BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

CHUYỆN ĐỜI: TẢN MẠN ĐÔI DÒNG… - Tạp bút của Phan thị Quỳ


               
                            Tác giả Phan thị Quỳ


           CHUYỆN ĐỜI: TẢN MẠN ĐÔI DÒNG…
                                                                  Phan thị Quỳ

Hôm qua có người bạn hỏi thăm tôi có khỏe không, tôi nói rất ngại mùa đông. Bạn ấy bảo mùa đông lạnh lẽo qua đi thì mới có ngày xuân nồng ấm. Ừ thì cũng đành vậy, tôi đã tự nhủ lòng: Cuộc đời vốn là phải hy vọng và chờ đợi mà! Bao lâu nay vẫn vậy. Bạn ấy bảo đó là quy luật. Tôi không thích từ nầy cho lắm. Quy luật thường không mang lại niềm vui, nếu không muốn nói là nghiệt ngã phiền muộn.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

CÓ PHẢI LÀ TÌNH YÊU? - Quang Tuyết


   
                     Tác giả Quang Tuyết


       CÓ PHẢI LÀ TÌNH YÊU?

Đây chỉ là câu hỏi riêng của tôi. Một câu hỏi khó. Người trong cuộc không thể xác định, người ngoài cuộc ngu ngơ chẳng thể nào lý giải. Cứ như trời nhiều mây mà le lói nắng. Trạng thái tâm lý thật mù mờ nên tuy lòng thắc mắc, nhưng chẳng trông mong gì nghe ai đó trả lời...

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CÂU HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO? - Hoàng Đằng


        
                        Tác giả Hoàng Đằng


        HIỂU ĐÚNG NGHĨA
        CÂU HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO?

Chiều 19/11/2018 vừa rồi, trời đẹp, một học trò cũ đem xe đến nhà mời tôi – một thầy giáo già “mất dạy” từ 1975 – đi thăm một thầy giáo cũ của em đang bệnh hoạn, già yếu ở một làng quê xa trong dịp ở Việt Nam Ngày Nhà Giáo Việt Nam đang được cả xã hội quan tâm rộn ràng.
Đi xong về, tôi nói với em học trò – gọi là em nhưng đã xấp xỉ 70 tuổi:
- Tối nay, thầy sẽ viết vài dòng về chuyến đi này, đưa lên facebook cho những người thân quen biết.
- Đừng, dạ thưa thầy, đừng! Em học trò cản ngay.
Tôi thắc mắc:
- Tại sao?
Em trả lời:
- Như Trịnh Công Sơn đã viết đó, thầy nờ! “Để gió cuốn đi!”
Tôi hiểu “gió cuốn đi” khác với em học trò của tôi, thành thử, tôi đã đưa lên facebook mấy dòng, đại khái, như thế này:
Trịnh Công Sơn viết trong một bài hát: "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng! - Hỏi làm gì, em biết không? - Để gió cuốn đi!" Bài hát được hát nhiều trong dịp tổng kết chiến dịch từ thiện của các nhóm, các tổ chức...

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

THI SĨ HOA ĐẤT NẮNG LÀ AI ? - Đỗ Hùng

Nguồn: http://thonnu.blogtiengviet.net/2011/01/15/hi_sau_hoa_a_aoct_naorng_la_ai

          
                        Tác giả Đỗ Hùng


THI SĨ HOA ĐẤT NẮNG LÀ AI ?
                                           Đỗ Hùng

Trong tập nhạc Kỷ Vật Của Chúng Ta của nhạc sĩ Phạm Duy (hình như) do Nhà xuất bản Gìn Vàng Giữ Ngọc phát hành vào khoảng đầu thập niên 1970, có một ca khúc tựa đề là Đi Vào Quê Hương, phổ thơ Hoa Đất Nắng.
Ca khúc này đã được các chị Diễm Chi, chị Khánh Ly trình bày và được phát trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn.
Trong hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ đã xếp loại những ca khúc ra đời trong giai đoạn này (khoảng giữa thập niên 60) là Tâm Phẫn Ca. Bài hát khá hay, vả lại khi các chị Diễm Chi, Khánh Ly đã chọn bài để trình bày thì thường thường là bài... phải hay mới được (!) Chúng ta có thể nghe lại ở đây…
Tôi xin phép chép lại lời của bài hát đó để quý vị tham khảo:

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

GIỠN CHƠI CÙNG CHỮ NGHĨA - Nguyên Lạc


          
                             Nhà thơ Nguyên Lạc

           BÀN VỀ NÓI LÁI

         Laughter is the sun that drives winter from the human face. 
                                                                                 (Victor Hugo)

Dẫn nhập
Miền nam lúc trước, các cô gái quê thường ngồi chàng hãng, chê hê  (giạng háng) để các c, trái trước mặt, bên vệ đường bán buôn. Một ông chỉ vào các củ, hơi lệch hướng chút để hỏi mua. Nào mời các bạn.

CỦ CHI?
   1.
     Củ chi. cô bán củ chi?
     -- Củ sao không chỉ, ông nì chcu?
   2.
     Củ chi. cô bán củ chi?
     Mà da xấu xí. xù xì vậy cô?
     -- Củ môn. thưa bác đó mà !
     -- Chành vun ba gó,  à ra môn lù (*)
     - Bác này đâu phải thầy tu?
     Con cua thì phải có mu có càng!
     Nếu mà bác clàng àng (lèng èng)
     Thi tôi gọi nhé, cây "còng" đợi kia!
                                     (Nguyên Lạc)

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

LỄ HALLOWEN NHỚ THÁNG CÔ HỒN - Tạp bút Nhã My


     
                        Nhà thơ Nhã My


LỄ HALLOWEN NHỚ THÁNG CÔ HỒN - TẠP BÚT NHÃ MY

Hồi đó, bà tôi thường nói một năm có ba rằm lớn : rằm tháng giêng, tháng bảy, tháng mười. Riêng r ằm tháng bảy thì quan trọng hơn vì là mùa ''Vu Lan báo hiếu'' và là mùa ''Xá tội vong nhân''. Trong ký ức non nót của đứa bé lên năm, tôi thật sự không nghe hiểu gì về những điều bà giảng giải, nào là sự tích Mục Kiền Liên - Thanh Đề hay chuyện ma qủy được thả về dương thế nên phải cúng kiếng... mà chỉ biết là ngày đó tôi được bà dắt đi cúng chùa, được đi chơi và ăn chè, xôi, bánh trái.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ, CHUYỆN KHÔNG NÊN BÀN NỮA - GS.TS Nguyễn Văn Hiệp

      CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ, 
      CHUYỆN KHÔNG NÊN BÀN NỮA

Tưởng chuyện này đã êm rồi (xã hội còn nhiều chuyện cần bàn hơn) nhưng hôm nay đọc những dòng giận dữ của GS Trần Đình Sử trên Tin Nhanh 24h, tôi thấy cần lên tiếng để ủng hộ GS Trần Đình Sử, góp thêm tiếng nói bác bỏ đề nghị cải cách chữ Quốc ngữ của PGS Bùi Hiền (thông qua Bản đề xuất của tác giả).
Những điều tôi viết ra đây cũng là ý kiến của Viện Ngôn ngữ học gửi lãnh đạo cấp trên (tháng 1/2018), nhân có chỉ đạo đề nghị Viện Ngôn ngữ học cho ý kiến về Bản đề xuất cải cách chữ viết của PGS Bùi Hiền (một người mà trong quan hệ bình thường hàng ngày tôi rất kính trọng).

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

THƠ PHẠM HỮU QUANG (1952 - 2000) - Trần Hoàng Vy


Nguồn:


          
           Nhà thơ Trần Hoàng Vy


         THƠ PHẠM HỮU QUANG (1952 - 2000)

Ở vào cái tuổi 49 Phạm Hữu Quang đã "giang hồ" vào cõi hư vô đến nay đã 18 năm. Còn nhớ năm 1990 ở phía Nam ra tham dự Trại viết Thiếu nhi lần thứ I do Hội NVVN tổ chức gồm có mấy người : Phạm Hữu Quang (An Giang) Nguyễn Thái Nguyên (Cà Mau) Trần Thị Hoàng Anh (Đồng Tháp) và tôi. Tôi ở chung phòng với Phạm Hữu Quang. Phạm Hữu Quang người to mập khuôn mặt hợp với võ hơn văn vậy mà những bài thơ Quang viết cho thiếu nhi rất hồn nhiên ngộ nghĩnh và đáng yêu. Bên cạnh những bài thơ cho người lớn cũng rất ấn tượng nhiều bạn bè nhớ là bài "Giang hồ". Tới đâu cũng nghe anh em đọc: "Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt/ Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà". THV xin trân trọng giới thiệu lại bài thơ "Giang hồ" của anh.

                                                                                  Trần Hoàng Vy


 Nhà thơ Phạm Hữu Quang sinh năm 1952 tại Thốt Nốt Cần Thơ và mất năm 2000 tại An Giang. Ông sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của ông đều rất có hồn.
"ta về ừ nhỉ ta về thôi
ô hay bến thuyền kèo cột gãy
qua mùa hoạn lộ chẳng còn vui"
(Trích Khúc ru, 1986)


  
GIANG HỒ

Tàu đi qua phố tàu qua phố
Phố lạ mà quen ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi trèo thang với giặt đồ

Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày đi ta chỉ có tay không
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa trắng cả lòng

Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình

Giang hồ có buổi ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chửa chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một góc si

Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa lưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ thôi trời đất cứ liêu xiêu

Giang hồ ta chẳng hay áo rách
Sá gì chải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường

Giang hồ ba bữa buồn một bữa
Thấy núi thành sông biển hóa rừng
Chân sẵn dép giầy trời sẵn gió
Ngựa về ta đứng bụi mù tung

Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà

PHẠM HỮU QUANG

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

LẠI BÀN VỀ HAI CHỮ DẠY ĐỜI - Nguyên Lạc


       
                            Tác giả Nguyên Lạc

        LẠI BÀN VỀ HAI CHỮ DẠY ĐỜI
                                                Nguyên Lạc

Lời nói đầu
Sau khi đăng bài  "Bàn Về Hai Chữ Dạy Đời" Nguyên Lạc tôi nhận được rất nhiều phản hồi đóng góp của các bạn. Tôi xin ghi ra nguyên văn vài phản hồi tiêu biểu, gợi ý cho tôi viết tiếp bài này để giải thích rõ sự nguy hại từ cách dạy đời "khôn ranh",  "khôn lỏi ", "láu cá vặt" của các ngài phía trước tên mình thường cố tình ghi thêm những chữ khác. Tôi nhớ thầy tôi, Nguyễn Hiến Lê,người nổi tiếng về các sách "Học Làm Người"  phía trước tên cụ không có ghi gì c
-- Tùng Nguyễn:
"Me-xừ TS Lê Thẩm Dương này nổi tiếng ở ngoài Bắc chuyên dạy, thuyết trình về các vấn đề kinh tế cho sinh viên và các nhà quản lý ở các công ty. Cũng có cái hay nhất định, nhưng ông ta nổi tiếng ở phong cách dạy những thủ đoạn láu cá vặt trong thương trường. Kiểu GS này trước 1975 ở Saigon thì chắc chắn bị sinh viên tẩy chay,không ai thèm dự!"
-- Huỳnh Xuân Tùng:
"Lão Tiến Sĩ đa cấp này chuyên thuyết dụ tri thức trẻ VN theo lối khôn vặt, lừa mị người khác chứ không dạy họ yêu thương, bao dung và đồng cảm nhau. Vì nếu trí thức mà đoàn kết với nhau thì chế độ này có mà... loạn!"

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

BÀN VỀ HAI CHỮ DẠY ĐỜI - Nguyên Lạc


       
                     Tác giả Nguyên Lạc   
            
LỜI DẠY ĐỜI

Tình c vào trang nhà của ông TS Lê Thẩm Dương [1], đọc được lời dạy đời của ông cho các người trẻ, các sinh viên như thế này (Nguyên Lạc tôi ghi nguyên văn)

"Sư tử thấy một con chó điên liền nhanh chóng tránh mặt
Sư tử con nói:" Cha dám sống chết đánh nhau với hổ, cùng báo so tài. Sao lại tranh né một chó điên, mất mặt quá!"
Sư tử cha hỏi:" Con thấy đánh thắng một chó điên vinh quang lắm sao?"
Sư tử con lắc đầu
-- "Lại để cho chó điên cắn cho thì có xui xẻo không?"
Sự tử con gật đầu.
-- " Như vậy chúng ta trêu trọc chó điên làm gì?"
BÀI HỌC: Người nào đó không xứng làm đối thủ của bạn, tốt nhất đừng tranh luận với những người không có tố chất, chỉ cần mỉm cười rồi rời xa họ, đừng để cho họ cắn bạn...(sic) TS. Lê Thẩm Dương
 Thấy có quá nhiều người trẻ, sinh viên hít hà khen thưởng và ca tụng)
Tôi xin tặng ông Lê Thẩm Dương thêm chuyện này cho " đủ bộ tam sên" (ngôn ngữ đời thường  trước 75)

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

NGUỒN GỐC TÊN HÀ NỘI - Nguyễn Khôi


 

NGUỒN GỐC TÊN HÀ NỘI
                     
Sau khi hạ Thăng Long / Rồng bay xuống Thăng Long/ Thịnh Vượng...vì tham vọng dòng họ Nguyễn Phước... làm Vua tới 500 năm ở Huế, vua Minh Mạng hạ tiếp Cố Đô xuống là tỉnh Hà Nội (1831), nghĩa là "trong sông".
 Năm 1904 Toàn Quyền Đông Dương (Pháp)  lập tỉnh Hà Đông (tên cũ nôm na là tỉnh Cầu Đơ, Phúc Yên là tỉnh Cà Lồ,  Xứ Mường / Hòa Bình tên cũ là tỉnh Bờ (sông Đà là sông Bờ). Tỉnh Cầu Đơ ở phía tây Hà Nội, nhưng khi đặt "tên chữ" (do các Nhà Nho hiến kế) là mượn từ Trung Quốc xuất xứ từ câu trong sách Mạnh Tử / thế kỷ 3 Tr.cn "Hà Nội hung tắc dĩ kỳ dân ư Hà Đông"  nghĩa là "nếu Hà Nội bị tai họa thì đưa dân về Hà Đông” / lánh nạn, và đưa thóc từ Hà Đông về (tiếp tế) cho Hà Nội với ý
hai nơi ở gần nhau hỗ trợ cho nhau...
Ở bên Tàu thì phía bắc sông Hoàng Hà  gọi là đất Hà Nội, phía nam là Hà Ngoại. Vùng đất Hà Nội ứng với tỉnh Hà Bắc. Lại do sông Hoàng Hà tới địa đầu tỉnh Sơn Tây (Tàu) ngày nay chảy theo hướng Bắc- Nam, trở thành ranh giới tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Sơn Tây ở phía đông nên gọi là đất Hà Đông, còn Thiểm Tây là Hà Tây.
 * SỰ TÍCH "SƯ TỬ HÀ ĐÔNG" : Nhà thơ Tô Đông Pha (Tô Thức) một danh sĩ đời Tống nhân một buổi đến chơi nhà bạn là Thầy đồ Trần Quý Thường (Trần Tạo), một Phật tử rất hiền nhưng có vợ là Liễu thị rất ghen tuông... Nhà thơ đùa bạn bằng một bài Tứ tuyệt :

Thủy tự Long Khâu cư sĩ hiền
Đàm không thuyết pháp dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ  tâm mang nhiên

Tạm dịch :

Ai hiền bằng Thầy đồ Long khâu
Đọc KInh thuyết pháp suốt đêm thâu
Bỗng nghe Sư Tử Hà Đông rống
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu ?

Tô Đông Pha mượn câu thơ của Đỗ Phủ "Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu" (cô gái Hà Đông người họ Liễu) gắn vào chuyện ghen tuông của vợ bạn cũng họ Liễu.

                                                                       Hà Nội 30-7-2018
                                                                       NGUYỄN KHÔI

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

GÓP PHẦN DỰNG TIỂU SỬ NHÀ THƠ PHẠM VĂN BÌNH (1940 – 2018) - Hoàng Đằng


          
                   Tác giả Hoàng Đằng


GÓP PHẦN DỰNG TIỂU SỬ NHÀ THƠ PHẠM VĂN BÌNH                                                (1940 – 2018)
                                                                                    Hoàng Đằng

Nhà thơ Phạm Văn Bình - người quê tôi – đã qua đời ngày 22/7/2018. Đông Hà – quê tôi – có nhiều người làm thơ. Mà không riêng gì quê tôi, trên cả nước Việt Nam, nơi nào cũng vậy; Việt Nam là “cường quốc thơ” mà!
Tôi không có may mắn và điều kiện đọc nhiều, nên không biết trong số người làm thơ ở quê tôi những ai có tác phẩm hay; chỉ biết  anh Phạm Văn Bình từng nổi tiếng về thơ trong thập kỷ 1960 và thập kỷ 1970, đặc biệt, anh có 2 bài thơ được nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy phổ nhạc: Đó là bài “Chuyện Tình Buồn” và “Mười Hai Tháng Anh Đi”; và có lẽ với hai bài thơ này, anh sẽ lưu danh thiên cổ.
Sau này, sự nghiệp của anh đã có tác phẩm của anh làm chứng; còn cuộc đời của anh chắc sẽ ít người biết rõ. Vì vậy, là người đồng hương với anh, tôi muốn góp phần dựng lại tiểu sử của anh qua tìm hiểu những mảnh đời, chặng đời của anh mà người Đông Hà và một số thân nhân của anh biết kẻo rồi thời gian có thể xoá mất.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

BÀN VỀ CHỮ LIKE TRÊN FACEBOOK - Nguyên Lạc


  
                   Tác giả Nguyên Lạc


BÀN VỀ CHỮ LIKE TRÊN FACEBOOK

Dẫn nhập:

“Nghề chơi cũng lắm công phu" (Truyện Kiều - câu 1201) nhất là VĂN CHƯƠNG, nghề chơi thanh cao nhất. Các cụ xưa nói vậy.

        Chơi cho lịch mới là chơi
        Chơi cho đài các, cho người biết tay!
                                 (Nguyễn Công Trứ)

- Bây giờ sao? Còn thanh lịch, còn đài các không?
Tôi e rằng nghề chơi thanh cao này không còn được như vậy nữa. Người ta đã lợi dụng nó để "mưu đồ" cho lợi ích riêng tư, cho cái DỤC không lấy gì tốt đẹp của riêng mình. Bằng chứng rõ ràng nhất về điều này là việc xử dụng chữ LIKE trong Facebook. Chữ LIKE này vẫn tiếp tục bị "hiếp dâm"  (từ của triết gia Phạm Công Thiện)

Trước khi vào phần chánh, xin tặng các bạn bài thơ "hết ý" của cụ Nguyễn Khuyến:

       Đầu đường ngang có một chỗ lội
 Có miếu ông Cuội cao vòi vọi
 Đàn bà đến đó vén quần lên
Chỗ tời đến háng, chỗ đến gối
Ông Cuội ngồi trông mỉm miệng cười
"Cái gì trông trắng giống con cúi?"
Vội vàng khép nép đứng liền  thưa:
"Trót dại hở hang xin xá tội!"
Ông rằng: "mầy cũng chẳng tội gì!... "
Chỉ tội làm ông cứng con buội
Muốn tốt mày về bảo làng mày:
"Ra đây  ông cho giống ông Cuội"
Cho nên làng ấy sinh  ra người
Sinh ra rặt những thằng nói dối! ".

 (Vũ phu đôi - Nguyễn Khuyến) [1]