BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

CHÙM THƠ HUY UYÊN VỀ QUẢNG TRỊ (tt)


 
                  Nhà thơ Huy Uyên


QUẢNG TRỊ, HẸN MỘT NGÀY VỀ

Không về đâu ơi người em Quảng-trị
biền biệt xa quê góc bể chân trời
ai bỏ đi giọt lệ tình cố-lý
để tháng ngày hoài mãi với chơi vơi.

Đã tới vụ mùa phải không em gái
nụ cười xưa còn lại chút ấm lòng
một người đi, đi hoài đi mãi
để rồi ai ở lại đợi chờ, trông.

Chiều về em có ngồi lại bên sông
nhớ ai xưa mà vọng-sầu-cố-xứ
mai độ vào xuân chín nụ
hỏi anh có về, có nhớ em không ?

Đường về Hải-lăng ngập ngừng mây kéo
phố Đông-hà nghiêng mấy quán chợ buồn
qua Cam-lộ tình mây trôi mấy nẽo
để ai đi mà hát khúc Triệu-phong thôn.

Không về đâu ơi người em Quảng-trị
mai xa người theo nổi nhớ quê-hương
em có đứng bên đường
đợi anh về không nhỉ ?
từ lúc nắng lên cho tới chiều buông.

Ơi em gái quê có trái tim thật buồn
bao năm chờ người đi không trở lại.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

CÓ GÌ LÀ LẠ?, MUỘN TRĂNG -Thơ Lê Ngọc Phái


      
                 Nhà thơ Lê Ngọc Phái


CÓ GÌ LÀ LẠ?

Gió đêm lành lạnh sương thao thức
Hình như trời đã chớm heo may
Thời gian lặng lẽ trên màu tóc
Sợi khói đời ta mỏng mỗi ngày!


MUỘN TRĂNG

Tóc giờ nắng lệch đường ngôi
Bờ lau cũng trắng nửa trời gió đêm
Hoa quỳnh quên nở, kìa em
Mình anh lặng thức bên thềm muộn trăng...

                                            Lê Ngọc Phái

TRƯỚC THỀM BẢY MƯƠI - Đức Hạnh và Thi Hữu


                  
                        Thi hữu Đức Hạnh 


TRƯỚC THỀM BẢY MƯƠI
    “Tung hoành trục khoán”

Sáu bốn mùa thu hoa mộng nở
Men đời thế sự nghĩa tình khơi

Sáu tư ngưỡng cửa nhớ đường dài..
Bốn tiết giao hòa cảnh chẳng phai
Mùa hạ xôn xao cành phượng thắm
Thu đông rạng rỡ tiếng lòng say
Hoa vờn bướm lượn dòng sông hát
Mộng trải mây trôi bóng Nguyệt cài
Nở đóa chân thơ cùng quý hữu
Men Đời Thế Sự Nghĩa Tình Khơi.

                                    Đức Hạnh
                                 10. 08. 2018

NHỚ VỀ MẸ CHA - Thơ Nhật Quang


   


NHỚ VỀ MẸ CHA
(Thân tặng những người còn Mẹ Cha)

Chiều nghe gió vọng tiếng Thu
Bâng khuâng chợt nhớ lời ru…năm nào
Ầu…ơ,  tiếng mẹ ngọt ngào
Ru con tròn giấc, bước vào thời gian

Nương dâu mẹ gánh lầm than
Thân cò lặn lội, vai mang kiếp nghèo
Biển đời cha cõng cheo neo
Mong đàn con dại mai theo kịp đời

Nay con khôn lớn thành người
Công cha, nghĩa mẹ vợi vời Thái sơn
Rưng rưng mắt lệ trào tuôn
Hai phương trời nhớ, nỗi buồn đầy vơi

Cầu mong cha mẹ yên vui
An khang, trường thọ sống đời với con
Đóa hồng trên ngực sắt son
Mùa Vu Lan đến, mong tròn nghĩa ân.

                                         Nhật Quang
                                           (Sài Gòn)

BÀN VỀ HAI CHỮ DẠY ĐỜI - Nguyên Lạc


       
                     Tác giả Nguyên Lạc   
            
LỜI DẠY ĐỜI

Tình c vào trang nhà của ông TS Lê Thẩm Dương [1], đọc được lời dạy đời của ông cho các người trẻ, các sinh viên như thế này (Nguyên Lạc tôi ghi nguyên văn)

"Sư tử thấy một con chó điên liền nhanh chóng tránh mặt
Sư tử con nói:" Cha dám sống chết đánh nhau với hổ, cùng báo so tài. Sao lại tranh né một chó điên, mất mặt quá!"
Sư tử cha hỏi:" Con thấy đánh thắng một chó điên vinh quang lắm sao?"
Sư tử con lắc đầu
-- "Lại để cho chó điên cắn cho thì có xui xẻo không?"
Sự tử con gật đầu.
-- " Như vậy chúng ta trêu trọc chó điên làm gì?"
BÀI HỌC: Người nào đó không xứng làm đối thủ của bạn, tốt nhất đừng tranh luận với những người không có tố chất, chỉ cần mỉm cười rồi rời xa họ, đừng để cho họ cắn bạn...(sic) TS. Lê Thẩm Dương
 Thấy có quá nhiều người trẻ, sinh viên hít hà khen thưởng và ca tụng)
Tôi xin tặng ông Lê Thẩm Dương thêm chuyện này cho " đủ bộ tam sên" (ngôn ngữ đời thường  trước 75)

EM CÒN Ở LẠI BÊN SÔNG - Thơ Huy Uyên


    
           Nhà thơ Huy Uyên


EM CÒN Ở LẠI BÊN SÔNG       
    
1-
Từ ngày Nguyện còn ở lại
người về ôm kín thương yêu
lòng xưa ai đem ra trải
bơ vơ cánh nhạn kêu chiều.

Sẽ là chiều đi không tới
đợi người qua sông quá buồn
mõi mắt tìm đò qua vội
mùa hè đã chết bên sông.

Nguyện,ta gọi hoài gọi mãi
bóng em giờ quá xa xăm
giữa tim ta ngàn dấu đạn
bên gốc cây già sương giăng .

Em còn nhớ chi đời ta
dặm lòng theo người em gái
hẹn hò thôi khuất ngày xưa
em đi lấy chồng đi mãi.

BỔN PHẬN QUÝ ÔNG CHỒNG - Đức Hạnh và Thi Hữu


   


THÂN PHẬN NGƯỜI ĐÀN BÀ

Hỡi chị em ơi, có biết không ?
Một bên con khóc, một bên chồng.
Bố cu lổm ngồm bò trên bụng,
Thằng bé hu hơ khóc dưới hông.
Tất tả những là thu với vén
Vội vàng nào những bống cùng bông.
Chồng con cái nợ là như thế,
Hỡi chị em ơi có biết không ?

           HỒ XUÂN HƯƠNG

KÍNH HỌA:


BỔN PHẬN QUÝ ÔNG CHỒNG
Khi yêu Chàng nhớ, nhớ gì không?
Ký bản “chung thân” nghĩa vợ chồng,
Nhân giống Lạc Hồng thời nở giống
Gieo mầm quí tử phải trườn hông.
Lợi quyền phấn khởi khi ra mống,
Nghĩa vụ nồng nàn lúc trổ bông.
Đóng thuế cho đều nào để ngóng,
Đêm về Thiếp ngại cảnh phòng không !
                                            Đức Hạnh
                                          06. 08. 2018

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

TẢN MẠN VỀ BÀI THƠ "KỶ VẬT CHO EM" DO PHẠM DUY PHỔ NHẠC - Linh Phương


     

Khi giới thiệu Nhà Thơ LINH PHƯƠNG, một số câu hỏi của bạn đọc về Bài thơ “Kỷ vật cho em” và chúng tôi đã đề nghị anh viết vài giòng và anh đã nhận lời, chúng tôi cũng mong nhận nhiều ý kiến liên quan. Tất cả những vấn đề này VCV xem như là tư liệu riêng và trong khi chờ đợi những đánh giá chúng tôi cho rằng bài thơ này là một trong những bài thơ phản chiến trong đô thị miền nam.           
                                                                               Văn Chương Việt 
  
Nhận được e-mail anh Nguyễn Hòa vcv đề nghị viết về những sự kiện quanh bài thơ Kỷ Vật Cho Em (KVCE) mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc gây xôn xao giới yêu thơ, yêu nhạc một thời trước năm 1975. Thực tình tôi không biết khởi đầu từ đâu, và viết những sự kiện gì, bởi rất nhiều sự kiện và mình có nên viết hay không ?
                                                                                      Linh Phương 

          
                     Nhà thơ Linh Phương  


          TẢN MẠN VỀ BÀI THƠ KỶ VẬT CHO EM 
          DO PHẠM DUY PHỔ NHẠC
                                                                   Linh Phương

Nhận được email của anh Nguyễn Hòa đề nghị viết về những sự kiện quanh bài thơ "Kỷ vật cho em" mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc gây xôn xao giới yêu thơ, yêu nhạc một thời trước năm 1975, thực tình tôi không biết khởi đầu từ đâu và viết những sự kiện gì, bởi rất nhiều sự kiện và mình có nên viết hay không?
Thôi thì kể lan man một vài chuyện về bài thơ đó vậy! Xuất xứ bài thơ của tôi đăng trên nhật báo Độc Lập vào năm 1970 với tựa đầu tiên "Để trả lời một câu hỏi", để tặng người con gái tên Hương. Trang sáng tác của tờ báo này do Âu Lăng (tức nhà thơ Trần Dạ Từ, chồng của nhà văn Nhã Ca) phụ trách. Tôi thường xuyên đăng bài ở trang báo này, có thể nói một tháng 30 ngày thì bài của tôi xuất hiện khoảng hơn 20 ngày với tên Linh Phương, Vương Thị Ái Khanh và Phạm thị Âu Cơ.

TÌNH NGƯỜI EM GÁI LA GI - Thơ Huy Uyên


   
                  Xóm dừa bên sông Dinh (thị xã La Gi)



TÌNH NGƯỜI EM GÁI LA GI

Tình người em gái La-Gi
Đậm dấu chân người về Sông Phan
Xóm Ba-Đăng tháng năm chài lưới
bao ngày mưa bấc qua làng
những cánh buồm căng gió thổi.

Em, tình cô gái nghèo bến đợi
chợ chiều quang gánh mẹ sớm hôm
biển hát khúc tình
em chưa hề nói
thương anh !

Anh hẹn về làng biển Tân-Lang
tắm mát dưới hàng dừa Phước-Lộc
ngọn bấc xưa thổi đượm mối tình
vẫn nước lớn nước ròng trắng màu sóng bạc.

Đã quên cánh buồm "triều-phiên-hải-giác" (*)
Khe-Gà anh ngày bỏ lễ, ta qua
lời nguyền hóa đầu xanh chớm bạc
cùng bên nhau vui chuyện quê nhà.

La-Gi rộn rã năm tháng phố-phường
nặng tình bao người xưa đất cũ
những con còng chở gió vào xuân
thầm thì Hàm-Tân hoa xoan tím nở.

Ngày em về lao xao hoa lá
dịu dàng hai má em hồng
sông Dinh chảy về đâu ngọt dòng tôm cá
bên đường xuân đợi, chờ, mong.

                                              Huy Uyên

(*)
 "Phong táp sơn yên truyền pháo hưởng
 TRIỀU PHIÊN HẢI GIÁC trợ bề thanh!"

Tạm dịch: 
Gió giật sườn non rền tựa súng
        Súng dồi góc biển trống âm vang!

WORD CUP TRONG ĐƯỜNG THI HỒ VĂN CHI - Châu Thạch


    
                            Hồ Văn Chi
                      Bút danh Hữu Chí


         WORD CUP TRONG ĐƯỜNG THI HỒ VĂN CHI
                                                                            Châu Thạch

Worl Cup là giải vô địch bóng đá thế giới, là giải đấu bóng đá quốc tế do Liên đoàn bóng đá thế giới tổ chức 4 năm một lần cho tất cả các đội tuyển bóng đá quốc gia của những nước thành viên FIFA
World Cup 2018 khai mạc hôm 14/6 tại Moscow và kéo dài đến tận ngày 15/7 tới. Ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh này được nước chủ nhà Nga đầu tư kinh phí tốn kém nhất từ trước tới nay.
Không thể phủ nhận được thực tế rằng, World Cup ngày càng trở thành một sự kiện ảnh hưởng sâu sắc với toàn bộ các lĩnh vực của xã hội. Riêng tại Việt Nam, nếu không kể thành  phần cá độ bị thua thì Worl Cup đã đem nhiều niềm vui đến cho người ham mộ bóng đá. Ngoài niềm vui theo dõi các trận đấu  sôi nỗi, còn có nhừng niềm vui như dự đoán, bàn luận. Đặc biệt một số thi nhân, nhất là các thi nhân Đường thi còn sáng tác những bài thơ về World Cup, ghi nhật ký từng trận đấu, mở ra một đề tài mới cho thi ca, truyền nguồn cảm hứng thể thao đến cho người đọc.

KHÔNG ĐỀ - Thơ Lê Thị Quỳnh Dung


    
                Tác giả Lê Thị Quỳnh Dung


KHÔNG ĐỀ

Tôi vắt hồn tôi lên cỏ xanh
Nhìn xem thế thái bại hay thành
Cho tôi phong kín hồn côi lại
Thả chút ráng chiều thu huyễn thanh

                       Lê Thị Quỳnh Dung

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

LAGI - ANH, EM… MÙA GIÓ BẤC / Thơ Huy Uyên


   
               Vòng xoay Tân An, thị xã La Gi


LAGI - ANH, EM… MÙA GIÓ BẤC

Tôi bên em mùa gió bấc về
La-Gi một trời sương lạnh
Quán rượu đêm nay vắng giọng cười
Rừng đồi một mình thơ thẩn.

La-Gi biển, cỏ cây hoa lá
Tháng giêng qua Tân-Lý quê xưa
Dốc dài cát bay tình biển đợi
Ngày Đồi Dương em vội quay về.

Sóng xao tình tôi ở lại sông Dinh
Em chèo thuyền ra Hòn Bà xanh ngắt
Đứng Kê-Gà chôn nhớ vào tim
Ầm ào sóng vỗ.

Đêm một mình La-Gi thức dậy
Đi bên em biển một giọng cười
Bên cầu xưa em còn đứng đợi
Chợ cùng thuyền tôm cá miền quê.

Ngồi "Phố Đá" quán cà phê giọt sương
Bên hồ dạ sầu từng đám cỏ
La-Gi gió thoáng nhẹ hơi đêm
Em đi bỏ tôi
ở lại một mình.
Ngàn đời sau La-Gi mong chờ.

                              Huy Uyên

20 GIỜ TRONG VÒNG TAY ẤM ÁP CỦA LA GI (tiếp theo) - Lương Minh

Nguồn:  
         
                                  Tác giả Lương Minh

     20 GIỜ TRONG VÒNG TAY ẤM ÁP CỦA LA GI 
                                      (Tiếp theo)

Sáng thức giấc, sau một đêm thù tạc, Phú Đoàn đưa Lương Minh đi ăn phở đối diện nhà. Lẽ ra Lương Minh thức sớm để đi thăm chợ và các thắng cảnh ở thị xã này, nhưng thấy bạn bèo nhèo qua đêm thức trắng (thức đến 2g sáng hôm sau) vì ông bạn Đình Xuân tửu lượng quá cao (hai người uống thêm một chai rượu đế ngâm trái chuối rừng), nên thôi. Ăn chưa xong, Phú Đoàn đã gọi nhà thơ Lương Bút, Ái Liên, Trương Thị Sáng (những nhà thơ nữ này không có mặt trong tiệc nhậu chiều qua)… mời đến quán cà phê Huyền Thoại để gặp mặt.

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

ĐÔI ĐIỀU KHI ĐỌC: “QUẢNG NGÃI - CÂU THƠ NẶNG TÌNH CỐ THỔ” CỦA LÊ NGỌC TRÁC - Đặng Xuân Xuyến



                                            Núi Thiên Ấn và sông Trà Khúc
                                                    (Nguồn ảnh internet)


ĐÔI ĐIỀU KHI ĐỌC: “QUẢNG NGÃI - CÂU THƠ NẶNG TÌNH CỐ THỔ” CỦA LÊ NGỌC TRÁC

Tập sách QUẢNG NGÃI - Câu thơ nặng tình cố thổ của tác giả Lê Ngọc Trác được viết theo lối giới thiệu thân thế và sự nghiệp văn học của 31 “hồn thơ” xứ Quảng dưới dạng phê bình và cảm nhận văn học. Đây là tập sách thứ 7 của tác gia Lê Ngọc Trác (tác gia: tác giả của nhiều tác phẩm, nhiều đề tài), là “khối trầm tích tình yêu” của những người con Quảng Ngãi luôn đau đáu về nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi luôn được thầm nhắc đến với lòng tự hào và thành kính: núi Ấn sông Trà.

         
                          Tác giả tập sách Lê Ngọc Trác

Tuy là viết về thân thế và sự nghiệp của các chân dung văn học với mục đích phục vụ cho việc khảo cứu chân dung văn học nhưng tác giả Lê Ngọc Trác không viết theo lối phân mục tiểu sử (thân thế) và sự nghiệp như các tác giả khác từng làm mà ông làm mềm hóa đi, giảm bớt sự khô cứng của lối viết giáo khoa - khảo cứu bằng cách loại bỏ sự phân mục A, B, C... đồng thời chuyển các yếu tố nghiên cứu thành các yếu tố cảm nhận, biến các “thông điệp” về thân thế và sự nghiệp của các chân dung văn học khô khan thành những bài cảm nhận văn học dung dị, liền mạch, tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái cho bạn đọc khi tiếp cận các chân dung văn học. Hiểu đơn giản và ngắn gọn là ông không dùng lối viết biên khảo truyền thống mà khéo léo lồng tiểu sử các chân dung văn học vào các bài viết phê bình và cảm nhận văn học, bằng tư duy và ngôn ngữ của người nghiên cứu khoa học. Đây là thành công của tác giả Lê Ngọc Trác khi mà biên khảo là một thể loại văn chương dễ viết nhưng lại rất khó thành công!

TẰM TƠ, THƠ SƯỚNG GHỌA, THẰNG HÈN - Thơ Chu Vương Miện


        


TẰM TƠ

tằm bây giờ quá khỏe
tha hồ làm tổ
trên cành và lá cây
thành nhộng thành bướm
tha hồ mà bay
khỏi ăn lá dâu
và khỏi nhả ra tơ
bây giờ toàn tơ nhân tạo
con tằm được thoát kiếp
-
trời gọi ai nấy dạ
không biết thế nào đúng hay sai ?
không biết thế nào là trái hay phải
thôi dòng đời
hết khổ tới nạn
hết sâu tới cạn
-
trầm tư bách kế bất như nhàn
thiên hạ bây giờ đâu còn là thời
Nghiêu Thuấn
đâu còn thất tiên và bát hiền
thời tiền Đường
ngày ngày qua tiếng đạn
nóng bỏng qua chiến trường
qua nhà xác nhà thương
toàn tin ảo ?
chả có tin nào là thật

TÌM, NỢ - Thơ Lê Ngọc Phái


     
          Tác giả Lê Ngọc Phái


TÌM

Ta tìm lửa giữa tro than
Ta tìm nắng giữa cúc vàng ngày xưa
Thời gian nhẹ cánh đong đưa
Hoa xoan rụng tím, trăng thưa nhớ người.


NỢ

Nợ em mấy buổi chiều tà
Bến sông nợ gió
Bông hoa nợ mùa
Nợ người thăm thẳm nắng mưa
Thương nhau trả đến bao giờ mới xong!

                                        Lê Ngọc Phái

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

20 GIỜ TRONG VÒNG TAY ẤM ÁP CỦA LA GI - Lương Minh

Nguồn:

     
                             Tác giả Lương Minh


20 GIỜ TRONG VÒNG TAY ẤM ÁP CỦA LA GI

Quen với Phú Đoàn (nhà thơ La Thụy) tại một buổi liên hoan do Vũ đình Ninh chiêu đãi tại Sài Gòn, anh ngỏ ý mời anh em Vĩnh Long hôm nào đi ra La Gi chơi. Lương Minh có chuyến đi Mũi Né cùng bè bạn ba ngày, chuyến về nhớ lời Phú Đoàn nên a lô thông báo là mình sẽ tới quê anh vào trưa ngày 5 tháng 8.
Một giờ trưa, chuyến xe du lịch thả mình xuống ngã ba 46, chỗ rẽ đường vào thị xã La Gi, liền lúc đó một anh giống như chạy xe Honda ôm đến lý nhí hỏi chi đó mình nghe không rõ, nên lắc đầu, chừng nghe được anh ta hỏi có phải anh là bạn của Phú không? Chợt hiểu ra, mình gật đầu. Thì ra Phú Đoàn đã nhờ anh bạn này ra ngã ba đón mình, vì từ ngã ba 46 vào trung tâm thị xã đoạn đường khoảng hai mươi lăm cây số.