BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2022

QUÁ KHỨ - Thơ Đặng Xuân Xuyến


   
             Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến
 

QUÁ KHỨ
 
Quá khứ buồn cứ để ngủ yên
Đừng ném vào nhau nỗi đau hiện tại
Đừng gầm ghè nhau ánh nhìn thương hại
“Mây của trời hãy để gió cuốn trôi.”
 
Oán hờn gì câu nói đầu môi
Có yêu đâu mà biện môi với lưỡi
Ghé qua nhau chỉ giải nghiền cơn khát
Đắng đót làm gì vị mặn mồ hôi.
 
Quá khứ buồn cứ để lạc trôi
Trăng với sao không đắp nền hạnh phúc
Thuyền với biển không nối cầu nguyện ước
Mây gió buồn cứ để dật dờ trôi.
 
Hà Nội, 27 tháng 05.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

VIẾT HOA VIẾT THƯỜNG CÁC DẤU TRONG CÂU - Nguyên Lạc


Tác giả bài viết Nguyên Lạc
 

VIẾT HOA HAY VIẾT THƯỜNG?
 
Viết hoa (upper case), viết thường (lower case) là một vấn đề tế nhị, cần bàn thảo kỹ lưỡng. Thấy một số bạn, nhất là các bạn trẻ ở VN viết hoa các chữ/từ một cách tùy tiện, tôi xin ghi ra đây vài ý riêng chủ quan mời các bạn cùng thảo luận.
 
1.
Hãy xét bài ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
                  (Công Cha Nghĩa Mẹ)
 
Theo tôi, hai chữ “thái sơn” trong bài ca dao trên nên viết thường (lower case), Thái Sơn viết hoa (upper case) không chính xác.
Chắc các bạn sẽ hỏi tại sao?
 
Giải thích:
Vì nếu hai chữ thái sơn viết hoa, chúng ta sẽ đem hữu hạn thế cho vô hạn:
– “thái sơn” (viết thường, danh từ chung) là núi rất lớn, vô hạn (thái= rất bự, rất lớn; sơn= núi). Còn “THÁI SƠN” (viết hoa, danh từ riêng) là một ngọn núi bên Tàu, chỉ cao khoảng 1450m (đo được, hữu hạn). Vậy nếu viết hoa: THÁI SƠN thì không phải là hữu hạn thay cho vô hạn sao?
– Nghĩa mẹ= “nguồn nước chảy ra vô tận, không dứt”, đối với “THÁI SƠN” (viết hoa: danh từ riêng) đo được chỉ khoảng ngàn mét. So sánh ra thì công cha như số không. Sao bội bạc với cha quá thế?
– Còn nếu viết “thái sơn (viết thường: danh từ chung) = lớn, bự vô hạn”, công cha sẽ gần như bằng công mẹ.
Do điều này, ta phải dùng thái sơn danh từ chung (viết thường). Hai câu đó tôi nghĩ nên viết như vầy:
Công cha như núi... thái sơn (to vô cùng)
Nghĩa mẹ như nước… trong nguồn chảy ra (luôn không dừng).
– Xin nói thêm: Thái sơn, sơn hà (viết thường, danh từ chung) tượng trưng đất nước, tổ quốc; nếu chúng viết hoa (trở thành danh từ riêng) thì sẽ không còn nghĩa này nữa, mà thành tên ngọn núi Tàu, tên riêng vùng nào đó…
 

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022

NHÂN NGÀY “FATHER’S DAY” TÌM HIỂU “CÔNG CHA” VÀ CHỮ HIẾU TRONG TRUYỀN THỐNG DÂN VIỆT – Giáo sư Nguyễn Châu




PHẦN I
 
“FATHER'S DAY” CÓ TỪ BAO GIỜ?
 
Phong tục Hoa Kỳ và Bắc Mỹ có hai ngày trong năm dành để vinh danh hai đấng sinh thành đó là người Mẹ và người Cha trong gia đình.
Ngày vinh danh Mẹ vào tháng Năm và ngày vinh danh người Cha vào tháng Sáu.
 
FATHER'S DAY là ngày gì?
 
Trong truyền thống và phong tục Hoa Kỳ thì Father's Day là một ngày trong đó những người con của gia đình bày tỏ lòng biết ơn và yêu kính đối với người cha bằng một số nghi lễ như: cầu nguyện, thăm viếng và tặng quà. (Trường hợp khó khăn và ở quá xa thì gửi thiếp và quà đến cho Cha).
Tạm gọi là “Ngày vinh danh Cha.”
Tập tục này đã được nhiều quốc gia thực hiện. Tại Hoa Kỳ và Canada, Ngày vinh danh Cha được ấn định vào Chủ Nhật của tuần lễ thứ ba trong tháng Sáu.
Do đó, Father's Day năm nay nhằm ngày Chủ Nhật 20-6-2021
 

NGƯỜI CHA NHÂN ÁI – Đức Hạnh cùng quý thi hữu

Tôn vinh - Mừng Ngày Lễ Của Cha [Father’s Day -19 06 2022]

   


NGƯỜI CHA NHÂN ÁI
 
Rừng núi Sơn Hà quyện bóng Cha [1]
Ngựa hùng vượt suối, vượt đèo xa
Hành nghề chữa bệnh ngời thiên chức
Dạy học giúp dân thắm hải hà [2]
Ký ức nồng nàn quay trở lại
Thời giờ thấm thoắt ngỡ vừa qua
Trọn đời y đức tâm ngời sáng [3]
Non nước thì thầm vọng tiếng ca.
 
Tiếng lòng thánh thót trải ngàn sau
Chân lý nghiệp y đạo đức giàu
Sơn Tịnh thuở xưa ngời dấu ấn
Bình Sơn thời mới đượm tinh cầu
Cứu người hoạn nạn tình tươi sắc
Giúp cảnh trần gian nghĩa thắm màu
Bản tính trọn đời yêu chính nghĩa
Tấm gương bác ái giữ làm đầu.
 
Đức Hạnh
17 06 2022
 
[1] Cha tôi cưỡi ngựa đi chữa bệnh cho đồng bào Kinh & Thượng, tại quận Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
[2] Dạy học miễn phí cho dân chúng, tại quận Sơn Hà
[3] Trong các thời kỳ đều phục vụ trong Ngành y, tại Chi y tế: quận Sơn Hà - quận Sơn Tịnh- quận Bình Sơn và Bệnh viện Bình Sơn - thuộc Ty y tế Quảng Ngãi.

TÌM – Thơ Thùy Châu


   


TÌM
 
Miên man một cõi đi tìm
Soi cây bội bạc để tìm yêu thương
Tìm hoa thấy đóa vô thường
Thấy giòng suối lệ mù sương cuộc tình
Miệt mài theo dấu chân chim
Cây treo ảo vọng nhận chìm cơn mơ
Khổ đau hạnh phúc đôi bờ
Dạt dào cơn sóng dật dờ bến yêu
Ngẩn ngơ tìm giữa trời chiều
Trắng cây thề hẹn nặng nhiều nhánh đau
Một vùng cây hứa mai sau
Rụng rơi trái đắng ngập sầu nhân gian
Nẩy mầm theo bước ly tan
Chồi xanh gian dối phai tàn giấc mơ
Tìm đâu cây hẹn cây chờ
Tỏa che bóng mát phủ bờ sân si
Tìm hoài mòn gót chân di
Mênh mông đời lạnh thấy gì quanh ta
Từ bình minh đến chiều tà
Ngẩn ngơ tìm mãi chỉ là hư không
Nhủ lòng sao quá mênh mông
Cây thề trái hẹn trong vòng nhân gian
Hương xưa rồi cũng phai tàn
Quanh ta còn lại ngút ngàn khói sương
Tìm đâu bến đổ yêu thương
Tìm đâu bóng dấu con đường sóng đôi
Ừ thôi lòng nhủ lòng thôi
Trầu cay rồi đắng vì vôi nhạt màu ! 
                            
                                      Thùy Châu
 

XÃ HỘI ƯU VIỆT - Truyện ngắn của Tràm Cà Mau

Tràm Cà Mau, một cái tên đặc sệt miền Nam nhưng tác giả với tên thật Nguyễn Thiệp, lại sinh ra ở Quảng Trị, lớn lên ở vùng địa đầu giới tuyến từ cuộc phân chia Nam Bắc. Tràm Cà Mau đã từng xẻ chia những trằn trọc chung của những thế hệ bất hạnh vì chiến tranh.

Từ miền Nam ra Bắc, năm 1945 ông Tý đang miệt mài đèn sách tại đại học Hà Nội, hy vọng ra trường được bổ dụng làm quan tham tá, thì xếp bút nghiên theo tiếng gọi của sông núi. Cầm súng đánh đuổi giặc Tây đang trở lại, để giành độc lập cho quê hương. Năm 1954 nước Việt Nam chia cắt ra hai miền, ông đi tập kết ra Bắc. Năm 1975, sau khi miền Bắc chiến thắng trong cuộc nội chiến tương tàn do súng đạn ngoại bang cung cấp và thúc dục, ông hân hoan trở về. Trong trí tưởng tượng của nhiều người bà con dòng họ, thì ông là một kẻ anh hùng oai phong lẫm liệt, cưỡi ngựa chiến, mang chiến bào, cầm gươm báu sáng ngời chỉ vào thiên địa hiên ngang. Nhưng họ thất vọng, vì thấy ông, mặt mày bủng beo hốc hác, tiều tụy, chân mang dép râu, đầu đội nón cối sờn mục và áo quần nhàu nát lụng thụng màu phân ngựa.
 

GIO LINH THOÁNG MỜ TRONG KÝ ỨC TÔI - Đinh Hoa Lư




Nhi đồng tương kiến bất tương thức            
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai?...
                              (Hạ Tri Chương)
 
           
MỜ PHAI KỶ NIỆM GIO LINH
 
Trí nhớ của tôi còn ghi mãi những kỷ niệm đầu đời lúc tôi khoảng bốn, năm tuổi đã theo chân mẹ tôi ra tận Gio Linh. Vào năm đó mẹ và dì tôi mở một cái quán hàng ăn ngoài đó.
 

GIẤU NHAU MỘT CÕI RIÊNG - Thơ Hoàng Chẩm


   
               Nhà thơ Hoàng Chẩm


GIẤU NHAU MỘT CÕI RIÊNG
 
Em giấu hạt mưa trong mắt
Mong manh lòng nhớ hương xưa
Người xa... Bao lần hiu hắt
Buồn ơi biết mấy cho vừa
 
Em giấu chiều vàng trong áo
Sớm chiều sóng lụa thênh thang
Tóc chưa phai hồn dã thảo
Yêu thương ngày đã muộn màng
 
Giấu ngày xưa vào chốn cũ
Thời yêu nung nấu giấc mơ
Em qua từng mùa lá đổ
Tương tư về tới... ngẩn ngơ
 
Giấu giọt đông về qua ngõ
Bình yên nghe tiếng tình ru
Lời thương thơm lừng hương cỏ
Dường như em biết ngơ ngu.
 
                        Hoàng Chẩm

CUNG TIẾN, ĐỜI LẬP TỪ NHỮNG ĐÊM HOANG SƠ - Nguyễn Đức Tùng



Chị em của thơ thì có nhiều: tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, báo chí, phim ảnh, kịch nghệ, nhưng đối với tôi, người thân nhất, người chị em ruột của thơ, chính là ca khúc.
 

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

DU TỬ LÊ, VỊ HOÀNG ĐẾ HAY TÊN NÔ LỆ CỦA TÌNH YÊU – Phóng bút của Lê Mai Lĩnh


Nhà thơ Du Tử Lê

Đôi lời xin thưa trước.
Bài nầy, nhiều người khen tôi lắm. Viết hay. Văn phòng lạ lẫm.
Ngày chưa quy tiên, ông LÊ cũng thích lắm, đã có lần nói lời cảm ơn tôi.
 
Lâu rồi tôi phân vân, ông mất rồi, liệu có nên nhắc lại những “chiến lợi phẩm” của ông trong tình trường, như Hàn Mặc Tử, như Bích Khê và tại sao không là, của Hoa Văn, với mối tình với nữ thi sĩ Thảo Chi Bùi Mỹ Hoa, mà tôi đang định viết .
 

LƯỠI HEO, MÓN NGON, CÓ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CAO



Thịt heo là loại thịt đỏ phổ biến trên toàn thế giới. Đây là loại thực phẩm giàu protein và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
 
Trước hết, thịt heo là nguồn protein chất lượng cao. Nói cách khác, thịt heo chứa đủ nồng độ của tất cả các axit amin thiết yếu. 100g thịt heo chứa các axit amin với hàm lượng cụ thể là: histidin: 5.751mg; isoleucine: 6.189mg; leucine: 10.387mg; methionin: 3.469mg; phenylalanine: 5.122mg; threonine: 5.171mg; tryptophan: 1.212mg; lysin: 11.482mg.
 
Thịt heo cũng là nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thịt heo đóng góp: 16% tổng số chất béo; từ 23-31% tổng lượng protein, selen và thiamin; 11-19% phốt pho, kali, riboflavin, nicacin, vitamin B6 và vitamin B12; 21% tổng lượng kẽm ăn vào.
 
Đặc biệt, thịt heo là một trong những nguồn vitamin B chính. Vitamin nhóm B đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể con người giúp tạo hồng cầu; Có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy một thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển tốt cho trẻ nhỏ; Duy trì chức năng nhận thức lành mạnh; Đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng; Điều chỉnh hệ thần kinh trung ương; Tổng hợp các axit béo. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin B có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm và các loại rối loạn chức năng não khác nhau.

CÓ THỂ NÀO QUÊN! - Thơ Thùy Châu


    

      
      
 
CÓ THỂ NÀO QUÊN!
(Riêng gởi P.K.Cần)
 
Đã bao lần nhủ lòng quên quá khứ
Quên buồn phiền quên uất hận trong tim
Nhưng mà sao tâm vẫn cứ đắm chìm
NGÀY THÁNG ĐÓ một đời không quên được
 
Tuổi về chiều dù nhớ sau quên trước
Nhưng chinh chiến đời vẫn mãi đi theo
Trong giấc mơ từng con suối núi đèo
Từng đồng đội cận kề nơi chiến tuyến
 
Bốn mấy năm dòng đời bao chuyển biến
Trắng bạc đầu theo ngày tháng phong sương
Đời phôi pha trong vòng xoáy vô thường
Nhưng ÁO TRẬN vẫn một đời nhung nhớ
 
Cả đời trai con tim... từng nhịp thở
Đã hiến mình cho tổ quốc thân yêu
Và giờ đây khi bóng ngả xế chiều
Vẫn ray rứt nỗi buồn thân viễn xứ
 
Nói cùng ai nỗi niềm xưa đầy ứ
Thương thân mình thương đồng đội hy sinh
Tổ quốc ơi bao con cái quên mình
Mà cay đắng một đời CƠN ÁC MỘNG !
 
                                              Thùy Châu
 

ẢO MỘNG – Thơ Nguyễn Đức Sơn, nhạc Nguyễn Hoàng Đô, ca sĩ Quỳnh Dao trình bày


  
              Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn


ẢO MỘNG
 
Sáng trăng chim trắng bay vàng
Tôi theo trăng bước lên ngàn ăn sương
Bàng hoàng say giữa rừng hương
Quên mình đang ở giữa đường u minh
Nắng lên ngày hiện nguyên hình
Chim bay qua núi, sương rơi dưới ngàn
Giật mình biết sụp thiên đàng
Nhìn qua song, ánh trăng vàng vỡ tan
Về đây say với trăng ngàn
Phiêu du hồn ngập bên bờ tử sinh
Trăm năm bóng ngã qua thềm
Xác thân này biết luân hồi nơi đâu
Mai kia tắt lửa mặt trời
Chuyện linh hồn với luân hồi có không ?
 
Thái hư qua mấy chu kỳ
Ra đi phút cuối có gì trong tay
Ngồi thầm đếm những tàn phai
Ai bày dâu bể cho dài thương đau
Nắng lên ngày hiện nguyên hình
Chim bay qua núi, sương rơi dưới ngàn
Giật mình biết sụp thiên đàng
Nhìn qua song ánh trăng vàng vỡ tan
Về đây say với trăng ngàn
Phiêu du hồn ngập bên bờ tử sinh
Trăm năm bóng ngã qua thềm
Xác thân này biết luân hồi nơi đâu
Mai kia tắt lửa mặt trời
Chuyện linh hồn với luân hồi có không ?
 
                                  Nguyễn Đức Sơn
 

      
 
Thơ: Nguyễn Đức Sơn
Nhạc: Nguyễn Hoàng Đô
Ca sĩ: Quỳnh Dao

CHÙA PHÚC KHÁNH - NGÔI CHÙA LINH THIẾNG ĐẤT HÀ THÀNH - Đặng Xuân Xuyến



Chùa Phúc Khánh thường được gọi là chùa Sở, tọa lạc tại số 382 Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
 
Tương truyền chùa Phúc Khánh được xây dựng vào cuối thời Trần, trên nền đất làng Sở (ban đầu chỉ là một ngôi chùa nhỏ để dân làng thờ Phật, sau nhiều lần trùng tu, mở rộng, chùa mới có khuôn viên như ngày nay). Sang đến thời Lê sơ, nhất là vào thời Hậu Lê, chùa Sở trở thành một trường học, đào tạo tăng ni, phật tử cho cả nước. Sau đó, vào năm 1776, chùa Phúc Khánh bỗng nhiên gặp cơn binh hỏa, phật đài, tịnh xá, nền móng bị đổ nát. Có vị tăng đồ của chùa Trấn Quốc đi qua, được dân làng Sở ái mộ mời ở lại để trụ trì. Dân làng Sở đã bỏ công sức, cúng tiền, khuyến cáo thập phương hợp sức xây lại chùa. Nhưng cũng có tài liệu cho rằng chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hỗ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn).
 

TRÊN CÀNH QUÊN CHIẾC ÁO SEN – Thơ Tịnh Bình


  
          Nhà thơ Tịnh Bình
 

TRÊN CÀNH QUÊN CHIẾC ÁO SEN
 
Xin đừng rơi giữa tàn phai
Cõi lòng im ắng cạn ngày chiều lên
Vườn hoang chim hót buồn tênh
Mây còn bay mãi bồng bềnh lối thu
 
Ban mai thánh thót sương ru
Giấc mơ cỏ ướt vô ưu vô phiền
Lá vàng neo chốn tịch nhiên
Mùa thu yên ngủ giữa miền trăng thơ
 
Bướm bay khuất chốn xa mờ
Tình thu diễm mộng hững hờ lối quen
Trên cành quên chiếc áo sen
Vườn ai đóng cửa cài then lâu rồi...
 
                                 TỊNH BÌNH
                                  (Tây Ninh)

ĐÔI LỜI TIỄN QUAN THAM HÓA CỦI – Thơ Ái Nhân



  Nhà thơ: ÁI NHÂN
  ĐT: 0984470914
  Hội viên Hội VHNT - HY
  Hội viên Hội nhà văn Hà nội
  Đã in riêng 10 tập thơ tình
  Ngọc Lâm – Long Biên – HN





ĐÔI LỜI TIỄN QUAN THAM HÓA CỦI
 
Thương ôi!
kiếp người bãi bể nương dâu
vô thường sắc – không
đời người mấy khắc
khóc cười…
lên voi xuống chó.
dân đen khốn khó lầm than!
 
Giận thay!
Lũ quan tham lộng hành
tâm hồn lưu manh
trái tim chó ghẻ
tuổi trẻ tài cao
anh hùng oai phong lẫm liệt
những tưởng trung quân ái quốc
ai dè lòng tham, huênh hoang vỗ ngực hóa củi đốt lò…
gương dơ tầy liếp
mà hậu nhân quan nhất thủ, đầu ngành
theo sau vết xe vừa đổ
bị tiền vàng bịt mắt
dẫn nhau cả trăm tên lên đoạn đầu đài
sao bay không mở mắt học bài:
- Sám hối?
 
Xót thương thay!
nhân sinh lầm than thê thảm
hai năm dịch Covit hoành hành
muôn người mất việc
dân lành tự giam, thiếu đói
Sài thành ai ngờ đường phố lại có những ngày hoang vắng
Trời Bình Hưng Hòa ngày đêm cuồn cuộn khói thiêu người
mấy vạn sinh linh ngơ ngác lìa đời
bao gia đình tan tác
hàng ngàn trẻ em mồ côi
hàng triệug người mì tôm cầm bữa
khó khăn vô kể
chỉ sơ qua thôi mà đã quá đau lòng!
 
Đảng, nhà nước, nhân dân đồng cam, cộng khổ
Hàng chục ngàn y bác sĩ xa mẹ, xa con, xa vợ, xa chồng lên đường Nam tiến
Hàng triệu nông dân, công nhân, doanh nhân, sinh viên, công an, bộ đội ngày đêm căng mình chặn dịch
sẻ chia mớ rau, gói mì, cân gạo…
gồng mình giúp nhau qua cơn bĩ cực
động viên toàn lực tương ái, tương thân
Ngời ngời truyền thống nghĩa nhân thương nhau “Lá lành đùm lá rách”
Có những cháu học sinh tiểu học bổ lợn mua khẩu trang từ thiện
Có cụ già dốc tiền dành dụm mua quan tài đem ra mua gạo cứu đói đồng bào
Những tấm lòng nhân ái đẹp biết bao, kể sao cho siết!
 
Xót xa thay!
Khốn nạn thay!
Lũ quan tham béo mầm cơm dân, áo Đảng
kết bè, kết mảng, mưu toan hút máu đồng bào
Kít tét nhập của Tàu…
đang tâm nâng giá ngút trời kiếm lợi
tham ô hơn bốn ngàn tỷ đồng
lộng hành tác oai, tác quái
chỉ nghe thôi mà đã thấy hãi hùng!
 
Buồn thay!
Các ngươi học vị cao siêu
học hàm giáo sư, tiến sĩ
quan cao lộc hậu
biệt thự xe sang
muôn người trọng nể
hư danh đến thế sao chả biết dừng?
trái tim lạnh giá kim tiền
thần kinh u mê lú lẫn
mắt bị mù màu chỉ nhìn tiền là rõ
đâu thấy khói sám mù trời Bình Hưng Hòa oan khuất
Vô cảm trước hàng vạn sinh linh phút lâm chung không lời trăng trối
Hàng vạn đám ma không trống, không kèn, không người thân đưa tiễn
Bao nhiêu con trẻ mất mẹ, mất cha?
 
Trâng tráo thay!
Mới đây thôi các ngươi còn nhân danh lãnh đạo
kêu gọi nhân dân chung tay chống dịch
xả thân cứu giúp đồng bào
Các người có chút tự hào nào từ trong trái tim sâu mọt?
Những kẻ gian ngoan, đua chen chạy chọt
làm xói mòn niềm tin, lu mờ công lý
sao không nhớ câu:
“Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt”
Lũ sâu mọt chúng bay trước sau cũng dần dần vào lò hóa củi…
 
A ha!
Ta chỉ là thi nhân thấp cổ
chạnh lòng buồn tủi, xót nước, thương dân
Chắp bút viết lời tiễn lũ quan tham vô nhân thất đức hóa củi vào lò ông Tổng
 
Lưu lại sau mai bài học làm người:
Ăn lộc dân phải biết thương dân, yêu nước
mẫu mực noi gương, thủy chung sau trước
biết ơn tiên tổ, đồng bào!
…..
Ngửa mặt mà trông trời cao có mắt!
 
Ô hô!
                                                    ÁI NHÂN

HÀ TIÊN – Thơ Trần Mai Ngân


   
 

HÀ TIÊN
 
Về Hà Tiên
Đêm nằm nghe con sóng vỗ
Biển mặn tràn bờ lao xao
Xoá đi dấu tích ngọt ngào
Đêm hôm ấy trăng sao đi ngủ sớm…
 
Đêm Hà Tiên
Hẹn dẫn nhau ta đi trốn
Tìm bình yên trên những vòng xe
Đèn phố vàng hắt xuống vỉa hè
Ôm thật chặt sợ xa nhau mãi mãi…
 
Đêm Hà Tiên
Anh lạc em - lạc đời - lạc lõng
Lạc đôi môi - hương ấm vòng tay
Em có cầu trời đừng để nhạt phai
Hà Tiên đó, dấu chấm nhỏ trên bản đồ - anh và em đã đến!
 
                                                                    Trần Mai Ngân

ĐỌC TẬP THƠ “MÙA THU NẮNG KHÓC” CỦA PHẠM ĐỨC MẠNH - Châu Thạch



Châu Thạch thành thật cảm ơn nhà thơ  đã gởi tặng tập thơ “Mùa Thu Nắng Khóc” do nhà xuất bản Hội Nhà Văn vừa xuất bản đầu tháng 5/2022.    
Nhà thơ Phạm Đức Mạnh quê quán Xuân Trường, Nam Định, là một nhà thơ được ái mộ trên văn thi đàn, đã  xuất bản 8 tập thơ,  trong đó Châu Thạch đã từng viết cảm nhận khi đọc tập thơ “Em Đừng Rủ Nhớ Đi Xa” của tác giả.