BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU KHẢO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU KHẢO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

NÔM NA LÀ CHA MÁCH QUÉ - Tuệ Chương Hoàng Long Hải


            
                  Tác giả Tuệ Chương Hoàng Long Hải


           NÔM NA LÀ CHA MÁCH QUÉ

Nhân dịp“Viện Việt Học” vừa cho xuất bản “Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn”
                                                         
Lời nói đầu:

Khi còn ở trong nước, tôi có định kiến với những người trẻ lớn lên ở hải ngoại. Họ học ở nhà trường Âu Mỹ, nơi có bết bao nhiêu cái hay cái đẹp để tìm hiểu. Chỉ nói riêng các nhà văn Pháp trong “Thế Kỷ Ánh Sáng” cũng quá đủ cho những ai muốn tìm hiểu về dân chủ, tự do, nhân quyền, cũng như học thuật, tư tưởng hiện đại. Ở Mỹ, đọc Jack London, ai không say mê. Còn nói tới John Steinbeck hay William Faulkner, Hernest Hemingway, những nhà văn lớn được giải Nobel, với bao nhiêu tác phẩm của họ, chỉ mới đọc thôi, cũng đủ “mệt”, nói chi tới những công trình nghiên cứu về họ, bỏ thì giờ học và nghiên cứu về họ thì coi như mất hết cả một thời mê đọc sách, nói sao cho hết. Vậy mà khi tới trại tỵ nạn, tôi suýt giật mình vì một bản tin nhỏ đăng trên tời “Diễn Đàn Tự Do” xuất bản ở Virginia, về một cô sinh viên đang chuẩn bị luận án tiến sĩ . Cô ta dự tính về Việt Nam để nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm cho luận án ấy. Dưới con mắt của Công An [], có thể họ cho rằng cô nầy chẳng nghiên cứu gì hết, chỉ là nại cái cớ để về Việt Nam với sứ mạng nào đó do CIA giao phó.
Tôi không nghĩ như vậy. Văn học cổ Việt Nam, tuy chịu ảnh hưởng văn học Tầu khá đậm nhưng không phải là không có những cái đặc sắc của nó. Thậm chí còn hay hơn cái gốc mà nó chịu ảnh hưởng.
Người Việt Nam học cổ văn, ít ra, người ấy cũng có đọc truyện Kiều. Có người mê Kiều là đằng khác. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm chữ Nôm có nguồn gốc bên Tầu viết bằng chữ Hán, nhưng truyện Kiều của tay hay quá, hay hơn truyện Kiều của Tầu nhiều lắm, coi như một biểu tượng đặc sắc của văn học Việt Nam, có thể góp mặt với các tác phẩm nổi tiếng khắp năm châu bốn biển. Trong khi đó truyện Kiều của Dư Hoài bên Tầu thì chẳng ai đánh giá cao. Tỳ Bà Hành cũng vậy. Không thiếu người “mê” Tỳ Bà Hành. Theo nhiều nhà Nho thì Tỳ Bà Hành chữ Nôm của Phan Huy Vịnh hay hơn Tỳ Bà Hành chữ Hán của Bạch Cư Dị khá xa. Thế hệ ngày nay chịu ảnh hưởng văn học Âu Mỹ khá đậm,, nhứt là văn học Pháp, không thiếu người bắt chước, mô phỏng, dịch hay “chạy” theo, cũng “dịch hạch”, cũng “nôn mửa”, cũng “phi lý” nhưng xem ra các “đệ tử” bên ta thua “sư phụ” bên Tây nhiều lắm, không như người xưa, có theo đó mà vượt qua đó. Đủ biết chúng ta cần học tổ tiên ta thêm nhiều hơn nữa, làm sao để như người xưa, vượt qua những khuôn vàng thước ngọc do người đi trước đã bày ra.
Tôi từng có cái may mắn mười năm dạy cho học trò những tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tôn, Đoàn Thị Điểm, Ôn Như Hầu ở các lớp Đệ Ngũ và Đệ Tam, nên vì chén cơm mà cố tìm hiểu các tác giả nầy.
Cái đặc sác bậc nhứt trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm là “vô vi” của Lão. “Vô vi” là không làm cái gì trái với đạo Trời, với thiên nhiên: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.” Về ăn thì, mùa nào, trời cho cái gì, ăn cái đó, không bày biện phức tạp, cầu kỳ. Về chơi “Xuân tắm hồ sen hạ tám ao” thì chính là điều tự nhiên theo thiên nhiên vậy. Nguyễn Bỉnh Khiên là bậc “đạt nhân quân tử”, khi gặp thời thì giúp vua trị nước, gặp lúc nịnh thần lông hành thì cáo quan về “ngao du sơn thủy”, không vì cái công danh mà ràng buộc thân mình. Chưa kể khi nói tới Trạng Trình mà không nói tới “Sấm Trạnh Trình” thì sự thú vị mất đi nhiều lắm.
Bản tin trên tờ “Diễn Đàn Tự Do” ám ảnh tôi 15 năm, nhất là bây giờ xuất hiện nhều bài viết bàn về chữ Nôm trên các trang Web. Chữ Nôm là chữ của người Việt Nam, nhưng từ khi có chữ Quốc ngữ, các tác phẩm chữ Nôm được viết lại bằng chữ Quốc ngữ, khiến có người quên mất, tưởng như không có sự xuất hiện của chữ Nôm một thời gian dài trong lịch sử văn học nước ta. Do vậy, tôi thấy việc nghiên cứu chữ Nôm là cần thiết. Văn học chữ Nôm là một nền văn học lớn của người Việt Nam, cần tìm hiểu lại từ đầu. Đọc nó, những bài thơ như “Vua dụ Vương Tường gả cho chúa Thuyền Vu”, “Vua Trần Trùng Quang tiễn Nguyễn Biểu đi sứ” hay bài văn Nôm đầu tiên, bài “Văn Tế Cá Sấu của Nguyễn Thuyên”… sẽ thấy rằng, cách nay cả ngàn năm mà sao văn thơ chữ Nôm hồi ấy hay như thế!!!!
                                              Tác giả Tuệ Chương Hoàng Long Hải

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

HAI ĐỘNG TỪ “VÀO/RA” TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI - Nguyễn Tài Cẩn

Nguồn:
http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Hai-dong-tu-Vao-Ra-trong-tieng-Viet-hien-dai-48808.html

            
                     

GS.TS, NGND Nguyễn Tài Cẩn, sinh ngày 22/5/1926, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ học, khoa Ngữ Văn, trường Đại học tổng hợp Hà Nội, nguyên giáo sư kiêm nhiệm khoa Ngôn ngữ học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN. Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ năm 2000, đã từ trần hồi 19h04’, ngày 25/02/2011 tại nhà riêng ở Matxcơva, Cộng hòa liên bang Nga, thọ 85 tuổi.


HAI ĐỘNG TỪ “VÀO/RA” TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI
                                                                                  Nguyễn Tài Cẩn

Bài này vốn là lá thư GS. Nguyễn Tài Cẩn gửi cho ông Nguyên Thanh, sau khi đọc bài của ông đăng trên báo Đoàn Kết số 410 (tháng 2-1989, tập san của Hội người Việt Nam tại Pháp) thử cắt nghĩa nguồn gốc của thành ngữ ra Bắc vào Nam (mà theo tác giả chỉ là một bài bàn chuyện phiếm). Đây cũng là bài mà giáo sư đã viết trước đó một năm để trả lời cho nhà nghiên cứu Tiệp Khắc Ivo Vatxiliep về vấn đề này. Nhận thấy giá trị của bài này, mãi đến năm 2006, ông Nguyên Thanh mới cho đăng lên mạng diễn đàn ở Pháp. Đây không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, mà còn liên quan đến nhiều khái niệm về lịch sử, nên chúng tôi xin giới thiệu lại với bạn đọc, để tưởng nhớ đến nhà ngôn ngữ học tài ba vừa qua đời cách đây ít lâu.

VÌ SAO GỌI “TRONG NAM, NGOÀI BẮC”, “VÀO NAM, RA BẮC”? - Nguyễn Chương


     


VÌ SAO GỌI “TRONG NAM, NGOÀI BẮC”, “VÀO NAM, RA BẮC”?

                                                                            Nguyễn Chương

1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn từ danh xưng Đàng Trong/Đàng Ngoài vào thế kỷ 17 & 18.
Tiếng Việt chúng ta khi nói “trong” tức là trung tâm so với “ngoài”; bao giờ “trong” cũng có vai vế hơn (về mặt thực tiễn) so với “ngoài”. Ta nói “trong kinh thành, ngoài biên ải”, chớ không ai đi phân định “trong biên ải, ngoài kinh thành” hết.

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 38: CỬU - Đỗ Chiêu Đức


               Ã„á»— Chiêu Đức
                                     Tác giả Đỗ Chiêu Đức


               THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 38: CỬU
                                                              Đỗ Chiêu Đức
                            
CỬU NGŨ CHÍ TÔN
                                  
   Theo quan niệm bình dân, Trung Hoa xưa chia các chữ số thành hai loại : Số Lẻ là DƯƠNG; Số Chẵn là ÂM. Trong các số DƯƠNG, số 9 (Cửu) là số cao nhất; số 5 (ngũ) là số ở giữa, nên mới lấy số 9 và số 5 tượng trưng cho uy quyền của một đế vương, gọi là CỬU NGŨ CHÍ TÔN 九五至尊.

           
                                           Cửu Ngũ Chí Tôn                                                                                                                                                                   

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

VĂN HỌC SỬ: MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ NGUỒN GỐC CHÂN THỰC CỦA TRUYỆN KIỀU (tiếp theo) - Lê Nghị


         
                            Tác giả Lê Nghị


VĂN HỌC SỬ: MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ NGUỒN GỐC CHÂN THỰC CỦA TRUYỆN KIỀU (tiếp theo)
                                                                                               Lê Nghị

Nhiều người nghĩ rằng tôi bài Tàu nên đưa ra tư tưởng cực đoan: Nguyễn Du tự vẽ nên truyện Kiều! Thực ra các vị đó chưa đọc hết những gì tôi đã viết. Có tích mới dịch ra tuồng. Đó là kinh nghiệm lâu đời cha ông truyền lại, tôi làm sao quên!?
Khảo sát của tôi là xác định phần nào Nguyễn Du đã mượn để chế biến, phần nào là sáng tạo.

                                           Các bản in Truyện Kiều thời Tự Đức

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

VĂN HỌC SỬ: MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ: NGUỒN GỐC CHÂN THỰC CỦA CỐT TRUYỆN: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH (TRUYỆN KIỀU) CỦA NGUYỄN DU - Lê Nghị


             
                                Tác giả Lê Nghị


VĂN HỌC SỬ: MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ: NGUỒN GỐC CHÂN THỰC CỦA CỐT TRUYỆN: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH (TRUYỆN KIỀU) CỦA NGUYỄN DU 

                                                                                            Lê Nghị

Bài này tôi viết nhân một nhóm bạn trẻ Hà Nội vừa thành lập trang Yêu Truyện Kiều, có mời tôi viết một bài về nguồn gốc truyện Kiều. Đối với người biên soạn văn học sử thì đó là tin vui. Xin phép trang Thăng Long- Hà Nội Ký, đăng lại toàn văn, thay cho một bài văn học sử trên cơ sở tiếp nối ý của Thượng Chi- Phạm Quỳnh.

***

Thân gửi: Yêu Truyện Kiều

Khảo sát sự phát triển của truyện bà Vương Thuý Kiều chính sử, gốc là từ Minh sử. Sử nhà Minh ghi nhận có sự kiện Từ Hải cùng 2 người vợ nhảy sông tự vận do bị Hồ Tôn Hiến lừa năm 1556.
- Tiếp đến là ghi chép của Mao Khôn (1525-1601), người dưới trướng Hồ Tôn Hiến: “Kỷ Từ Hải tiểu trừ bản mạt”. Trong ghi chép mang tính sử liệu này vai trò của Mã Kiều vợ Từ Hải mờ nhạt. Hai nhân vật chính là Từ Hải và Hồ Tôn Hiến.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

HOÁ GIẢI NỌC ĐỘC KIM KIỀU ÁN 1830 VÀ TỔNG TỪ TỰ ĐỨC 1871 - Lê Nghị


              
                                 Tác giả Lê Nghị


HOÁ GIẢI NỌC ĐỘC KIM KIỀU ÁN 1830 VÀ TỔNG TỪ TỰ ĐỨC 1871

Thật ra bài này tôi đã chia làm 2 bài chi tiết đã đăng trang cá nhân, nhưng hôm nay tình cờ được chia sẻ 2 bài viết rất ngắn của một fb trẻ Nguyễn Tấn Sơn, tôi giật mình trước một hậu sinh khả uý, đặt ra những câu hỏi về Thanh Tâm Tài Nhân và Kim Thánh Thán mà trước đây cho là tác giả và nhà bình luận Kim Vân Kiều truyện. Vì vậy tôi đăng bài này sớm hơn dự định như là lời hoan nghênh một người thuộc thế hệ đàn em đã tâm huyết sưu tập sách và có một tư duy sắc bén.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

TƯ LIỆU: ĐỔNG VĂN THÀNH NỔ ĐẠI BÁC VÀO TƯỢNG ĐÀI VĂN HOÁ NGUYỄN DU NHƯ THẾ NÀO ? - Lê Nghị



                                                 Đại thi hào Nguyễn Du


TƯ LIỆU: ĐỔNG VĂN THÀNH NỔ ĐẠI BÁC VÀO TƯỢNG ĐÀI VĂN HOÁ NGUYỄN DU NHƯ THẾ NÀO ?

Trong tranh luận với một người tự xưng là học thuật tay dọc gọi tôi là học thuật Tay Ngang, mà tôi đặt tên là Tín Đồ kéo dài một tuần. Hơn thua là do bạn đọc làm trọng tài, mà vì không có trọng tài chính thức, chỉ có người ủng hộ hai bên, tôi không lạm bàn. Nhưng vì vị này đề nghị vì vị ấy không có thời gian, mỗi bên cứ giữ lập trường nhưng “đừng gọi đến tên nhau”. Đề nghị này tôi chấp nhận, nên chỉ tự xưng là Tay Ngang và gọi vị ấy là Tín Đồ thôi.
Sau đây tôi xin trích bài dịch của Tiến Sĩ Hán Nôm Phạm Tú Châu, một người tôi không quen biết đã khuất nhưng tôi luôn tỏ lòng kính trọng. Vì tôi có một ý nghĩ bà Phạm Tú Châu trên văn đàn cũng đơn độc như bà Phạm Chi Lan trên chính trường. Tôi đăng bài này như là một lần nữa biết ơn bà Phạm Tú Châu, một người phụ nữ đã giúp tôi biết được sự thật.

Sau đây là văn bản của “giáo sĩ” Đổng Văn Thành rao giảng cho các tín đồ Thanh Tâm Tài Nhân. Phần 1 tôi chỉ trích đoạn. Phần 2 nguyên văn. Phần 3 hẹn lần sau. Quý vị nào thấy cần thiết nên lưu suy ngẫm, xem có phải tôi mắc chứng thần kinh yêu nước cực đoan không? Hoặc là dùng làm tư liệu để chỉ cho con cháu cảnh giác trước âm mưu xâm lược văn hoá. Bài dài, các vị có thể đọc từng phần.

Đổng Văn Thành: So Sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

CÁI HOẠ CỦA “TÍN ĐỒ THANH TÂM TÀI NHÂN” (Bài 2) – Lê Nghị


              
                                  Tác giả Lê Nghị

Bài 2:

  CÁI HOẠ CỦA “TÍN ĐỒ THANH TÂM TÀI NHÂN”

(Tiếp theo của bài: MỘT CÁCH NHÌN VỀ HỌC THUẬT CỦA MỘT “TÍN ĐỒ THANH TÂM TÀI NHÂN CHỦ NGHĨA”)

Phần 1:

Tiếp chuyện Kim Vân Kiều truyện ở Nhật của Đoàn Lê Giang.

Trong bài 1, nói về nguồn gốc Truyện Kiều tôi chỉ phê phán những “tín đồ của Thanh Tâm Tài Nhân giáo chủ” mà thôi. Những người vô tình tin theo “học thuật tay dọc” hoặc họ đã từng tin mà đang lắng nghe thì không thuộc diện tay dọc đó.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

MỘT CÁCH NHÌN VỀ HỌC THUẬT CỦA MỘT "TÍN ĐỒ THANH TÂM TÀI NHÂN CHỦ NGHĨA" (Bài 1) – Lê Nghị


               
                                  Tác giả Lê Nghị

Bài 1: 

MỘT CÁCH NHÌN VỀ HỌC THUẬT CỦA MỘT “TÍN ĐỒ THANH TÂM TÀI NHÂN CHỦ NGHĨA”

(Nhân đọc 2 bài : “Học Thuật Tay Ngang” và “Cái họa của học thuật tay ngang” của giáo sư tiến sĩ Đoàn Lê Giang)

Phần 1 : Đôi điều về học thuật.

Tôi đọc 2 bài này trên fb của ông cách đây 2 ngày. Trong đó “người học thuật tay ngang” mà giáo sư nói đến đó là tôi với nick fb: Li Li Nghệ. Cũng xin thưa rằng tên thật của tôi là Lê Nghị, chẳng qua trên fb để nick nữ tính cho vui, chứ tôi không việc gì giấu tên, ai từng kết bạn với tôi đều biết tên thật và ảnh mặt thật của tôi. Các bạn trẻ còn tặng tôi cái tên: ông già lẩm cẩm!

Rất thú vị lần đầu tiên nghe hai khái niệm tay dọc tay ngang trong học thuật do giáo sư ngôn ngữ học Đoàn Lê Giang đặt ra. Thú vị hơn nữa khi giáo sư nâng tôi lên hàng học thuật mặc dù là tầm tay ngang.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 3 - Nguyên Lạc


     

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 3
                                                                                      Nguyên Lạc

Phần 3

KIM VÂN KIỀU TRUYỆN THANH TÂM TÀI NHÂN

Như đã biết ở phần 2, từ thời vua Minh Mạng đến đầu thế kỷ 20 cuốn văn xuôi Kim Vân Kiều Truyện ghi tên Thanh Tâm Tài Tử, và ta đã thấy rõ 4 chữ này ở bản chụp bìa lưu tại Paris. Đó là bản ông Trương Minh Ký trao cho Abel des Michels 1884. Cuốn Kim Vân Kiều này, 478 trang, bảo quản tại Paris, được sao chép bởi Đại học Yale, và lưu trử tại thư viện QG mã số A 953 do Viện Viễn Đông Bác cổ chụp từ Pháp, thời Pháp thuộc.
Tựa đề ghi tên Thanh Tâm Tài Tử (4 chữ nhỏ ở giữa). Không biểt vì sao ai đã đổi chữ Tử thành chữ Nhân sau này? Chữ tử: làm sao viết ra thành chữ nhân: ? (Xem hình chụp bìa lưu tại Paris: Kim Vân Kiều – Thanh Tâm Tài Tử- quyển 1 ở dưới)

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 2 - Nguyên Lạc


     


TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG:
ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 2
                                                                                     Nguyên Lạc

 Phần 2

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH

Như đã bàn ở phần 1, Nguyễn Du chỉ lấy tích truyện về 3 nhân vật, trước và sau một trận đánh vài giờ xảy ra thời nhà Minh để tạo nên một tác phẩm kéo dài 15 năm, từ Bắc Kinh cho tới Phúc Kiến lừng danh thế giới: Đoạn Trường Tân Thanh. Ba nhân vật trong tích truyện này là Thúy Kiều, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến; không có Kim Trọng, Thúy Vân, Đạm Tiên, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Tam Hợp, Giác Duyên trong đó. Thúy Kiều chết trên sông Tiền Đường, không có chuyện Thuý Kiều sống lại. Từ câu chuyện hết sức mờ nhạt, tầm thường này, Nguyễn Du xây dựng thành các tuyến tính Kiều, Hoạn Thư, Từ Hải, và chèn vào các nhân vật đệm. Trong này, nhân vật đa tình Thúc Sinh xuất hiện để làm tăng độ phong tình cho câu chuyện đầy nước mắt của một người phụ nữ cực kỳ hiếu thảo: Vương Thúy Kiều.
Sau khi Truyện Kiều ra đời, từ vua, quan, trí thức đến giới bình dân đều say mê. Riêng giới có học, bao thế hệ đã dựa vào Truyện Kiều để sáng tác, chuyển thể, vịnh, họa, cảm tác, cả bói Kiều…


Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

VỀ NHAN ĐỀ GỐC CỦA TRUYỆN KIỀU - Nguyên Lạc


          
                            Ông Nguyên Lạc


          VỀ NHAN ĐỀ GỐC CỦA TRUYỆN KIỀU
                                                                         Nguyên Lạc

Trong quá trình sưu tầm tài liệu để viết tiếp phần 2 và phần 3 bài TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: Đoạn Trường Tân Thanh và Kim Vân Kiều Truyện, tình cờ tôi gặp bài viết: "Nhan đề gốc của “Truyện Kiều” ca Đinh Văn Tuấn đăng trên trang Tp chí Sông Hương SỐ 310 (T.12-14) và trên nhiều trang khác, trong cng như ngoài nước. Ông Đinh Văn Tuấn đưa ra kết luận như "đinh đóng cột" thế này:
"Nay, chúng tôi là hậu học, sau khi đã tìm hiểu lại ngọn nguồn, xin đề nghị trả lại nhan đề gốc do thi hào Nguyễn Du đặt cho một tuyệt tác thi ca nổi tiếng trong và ngoài nước từ gần 2 thế kỷ qua, đó là KIM VÂN KIỀU TRUYỆN "
"... Truyện Kiều cũng thế, nguyên truyện Trung Quốc là tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và tự nhiên cụ Nguyễn Du cũng sẽ đặt nhan đề là Kim Vân Kiều truyện"
              ["Nhan đề gốc của “Truyện Kiều”- Đinh Văn Tuấn ][*]

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG – ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN - Nguyên Lạc


     


TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG – ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN 

                                                                                   Nguyên Lạc

Phần dẫn nhập
Trong phần Lời Kết của bài Về Nguồn Gốc Của Thơ Lục Bát [1] – tôi có viết: “Giống như một số người cố tình cho Đoạn Trường Tân Thanh là truyện thơ diễn dịch từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên China mà ra, sao không nghĩ ngược lại?”. Rất nhiều người, kể cả các trường đại học, trung học Việt Nam đã cho rằng thi hào Nguyễn Du dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi, bằng văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân bên China để viểt ra Đoạn Trường Tân Thanh. Thí dụ:

[ … Nguyễn Du viết dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi của Trung Quốc có tên là Kim Vân Kiều truyện (truyện về Kim Trọng Thúy Vân Thúy Kiều) của một tác giả hiệu là Thanh Tâm Tài Nhân. Trong thời đại của Nguyễn Du các nhà thơ sáng tác thường dựa theo một tác phẩm của Trung Quốc như thế. Nói chung Nguyễn Du dựa khá sát vào tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân khi viết lại Truyện Kiều: Cụ thể là những nhân vật trong Truyện Kiều của ông đều là những nhân vật lấy từ Kim Vân Kiều truyện; những tình tiết biến cố cốt truyện trong Truyện Kiều hầu hết đều có trong KIm Vân Kiều truyện…] 
 [Trường THCS Nguyễn Viết Xuân- Thị xã An Khê- Tỉnh Gia Lai]

Xin ghi thêm vài lời của ông GS “bạn vàng phương Bắc” Đổng Văn Thành:

“So sánh truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam” trên “Minh Thanh tiểu thuyết luận tùng” GS. Đổng Văn Thành – China cho rằng: “Nguyễn Du chẳng những chỉ mượn đề tài của tiểu thuyết Trung Quốc mà dường như bê nguyên xi […] Nguyễn Du không có bất kỳ một sáng tạo mới nào, chỉ chuyển thuật khá trung thực nội dung tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân…” 
[ Theo Phạm Tú Châu “So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam”]

Thêm nữa, mời các bạn đọc những lời này:

 “Thế nhưng chẳng những bài viểt trên mạng, sách giáo khoa của các vị TS, PTS Giáo sư Việt Nam ta đọc đều thấy viết đại để: Nguyễn Du đã vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân bên China, diễn dịch ra quốc âm dưới dạng thơ lục bát, sáng tạo ra truyện Kiều. Nguyễn Du là thiên tài của nước Việt đã biến một tiểu thuyết “tầm thường” trở thành một tác phẩm thi bất hủ.

Biết bao lời ca ngợi Nguyễn Du, trên cơ sở khen ông nhào nặn tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân bên China. Thực ra những lời khen đó là sáo rỗng, vì những người viết như thế vô trách nhiệm với văn hoá dân tộc đã đành; đồng thời, trong những lời ca ngợi đó đã kết tội Nguyễn Du “đạo văn”, tức là mượn cốt truyện người ta mà giấu. Mặt khác các vị cho rằng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tiểu thuyết tầm thường mà sao từ năm 1926, tên tác phẩm và tác giả đã đưa vào “văn học sử Trung quốc” và đến 1984 đến nay nó lại át cả Hồng Lâu Mộng China? Các vị không thấy có cái gì là lạ ở đây sao? Có bao giờ các vị đặt một câu hỏi liệu China có định chiếm đoạt văn hoá như đã, đang và sẽ chiếm cho được lãnh thổ người Việt không?”

Có vị bào chữa rằng ta mượn cốt truyện thì có gì phải tự ái, miễn là về mặt tư tưởng và nghệ thuật truyện Kiều đạt tới đỉnh cao là tự hào rồi! Nghĩa là trong thâm tâm những vị đó vẫn cho rằng Nguyễn Du đã đạo văn và đạo văn chẳng có gì xấu hổ. Còn tư tưởng thì hệt tiểu thuyết Kim Vân Kiều chứ khác chỗ nào mà gọi là cao hơn? Nghệ thuật cao hơn ư? Cao là cao đối với thơ Việt Nam.

Nói cho cùng là: Nguyễn Du đã đạo văn và diễn truyện Tàu bằng thơ rất hay đối với người Việt. Người Việt tự hào về điều đó.! Thử hỏi người nước ngoài mà nghe kết luận như vậy thì có cười vào mặt người Việt không? Có là nỗi tủi nhục cho quốc hồn và quốc sĩ của ta không?
                                                                      [Viết theo lời Lê Nghị]

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

THỦ PHÁP SHOW, DO NOT TELL - Nguyên Lạc


          


          THỦ PHÁP SHOW, DO NOT TELL
                                                           Nguyên Lạc

Lời nói đầu:
-- Show, Do Not Tell được nhà bình thơ Phạm Đức Nhì giới thiệu, Nguyên Lạc tôi đồng cảm với anh về thủ pháp (kỹ thuật) nầy nên bỏ công tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu thêm rồi đúc kết thành văn bản chia sẻ cùng các bạn, với hy vọng độc giả tìm thấy được một vài điều hữu ích.
-- Để tránh bị hiểu lầm là "sính ngoại" tôi xin giải thích tại sao dùng cụm từ "Show, Do Not Tell" (Show, Don't Tell): -- Người Việt rất giỏi trong việc hội nhập cái hay của nước khác. Thí dụ như các từ: Cà-phê, xe cyclo .v.v..Thay vì nói "thức uống màu nâu đỏ, vị đắng, có nguồn gốc từ Arab (Arabic), uống vào gây phấn khởi và tỉnh táo, ta chỉ cần nói cà-phê (café, coffee) là ai cũng hiểu ngay. Cũng vậy, thay vì nói :" Bày tỏ, hiển thị ra, gợi ra, không cần kể lể; để độc giả tự đoán ra, tự kết luận", ta để nguyên cụm từ "Show Do Not Tell" là người sẽ biết, chỉ đơn giản thế thôi

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

MỘT TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NGỮ THƠ, NHẠC - Nguyên Lạc


     
                        Tác giả Nguyên Lạc

     MỘT TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NGỮ THƠ, NHẠC
                                                                    Nguyên Lạc                                 
BÀI THƠ L' ADIEU
Trong bài thơ nổi tiếng L’Adieu của thi sĩ người Pháp: Guillaume Apollinaire L’Adieu:

L’Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

Bùi Giáng dịch:

Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ chẳng tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian, mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé, ta vẫn chờ em đó…

Phạm Duy phổ nhạc:

MÙA THU CHẾT

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa
Trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.[1]