BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

NHỮNG BÔNG CẢI GIỮA MÙA LỄ VU LAN - Hoàng Văn Ân

(Viết về mạ tôi - Thay cho một lời cầu nguỵên trong ngày Lễ Vu Lan)
                                                       
                                                 
Tác giả bài viết Hoàng Văn Ân


Buổi sáng thức dậy muộn, dư âm của một đêm vui vẻ cùng vài người bạn còn vương mãi trong đầu. Giấc ngủ đã tan biến để nhường cho cái cảm giác xa vắng, man mác buồn nhớ những ngày tháng xa xưa thoáng hiện về.
 

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

CHUYỆN VUI VĂN HỌC SÀI GÒN: CƠM CHÁY CỦA NGUYỄN THỤY LONG VÀ NGUYỄN ĐỨC SƠN – Lê Văn Nghĩa

Hay:
Chuyện vui "Nguyễn Đức Sơn đãi cơm Nguyễn Thụy Long".
 
Quán Anh Vũ ở đường Bùi Viện – Sài Gòn
 
“Bữa cơm nầy không phải tớ đãi cậu do tiền bạc mà do rút kinh nghiệm phương pháp chống đói. Con heo mất một miếng cơm cháy cũng chẳng thể đói hơn được. Nó đói thì nó la, chủ nó phải lo cám cho nó, Người dưng nước lã không bỗng dưng phải lo cho nhau. Con heo gầy bán mất giá, chủ nó phải vỗ béo để bán cho được nhiều tiền hơn. Mi, tao béo gầy thì đời cũng mặc mẹ, chết mặc xác…”

*
Khi Nguyễn Thụy Long sống lang thang, không nhà không cửa phải ngủ ở vỉa hè thì gặp được Nguyễn Đức Sơn – “thằng người Quảng điên điên khùng khùng thường hay đang thơ trên Sáng Tạo, Văn Nghệ, Quan Điểm” – thuộc loại chuyên gia ngủ ở khách sạn “ngàn sao”. Sơn lạc quan nói với Long đang trong cơn ốm đói  “… Mình rong chơi, rong chơi mà no đủ kìa, tiền tiêu có thể là không có, nhưng no đấy, ngày hai bữa đựơc không?”.
 
Tất nhiên là Nguyễn Thụy Long thấy không được mà là… quá được. Và đây là hành trình ngày hai bữa cơm mà Nguyễn Đức Sơn chăm lo cho Nguyễn Thụy Long.

NGÀY TỪ MẪU (MOTHER'S DAY) - Nguyên Lạc




NGÀY CỦA MẸ
 
Ngày của Mẹ (Mother’s Day) được tổ chức vào Chủ nhật thứ hai trong tháng Năm (the second Sunday in May), khi những người mẹ được con cái tôn vinh. Nhiều quốc gia kỷ niệm Ngày của Mẹ, thường vào tháng Năm, như một ngày để tôn vinh những người mẹ. Ở Anh, Ngày của Mẹ, hay Chủ nhật Làm mẹ, đã được tổ chức hàng trăm năm vào Chủ nhật thứ tư của Mùa Chay (thường là tháng Ba hoặc tháng Tư). Tại Hoa Kỳ, trẻ em bày tỏ tình cảm của mình đối với mẹ thông qua quà tặng, hoa, thiệp chúc mừng và các vật phẩm tri ân khác Ngày Mẹ đầu tiên ở US thường được công bố bởi nhà hoạt động Julia Ward Howe vào năm 1870 ở Boston để thúc đẩy hòa bình sau cuộc đổ máu của Nội chiến Hoa Kỳ. Vào đầu thế kỷ 20, Anna Marie Jarvis đã tổ chức Ngày của Mẹ để tôn vinh mẹ của bà (còn có tên là Anna Jarvis), người đã đấu tranh cho hòa bình cũng như sức khỏe và sự an toàn của người lao động. Jarvis đã tổ chức một buổi lễ kỷ niệm Ngày của Mẹ với quy mô lớn. Ý tưởng đã được sự chấp nhận rộng rãi. Năm 1910, tiểu bang Tây Virginia lần đầu tiên công nhận Ngày của Mẹ là một ngày lễ, và tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã ký một tuyên bố vào năm 1914 tuyên bố: Chủ nhật thứ hai trong tháng 5 là “Ngày của Mẹ” (the second Sunday in May: “Mother’s Day”).
 

MIỀN HOA NẮNG HẠ - Thơ Tịnh Bình


 
                          Nhà thơ Tịnh Bình

     
MIỀN HOA NẮNG HẠ
 
Nghe trong vạt nắng rơi
Bừng lên màu phượng chín
Cầm tay mùa hạ cũ
Chút gì nhoi nhói tim
 
Gió rung cành hoa nắng
Đậu trên vai học trò
Ríu ran bầy chim sẻ
Vô tư chẳng phiền lo
 
Bâng khuâng mùa thi cuối
Chia hai nửa phương trời
Trống tan trường lưu luyến
Thương hoài tóc dài ơi!
 
Về đâu mùa hạ cũ
Tương tư giấc mơ thầm
Khắc lên cây niềm nhớ
Ve hát lời trầm ngâm...
 
             TỊNH BÌNH
               (Tây Ninh)

THƯƠNG NHỚ MẸ - Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Đặng Vương Quân, ca sĩ Tâm Thư trình bày


   
                              Nhà thơ Quách Như Nguyệt

 

THƯƠNG NHỚ MẸ
 
Bao nhiêu bài thơ con làm
Chưa bài nào con làm cho mẹ
Hôm nay đọc những bài thơ về mẹ,
của bạn bè, con cảm thấy xót xa
Đúng quá đúng những bài thơ ngợi ca
Nước mắt con tuôn trào
Thấy thổn thức, thấy nhớ thương vật vã!
 
Nhiều năm qua kể từ ngày mẹ mất
Con lạc loài, hụt hẫng lắm mẹ ơi
Không còn mẹ, ai dậy dỗ trên đời
Những lúc khổ chẳng còn ai tâm sự
Ai khuyến khích, ai mừng con khá giả
Ai nghe con chia sẻ chuyện âu sầu...
 
Khi quấn khăn tang mầu buồn trắng lên đầu,
dẫu vẫn biết... từ đây mình mất mát
Đâu ngờ rằng mất nhiều quá mẹ ơi!
 
Không có ai hiểu con bằng mẹ hiểu
Mất mẹ rồi, trống vắng biết bao nhiêu
Thèm mẹ mắng, nghe mẹ cười hớn hở
Mất thật rồi… ai nâng đỡ, thương yêu
Mẹ thương con, tình thương vô điều kiện
Mẹ thương con tình mẹ chẳng bến bờ
 
Bao nhiêu tuổi vẫn là con của mẹ
Mẹ mất rồi con bé bỏng với ai
Bao nhiêu tuổi vẫn là con gái mẹ
Thèm dụi đầu vào nách mẹ, ôm vai
 
Hoa hồng trắng con ngậm ngùi cài áo
Cài hàng năm vào ngày lễ Vu Lan
Nhớ mẹ yêu con đã khóc nghẹn ngào
Tháng Bẩy ta mùa Vu Lan báo hiếu
Mẹ còn đâu mà đền trả, mẹ yêu…
 
Mẹ yêu ơi hôm nay con nhớ quá
Nhớ mẹ hiền, con nhớ quá mẹ ơi?
Ngày hiền mẫu không còn mẹ trên đời
Thương nhớ mẹ, mẹ của con, mẹ hỡi…
 
                            Quách Như Nguyệt

 
       

                       Nhạc: Đặng Vương Quân
                      Thơ: Quách Như Nguyệt
                      Ca sĩ: Tâm Thư

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2022

NỒI CHÁO THỊT - Truyện ngắn của nhà văn Nhật Tiến.


     
Lão Quới đứng chết lịm ngay trên nền đất ẩm. Cơn giận kéo đến quá nhanh đến độ lão thấy cổ họng của mình như bị chận ngang tưởng muốn ngộp thở. Đôi mắt của lão nóng lên dần dần. Lão cảm thấy mạch máu ở hai bên thái dương chảy rậm rật. Trước mắt lão là lớp giậu thưa bị xé toang một mảng. Bên dưới chỗ bị xé toang một mảng là những lốt chân trên nền đất dẫn tới một luống khoai.
  

THI PHÁP THỰC DỤNG – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Lời Nói Đầu
 
Bài “Phỏng Vấn Nhà Thơ Phạm Đức Nhì Về Bình Thơ” của Nguyễn Hoàng Nam phổ biến được ít lâu tôi nhận đựợc thắc mắc của một số bạn đọc, đại ý:

1/ Bình thơ có bàn thi pháp sẽ bàn đến những “điểm” nào của bài thơ?

Và:

2/ Những điểm đó ảnh hưởng ra sao đến sự HAY, DỞ của bài thơ?
 
Hai Cách Làm Thơ Và Hai Hướng Đi Của Thơ
 
1/ Phe Kiếm Tông: Chú trọng “chiêu thức”.
 
 Thi sĩ thường làm thơ ngắn (4 câu), thơ đường luật hoặc chọn thể thơ Trường Thiên phân mảnh đứt đoạn - nhiều đọan, mỗi đoạn 4 câu – (Thơ Haiku cũng thuộc loại này).
Vì không có dòng chảy, cảm xúc hố nào nằm im ở hố đó không lưu chuyển nên không có “sóng sau dồn sóng trước”, không có cao trào, không có hồn thơ.
 Để chinh phục độc giả thi sĩ chỉ trông nhờ vào ý tứ, câu chữ, ngôn ngữ hình tượng, các thủ pháp kỹ thuật, các biện pháp tu từ, nói chung là cái đẹp văn chương.
 
2/ Phe Khí Tông: Chú trọng nội công, cảm xúc.
 
Thi sĩ cũng sử dụng chiêu thức nhưng chú trọng nội công.
Nói theo ngôn ngữ văn chương thì đây là loại thơ chú trọng Cảm Xúc – chinh phục độc giả không phải bằng thứ cảm xúc bình thường nằm trong ý nghĩa của câu chữ, thế trận của bài tthơ mà là “luồng hơi nóng nằm giữa hai hàng kẻ” – nghĩa là nằm ngoài câu chữ.
 
Đó là thứ cảm xúc cao cấp, cho độc giả cái cảm giác đã nhất, sướng nhất - người ta gọi là hồn thơ. Hồn thơ chỉ có thể xuất hiện khi lý trí vắng mặt, chữ Xạo trong lời thơ, ý thơ trốn mất. Thi sĩ và độc giả - qua bài thơ – trò chuyện với nhau bằng Tiếng Người Chân Thật.
Như vậy, nếu có tầm nhìn xa hơn, thi sĩ sẽ chọn hướng đi của phe Khí Tông. Nếu thi pháp thích hợp, tâm thế lại đang trong cơn cao hứng đến mức nổi điên, ngài sẽ có cơ hội cùng bài thơ của mình bước vào Bến Bờ Thi Ca.

Mà dù chưa thể đến đích, bài thơ viết theo hướng này rất dễ tạo được cảm xúc tầng 3, được đánh giá cao hơn những bài thơ làng nhàng của phe Kiếm Tông.
 

TA VỀ - Thơ Trần Mai Ngân


 
             Nhà thơ Trần Mai Ngân
 

TA VỀ
 
Ta về nhẹ như sương
Ngồi soi lại bóng mình
Có dòng sông lặng thinh
Trăm năm cõi vô minh
 
Ta về vàng đèn khuya
Bước ngập ngừng sợ vỡ
Ai đang tròn giấc mơ
Nào biết đời thờ ơ...
 
Ta về xưa cổ tích
Người như dấu chim bay
Mộng đã tan theo ngày
Trốn chạy tình loay hoay
 
Ta về nhuộm sắc không
Máu đỏ con tim khóc
Ngàn Bỉ Ngạn mênh mông
Lòng đã cách xa lòng
 
Ta về lạc lối đi
Chánh điện buồn hương khói
Nhặt cánh hoa từ bi
Chuông ngân... bóng em quỳ !
 
                     Trần Mai Ngân

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ: “PHỤ NỮ 婦女” – Đỗ Chiêu Đức




Chữ NỮ theo "CHỮ NHO...DỄ HỌC" là một trong 214 bộ của hệ thống chữ Nho, được hình thành theo lối Tượng Hình 象形 trong Lục Thư 六書 là sáu cách hình thành chữ viết, có diễn tiến như sau:
 
                     
Giáp Cốt Văn   Kim Văn      Đại Triện        Tiểu Triện        Lệ Thư
 

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2022

NHẠC SĨ DZŨNG CHINH, TÁC GIẢ BẢN NHẠC “NHỮNG ĐỒI HOA SIM” CHẾT TRÊN ĐỒI HOA SIM - Phạm Tín An Ninh


Nhạc sĩ Dzũng Chinh (*)
 
Đã có một vài bài viết nói về cái chết của Nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhưng tiếc là không chính xác.  Bài viết này nhằm mục đích làm rõ cái chết của ông, một nhạc sĩ trẻ được nhiều người biết đến qua nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim”. Người viết bài này đã ở cùng một đơn vị với ông khi ông tử trận
 
Nhạc sĩ Dzũng Chinh không có nhiều sáng tác, nhưng nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim” đã làm nên tên tuổi ông. Bài hát được phổ biến trong những năm đầu thập niên 1960, thời điểm chiến tranh Việt Nam bắt đầu khốc liệt, hàng hàng lớp lớp thanh niên miền Nam, hầu hết là những học sinh, sinh viên tạm gác bút nghiên, lên đường tòng quân bảo vệ giang sơn. Bài hát Những Đồi Hoa Sim (viết theo ý bài thơ Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan, một nhà thơ sống ở miền Bắc) phổ biến rất rộng rãi và nhanh chóng được quần chúng đón nhận khá nồng nhiệt, đặc biệt trong hàng ngũ lính chiến miền Nam Việt Nam.
 

Nhạc sĩ Dzũng Chinh cũng là một người lính chiến thực thụ. Tên thật là Nguyễn Bá Chính, quê quán ở Bình Can -Võ Cạnh- Nha Trang (sinh ngày 18/12/1941). Trước khi theo học khóa sĩ quan đặc biệt ở Đồng Đế Nha Trang, anh là hạ sĩ quan phục vụ tại Tiểu Đoàn 2/14/ Sư Đoàn 9 Bộ Binh thuộc Vùng IV.  Cuối năm 1968, sau khi tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn Úy, anh chọn đơn vị Sư Đoàn 23 BB và xin được phuc vụ tại Trung Đoàn 44 (trú đóng tại Sông Mao, Phan Thiết).
 

BÙI GIÁNG VIẾT TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP – Lê Văn Nghĩa

Theo hồi ký của Hoàng Hải Thủy: “Tôi không nhớ tên truyện của Bùi Giáng, chỉ nhớ anh dùng thật nhiều hai tiếng liên tồn, tồn liên trong truyện. Anh tả và cho nam nữ nhân vật khơi khơi nói hai tiếng trên đại khái: “Nàng có sắc đẹp tồn liên; Nàng nở nụ cười liên tồn. Đa tạ đại hiệp đã có dạ tồn liên…”.
 
Kỳ nhân Bùi Giáng

Có một thời tiểu thuyết võ hiệp tràn đầy các mặt báo Sài Gòn. Truyện chưởng của Cấm Dùng (Kim Dung) xếnh xáng thì gần như báo nào cũng phải có. Thấy tiểu thuyết võ hiệp là mảnh đất màu mở, dễ câu khách, các tờ nhựt trình cũng mời nhà văn Việt ta sáng tác tiểu thuyết võ hiệp.
 

CÙNG BÙI GIÁNG ĐỌC TRUYỆN VÕ HIỆP – Huỳnh Ngọc Chiến

(Tưởng niệm hai nhà nghiên cứu Kim Dung kiệt xuất Bùi Giáng và  Đỗ Long Vân)
 
Nhà nghiên cứu, biên khảo Huỳnh Ngọc Chiến

Nhan đề bài viết có thể khiến bạn đọc ngạc nhiên, vì nói đến Bùi Giáng, người ta thường nghĩ đến các trước tác đồ sộ của ông về thơ ca và triết học. Ông nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực, nhưng lại không có một tác phẩm hoặc một bài viết hoàn chỉnh nào về Kim Dung hoặc các tác giả võ hiệp nào cả. Song có lẽ ít ai biết vị “Hồng Thất Công trong thi ca tư tưởng” này lại rất mực mê sách kiếm hiệp (mà ông thường gọi là vũ hiệp), và đã để lại cho đời những tản văn bình phẩm tuyệt vời.
 

CHUYỆN VUI: T.V.Đ. LÀ CÁI ĐÉO GÌ? – Lê Văn Nghĩa


Nhà văn Lê Văn Nghĩa

 
Bây giờ đố ai tìm thấy được ba chữ T.V.Đ trên các tờ báo. Nhưng đó là một sinh hoạt văn nghệ mà không nhắc lại thì e có phần thiếu sót cho văn học Sài Gòn một thuở.
 
T.V.Đ là viết tắt ba chữ “thi văn đoàn” của các bạn trẻ ở lứa tuổi thiếu niên đã biết mơ mộng văn chương, ham đọc, thích viết. Sang trọng thì ghi tên gia nhập vào những “gia đình” của các tờ báo thiếu nhi hoặc các trang báo thiếu nhi của những nhật báo lớn như “Gia đình Thằng Bờm” (báo Thằng Bờm), báo Tuổi Hoa, Mai Bê Bi (báo Chính Luận).
 
Gia nhập những “gia đình sáng tác” này có cái lợi là bài hay thì sẽ được đăng báo ngay, phát hành rộng rãi thì “sướng rên mé đìu hiu” (chữ của một nhà văn) như sắp thành nhà văn thứ thiệt. Cái không hay của những “gia đình” kiểu này thì ít khi được gặp nhau, không được trao đổi “kinh nghiệm sáng tác”.
 

CUỘC CHẠY LOẠN CỦA MỘT NGƯỜI UKRAINA GỐC VIỆT – Đoan Trang

Tường trình từ Warsaw, Ba Lan
Đoan Trang, 5 tháng 5, 2022,  Sài Gòn Nhỏ
 

Anh Bùi Minh Tiến, người từ Mariupol di tản sang Ba Lan (ảnh: Đoan Trang)
 
“Từng có nhà, có cửa, có công ăn việc làm ổn định, tôi không bao giờ nghĩ cảnh phải chạy loạn trong bom đạn, và giờ ngồi đây, và chưa biết tương lai thế nào,” anh Bùi Minh Tiến, người từ Mariupol di tản sang Ba Lan, khi Nga xâm lược Ukraine.
 
Vừa nhắc tới tên thành phố Mariupol, anh Tiến chớp mắt, bồi hồi: “Có muốn rời nó đâu. Hơn ba chục năm gắn bó với mảnh đất ấy, kỷ niệm đong đầy. Nó như quê hương thứ hai của mình rồi còn gì…”
 

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022

CÒN KHỔ BAO LÂU NỮA? - Nguyễn Thị Tịnh Thy


Nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Tịnh Thy
 

Dù được xướng tên là người nhận giải thưởng Văn Việt lần thứ bảy trong lĩnh vực phê bình văn học do những nhà văn nhưng tác giả không dám nhận vì sức ép từ chính quyền.
Vào ngày 5 tháng 4, Văn Việt - một diễn đàn của Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập - đăng tải bức thư có tựa đề “Còn khổ bao lâu nữa?” của nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Tịnh Thy, người được trao giải với cuốn sách “Dám ngoái đầu nhìn lại”.
Mở đầu bức thư, tác giả Tịnh Thy viết “Không biết trên thế gian này, trong nền văn chương Đông Tây kim cổ, đã có ai phải viết bài phát biểu này như tôi không. Bởi, đây là phát biểu XIN GIỮ GIÙM GIẢI THƯỞNG.”
Theo nhà phê bình văn học này thì dù rất vinh dự nhưng bà không thể nhận giải thưởng do Văn Việt trao bởi vì áp lực mà phía chính quyền gây ra.
Cụ thể, bà cho biết đã bị an ninh tiếp cận và đề nghị không đi nhận giải với lý do “để tránh ảnh hưởng đến tình hình an ninh chung”.
Sự việc này xảy ra hai tháng sau sự kiện nhà thơ Thái Hạo bị an ninh mặc thường phục hành hung nhằm ngăn cản ông đi nhận giải thưởng cũng của Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập, một tổ chức do các nhà văn nổi tiếng như Nguyên Ngọc lập ra nhằm bảo vệ quyền tự do sáng tác.
 
Phóng viên Đài Á châu Tự do đã liên hệ với nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Tịnh Thy để đề nghị phỏng vấn, nhưng bà cho biết đã nói hết thông qua bức thư được đăng trên diễn đàn Văn Việt, và từ chối nói thêm.
Trao đổi với chúng tôi, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Hoàng Dũng, thành viên của Hội đồng chấm giải Văn Việt, cho biết sự việc xảy ra với tác giả Tịnh Thy là sự tiếp nối của một chuỗi các hành động sách nhiễu và đàn áp của chính quyền nhắm vào Văn Việt.
“Cái việc gây áp lực để người này phải rút bài, người kia rút bài, rồi rút giải thưởng, rồi ngăn chặn thậm chí đánh đập không phải bây giờ mới xảy ra.
 
Xin nói rằng chuyện của Tịnh Thy là nằm trong cả một cái chuỗi mà nhà nước ứng xử với Văn Việt nói riêng và nói chung là văn chương ngoài luồng. Người ta luôn luôn sợ hãi.”
Phó Giáo sư Hoàng Dũng lý giải nguyên nhân chính quyền sợ hãi là vì sự yếu đuối của thế chế chính trị, dẫn đến những phản ứng hoảng hốt và tiêu cực đối với các hoạt động nằm ngoài sự kiểm soát của chế độ. “Họ nhìn đâu cũng thấy địch” ông nói.
Ông cũng cho rằng kiểm soát văn chương là chính sách lâu dài và xuyên suốt của Đảng Cộng Sản chứ không phải mang tính tạm thời hay cục bộ. Để minh chứng cho điều này, Phó Giáo sư Hoàng Dũng đặt câu hỏi kể từ khi lên nắm quyền thì Đảng Cộng Sản đã bao giờ cho văn chương được tự do chưa, và cũng tự ông đưa ra câu trả lời là "chưa từng".
 
Bất chấp sự đàn áp và cản trở liên tục từ phía chính quyền, nhưng vị trí thức người Huế khẳng định Văn Việt sẽ tiếp tục các hoạt động của mình. Khi được hỏi về ý nghĩa của việc người cầm bút vẫn tiếp tục viết trong môi trường hà khắc hiện tại, Phó Gáo sư Hoàng Dũng nói:
“Trước hết là nó cho mọi người, cho đồng bào thấy rằng vẫn còn có những trí thức có lương tâm, có can đảm để chịu đựng những chuyện (đàn áp) đó. Và mong ước đất nước có ngày vấn đề tư tưởng được cởi mở hơn. Thực sự là một tập hợp trí tuệ của toàn dân để xây dựng đất nước.
Cái quan trọng là làm sao để cho mọi người thấy rằng đây là đất nước của mình, rồi góp tiếng nói để sao cho đất nước càng ngày càng tốt đẹp hơn.”
Còn đối với nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Tịnh Thy thì bà đặt ra câu hỏi trong cuối bức thư của mình rằng, "nhà văn An Nam còn khổ bao lâu nữa?”
 
Nguồn:
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/security-forces-pressure-prevents-literature-critic-from-receiving-awarded-prize-05052022090902.html
 


Nhà phê bình Nguyễn Thị Tịnh Thy lên tiếng nhân dịp nhận giải thưởng của Văn Việt 2022 về phê bình (Dám ngoái đầu nhìn lại). Chị hỏi: “còn khổ bao lâu nữa?” Sau đây là nguyên văn:
 
 
CÒN KHỔ BAO LÂU NỮA?
                                                  Nguyễn Thị Tịnh Thy
 
Kính thưa quý vị!
Bài viết này, phát biểu này, tôi xin gửi đến Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập (Văn Việt) cùng những ai quan tâm đến văn học và quyền tự do sáng tạo nghệ thuật của nước nhà.
Không biết trên thế gian này, trong nền văn chương Đông Tây kim cổ, đã có ai phải viết bài phát biểu này như tôi không. Bởi, đây là phát biểu XIN GIỮ GIÙM GIẢI THƯỞNG.
Đã có những người từ chối hoặc bị buộc phải từ chối giải thưởng, kể cả giải văn chương danh giá nhất hành tinh là giải Nobel vì rất nhiều lý do khác nhau. Nhưng e rằng, không mấy ai ký thác tâm nguyện nhờ giữ lại giải như tôi.

5 MÓN ĂN TỪNG ĐƯỢC COI LÀ “VƯƠNG GIẢ” NHƯNG THỰC CHẤT LÀ “MAN RỢ” Ở TRUNG QUỐC, MÓN CUỐI CÙNG NGAY CẢ ĐẦU BẾP CŨNG KHÔNG DÁM THỬ

Những món ăn kinh dị này khiến cho người ta phải sợ hãi nếu được biết nguồn gốc và cách chế biến, nhiều người sẽ thấy mức độ tàn nhẫn của CHÚNG
 
1. CỪU SỮA NƯỚNG THAN

Nếu bạn đang nghĩ đây chỉ là một con cừu non được nướng trên lửa than thì đã nhầm, sự thật tàn nhẫn gấp nhiều lần. Người ta sẽ đem nướng con cừu mẹ đang mang thai gần tới ngày sinh. Khi cừu mẹ được nướng chín tới, người ta mới mổ bụng lấy cừu non ra. Cách nướng kiểu này được cho rằng thịt cừu non sẽ thơm và mềm.
 

Nhiều người sao khi biết nguồn gốc món ăn này đều cảm thấy rất kinh khủng, họ tự hỏi tại sao người xưa lại có thể nghĩ ra cách chế biến tàn nhẫn đến vậy.
 

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2022

NHỮNG ĐIỀU MƠ ƯỚC - Truyện ngắn của Phạm Tín An Ninh



Có một dạo, đi đâu tôi cũng nghe thiên hạ hát bài Con Chim Đa Đa, “sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa..” rồi đến bài Chị Tôi, “thế là chị ơi rụng bông hoa gạo”. Đúng như người ta nói, Thơ và Nhạc có ngôn ngữ riêng của nó. Một người không có nhiều chữ nghĩa như tôi, nhiều khi say mê hát một bài hát mà sau đó suy nghĩ mãi vẫn không hiểu rõ ngọn ngành, ý nghĩa một vài câu. Trong bài Chị Tôi, tôi cũng rất ư là lờ mờ cái sự kiện... rụng bông hoa gạo... và trời cho làm thơ... này lắm. Dù vậy tôi vẫn thấy bản nhạc phổ từ một bài thơ chỉ vỏn vẹn mấy câu này, khá hay. Mà ngay đến cái sự hay này tôi cũng mơ hồ, không biết có đúng là tôi biết thưởng thức thơ nhạc không, hay là chỉ vì có sự đồng cảm mà tôi thấy lòng mình xúc động. Bởi vì mỗi lần nghe ai đó hát bản nhạc Chị Tôi, tôi lại da diết nhớ đến bà Cô Út của tôi.
 

KÍNH HỌA “ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ” THƠ HÀN MẶC TỬ - Đức Hạnh cùng quý thi hữu


   


ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ
 
Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ.
 
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu.
 
Hàng thông thấp thoáng đứng trong im
Cành lá in như đã lặng chìm
Hư thực làm sao phân biệt được
Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm.
 
Cả trời say nhuộm một màu trăng
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng
Không một tiếng gì nghe động chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng…
 
HÀN MẶC TỬ
 
 
THƠ CẨN HOẠ:
 
 
MỘNG THU
 
Trời Thu rạng rỡ tỏa duyên đầu
Thắm nụ hoa hồng đẹp cánh thơ
Thắm thiết tình yêu hòa biển mộng
Tươi cười ả nguyệt trải sông mơ
 
Bờ môi lặng lẽ nở hoa nhiều
Biển mộng êm đềm suối nhạc reo
Bé nhỏ con tim tình chẳng thiếu
Biển trời bát ngát trả lời yêu…
 
Ngọn núi dậy thì mộng chẳng im
Ngàn hoa thắm trổ dẫu trăng chìm
Nàng thơ lãng mạn hôn sông nước
Nụ ái tưng bừng nở giữa đêm
 
Suối nhạc dâng tràn ngập ánh trăng
Sang chơi chú Cuội có hay rằng
Song ngoài Nguyệt ả hoài nhung nhớ
Sóng dậy trong lòng mộng mãi băng…
 
29 04 2022
Đức Hạnh
 

ĐỌC “THÁNG 5” THƠ ZULU DC - Châu Thạch


                                    
                              Nhà thơ  Zulu Dc   


THÁNG 5  
 
Chưa tháng 5 - mà lòng tháng 7  
Đàn quạ về bay qua giấc mơ  
Cứ tưởng tượng trời bên kia biển  
Âm thầm chao động một cơn mưa  
 
Tháng 5 - ngọn gió lay hồi ức  
Rụng xuống đời ta những ước mơ  
Từng đợt sóng lùa qua mái tóc  
Là Em - dâu biển hoá thành thơ  
 
Tháng 5 - ừ nhỉ, Em như thể  
Làn khói lam chiều trên quê hương  
Bếp lửa từ nay lòng anh ấm  
Trùng khơi xưa, gió vẫn hoang đường  
 
Tháng 5 - thấp thỏm từng góc phố  
Nói với hàng cây dẫu nghẹn lời 
Phố hãy cùng ta cùng đứng đợi  
Trong thơ Em bước xuống cuộc đời  
 
                                           Zulu Dc  

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

BỐ MẸ NÊN CHO TRẺ GIÚP VIỆC NHÀ – Vũ Thị Hương Mai



Dạy cho trẻ thói quen quan tâm môi trường tới việc nhà từ khi còn nhỏ là bước đầu tiên cha mẹ cần làm để giáo dục lòng yêu lao động cho trẻ. Ngay từ khi trẻ 2 tuổi đã có thể gấp quần áo ngủ của mình gọn gàng, lúc này khi thấy người lớn làm gì, trẻ đều nhìn chăm chú và thích làm theo. Lớn hơn chút nữa, trẻ mong muốn được giúp đỡ người lớn làm việc. Nhưng nhiều bậc cha mẹ hoặc vì quá nuông chiều con cái, hoặc yêu cầu trẻ làm việc gì cũng phải gọn gàng như mình, nên đã làm thay trẻ tất cả mọi việc, làm cho trẻ ngày càng ỷ lại vào người khác. Do đó cha mẹ cần giúp con mình có khả năng tự lập, yêu lao động và trở thành một người có tinh thần trách nhiệm. Trước tiên, bố mẹ nên sắp xếp cho trẻ có thể tham gia làm việc nhà, điều đó sẽ đem lại niềm vui cho cả nhà.