BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2022

RUỘT TẰM, QUÊN QUÊN LUÔN, Thơ Chu Vương Miện


  

RUỘT TẰM
 
kéo mãi rồi cũng dứt
sức ngừơi lao động mãi rồi cũng kiệt
trâu bò kéo mãi rồi cũng đứt
bom đạn nổ hoài
thì chỉ có con đường chết
chửi rủa nhau hoài thì chỉ
mỏi cái mồm và quá mệt
phí tổn quá nhiều
mà không sơ múi gì?
ba bảy 21 ngày thời cút
thơ văn tán nhảm bố láo
có ngày cũng cụt
ghệ không có mánh
thì đường càng dài càng hun hút
 
tre già không có măng mọc
nhà không có nóc
bô xu ngồi vỉa hè
bên quán cóc
ngửi mùi cà phê bắp rang
bay ra từ bếp lò
ngửi chùa hơi thuốc
toàn là mím môi
không ra cười và cũng không ra khóc
 
bảo đảm chăm phần chăm
thước ho bà lang Trọc
thuốc ho hàng Bạc
con khỉ làm trò
kéo xe gánh nước
còn anh quảng cáo
toàn nói phét nói dóc
còn có người nghe
bây giờ bà lang đã để tóc
không Trọc
 
người ôm mặt khóc
người há mỏ cười
giống ông Ba Mươi
ốm nhách
bị nhốt trong lồng sắt
chúa sơn lâm
tên cúng cơm ngày xưa là Cọp
chả khác gì con chó đói
nằm lim dim mắt thở dài
 

TRẦN MẠNH HẢO: SÓNG CUỒNG XÔ DẠT ĐỀN THƠ – Chu Mộng Long


Nhà thơ Trần Mạnh Hảo và tuyển tập thơ mới xuất bản (2022)

Tôi không quen thân Trần Mạnh Hảo. Chỉ biết ông qua những trang thơ sóng cuồng xô dạt cả đền thơ, qua những trang phê bình dữ dội xé tan những trang văn mẫu gọi là giáo khoa. Tôi trong mắt ông chỉ là anh giáo dạy văn mẫu như một lần gặp cách đây đã 30 năm tại chiếu thơ nhỏ nhoi ở nhà một người thầy cũng dạy văn như tôi. Nhưng bất ngờ ông gửi tặng tôi tuyển tập thơ nóng hừng hực vừa ra lò và tặng cho tôi đủ loại nhà, "nhà giáo", "nhà văn", "nhà phê bình".
 

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2022

LẠI CHUYỆN VỀ "THÓI ĐỜI" – Đặng Xuân Xuyến

(Lược soạn lại vài trao đổi qua messenger với bạn bè sau khi post bài thơ "Thói Đời" lên trang facebook cá nhân.)


Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến

 
Bạn nhắn tin hỏi: - Bài thơ "Thói Đời" anh viết về nhà thơ Trần Mạnh Hảo hay triết gia Nguyễn Hoàng Đức?
 
Trả lời: - Nhân chuỗi "trả lễ" của nhà thơ Trần Mạnh Hảo với bài viết "Trần Mạnh Hảo - Đôi cánh đại bàng thơ dính nhúm lông gà" của tác giả Paul Nguyễn Hoàng Đức nên viết vài câu "á đù...." về thói đời chứ không ám chỉ riêng ai.
 
THÓI ĐỜI
 
Quen thói ỷ tài mặt vênh vang
Chửi Bắc chửi Nam chửi khắp làng
Mới nghe được nửa câu nói thẳng
Đã vội lu loa giọng điếm đàng.
 
Hà Nội, tối 31 tháng 08-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 
Bạn hỏi tiếp: - Anh nghĩ sao về chuỗi phản ứng của nhà thơ Trần Mạnh Hảo?
Trả lời: - Nhớ lại năm xưa, cố nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo được bạn bè cho biết nhà thơ, nhà phê bình văn học Phạm Đức Nhì viết bài “Về ‘bài thơ Đồng dao cho người lớn’ chê ‘Đồng dao cho người lớn’ là vè, không phải là thơ, ông chỉ mỉm cười với bạn: - ‘Thế à?’. Nụ cười mỉm và 2 chữ ‘thế à’ đã làm đẹp thêm hình ảnh vốn đã thực lớn, thực đẹp của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo!”
 
Bạn lại hỏi: - Em thấy trên mạng rần rần bàn tán nhà thơ Trần Mạnh Hảo xứng đáng là đại thi hào, là nhà thơ lớn của dân tộc. Anh thấy thế nào?
Trả lời: Thơ Trần Mạnh Hảo tôi chưa đọc, cũng chưa đọc truyện ngắn hay tiểu thuyết của tác giả Trần Mạnh Hảo nên không mạn đàm.
 
Bạn hỏi tiếp: - Anh đọc Trần Mạnh Hảo ở mảng nào?
Trả lời: - Tôi biết tác giả Trần Mạnh Hảo khi tình cờ đọc phản biện của ông về thơ văn... Và thích đọc các bài viết đó để giải trí dù nghe nhiều thông tin (chưa kiểm chứng vì không quan tâm) ông hay dùng tiểu xảo "cắt ghép trích dẫn" làm "vũ khí" phản biện và dùng yêu ghét cực đoan làm chủ ngòi bút...
 
Bạn lại hỏi: Anh thấy bài viết "Trần Mạnh Hảo - Đôi cánh đại bàng thơ dính nhúm lông gà" của tác giả Paul Nguyễn Hoàng Đức thế nào?
Trả lời: Nếu bỏ mấy chữ "dính nhúm lông gà" thì không ai có thể lấy cớ để chê trách tác giả, bôi bẩn con người Nguyễn Hoàng Đức vì đấy là bài viết công tâm Nguyễn Hoàng Đức dành cho người bạn được tác giả trân trọng!
 
Bạn hỏi tiếp: - Nhưng cư dân mạng khá nhiều người phản đối, thậm chí xúc phạm Paul Nguyễn Hoàng Đức bằng những câu nặng nề?
Trả lời: - Người ta phản đối vì không đồng tình với quan điểm của Nguyễn Hoàng Đức khi tiếp cận tuyển tập thơ Trần Mạnh Hảo, chuyện đó rất bình thường. Còn những người la ó Nguyễn Hoàng Đức? Phần vì tâm lý cuồng thần tượng, phần vì bới móc cho có chuyện để thỏa mãn tính nhiều chuyện mà tám chuyện, phần vì hội chứng đám đông, và thêm nữa phần vì ghét tính phách lối, ngông cuồng của Nguyễn Hoàng Đức mà trút bực.
 
Thú vị là bài viết "Trần Mạnh Hảo - Đôi cánh đại bàng thơ dính nhúm lông gà" của Paul Nguyễn Hoàng Đức được cư dân mạng tâm đắc và chia sẻ khá nhiều!
 
Bạn lại hỏi: Hình như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã từng là “bạn” chí cốt của triết gia Paul Nguyễn Hoàng Đức?
Trả lời: Chuyện đó thì tôi không biết nhưng tôi đã đọc mấy bài 2 ông tung hứng nhau thuộc hàng “Tam kiệt thi nhân Việt Nam”, là “hàng hiếm khó kiếm” trong thi đàn đất Việt...
 
Bạn hỏi tiếp: Anh có ý định mua tuyển tập thơ của Trần Mạnh Hảo?
Trả lời: Người ta chỉ bỏ tiền ra mua thứ người ta yêu thích hoặc thấy cần thiết mà cả hai nhu cầu đó với tôi đều không có.
 
                                                    Hà Nội, chiều 07 tháng 09-2022
                                                          ĐẶNG XUÂN XUYẾN

ÁNH TRĂNG QUÊ NHÀ – Thơ Nhật Quang


  
                    Nhà thơ Nhật Quang

 
ÁNH TRĂNG QUÊ NHÀ
 
Chợt nghe thao thức quê nhà
Đêm Thu tỏa ánh trăng ngà lung linh
Gợi bao nhiêu những ân tình
Bóng quê yên ả, thanh bình êm mơ…
 
Dòng sông lấp loáng đôi bờ
Tình quê yên ấm giấc mơ đồng làng
Dế hòa khúc nhạc mênh mang
Hương đêm dìu dịu, mơ màng giọt trăng
 
Sân quê dưới ánh đêm rằm
Đàn em chạy nhảy, tung tăng trốn tìm
Trầm tư cha cạn nỗi niềm
Chén trà sóng sánh bên hiên gió lùa
 
Xạc xào ngọn trúc đong đưa
Trăng soi bóng mẹ bao mùa gió sương
Con nghe thổn thức vấn vương
Ánh trăng lấp lánh đêm trường quê xa.
 
                                          Nhật Quang

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2022

BÀI THƠ “BÁT NGUYỆT THẬP NGŨ NHẬT DẠ BỒN ĐÌNH VỌNG NGUYỆT” VÀ “VỌNG NGUYỆT HỮU CẢM” CỦA BẠCH CƯ DỊ - Đỗ Chiêu Đức



Bài thơ “BÁT NGUYỆT THẬP NGŨ NHẬT DẠ BỒN ĐÌNH VỌNG NGUYỆT”:
        
Bài thơ nầy được làm theo thể Cổ Phong vào đêm Trung Thu năm Đường Nguyên Hòa thứ 13818). Lúc bấy giờ Bạch Cư Dị vì dùng lời ngay thẳng can gián vua, mà xúc phạm đến những bậc quyền qúy đương thời, nên bị biếm làm Giang Châu Tư Mã ở đất Tầm Dương của xứ Giang Tây.
 
八月十五日夜湓亭望月 BÁT NGUYỆT THẬP NGŨ NHẬT  
                                          DẠ BỒN ĐÌNH VỌNG NGUYỆT
 
  昔年八月十五夜,      Tích niên bát nguyệt thập ngũ dạ,
  曲江池畔杏園邊。      Khúc Giang trì bạn Hạnh viên biên.
  今年八月十五夜,      Kim niên bát nguyệt thập ngũ dạ,
  湓浦沙頭水館前。      Bồn Phố sa đầu thủy quán tiền.
  西北望鄉何處是,      Tây bắc vọng hương hà xứ thị,
  東南見月幾回圓。      Đông nam kiến nguyệt kỷ hồi viên.
  臨風一嘆無人會,      Lâm phong nhất thán vô nhân hội,
  今夜清光似往年。      Kim dạ thanh quang tự vãng niên.
                 白居易                                             Bạch Cư Dị
 
      
* Chú thích:
    - Tích Niên 昔年 : là Năm xưa; những năm đã qua đi.
    - Bồn Đình 湓亭 : là một điểm trường đình được cất bên ven sông Tầm Dương.
    - Bồn Phố 湓浦 : là Bến nước bên sông Bồn. Bồn Giang là tên xưa của sông Long Khai Hà hiện nay ở tỉnh Giang Tây; Nơi tiếp giáp với sông Trường Giang là Bồn Khẩu, tức là bến Tầm Dương, nơi nhà thơ Bạch Cư Dị đi đày.
    - Khúc Giang Trì 曲江池 : Một thắng cảnh nằm ở phía nam của đất Trường an; từ đời Tần Thủy Hoàng đã cho xây Nghi Xuân Uyển ở đây, đến đời Hán Vũ Đế đổi thành Thượng Lâm Uyển; Vì dòng sông chảy quanh uốn khúc, nên gọi là Khúc Giang.
    - Hạnh Viên 杏園 : nằm ở Chu Tước Môn của Trường An, sát cạnh bên Khúc Giang Trì; đây là nơi các tân khoa Tiến sĩ ngày xưa được đãi tiệc và dạo chơi.
    - Thủy Quán 水館 : Cái quán cất trên bến nước, trên bãi cát (Sa Đầu 沙頭) người Miền Nam ta gọi là cái Nhà Sàn.
 

CHÙM THƠ CỔ VỀ TRUNG THU – Đỗ Chiêu Đức



     
Tết TRUNG THU là ngày rằm Tháng tám Âm lịch, chữ Nho gọi là TRUNG THU TIẾT 中秋節; là ngày lễ truyền thống của các nước vùng Đông Nam Á chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Người Hoa thường ví hình tượng trăng tròn rồi trăng khuyết, khuyết rồi lại tròn với sự đoàn viên và bi hoan ly hợp của con người; và thông qua hình tượng mặt trăng để gởi gắm tâm sự, tình cảm, nhớ nhung của mình với thân nhân, với người yêu, với gia đình, với quê hương... xuyên suốt mấy ngàn năm nay đã để lại rất nhiều bài thơ về Trăng Trung Thu. Kính mời các bạn hãy đọc thử xem những bài thơ sau đây, bài nào đã đánh động tâm lý tình cảm của mình nhất?!
 

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 11) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty


Ruộng Dâu Hóa Thành Biển Xanh, Tháng Tư, Bảy Lăm....
 
Những lời hứa hẹn đinh ninh trong lòng chúng tôi tưởng chừng thực hiện không có gì khó khăn. Một vé xe đò, một vé máy bay hay cà rịch, cà tang một chuyến xe lửa là chúng tôi có thể gặp nhau, tha hồ mà bù khú ít ngày. Ấy vậy mà lời hẹn ước đó đã không bao giờ có cơ hội thực hiện được.
 

CHÙM THƠ “PHƯƠNG” CỦA LÊ VĂN TRUNG


   


PHƯƠNG LẠNH
 
Xin gửi về em lụa nắng vàng
Mùa đang phượng thắm trời phương Nam
Mây - Tôi xin dệt vuông khăn ấm
Và Lá - Tôi mềm mỗi bước chân
Ôi thương chiếc bóng chiều phương lạnh
Gió rối thơm từng sợi tóc bay
Tóc ơi có ấm bờ vai mỏng
Lòng tôi: đây nhé! Một vòng tay
Xin gửi về em màu phượng đỏ
Tô viền môi thắm nụ hồng hoa
Trăng lụa nguyên sơ hồn xuân nữ
Sỏi đá hình như cũng ngọc ngà
Sương nguyệt xin đừng thấm áo em
Cho tôi gửi sợi nắng ươm vàng
Mây - Tôi khăn ấm chiều phương lạnh
Mây nhuộm màu trăng thuở mới rằm.
 

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

THẨM THÚY HẰNG, MỘT TUYỆT THẾ GIAI NHÂN - Nguyễn Tấn Thành

Vô cùng thương tiếc minh tinh THẨM THÚY HẰNG, đã qua đời hôm nay 7-9-2022, hưởng thọ 83 tuổi. Linh cữu được quàn tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, Gò Vấp ngày 9-9.
 


Thẩm Thúy Hằng là khuôn mặt sáng giá nhất trong “Ngũ đại giai nhân”: Thanh Nga (1942-1978), Kim Cương (sinh 1937), Kiều Chinh (sinh 1937), Thanh Thúy xưa (sinh 1943) và Thẩm Thúy Hằng (sinh 1940). Thực ra, ngoài khả năng trình diễn ca hát tân cổ nhạc trên sân khấu, tham gia đóng tuồng, viết kịch bản và đóng phim, nhiều nữ nghệ sĩ tài hoa trong nhóm này, còn có nét đẹp riêng mỗi người một vẻ.
 
Độc đáo ở nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng, khán giả mộ điệu đã coi chị là một biểu tượng nhan sắc hoàn hảo, ngôi sao sáng chói nhất, chiếm ngự một cõi riêng xán lạn trên khung trời nghệ thuật đất Nam bộ và cả thế giới. Sau 1975, nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng tiếp tục gắn bó với nền nghệ thuật nước nhà, được phong thưởng là Nghệ sĩ Ưu tú và vẫn ở lại với quê hương cho đến hôm nay.
 
Minh tinh Thẩm Thúy Hằng.
 
Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng tên thật là Nguyễn Kim Phụng, có tên thánh là Jeane. Là người Nam bộ nhưng Kim Phụng được sinh ra tại Hải Phòng khi cha cô là một viên chức, cùng gia đình, được chuyển ra làm việc tại thành phố hoa phượng đỏ. Sau đó một năm (1941) theo gia đình trở về miền Nam, Kim Phụng sống và lớn lên ở An Giang. Khi đang học Sơ đẳng Tiểu học tại Long Xuyên, lúc cô mới 13 tuổi thì cha qua đời. Học xong bậc Tiểu học, Kim Phụng lên Sài Gòn ở với người chị, học tiếp tại trường Huỳnh Thị Ngà, Tân Định. Dường như “Em là nhan sắc trời ban tặng/ Chớm tuổi mùa trăng đã đẹp rồi” (Ngũ Lang). Vừa sang tuổi mười lăm, lên học lớp Đệ Tứ (ngang bậc với lớp 9 bây giờ), nhan sắc còn đang độ giữa tuổi teen mà như một mùa xuân đến sớm, Kim Phụng nức tiếng là một hoa khôi lộng lẫy trong giới học sinh đất Sài thành, không ai là không biết. Hoàn tất việc học bậc Đệ Nhất cấp (Phổ thông Cơ sở hiện nay), vừa bước qua tuổi mười sáu, Kim Phụng đã âm thầm lén gia đình ghi tên tham gia cuộc thi Diễn viên Điện ảnh do hãng phim Mỹ Vân tổ chức và cô đạt Giải Nhất dễ dàng sau khi vượt xa hơn 2000 thí sinh khác ở miền Nam. Xuất phát từ gợi ý của Kim Phụng về lòng ngưỡng mộ người thầy dạy văn chương cho mình là Thẩm Thệ Hà (1923-2009), một nhà giáo – nhà thơ yêu nước đức độ tài danh đang nổi tiếng trên đô thành bút mực miền Nam lúc bấy giờ, giám đốc hãng phim Mỹ Vân đã đặt cho Kim Phụng nghệ danh là Thẩm Thúy Hằng.
 

Ý NGHĨA TÊN VIỆT NAM THÂN YÊU! - Lê Minh Khôi.

Sau khi dẹp yên Tây Sơn năm 1802 vua Gia Long làm lễ lên ngôi hoàng đế ngày 2 tháng 5 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1802).
 
Vua Gia Long (1802- 1820)

HOÀNG ĐẾ GIA LONG:

Vua Gia Long, húy là Nguyễn Phúc Ánh chinh phục được toàn bộ An Nam (tên Trung Quốc gọi Việt Nam khi đó) đã làm tên tuổi Ông lẫy lừng khắp nơi khi đó.
Tên chữ Gia Long theo nhiều nghiên cứu trong các sách sử là nói lên ý nghĩa thống nhất từ GIA Định đến Thăng LONG. Vua Gia Long lại đóng đô ở Thuận Hóa. Đất nước phân định 3 miền Bắc Trung Nam với 3 thủ phủ Hà Nội, Huế, Sài Gòn ngày nay từ đó.
 
Tên hiệu Gia Long còn có một ẩn ý khác của Nguyễn Ánh là tỏ rõ sự bình đẳng quốc gia với Trung Hoa. Bây giờ chỉ nói đến Gia Long, chúng ta tạm quên đi tên Nguyễn Ánh. Vua Gia Long lớn lên thời Vua Càn Long bên Trung Hoa. Khi ông đăng quang thì là thời cai trị của Vua Gia Khánh. Trong chữ Gia Long đã bao gồm Càn Long và Gia Khánh. Nghĩa là Vua của 2 nước láng giềng thì xếp ngang nhau và quyền lợi như nhau trên bình diện quốc tế.
 
Vua Gia Long có cho sứ thần triều cống nhưng vật phẩm toàn thứ cấp và sau này thì tuyệt nhiên cắt mà không tiếp tục. Đây là giai đoạn sự lệ thuộc Trung Hoa chấm dứt sau mấy ngàn năm triều cống.
 

A BÊ XÊ HAY A BỜ CỜ - Nguyễn Ngọc Chính

Những YouTuber VN khi quay những khu tên đường mới theo ABC hoặc các chung cư ở Saigon đến lô K, L, M... thì đọc lô Kờ, lô Lờ, lô Mờ ... mà đến lô S, R thì tránh không đọc lô Sờ, lô Rờ mà đọc lô Ết-Sờ, lô E-Rờ...

Tác giả Nguyễn Ngọc Chính

Trước tiên, xin xάc định, hành trὶnh ngôn ngữ tiếng Việt cό cột mốc thời gian Xưa và Nay được cᾰn cứ vào thời điểm Trước và Sau 1975 giữa bối cἀnh cuộc chiến hai miền Nam-Bắc. Qua loᾳt bài về hành trὶnh ngôn ngữ, tάc giἀ cό tham vọng phἀn ἀnh những giai đoᾳn lịch sử Việt Nam qua những thay đổi về ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày.
 

"CHÚC THƯ", THƠ HUY PHƯƠNG - Hạ Thái giới thiệu

Huy Phương là bút danh của nhà văn Lê Nghiêm Kính cựu giáo sư Nguyễn Hoàng Quảng Trị, động viên khóa 16 Thủ Đức, phục vụ tại Cục Tâm Lý Chiến thuộc / Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Quân Lực VNCH. Qua đời ngày 25 tháng Hai năm 2021 tại California.
Là một cây viết tạp ghi tài ba nhất theo như nhận xét của nhà bĩnh bút Bùi Bảo Trúc. Ông từng bị lưu đày ra tận miền cực Bắc VN sau tháng Tư 75. Ông cũng là một nhà thơ với một số bài dư âm còn mãi vang vọng, “Thưa Thầy, còn nhớ em không…” được ca nhạc sĩ Hoàng Đoàn phổ nhạc là điển hình.


   
                Nhà thơ Huy Phương

 
CHÚC THƯ    
(Trích trong “Ga Cuối Đường Tàu”)
 
Tôi người lính già ở xa tổ quốc
Xa chiến trường lưu lạc tới đây
Nơi quê người sương pha tuyết đổ
Mang nỗi đau con ngựa lạc bầy.
 
Ngày tôi bỏ đi, bạn bè đồng đội
Vẫn hiên ngang cho đến phút sau cùng
Đã tự hiến thân mình cho tổ quốc
Thắng hay thua thì cũng vẫn can trường.
 
Không phải chỉ chịu ơn người đã chết
Tôi như còn mang món nợ nước non
Chết không nghĩa là tắt hơi thở
Sống đôi khi cũng có nghĩa chết mòn.
 
Khi tôi chết ván hòm xin đậy nắp
Có vui chi nhìn người lính chết già
Hổ thẹn đã không tròn ơn nước
Tiễn tôi chi, thêm phí một vòng hoa.
 
Hãy quên tôi người lính già lưu lạc
Đừng phủ lá cờ tổ quốc cho tôi
Anh em tôi trong những giờ tuyệt lộ
Nằm lại bờ lúc chiến hạm ra khơi.
 
Chiến hữu tôi chết đầu sông cuối biển
Ngày tan hàng đành nằm lại quê hương
Không ai trổi cho khúc kèn truy điệu
Không có ai phủ giúp ngọn cờ vàng.
 
Hãy phủ cờ lên nấm mồ tử sĩ
Xác bị xới đào trong nghĩa trang xưa
Hãy rải hoa trên con đường thấm máu
Phút lui binh phải gãy súng buông cờ.
 
Anh là ai mang ngọn cờ tổ quốc
Nhân danh ai, đứng phủ lá quốc kỳ.
Chúng ta là những con người bỏ ngũ
Quên anh em nằm lại để ra đi.
 
Ta lành lặn để bao người thương tật
Ta sum vầy đành để bạn chia phôi
Ta đến bến để bao người chết biển
Dù ấm êm cũng thương nhớ một đời.
 
Danh dự này dành cho người đã chết
Đã hy sinh để giữ vững ngọn cờ
Không phải tôi, người lính hèn bỏ ngũ
Để sống còn trong lúc bạn sa cơ…
 
                                        Huy Phương
                                        (1937-1921)
 *
 
Đăng lại bài thơ này như là dành một phút tưởng niệm một người thầy, một người anh, một chiến hữu, một bạn đồng cảnh… từng cùng có mặt trên mảnh đất quê hương Quảng Trị, từng cùng can qua những đoạn đường gian nan từ ngày oan nghiệt ấy.
 
Xin cám ơn giáo sư Trịnh Huy Trường và phu nhân là Cô Vân Anh, người bạn thân thiết của nhà văn Huy Phương đã sốt sắng giúp tôi trong khi sưu tầm.
Trân trọng.
 
                                                                 Hạ Thái Trần Quốc Phiệt

NẾU KHÔNG CÓ TÌNH YÊU – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Nguyễn Dũng, ca sĩ Ngọc Mỹ trình bày


   


NẾU KHÔNG CÓ TÌNH YÊU

Nếu không có tình yêu, em thà thành tượng đá
Tim xi măng hứng mưa gió sương mù
Đứng giữa trời chẳng cần che dù lộng
Giương mắt nhìn đời bận đuổi bắt mộng mơ
 
Không có anh, em muốn thành hoa dại
Mọc ven đường chờ ánh nắng bình minh
Lũ ong bướm em chẳng màng chẳng ngại
Dễ sống còn, kiêu hãnh một mình em
 
Nếu không có tình yêu, thà thành loài cọp trắng
Sống độc đơn, săn mồi dưới ánh trăng
Chúa sơn lâm em một mình một cõi
Chẳng cần ai vẫn sống ở trên đời
 
Nếu không có tình yêu, chẳng thà thành tượng đá
Nếu không có tình yêu, chẳng thà thành hoa dại
Nếu không có tình yêu, chẳng thà thành cọp trắng
Nếu không có tình yêu, em chẳng muốn làm người
 
Nếu không có tình yêu đời sẽ buồn biết mấy
Thiếu nụ cười, thiếu ánh mắt, thiếu môi hôn
 
                                       Quách Như Nguyệt   


       

THU QUÊ, LÃNG ĐÃNG PHỐ THU, CÓ MỘT MÙA THU – Thơ Tịnh Bình


   
                       Nhà thơ Tịnh Bình


THU QUÊ
 
Chợt nghe man mác chim gù
Nao nao xa vắng bước thu khẽ về
Một bờ cỏ dại nói mê
Sương lay mắt ướt tiễn hè sang thu
 
Giấu lòng một khúc hát ru
Trời thu quê mẹ vô ưu vô phiền
Chập chờn ngọn khói bay xiên
Hoàng hôn nhạt nắng gọi miền trăng xa
 
Lặng yên chợt thức tiếng gà
Ngõ quê dáng trúc la đà vào trưa
Vàng ươm hương thị đong đưa
Cánh chuồn loang nước vẽ bùa mặt ao...
 

PHỐ CƯỜI – Thơ Lê Phước Sinh


  
                Nhà thơ Lê Phước Sinh
 

PHỐ CƯỜI
 
Chiếc áo chật, đứt chỉ
da thịt sề ra đường
bụm lại khi, nơi đó
tựa thú liếm vết thương.
 
Đâu có còn là Phố
nhố nhăng kiểu đười ươi
quẹo vòng lên lộn xuống
méo mặt như trêu người.
 
Cứ tưởng Thành, mặc trắng
lấm láp quá dân cày...
 
                   Lê Phước Sinh

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2022

BÂNG KHUÂNG CHIỀU NHỚ XƯA - Thơ Quang Tuyết, nhạc Nguyễn Hứa Thảo, ca sĩ Quốc Duy trình bày.


   
                       Nhà thơ Quang Tuyết


BÂNG KHUÂNG CHIỀU... NHỚ XƯA
 
Ta về vén sợi tóc mai
Để xem nỗi nhớ ngắn dài bao nhiêu
Vì sao sáng ngẩn, ngỡ chiều
Nghe chừng lá rụng mang nhiều tiếng thu
Ta về rọi ánh đèn mù
Soi tìm ký ức ngục tù lời yêu
Vầng trán rộng có đan thêu
Những đường sâu, cạn lêu bêu phận người
Ta về nhìn giọt nắng cười
Nhặt cành lá úa thương đời hoa phai
Sông vẫn chảy. Mây vẫn bay
Còn ta câm nín ôm hoài nhớ xưa
 
                               Quang Tuyết