BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2019

ĐẢO CHỮ VÀ VỊ TRÍ CHỮ TRONG CÂU THƠ - Nguyên Lạc


       
                       Nhà thơ Nguyên Lạc


ĐẢO CHỮ VÀ VỊ TRÍ CHỮ TRONG CÂU THƠ
(VÀI KHÁI NIỆM VỀ VIỆC DÙNG CHỮ TRONG THƠ 2)
                                                                                  Nguyên Lạc 

SƠ LƯỢC VỀ NÓI ĐẢO
1. Nói lái
Trước hết xin nói rõ với các bạn:"nói đảo" khác với "nói lái". [1]
Đây là nói lái:
     Đêm Thủ Đức nam canh thức đủ
     Người cơ thần trở lại Cần Thơ
Thủ Đức/thức đủ, cơ thần/Cần Thơ là nói lái
     Con cá đối nằm trong cối đá
     Con mèo đuôi cụt nó năm mục đuôi kèo
Các cụm từ mới trên cũng là nói lái.
Thầy giáo tháo giày, tháo luôn cả ủng, thủng luôn cáo, đem giáo án dán áo...
Nhà trường nhường trà, nhường nốt cả hoa, nhòa nốt cả hương, lấy lương hưu lưu hương"
                                                                          (Phanxipăng)

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

BÓNG TRĂNG VÀ TIẾNG CHIM - Thơ Nguyên Lạc


       
                       Nhà thơ Nguyên Lạc


BÓNG TRĂNG VÀ TIẾNG CHIM

Bóng trăng soi sáng hồn quê
Biệt ly chim khóc não nề bao năm!
(Phóng dịch: Sơn cư mạn hứng - Nguyễn Du)[*]

I. VẦNG TRĂNG XƯA ẤY

1.
Lặng lẽ. một bóng người
Vằng vặc. trăng bên trời
Bâng khuâng. hồn viễn xứ
Ngày xưa. ánh trăng tôi?

Ngõ khuya. vành trăng đầy
Cố hương. bóng trăng đây? 
Bao xuân thu luân lạc
Ký ức vẫn đong đầy!

Vẫn. vầng trăng xưa ấy!
Vẫn. quê hương hồn nầy!
Mười năm. trăm năm nữa
Vẫn lồng lộng. Có hay?

2.
Giữa khuya. trăng tròn vành
Rực trắng. trời lam xanh
Một bóng đời. cô lữ
Một nỗi lòng. tan hoang!

Trăng soi. giấc mộng tàn
Dâu bể. thanh xuân tan!
Người. nỗi niềm cố xứ
Trăng. đổi màu thời gian?

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

TÌM LẠI - Thơ Nguyên Lạc


       
                        Nhà thơ Nguyên Lạc


TÌM LẠI

Khói đốt đồng chiều...
Người xưa cay mắt!
Mùa vẫn xưa!
Em có biết người về?
Tìm lại một khoảng trời
Khoảng trời ký ức

Ai? Đánh thức giấc mơ tôi một thời
Một thời tôi cố quên!
Một thời tôi có em
“Một thời để yêu và một thời để chết”  [*]

Tôi đi tìm em
Chỉ thấy tôi riêng!
Chiều hấp hối bên bờ kinh nắng quái
Tiếng kêu chiều chim vịt cứa lòng quê!

Đã ra đi! 
Sao lại về?
Để con nước xô bờ!
Để lặng lờ hoa tím!

Cổ độ!
Sông ráng chiều khói tỏa
Một bóng người thấy bao nỗi tàn phai!
Đời mong manh!
Tình mong manh!
Đâu đây tiếng gió thở dài
Nghe trong hồn tiếng sương rơi lạnh!

Tiếng bần rụng
Tiếng hò ơi
Tiếng thời gian
Tóc bạc màu ai
Tím biếc cõi lòng người lữ thứ!

Bến sông vắng
Tiếng kêu sương vạc khổ!
Mơ một thời!
Mờ theo sóng... trôi... trôi!

                     Nguyên Lạc

[*] Tên quyển tiểu thuyết của Erich Maria Remarque

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

"VĨNH BIỆT", SAYONARA -Nguyên Lạc


        
                         Nhà thơ Nguyên Lạc

        VĨNH BIỆT SAYONARA
                                  Nguyên Lạc

SAYONARA
Tình cờ đọc bài viết Sayonara của Trà Biển đăng trên Khoa Học Net, trong đó ông đưa ra nhận định riêng về chữ Sayonara rất lý thú. Tuy nhiên theo chủ quan tôi, tác giả Trà Biển xét chữ này theo quan điểm về ĐẠO, theo lời Chúa như trong đoạn ông trích dịch;  tôi xin ghi thêm ra đây những nhận định riêng về chữ Sayonara nầy xét theo quan niệm về ĐỜI, về nhân sinh nói chung. Mà như ta đã biết, ĐỜI thì bao gồm nhiều ĐẠO, bao gồm nhiều tôn giáo.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

LỜI HẸN ƯỚC - Thơ Nguyên Lạc


       
                        Nhà thơ Nguyên Lạc


LỜI HẸN ƯỚC

1.

Em còn trẻ những ước mơ quá đẹp!
Tròn nụ cười phượng đỏ con đường
Bước tung tăng chân sáo ngôi trường
Những hò hẹn nồng nàn góc phố

Em còn trẻ đâu biết đời quá dữ!
Đâu biết đời đầy những khổ đau
Đâu biết người không dung thứ nhau
Toàn lừa lọc mưu toan ám hại

Đáng đời chưa ai bảo em khờ dại!
Tin lời tên lãng tử như anh
Để trách hờn nước mắt lưng tròng
Để chờ đợi quắt quay chiều phố vắng

Để đếm bước rã rời cay đắng
Đường quạnh hiu dài lắm phải không em?
Đáng đời chưa ai bảo yêu lầm!
Tên lính trận hoang tàn bạt mạng

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

CHÙM THƠ TÌNH NGUYÊN LẠC


       
                         Nhà thơ Nguyên Lạc


1. HỜN DỖI

KHÚC TÌNH 1

Có chút sầu bi trong mắt em ?
Chiều rơi bên đồi vắng êm đềm
Môi ngoan không tiếng dù than trách
Chết điếng hồn tôi yêu lắm thêm !

Có nỗi niềm chi trong mắt ai ?
Lặng im ngồi dõi áng mây trời
Dáng gầy tóc xỏa bờ vai mỏng
Buồn hỡi người ơi nhói tim này !

Có giận hờn không trong mắt nâu ?
Buồn giăng sợi nắng phai ngang đầu
Ve ơi thôi nhé đừng vang tiếng
Kẻo phượng hồng rơi mắt lệ nào!

Hè nơi xứ lạ không phượng thắm
Chỉ tiếng ve thôi đủ sầu đời!

Nhớ ơi mắt lệ chiều xưa ấy!
Có cách nào quên mối tình đầu?!


KHÚC TÌNH 2

Nói đi em kẻo nắng phai
Chiều nghiêng bóng xế thở dài với tôi
Khẽ nhe em chuyện buồn vui
Để tôi vẫn thấy nụ cười hồn nhiên
Dỗi chi em để mưa nghiêng
Thấu tôi nỗi lạnh hồn phiền muộn thôi!

Chiều nay cô lữ bên trời
Dương lam màu nhớ một thời đã xa
Nhớ làm sao mắt lệ nhòa
Thương gì đâu những xót xa tình đầu!

Dại khờ rồi cũng qua mau
Thời gian để lại nỗi sầu tóc ai
Tình đầu như sợi tóc dài
Dẫu màu có bạc vẫn hoài vấn vương

Sợi thương sao vẫn âm thầm
Ve sầu phượng thẫm siết lòng tôi chi?!


2. HAI CHIẾC LÁ THU

Hợp tan có phải là định mệnh?
Mỗi đời riêng cùng nỗi oan khiên
Người mất mát, còn ta luân lạc
Ta người đều có nỗi buồn riêng

"Đến với nhau đem nỗi buồn kết lại" [*]
Lẽ tự nhiên buồn với buồn ... buồn thêm
Và dĩ nhiên sẽ là mãi mãi
Chuyện đôi ta ... hai chiếc lá thu tàn

Chuyển mùa thu đến người có hay?
Hắt hiu gió lạnh bóng cây gầy
Đôi ta chiếc lá sầu cô lẻ
Lưu luyến làm chi bay cứ bay!
...............

[*] Câu thơ Hồ Chí Bửu


3. CHIỀU TIỄN ĐƯA

Đất trời gầy cuộc ly tan
Tôi mang áo trắng khăn tang tiễn người
Nắng chiều nhuộm tím bờ vai
Lay hồn nỗi tiếc thương hoài ngàn năm!

                                          Nguyên Lạc

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

VẤN NẠN - Nguyên Lạc


       
                   Nhà bình thơ Nguyên Lạc


BÀI THƠ VẤN NẠN

Cổ độ thuyền về...
có thật không?
Hình như
tiếng sóng động trong lòng!
Chở ta. người hỡi!
bờ bến ấy!
Hãy thắp cho ta ngọn đuốc hồng!

Vô thường nắm giữ có được  không?
Vẫn thế mây trôi...
chuyện đuốc hồng!

Nhắc chi hai ch
sơn cùng thủy?
Có. Không
Khởi. Tận
ở trong lòng!
(Nguyên Lạc)

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

NHỮNG KHUẤT LẤP GIỮA MÃ VIỆN VÀ HAI BÀ TRƯNG - Nguyên Lạc


      
                 Tác giả Nguyên Lạc 


NHỮNG KHUẤT LẤP GIỮA MÃ VIỆN VÀ HAI BÀ TRƯNG
                                                                                      Nguyên Lạc    
Dân gian Việt Nam có hai ngày giỗ Hai Bà Trưng là 6.2.43 và 8.3.43 (năm Quý Mão, âm lịch), có lẽ ngày đầu là ngày Hai Bà Trưng bị bắt và ngày sau là ngày họ bị hành hình. Nhân dịp ngày 6 tháng 2 âm lịch tôi xin đăng lại bài này, có chỉnh sửa xem như một nén hương tưởng niệm hai vĩ nhân của nước Việt.

VĨ NHÂN HAI BÀ TRƯNG

Như chúng ta đã biết trong sử Việt: Tô Định (nhà Đông Hán) sang xâm lấn Việt Nam; đụng phải sự khôn ngoan, kiên cường  của hai bà: Trưng Trắc, Trưng Nh; hắn phải bỏ của chạy lấy người, "cắt râu, cạo tóc lẫn vào hàng bại binh chạy về Hải Nam" trốn thoát, vọt về lại Phương Bắc.
Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách. Trưng Trắc và các Lạc tướng căm thù.
Tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi, thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ. Quân Hai Bà đánh hãm Luy Lâu. Tô Định phải chui trụ đồng trốn chạy về Trung Quốc. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam.  Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương (hay Trưng Vương).
Hai Bà đui xâm lăng, dành đc lập dân tộc trong 3 năm (40 - 43) Hai Bà Trưng cầm quân khí thế đến nỗi Nhà Hán đã thống nhất nước Tàu, thâu tóm nước Ngô Sở, sau thâu tóm các giòng Việt thuộc Việt Câu Tiển, trừ đất Lĩnh Nam của dân Lạc đã có văn hóa riêng. Hai Bà đánh đau và dữ dội đến nỗi mà các tỉnh lân cận đều sợ. Vua Hán phải điều Mã Viện và các tưởng dạn dày chinh chiến ở chiến trường Tây Bắc, lính chính quy, lực lượng tổng trừ bị mang quân qua đàn áp. Mã viện phải gần ba năm (40 - 43) chuẩn bị, huấn luyện đánh phổi hợp thủy bộ với đạo quân nữ giới này. 
Không những thế mà họ huy động đạo quân đông đảo và đã để lại đất Lĩnh Nam 20 ngàn dân công đầu trộm đuôi cướp. Cứ trung bình một dân công phục vụ cho 10 người lính. Tính ra thì đạo quân này ít nhất trên dưới 20 vạn quân (hai trăm ngàn). Đông hơn dân Lạc thuở ấy.
Hai nữ Anh hùng đang đánh với quân chủ lực của một nước Tàu xem như Đại ờng trên thế giới, bên cạnh đế quốc La Mã (Roma). Hai Bà thua trận vì tiềm lực quốc gia ta nhỏ bé quá, trong khi Tàu quyết tâm huy động toàn lực lượng dân tộc Hán.
Mã Viện anh hùng chỗ nào? Anh hùng là Hai Bà đấy, dám lấy sức "châu chấu đá  voi".