BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

CỤ TRƯƠNG VĨNH KÝ, MỘT HỌC GIẢ KIỆT XUẤT CÓ CÔNG VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM NHƯNG BỊ GÁN TỘI PHẢN QUỐC - Trương Ngọc Hải


Nhà Bác học Trương Vĩnh Ký
(06/12/1837 - 01/09/1898)


Năm 2015, cụ Trương Vĩnh Ký được Quỹ Văn Hoá Phan Châu Trinh tôn vinh "nhân vật kiệt xuất có công đối với văn hoá Việt Nam", ngay sau đó sau đó thì bị nhiều báo chỉ trích quý vị có thể tìm với từ khoá "Trương Vĩnh Ký phản quốc" thì nhiều lắm với lời lẽ giọng điệu không hay gì nên tui không trích dẫn làm chi cho khổ thân.
 
Nhưng thầm nghĩ kẻ phản quốc thì làm sao mà dân Miền Nam để yên cho đặt tên đường, tên trường được còn được tạc tượng nữa mà, kẻ sĩ Miền Nam xưa là những người chống Pháp quyết liệt, đâu có chuyện tạc tượng một ông phản quốc được.
 
Nên tui cũng ráng tìm hiểu cách nhìn của người xưa đối với cụ ra sao, may thay tìm được một đoạn của Sơn Nam nói về cụ Trương Vĩnh Ký như sau:
 
"Ông Trương Vĩnh Ký từ khi đỗ đạt cho đến khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên, người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông. Ông không gia nhập Pháp tịch; trước khi mất, ông biết thân phận của người học giả sống trong thời kỳ khó khăn.
 
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gửi tên con sách nát
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến mau chân bước.
Bò xối, con sừng chắc lưỡi hoài.
Cuốn sổ bình sanh công với tội.
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
 
Khi phong trào Duy Tân hoạt động công khai rầm rộ, ông Trần Chánh Chiếu cổ động lạc quyên đức tượng kỷ niệm ông Trương Vĩnh Ký với bài trong báo Lục Tỉnh Tân Văn nhan đề “ông Đốc Ký”.
- “Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nứơc tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẻ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam, cho khỏi chỗ mích lòng nhau, làm cho mẹ gà phải thương con vịt. Đêm ngày lo đặt sách này dịch sách kia cho kẻ hậu sinh dễ học. Thiệt là quan thầy của cả và Nam Kỳ . . !
- Ngoài những tác phẩm biên khảo mang tính cách bác học, ông Trương vĩnh Ký còn chú ý đến độc giả bình dân, lời văn theo lời ăn tiếng nói thông dụng lúc bây giờ. ‘Chuyện đời xưa’ của ông cũng là ‘Chuyện giải buồn’ của Huỳnh Tịnh Của hãy còn được nhắc nhở."

Trích trong chương Những Kẻ Sĩ, sách Nói Về Miền Nam của nhà văn Sơn Nam, một ông già Miền Nam chính hiệu.
 
                                                                               Trương Ngọc Hải 

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

THƠ, EM VÀ QUÊ HƯƠNG TRONG “THƠ TRẦN VẤN LỆ” – Đặng Xuân Xuyến




Nhận được tập thơ THƠ TRẦN VẤN LỆ từ nhà thơ Nguyễn Thiên Nga (nhà thơ Trần Vấn Lệ ủy thác) từ Đà Lạt gửi tặng, tôi rất vui vì có được tập thơ của nhà thơ tôi yêu quý nhưng có chút tiêng tiếc là không được chính nhà thơ Trần Vấn Lệ đề tặng vì cách trở địa lý.
 

NỤ TỪ BI, THỦY SƠN – Thơ Nguyên Lạc


   


NỤ TỪ BI
 
Bao năm đời đã truy tìm
Ngộ ra ý nghĩa nhân sinh những gì?
An lành môi mỉm từ bi
Thế gian có hiểu huyền vi nụ cười?
 
 
THỦY SƠN
 
Sơn chẳng có, thủy cũng không
Chân tâm soi rạng núi sông đó mà
Thủy sơn trong cõi ta bà
Hữu sinh hữu diệt lời ta nằm lòng
Có không, không có núi sông
Bao năm tu học thủy sơn vẫn là [*]
 
Sớm mai gầy lại giấc trà
Ấm reo tâm mở hương hoa lời người
 
                                      Nguyên Lạc
...............
 
[*] Thiền sư Duy Tín tóm tắt những giai đoạn trong đời tu của mình như sau:
“Trước khi gặp thiện tri thức, tôi thấy núi sông là núi sông.
Sau khi gặp thiện tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải là núi sông.
Sau ba mươi năm tu học, tôi lại thấy núi sông là núi sông”
 

TRƯA HÈ, CÚI CHÀO MÂY TRẮNG – Thơ Tịnh Bình


  
             

TRƯA HÈ
 
Vút ngang cánh bướm bên thềm mộng
Nắng ngả vào trưa bặt tiếng ve
Lác đác vài chòm mây mải miết
Gió đi đâu vội vấp trưa hè
 
Quạt nan phe phẩy chừng say giấc
Lời ru con trẻ cứ mênh mang
Sông quê ai dỗ mà thiêm thiếp
Nước xanh soi bóng giấc mơ màng
 
Tan loãng vào trưa gà eo óc
Nhà xưa quê cũ cảnh như xưa
Dáng mẹ dáng bà hai như một
Thao thiết lòng con mấy cho vừa
 
Mân mê vạt gió hương đồng nội
Thương sao đến lạ tiếng người quê
Chân bùn tay lấm tình chơn chất
Ấm áp lòng ai phút trở về...
 

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

LÊ ANH HOÀI, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀM CHIM NHỎ ĐI - Nguyễn Đức Tùng


Nhà thơ Lê Anh Hoài

Nhà thơ Lê Anh Hoài gởi cho chúng tôi các bài thơ sau đây. Thơ anh đi giữa thế giới hiện thực và thế giới suy tưởng. Nhiều bài thơ có yếu tố xúc cảm, nhưng bao giờ anh cũng vượt qua giai đoạn ấy, làm chủ ngôn ngữ, đi xa hơn trong việc diễn dịch về thế giới mà anh nhìn thấy. Từ những nhận xét ban đầu, các quan sát đơn giản, anh nâng chúng lên, mang lại cho chúng hơi thở thực sự của văn chương, đó là sự nhìn nhận thế giới từ góc nhìn riêng biệt. Bài thơ của anh là công việc đi vào một thế giới ngầm, là con đường thăm dò cái bên trong của sự vật.
 
trong ngày hạnh phúc thế giới
ta nói về những bất hạnh như lang ben tâm hồn và trĩ tư tưởng
 
hạnh phúc thật giản dị
như giữa thế giới ôn dịch
đất nước bạn không mắc trong khi nhiều bệnh nền hơn thằng hàng xóm lắm tiền
thế là thăng hạng liên miên
 
khi bạn bị cuốn đến chân một vị thánh
bạn chỉ làm vị thánh dài thêm kiếp thánh và bạn thì hèn thêm kiếp người
những vị thánh vừa vặn với khoảng trời
gắng gượng bay chỉ vì bạn vỗ tay
 

NHỮNG CÂU ĐỐI THÚ VỊ TRƯỚC MIẾU THỜ ÔNG QUAN VŨ – Đỗ Chiêu Đức


Quan Thánh Đế Quân miếu vũ
          
QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN MIẾU VŨ 關聖帝君廟宇 là nhóm từ chỉ chung các đền miếu thờ ông Quan Vũ 關羽 thời Tam Quốc. MIẾU VŨ 廟宇 là từ chỉ chung cho các "đình chùa miếu mạo"; nơi thờ cúng thần linh tiên phật. Nghĩa xưa MIẾU VŨ là nơi vua quan triều kiến hội họp; còn được gọi là LANG MIẾU 廊廟 hay TRIỀU ĐÌNH 朝廷, như trong bài hát nói Kẻ Sĩ của cụ Nguyễn Công Trứ có câu:
               
Trong LANG MIẾU ra tài lương đống.                 
Ngoài biên thuỳ rạch mũi can tương

MỪNG CON TỐT NGHIỆP - Đức Hạnh cùng quý thi hữu


   


MỪNG CON TỐT NGHIỆP
 
Hạt giống vươn chồi đã trổ bông
Mừng Con Tốt nghiệp [1] thoả trong lòng
Chân trời mở lối ngời sông mộng
Nghĩa cử khai nguồn rạng núi sông
Cảm tạ ơn Trời ban lẽ sống
Hoài mong mọi ngã nở hoa hồng
Con đường thẳng tiến niềm hy vọng
Hạt giống vươn chồi mãi trổ bông..!
 
Đức Hạnh
12 05 2022
 
[1] Tốt nghiệp đại học vào tháng 12/2019 nhưng vì tình hình dịch Covid... mãi hôm nay mới làm lễ tốt nghiệp.
 
 
THƠ HỌA:
 
 
CHÚC MỪNG KỸ SƯ TRƯƠNG ĐỨC DUY
 
CHÚC lễ ra trường thắm đượm bông
MỪNG vui rộn rã ngát hương lòng
CON đường phía trước còn muôn nẻo
TRƯƠNG lực sau cùng đến biển sông
ĐỨC mãi chan hoà trong cuộc sống
DUY luôn nẩy nở giữa tim hồng
TỐT nguồn dạy dỗ ngời nhân cách
NGHIỆP đã khai mầm trổ rực bông…[1]
 
Hồng Xuyến
12.05 2022
 
[1] Trưởng phòng hóa học tại công ty Korea.
 

MỘT NỤ CƯỜI – Thơ Quách Như Nguyệt


   
                       Nhà thơ Quách Như Nguyệt

 
MỘT NỤ CƯỜI
 
Tôi ngồi, tôi đứng ngay một góc
Ngắm nhìn những khuôn mặt dàu dàu chực khóc
Những khuôn mặt… đưa đám ma
Họ có lý do chính đáng, họ đang đi viếng đám ma mà
 
Cũng có những lúc
Tôi đứng ở một góc phố
Nhìn người đi qua đi lại
Sao vẫn là những gương mặt cau có, bi ai
Những gương mặt nhăn nhó, khó đăm đăm
Những khuôn mặt ưu tư, lo lắng, hãm tài
 
Vẫn biết cuộc đời đầy phiền não
Nhưng bạn ơi!
Bạn có biết…
Phần đông chúng ta tự tạo lấy địa ngục, tự hành hạ chính mình?
Hãy vui lên đi bạn, thích thú ngắm bình minh
Thiên đường đang ở rất gần và chung quanh
Đang còn sống là đang còn phúc hạnh
 
Hãy tặng cho chính mình
và những người chung quanh…
một nụ cười
Bạn sẽ thấy
Cuộc đời này rất dễ thương, rất đẹp!
 
Mỗi sáng khi thức dậy
Nhìn vào gương
Bạn hãy chào bình minh, và
cười thật tươi một cái
Bạn sẽ có một ngày thoải mái...
Hạnh phúc nắm trong tay!
 
Sáng hôm nay thức dậy,
nghe tiếng chim hót, nhìn mây bay
Thấy lòng mình thật bình an, tự tại
Xin tặng các bạn nụ cười
Một nụ cười đầu ngày
Chúc các bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe, tươi cười,
Nhé! ...
 
                                             Quách Như Nguyệt

CHÙM THƠ THÁNG 4 & 5 CỦA ĐỖ TRẦM TƯ


  
             Tác giả Đỗ Trầm Tư

 
NỖI NHỚ BLAO
 
Chập chùng
nỗi nhớ Blao.
Nửa đời
gặp lại
ngày nào
bên nhau.
Dã Quỳ
vẫn đứng
đồi cao.
Lunglinh
giọt nắng
nghiêng chao
tự tình.
 

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2022

ĐỖ TƯ NGHĨA, MỘT NGƯỜI NHƯ MỌI NGƯỜI - Nguyễn Nam Giao

Để tưởng nhớ anh Đỗ Tư Nghĩa - Nhà giáo - Nhà thơ - Dịch giả (cựu học sinh Nguyễn Hoàng khoá 1960 - 1967) xin mời đọc lại bài viết của người bạn thân của anh, Nguyễn Nam Giao (Nguyễn Văn Cam) cũng vừa từ giã trần gian.
 
Nhà giáo-Nhà thơ-Dịch giả Đỗ Tư Nghĩa

Nhìn bề ngoài, anh Đỗ Tư Nghĩa không khác chi người bình thường, một người như mọi người. Với chiều cao trung bình, dáng người gầy ốm, mái tóc ngắn, ăn mặc bình dị, rất ít nói và tính tình hiền lành; có khi anh chìm khuất trong đám đông…
Nhưng nếu quen biết và gần gũi anh lâu, mới biết Đỗ Tư Nghĩa là một con người lạ lùng, nếu không nói là một người có nhân cách đặc biệt.
 

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022

TRẢ EM, XEM BÓI – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   


TRẢ EM
 
Đứng trước em anh thành người rất lạ
Thả rông hồn đắm đuối mắt em
Em rất gần
Nhưng cũng thật xa xăm
Em hời hợt để anh thèm vị biển
Em hoang sơ để anh khát đại ngàn.
 
Anh ngợp mình trong ảo vọng ái ân
Mải lặn ngụp xây lâu đài trên cát
Giấu niềm riêng em thản nhiên bỡn cợt
Kéo mùa đông giá lạnh nhích gần
Anh đốt mình cháy bỏng si mê
Thổn thức mãi miền yêu không thể.
 
Anh biết thế
Và anh không thế
Sánh vai em dạo bước song hành
Gió đại ngàn khắc khoải rừng xanh
Sao phải lén mơ nơi xa lắm
Trả lại em niềm đau đằm thắm
Trả đêm hoang vật vã rã rời
Câu thơ tình viết vội gãy đôi
Nhịp yêu ấy anh đành lỡ dở
Chân nhẹ bước. Tim yêu bỏ ngỏ
Khép nụ cười héo hắt nửa đời trai.
 
Hà Nội, ngày 23 tháng 10-2013
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

XÓT XA SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG BÀI THƠ “THÍM HAI VUI” CỦA TRẦN NHUẬN MINH - Nguyễn Anh Nông


   
                        Nhà thơ Trần Nhuận Minh
 

THÍM HAI VUI
 
Những năm chú ra trận
Thím buồn vui một mình
Thím bảo những năm ấy
Là những năm hoà bình.
 
Có tin đồn chú mất
Thím thầm cắn chặt môi
Nuôi hai con ăn học
Cấy cày đến quắt người.
 
Bỗng đột nhiên chú về
Tung huân chương đầy chiếu
Thím cười mà như mếu
Nước mắt chẳng buồn lau.
 
Thế rồi... biết vì đâu
Yên lành không chịu được
Vợ con, chú đánh trước
Xóm giềng chú đánh sau.
 
Chớ dại mà can chú
Chú nhất cả huyện rồi
Giặc nào chú cũng thắng
Có thua, thua ông trời!
 
Chỉ thương thím Hai Vui
Mặt mũi luôn thâm tím
Đến bây giờ chiến tranh
Mới đến thật với thím.
 
Chú đòi phải li dị
Mỗi con về một nơi
Thím hát như kẻ dại
Miệng mếu lại thành cười.
 
Nghe đâu thím lên tỉnh
Rửa bát cho người ta
Thấy ai quen cũng lánh
Những mặt phấn quần hoa...
 
            Trần Nhuận Minh    
            Bồ Hòn, 10-1988 

 
Nhà thơ Nguyễn Anh Nông


XÓT XA SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG BÀI THƠ “THÍM HAI VUI” CỦA TRẦN NHUẬN MINH 
                                                                             Nguyễn Anh Nông
    
Đọc xong bài thơ này của Trần Nhuận Minh ta thấy sao mà xót xa buồn, xót xa thương cho số phận người đàn bà- người vợ có cái tên là Thím Hai Vui - nỗi buồn của thời hậu chiến?
Ba bốn nỗi buồn cùng lúc thấm vào tâm can ta, nó làm trái tim ta nhức nhối, lương tri ta cắn dứt? Ngỡ như chính mình cũng can dự vào nỗi bất hạnh kia của vợ chồng người lính? Vì sao đến nông nỗi này?
 

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022

NỮ VĂN SĨ LỪNG DANH NGƯỜI PHÁP GỐC VIỆT RA ĐI Ở TUỔI 58 - Y Nguyên


Nữ văn sĩ Linda Lê
(Ảnh: Télérama)
 

Báo chí Pháp đã đồng loạt đưa tin buồn về sự kiện này, chẳng hạn tờ Le Figaro đưa lên trang trọng, với lời mô tả ngậm ngùi “người mãi mãi lưu đày” (éternelle exilée).
 
Nhà văn Linda Lê bước vào lĩnh vực văn học với cuốn Bài ca tội ác (Les Évangiles du crime), xuất bản năm 1992. Với những tác phẩm gây tiếng vang của mình, tác giả người Pháp gốc Việt đã nhận giải thưởng Hoàng tử Pierre của Monaco năm 2009, cùng nhiều giải thưởng văn chương danh giá khác.
 

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

DÂNG HOA KÍNH MẸ - Đức Hạnh cùng thi hữu


   

 
DÂNG HOA KÍNH MẸ
[Stlb]
 
Tháng Năm nở ngàn hoa dâng Mẹ
Tiếng thánh ca trong trẻo ngân vang
Kính Mừng Trinh Nữ Thiên Đàng
Hoa hồng Màu Nhiệm Mẹ ban thế trần
 
Hoa lòng thắm nở tình bát ngát
Hoa Mân Côi ngào ngạt hương tình
Hoa Trinh Nữ rất hiển linh
Hoa hồng Đức Mẹ thắm tình nhân gian
 
Đường rước kiệu muôn lòng nảy nở
Mẹ nhân lành muôn thuở kính yêu
Chuỗi Mân Côi tỏ bao điều
Tình yêu Thánh Nữ sớm chiều chở che
 
Say danh vọng đời con buông thả
Trọng tiền tài vấp ngã bao lần
Dòng sông Thánh Nữ trắng ngần
Cho con thanh tẩy canh tân tâm hồn
 
Về bên Mẹ lòng con thỏa nguyện
Trải tâm hồn hướng thiện bình an
Qua cơn nguy biến trần gian
Mẹ thương dìu dắt dẫn đàng con đi
 
Hoa màu nhiệm xua tan bóng tối
Khuyên đàn con sám hối ăn năn
Năm xưa Mẹ đã nhủ rằng:
Hãy siêng Lần Hạt ngợi khen Chúa Trời
 
“Kinh Rất Thánh Mân Côi” cứu nạn
Năm Mầu Nhiệm Sự Sáng soi đàng
Chúng con tiến bước vững vàng
Đi trên Đường Chúa muôn vàn thương yêu.
 
Giữ Thập Giới [1] - hòa bình thế giới
Sống yêu thương đổi mới tâm hồn
Thờ vật chất chẳng trường tồn
Xuôi tay nhắm mắt hỏi còn hay không!
 
Tội hay phúc, theo ta mãi mãi
Hãy ăn năn hoán cải tâm mình
Yêu người kính Chúa thực tình
Chiến tranh chấm dứt hòa bình yên vui...
 
Hoa hồng thắm kính dâng Đức Mẹ
Hoa Hồng ân đẹp đẽ Thiên nhan
Hoa màu nhiệm suối Phúc ân
Hoa Mân Côi nguyện kính dâng Đức Bà.
 
                                               Đức Hạnh
                                                   5/2022
 
[1] (Mười Điều Răn giải thoát ta khỏi nô lệ tội lỗi, cho ta con đường sống, cho ta được sống đời đời (Mt 19,16-19)
 

THƠ TRẦN MAI NGÂN, GIẤC THỤY DU GIỮA ĐỜI - Châu Thạch



                    
 (PHẦN I)
    
Chỉ cần mở trang đầu tiên của tập thơ “Khúc Thụy Du” của Trần Mai Ngân, ta gặp ngay lời đề bạt, thì ta có cảm tưởng mình bước vào trong giấc thụy du rồi. Người viết xin trích lượt một vài câu thôi:
 
Trong đêm tĩnh mịch, trong đêm u hoài tôi luôn thầm gọi yêu dấu”. “Trong đêm như thế tôi làm thơ”. “Mai nầy một sớm Thu hay Đông tôi sẽ thành tro bụi”. “Hãy nhớ đến cuộc tình của tôi nó là GIẤC THỤY DU có thật”. 
  
Mở tiếp trang thứ hai, ta đọc ngay một bài thơ hay “Có những điều đốt mãi chẳng thành tro…” kèm theo hai tấm ảnh tác giả mặc váy đen hoa, quàng khăn đỏ vừa đoan trang lại vừa quý phái. Bài thơ có 12 câu, vui lòng cho tôi cắt bớt còn lại 6 câu, 6 câu nầy nói lên cái ý chính của thơ:   
 
“Có những điều đốt mãi chẳng thành tro
Như vậy đó – bởi tình em bất tử”
 
“Một đóm lửa trên môi dù rạng ngời
Làm ấm áp và soi vào Đông tối”
 
“Vắn hay dài – Hoang vu hay đông đảo
…Có những điều đốt mãi chẳng thành tro!”
    
Chỉ cần đọc hai trang đầu ta có thể khái niệm hồn thơ trong “Giấc Thụy Du”, một hồn thơ chất chứa nhiều suy nghiệm với những băn khoăn của một giấc mơ dài trong cuộc đời hiện thực. 

NƯỚC MẮM – Sông Thao


Tác giả bài viết Sông Thao

Mỗi khi đi chợ Á đông, tôi thường la cà vào quầy nước mắm. Thấy có nhãn nước mắm mới là đứng… nghiên cứu. Dân nước mắm mà lỵ! Dân Mít ta vẫn cừ đùa giỡn với nhau là dân nước mắm nhưng thực ra dùng nước mắm không phải là chỉ dấu của người Việt. Trên thế giới có tới 500 triệu người sử dụng nước mắm trong nấu nướng. Toàn vùng Đông Nam Á là dân nước mắm. Thái Lan có nam-pla, Malaysia có budu, Indonesia có ketjap-ikem, Hàn Quốc có aek jeot, Kampuchia có toeuk trey, Philippine có patis. Tôi đã có thời gian gần một năm phải dùng patis của Philippine khi ngụ tại Quezon City vào năm 1973. Dở ẹc. Cũng phải thôi vì patis chỉ là phụ phẩm của mắm nêm bagoong. Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Thời gian đó có patis cũng đỡ khổ cho cái miệng đã quen với nước mắm. Mới đây, khi vào một chợ Á đông ở Montreal, tôi chợt nhìn thấy patis. Nhớ lại một thời, cũng bồi hồi ra gì!


Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc cũng dùng nước mắm nhưng ít hơn. Hai nước đậm mùi nước mắm là Việt Nam và Thái Lan. Nhưng có một chút khác biệt. Không biết các nước khác ra sao nhưng dân Thái chỉ dùng nước mắm để nấu nướng chứ không dùng để chấm trên bàn ăn. Nếu dân các nước khác cũng chỉ để chai nước mắm trong bếp như Thái Lan thì chỉ có dân Việt ta thượng nước mắm trên bàn ăn. Vậy thì dân Mít tự cho là dân nước mắm là đúng chỉ số!