉ thẳng bảo đao, ngựa phi thẳng vó!
 
Rõ ràng!
 
Tháp Mười đầm lầy miên dã, tạo bao tử địa quỷ khốc thần sầu.
Cao Lãnh cạm bẫy kinh người, góp những chiên công trời long đất lỡ.
 
Trận Mỹ Trà (5) giáp công ba mũi; phá tàu thủy, phá nhà việc, phá hết kho tàng; quân thù nghẹt xác.
Trận hỏa công lửa cháy bốn bề; đốt thằng lính, đốt thằng quan, đốt rụi cánh đồng; lính Tây phơi sọ (6).
 
Rắn thần (7) nhe nanh há họng, mổ thằng nhỏ, mổ thằng to, đám quan binh súng bỏ đầy đường.
Trâu binh (8) hữu đột tả xông, chém đằng trước, chém đằng sau, lũ cướp nước thây nằm vô số!
 
Dân Mỹ Ngãi, dân Ba Giồng, Rạch  Ruộng (9)…,  sát cánh kề vai, bám thế đất, quyết đưa thuyền độc lập cặp bờ.
Đốc Binh Kiều, Lảnh Binh Thăng, Bà Bướm (10)…chung lưng đấu cật, dựa lòng dân cùng trương buồm tự do căng gió.
 
Cao quý thay!
 
Trời cao lồng lộng, vì độc lập giống nòi, chí anh hùng đặt tại non cao.
Súng đạn ầm ầm, vì cơm áo muôn dân, chuyện sanh tử xem như cây cỏ!
 
Xông pha sóng gió, tay giữ vũng chèo,
Đối mặt quân thù, gươm bung khỏi vỏ.
Đồng Tháp Mười thập phần hiểm trở, địch quân càng mạnh, càng kiên định chồng thù.
Dòng Cửu Long chín khúc liệt oanh, giông tố càng to càng oai hùng sóng vỗ
 
Oanh liệt thay!
 
Dù nửa đời oanh liệt, mà dân Nam Kỳ chích đầu với mảnh khăn tang,
Bởi một trận cuồng phong, mà thần Biển Cả rước người về cùng tiên tổ!
 
Sống một lần, uy danh làm khiếp vía với vạn vạn địch quân, nào cần chi sắc phán đại thần,
Thác một lần, tên tuổi được tôn thờ trong triệu triệu trái tim, đâu cầu được siêu thăng tịnh độ!
 
Máu ghi công, xương ghi đức, sử sách thiên thu ghi nét chữ rành rành.
Sống làm tướng, thác làm thần, nhật nguyệt nghìn năm soi tiếng tăm lồ lộ.
 
Người đương thời than:
“Ai về Đòng Tháp mà coi,
Mộ ông Thiên Hộ trăng soi lạnh lùng”
 
Ô hô!
 
Máu cần phải đỏ, máu cần phải tươi, máu đổ vì dân, không hổ thẹn muôn người.
Mộ đâu cần lớn, mộ đâu cần cao; mộ ở lòng người mới trường tồn thiên cổ.
 
Sống vì dân, sống vì nước, bia đá khắc sâu người ái quốc vạn kỷ không phai
Nghĩa bằng biển, nghĩa bằng non, sử xanh đậm nét tiếng anh hùng thiên thu còn đó.
 
Xót thương thay!
 
Thương anh hùng xả thân cứu nước, bao ngày vào tử ra sinh.
Thương nghĩa binh đổ máu phơi xương, cả đời dầm sương dãi gió!
 
Thương người quên mình vì nước mà xác thân dập vùi nơi góc biển ven gành.
Thương người gởi xác sa trường mà hồn phách dật dờ chốn ngàn lau nội cỏ!
 
Thương người tăm hơi vời vợi, chập chờn trong con sóng lênh đênh,
Thương ai chiếc bóng lạnh lùng, hiu hắt dưới đèn khuya mờ tỏ!
 
Nợ tổ quốc, nợ đồng bào dù đã vẹn toàn,
Nợ anh hùng, nợ tào khang vẫn còn dang dở!
 
Tướng quân ôi!
 
Nợ dân đã trả, thần nhân sao chẳng nghênh ngang gõ bước về trời,
Chí lớn đền xong, anh hùng sao chưa ung dung vén mây lướt gió?
 
Ân như sông, ân như núi, đã được muôn người ghi dạ khắc xương,
Danh dậy đất, danh dậy trời, đâu cần mấy tiếng khua chiêng đánh mõ?
 
Hôm nay,
 
Muôn người vọng bái, chốn đền thiêng nghi ngút khói trầm bay,
Một dạ hướng về, miền linh địa đớn đau dòng lệ nhỏ!
 
“Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục” (11) ; hình hài dẫu nát tan, nhưng ô nhục vạn kỷ vẫn lưu truyền,
“Khả mai cốt bất khả mai danh” (12); xương cốt bị chôn vùi, mà thanh danh thiên thu không hoen ố.
 
Ngôn từ vụng dại mà tâm ý vô cùng, kính tiễn đấng hùng anh ngọc bộ đăng trình.
Lễ vật thô sơ nhưng thâm tình viên mãn, ngưỡng mong đại tướng quân thần uy chiếu cố.
 
Bậc tiên hiền một thưở ban ân,
Chúng hậu sinh muôn đời ngưỡng mộ!
 
Thượng hưởng!
 
                                                                                KHA TIỆM LY
 
...........
 
Chú thích:
 
(1). Những địa danh tại quê hương Thiên Hộ
(2). Ngũ linh: 5 trái linh, mỗi trái 60kg, Võ Duy Dương xách 2 trái, cặp nách 2 trái, cắn 1 trái. Người đời thấy ông sức khỏe thần kỳ nên tôn ông là Ngũ Linh Dương.
(3). Ba Giồng: Địa danh ở Cao Lãnh, căn cứ địa của nghĩa quân
(4). Hai thế võ bí truyền của Thiên Hộ Dương
(5). Mỹ Trà: Một địa danh ở Cao Lãnh, nơi xảy ra trận đánh khốc liệt; quân Pháp đại bại
(6). Phơi sọ: Trong trận hỏa công, quân Pháp chết như rạ, thây phơi đầy đồng; cánh đồng nầy gọi là Đồng Phơi Sọ
(7). Rắn thần: Tương truyền Thiên Hộ Dương có rắn thần giúp sức.
(8). Trâu binh: Thiên Hộ Dương có một vị tướng có tài điều khiển trâu bằng mõ, được phong là Ngưu Quân Thượng Tướng.
(9). Những địa danh tại Đồng Tháp
(10). Tên những tướng lãnh của Thiên Hộ Dương
(11). “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục” (câu nói xưa): Thà chịu chết chớ không chịu nhục
(12). “Khả mai cốt bất khả mai danh” (câu nói xưa): Có thể chôn xương cốt chớ không thể chôn danh tiếng.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2022

LỤC NGÔN THƠ, LỤC LỤC NGÔN, LÒNG SUỐI CẠN – Thơ Chu Vương Miện


   
 

LỤC NGÔN THƠ
 
trước mặt là duềnh nước mặn
sau lưng là dẫy thùy dương
ta đứng giữa trời đất rộng
phía xa là mấy con thuyền
minh mông một trời mấy nước
buồn vui giữa nắng hoàng hôn
 
bờ sông bên lở bên bồi
con sông quanh co khúc khuỷu
họa hoằn có đoạn chẩy xuôi
phía trái trường sơn trùng điệp
ven đường hoa nở thêm vui
thuyền trôi lững lờ trên nước
chiều trôi trên bãi tân bồi
 
cũng rầu làm thân con bướm
ở không bay tới bay lui
người sống chả hay chả biết
người chết khóc lóc rồi thôi?
thân thiết có chàng Nguyễn Bính
giờ đây xanh cỏ mất rồi?
làm thơ dăm ngàn cách trở
bây chừ một ánh trăng soi
 
chim bông lau cánh đồng lau
anh đi trước em đi sau
gió ngược chúng mình tơi tả
tóc tai nghiêng ngả trên đầu
trước mặt là thung xám nghoét
bên triền một cánh đồng dâu
 
có người thề để mà nhớ
có người thề để mà quên
người nói như đinh đóng cột
có người nói xong liếm liền
có người hứa nhăng hứa cuội
có người thề thốt luôn luôn?
 

ÂM HÁN VIỆT TÊN 32 QUỐC GIA CÓ ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NAM DỰ WORLD CUP 2022 (KỲ I) – La Thụy



                                                KỲ I

Mùa World Cup 2022 diễn ra thật sôi động. Mọi người cùng xem, reo hò và bình luận rôm rả. Tôi đọc trên Facebook, thấy có  vài bạn ghi tên các đội tuyển bóng đá các quốc gia theo âm Hán Việt. Tuy nhiên, đôi khi có những sự lẫn lộn giữa BA TÂY với BA TƯ hay giữa Á CĂN ĐÌNH và A PHÚ HÃN...
Tên các quốc gia ghi bằng âm Hán Việt khá thịnh hành ở miền Nam trước năm 1975 và trên sách báo của người Việt ở hải ngoại vài năm sau 1975 rồi từ từ biến mất dần.
Cảm hứng nảy sinh, tôi mày mò tra cứu và viết lên những gì mình tìm hiểu về tên các đội tuyển bóng đá nam tham dự World Cup 2022 ghi bằng âm Hán Việt.
 
1/ BRASIL (BA TÂY)
 
- BRASIL được người Trung Hoa phiên âm là [Bāxī], viết là viết là巴西. Người Việt miền Bắc đọc là Bra-xin (âm gần với tiếng gốc là Brasil)
巴西 có âm Hán Việt là BA TÂY, trước đây được gọi là Bi Lê Diên Lô (có lẽ do người Trung Hoa phiên âm từ tiếng Pháp Brésil [bʁe.zil])

Danh xưng BA TÂY còn được lưu hành ở miền Nam cho đến năm 1975 và trên sách báo của người Việt ở hải ngoại vài năm sau 1975 rồi mất dần vị thế độc tôn. Hiện nay chỉ một ít người lớn tuổi biết Ba Tây là nước nào. Những người trẻ hơn, từ trong nước ra chỉ biết Bra-xin. Số khác đông hơn, già có, trẻ có, lại chỉ thích viết Brazil, phát âm theo tiếng Bồ Đào Nha: BRASIL [bɾaˈziw], phát âm kiểu Mỹ Brazil /brəˈzɪl/, hoặc kiểu Pháp Brésil [bʁe.zil] (B-rê-din)
Brazil (viết theo tiếng Anh), tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brarzil (República Federativa do Brasil – tiếng Bồ Đào Nha), là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ. Brasil là quốc gia lớn thứ năm trên thế giới về diện tích lẫn dân số với hơn 214 triệu người. Brasil là quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ và lớn nhất trên thế giới.
 
ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA BA TÂY

BA TÂY là thành viên của FIFA từ năm 1923 và là thành viên của CONMEBOL từ năm 1916. BA TÂY là đội tuyển bóng đá nam thành công nhất trên thế giới hiện nay, với năm lần giành vị trí số một giải vô địch bóng đá thế giới của FIFA (1958, 1962, 1970, 1994 và 2002). Có một câu nói vui phổ biến trong bóng đá là “Người Anh sáng tạo ra môn bóng đá, và người Brasil đã hoàn thiện nó”. BA TÂY cũng là đội tuyển bóng đá nam duy nhất tham dự tất cả các vòng chung kết bóng đá thế giới từ trước đến nay. Hầu như lần nào tham gia World Cup, thì đội tuyển bóng đá nam BA TÂY đều là ứng cử viên chức danh vô địch.


Đội tuyển bóng đá nam BA TÂY dự World Cup 2022

2/  IRAN (BA TƯ)
 
Iran tên chính thức là Cộng hòa Hồi giáo Iran (Islamic Republic of Iran) còn được gọi là Ba Tư, là một quốc gia ở Tây Á. Đế quốc BA TƯ (Persia) được mệnh danh là xứ “Nghìn lẻ một đêm”. 
- PERSIA (hoặc Perse) được người Trung Hoa phiên âm là [bēi sī], viết là  波斯
 波斯 có âm Hán Việt là BA TƯ
Persia (tiếng Anh) thuộc Á châu. Nay gọi là Iran (Y-Lãng 伊朗).
IRAN được người Trung Hoa phiên âm là [Yīlǎng], viết là 伊朗.
 伊朗 có âm Hán Việt là Y LÃNG
 
Đội tuyển bóng đá nam BA TƯ dự World Cup 2022

Iran giáp với Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây, giáp Azerbaijan và Armenia ở phía tây bắc, giáp biển Caspi và Turkmenistan ở phía bắc, giáp Afghanistan và Pakistan ở phía đông, giáp Vịnh Oman và Vịnh Ba Tư phía Nam. Thủ đô là Tehran. Tên cũ: Ba Tư, I-răng, Y-lang.

ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA BA TƯ

 Được FIFA công nhận là IR Iran, đại diện cho Iran ở môn bóng đá nam quốc tế kể từ trận đấu đầu tiên vào năm 1941. Đội được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá Cộng hòa Hồi giáo Iran. Đội tuyển thuộc thẩm quyền toàn cầu của FIFA và được quản lý ở Châu Á bởi AFC. Sân nhà của đội là Sân vận động Azadi ở Tehran.

Ở cấp độ châu lục, Đội tuyển bóng đá nam BA TƯ đã 3 lần vô địch Asian Cup vào các năm 1968, 1972 và 1976. Thành tích tốt nhất của quốc gia tại Thế vận hội là lọt vào tứ kết tại Thế vận hội Montreal 1976. Tại FIFA World Cup, BA TƯ đã vượt qua vòng loại sáu lần (1978, 1998, 2006, 2014, 2018 và 2022) nhưng chưa bao giờ vượt qua vòng bảng; họ chỉ thắng ba trận: trước Hoa Kỳ năm 1998, Maroc năm 2018 và Xứ Wales vào năm 2022.

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2022

MÂY THONG DONG, CỐ QUẬN, NGÀY..., ÁNH QUANG VÔ LƯỢNG – Thơ Tịnh Bình


      
                        Nhà thơ Tịnh Bình


MÂY THONG DONG
 
Buổi sớm nằm im nghe tiếng phố
Vài thanh âm hỗn tạp đời thường
Tiếng chim kéo lê ngày quá vãng
Khép mắt rồi đừng đến nữa cơn mơ
 
Trong xám xịt hiện lên vài chớp sáng
Màu cô đơn lặng lẽ đẹp và buồn
Đông tàn lụi còn dư âm tuyết trắng
Thắp lên đi vài ngọn nến tình cờ
 
Uống đi tôi nỗi buồn chưa tan hết
Xin khước từ vồn vã của niềm xuân
Yên cánh gió mơ làm mây vô sự
Trôi không ngừng
Sao như thể thong dong...?
 

THÁNG MƯỜI HAI – Thơ Lê Phước Sinh


  


THÁNG MƯỜI HAI
 
Âm tiết Thánh Ca
trầm bổng
dìu nhau
quyện sương mờ ảo
Mùa Vọng.
 
Nhận - Cho
Chia sẻ cùng Bánh nhạt
Giọt Nước rẫy
cứu rỗi
hạn hán.
 
Đêm lạnh
Bếp Lửa nhóm cùng
Lời Nguyện giữa Tim
thầm thì
Xòe tay
nắm kết vòng tròn.
 
Đêm rời
Sáng len chân
đứng dậy
Trời rửa mặt
            phía Đông.
 
LÊ PHƯỚC SINH

CHUYỆN CỦA TÔI VÀ CHỊ NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP – Đặng Xuân Xuyến


Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến

Tôi kết bạn facebook với chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp (định cư tại Đức) từ tháng 9 năm 2018, cũng không nhớ "căn duyên" nào đẩy đưa tôi kết bạn với chị trên mạng xã hội nhưng tôi luôn quý trọng chị như tôi trân quý các mối quan hệ khác ở đời thực hay trên mạng xã hội vì tôi quan niệm thêm bạn là thêm niềm vui.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

MÁI TÓC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI XƯA – Tạ Thu Phong


Hà Nội chuyện xưa phố cũ
Tạ Thu Phong / Tri thức Trẻ BooksNXB Hà Nội

Thời xưa, ở Bắc kỳ, đàn ông hay phụ nữ đều để tóc dài và vấn khăn đầu. Đàn ông tóc búi tó như củ hành thấp dưới gáy.
Cái búi tóc “quốc túy” này đã trở thành biểu tượng của người nho nhã. Khi ở nhà, đàn ông thường để búi tóc trần. Lúc làm việc thì vấn rối hoặc vấn kiểu khăn đầu rìu. Nếu đi đâu cần lịch sự sang trọng thì chít khăn lượt hay nhiễu Tam giang. Khi vấn khăn tạo thành hình chữ “Nhân” hoặc “Nhất” trên trán. Người thị dân mặc áo sa trơn hoặc the thâm dài, quần trắng, đi giày Gia Định.
 

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 3): THỜI HỌC SINH GẬP GHỀNH THƠ MỘNG - Phanxipăng


 
Kỳ 3: THỜI HỌC SINH GẬP GHỀNH THƠ MỘNG

Thời học sinh của Hàn Mạc Tử trải qua 3 địa phương: Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Huế. “Lần đầu tiên Nguyễn Trọng Trí cắp sách đến trường là tại Quảng Ngãi”. Trần Thanh Mại, tác giả cuốn Hàn Mạc Tử, đã ghi nhận như vậy. Ông Bá Tín, qua hồi kí Hàn Mạc Tử anh tôi, còn kể chi tiết hơn:
 
“Chúng tôi rời Đồng Hới năm 1921, theo cha vào Quy Nhơn, trở ra Bồng Sơn, lại trở về Quy Nhơn năm 1924 thì đổi ra Sa Kỳ, một sở thương chánh lớn, cách thị xã Quảng Ngãi 12 km [thực địa thì hơn 20 km - chú thích trong móc vuông là của Phanxipăng]. Trong thời gian gia đình hay đổi dời dọc theo các cửa biển, việc học hành của chúng tôi đã bị gián đoạn. Về Quảng Ngãi mới vào học trường công lập anh Trí học lớp ba, tôi học lớp tư [tương đương lớp 2 bây giờ]. Khi còn ở Quy Nhơn, anh rất thích bắn ná cao su và bắn rất hay.(...). Trong những năm học ở Quảng Ngãi, anh không thèm bắn ná cao su nữa, mà lại rất thích bắn súng. Hai anh em ở trọ nhà dượng tôi, trong nhà cũng có một khẩu Flaubert, thứ súng bắn chim như của cha tôi. Anh trông thấy thèm lắm, nhưng không dám hỏi. Vì vậy, cứ thứ năm, chủ nhật, là kéo tôi cùng về Sa Kỳ, để cha tôi phát cho mỗi đứa 3 viên đạn, mà phải đi bộ 12km, phải qua một chuyến đò, băng qua một động cát dưới trời nắng chang chang. (...). Về sau, bài văn xuôi Chơi giữa mùa trăng, anh viết về chợ Chua Me [dân quanh vùng vẫn gọi Châu Me], là động cát này. Địa phương gọi là động, một vùng rộng lớn, cát trắng phau, thứ cát ánh ngời như mảnh pha lê vụn, trải dài 4 - 5km bên bờ đại dương (...). Sau khi cha tôi mất đi, tháng 7-1926, gia đình tôi dọn về Quy Nhơn ở với anh Mộng Châu. Hai chúng tôi cùng vào học trường trung Quy Nhơn [Collège de Quinhon, thành lập 1921, thực tế gồm cả tiểu và trung học, tên tiếng Việt bấy giờ là Cao đẳng tiểu học Quy Nhơn, sau thành Quốc học - Quy Nhơn, nay là trường THCS Lê Hồng Phong]. Đến lớp nhất [tương đương lớp 5 bây giờ], anh Trí ra Huế học Pellerin” (trích cảo bản đánh máy, tr. 6-8).