BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

GIỚI THIỆU TẬP THƠ “CHA KHÓC CON” CỦA PHẠM NGỌC THÁI



Trong nỗi đau tột cùng một người cha về cái chết của đứa con trai bị đột quị mới 27 tuổi đầu! Những ngày tháng đó, tôi cứ miên man viết những dòng thơ khóc xót xa con đầy máu và nước mắt ! Rồi xuất bản riêng cho con một thi phẩm - Đó chính là tập thơ “Cha khóc con”, Nxb Hồng Đức 2020.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

ĐỌC TẬP TRUYỆN NGẮN “XÓM CÔ HỒN” CỦA KHA TIỆM LY - Ngã Du Tử


      
            Tập truyện ngắn “Xóm Cô Hồn” của nhà văn Kha Tiệm Ly


  ĐỌC TẬP TRUYỆN NGẮN “XÓM CÔ HỒN” CỦA KHA TIỆM LY
                                                                                                     Ngã Du Tử


Trung tuần tháng 4 /2016 nhà thơ, nhà văn Kha Tiệm Ly vừa hoàn thành tác phẩm XÓM CÔ HỒN do NXB Hội nhà văn ấn hành với quyết định xuất bản số 158/QĐ-NXBHNV ngày 01/2/2016 nộp lưu chiểu tháng 4/2016. Khi biết thông tin nầy hầu như những anh em văn nghệ tự do rất vui vì sự nổ lực của anh được đền bù xứng đáng, (1000 quyển đặt mua trong vòng 15 ngày).

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

ĐỌC “MEKONG, DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH” CỦA NHÀ VĂN BÁC SĨ NGÔ THẾ VINH - Ngã Du Tử


                 
                            Tác giả bài viết Ngã Du Tử


ĐỌC “MEKONG, DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH” CỦA NHÀ VĂN BÁC SĨ NGÔ THẾ VINH
                                                                                       Ngã Du Tử

“Mekong, dòng sông nghẽn mạch” của nhà văn, Bs Ngô Thế Vinh là cuốn tiểu thuyết ký sự khá kỳ công, ly kỳ và hấp dẫn mà tác giả đã tận mắt đến chứng kiến như chuyến du khảo bắt đầu từ cuộc thâm nhập con đập Mạn Loan (Manwan) thuộc Vân Nam, Trung Quốc cho đến kỳ cùng của con sông Hậu, Việt Nam, cũng như vùng Tràm chim, Tam Nông thuộc Đồng Tháp Mười khu sinh thái của các loài dã hạc quý còn lại của miền Nam, sự gặp gỡ giáo sư Võ Tòng Xuân ở đại học An Giang, dến về Bến Tre và thay lời kết Cho một dòng sông, cùng với nhiều suy nghĩ của các bậc thức giả viết về nó. Với sự trang trãi nổi lòng mình từ sự yêu mến con sông Mê Kong nói riêng và tổ quốc Việt Nam nói chung nhằm cảnh tĩnh và khuyến cáo với dân tộc và quốc gia Việt Nam hãy làm điều gì có thể trước khi sự cuồng nộ của thiên nhiên nhận chìm cả đồng bằng phì nhiêu châu thổ sông Cửu Long, với tham vọng quá dữ dội của chính quyền Bắc Kinh, chắn dòng chính Mekong làm các con đập bậc thềm trên thượng nguồn, họ chỉ muốn làm lợi cho chính quốc gia Trung Cọng bất chấp các dân tộc khác tan hoang và điêu linh, nhất là những dân tộc cuối nguồn như Cam Bốt và Việt Nam chúng ta.

             
                       Nhà Văn - Bác Sỹ Ngô Thế Vinh (1969)

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

CÒN TẤC LÒNG VẪN GỬI LẠI NƠI QUÊ - Trần Lan Châu

(HNMCT) - Lần đầu tôi gặp nhà văn Nguyễn Khôi cách đây hơn 20 năm. Lúc chia tay, ông tặng tôi tập thơ gồm 100 bài tứ tuyệt. Trong tập, có bài Trưa rừng ấy (cũng là tên tập thơ) mà sau này, mỗi lần đọc lại, tôi vẫn thấy lòng mình dạt dào cảm xúc: “Trưa rừng ấy cùng em nằm yên ả/ Mây trời xanh cây lá cả ngàn xanh/ Chỉ có nắng ở trên lưng ngọ nguậy/ Con ong vàng ve vẩy mắt long lanh”.


        
                                   Nhà văn Nguyễn Khôi


   CÒN TẤC LÒNG VẪN GỬI LẠI NƠI QUÊ
                                                                            Trần Lan Châu

Nguyễn Khôi sinh năm 1938 tại Yên Bái, quê gốc làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội vào năm 1963, ông lên công tác tại Sơn La; từ năm 1984 công tác tại Văn phòng Quốc hội; năm 1987 tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tài chính Saint Petersburg (Liên bang Nga ngày nay)... Điểm qua vài nét “lý lịch” để hiểu, Nguyễn Khôi là người học hành bài bản, đi rộng hiểu nhiều, lợi thế đó được ông thể hiện rất rõ trong thơ văn.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

ĐỜI VĂN CHƯƠNG PHẠM NGỌC THÁI VÀ TẦM VÓC “TUYỂN THƠ CHỌN LỌC” - Nguyễn Thị Hoàng


       


ĐỜI VĂN CHƯƠNG PHẠM NGỌC THÁI & TẦM VÓC “TUYỂN THƠ CHỌN LỌC”
                                                                  Nguyễn Thị Hoàng
                                                      Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm

Nói là “đời văn chương” nhưng ở đây, do khuôn khổ của một bài viết  - Tôi chỉ khái quát mấy nét liên quan đến sự nghiệp thi văn của nhà thơ. Vào mùa đông vừa qua, anh đã cho xuất bản: “TUYỂN THƠ CHỌN LỌC” Phạm ngọc thái, Nxb Hồng Đức 2019 - Một tác phẩm thi ca hiện đại !
 
A.  KHÁI QUÁT CUỘC ĐỜI VĂN CHƯƠNG CỦA NHÀ THƠ
       Phạm Ngọc Thái lớn lên khi cả nước đang bước vào giai đoạn cuộc chiến tranh đánh Mỹ ác liệt nhất ! Thu đông 1966, anh tốt nghiệp phổ thông cấp III Hà Nội... tiếp sang đời một sinh viên Trường Đại học Bách khoa. Như hàng vạn thanh niên thủ đô và cả nước -  Hồi đó, hưởng ứng lời kêu gọi tổ quốc có lâm nguy ! Mùa xuân 1967, Phạm Ngọc Thái tình nguyện rời bỏ trường đại học, rời quê hương, gia đình... dấn mình vào cuộc chiến tranh đầy máu và nước mắt của dân tộc. Anh từng thổ lộ: Suốt mười năm chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên Nam Bộ - Qua các Sư đoàn 312, Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên, Trung đoàn 48 Sư 320... tiến vào đánh cứ điểm Đồng Dù của Mỹ, chiếm Sài Gòn 30.4,1975 - Kết thúc chiến tranh. Mỹ rút về nước !
     Trong những năm chiến trận, chính anh cũng ba lần đổ máu ngoài chiến trường... vẫn giữ vững kiên trung với nghĩa khí của một chiến binh cho tới giây phút cuối cùng. Đất nước hòa bình. Anh đã được tặng thưởng 5 huân chương chiến công, kháng chiến, cùng các danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ và bằng khen khác.  
     Ròi quân ngũ trở về. Phạm Ngọc Thái tiếp tục theo học Đại học ngoại thương rồi công tác tại ngành ngoại thương quốc tế ! Tới lúc về hưu. Tuy nhiên, dù làm công việc của một cán bộ nhưng anh vẫn dành hết tâm huyết mình với khát vọng thi ca !
     Suốt  ba mươi năm sáng tác văn học - Đến nay, nhà thơ đã cho ra đời đúng 10 tập sách:
1/.  Chín tác phẩm về thơ và bình luận:
-  Có một khoảng trời                  1990
- Người đàn bà trắng                   1994
- Rung động trái tim                    2009
- Hồ Xuân Hương tái lai              2012
- Phê bình & tiểu luận thi ca        2013
- Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại                                       2014
- Thơ tình viết cho sinh viên       2015
- Phạm Ngọc Thái cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam      . Xuân 2019
- “Tuyển thơ chọn lọc” Phạm Ngọc Thái. Đông 2019.
2/ Hai tiểu thuyết:
    - Tiểu thuyết: CUỘC CHIẾN HÀ NỘI 12 NGÀY ĐÊM                                2019
    - Tiểu thuyết CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU (hai tập)    . Sách chuẩn bị xuất bản trước 30.4.2020
3/ Sáng tác thành công 5 vở kịch nói sân khấu:  
*  Hai kịch bản dài:
     -  Bản án dưới mồ
     -  Số phận những hòn đá tảng.
*  Ba kịch bản ngắn:
      -  Mối tình hoa hồng bạch
      -  Chuyện ở quán gốc đa
      -  Cánh cửa quốc tế
* Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Thủ đô. 

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

CHUYỆN TÌNH CON CÁO TU LUYỆN NGHÌN NĂM VỚI CHÀNG TRAI TRẦN THẾ! - Phan Đức Lộc

Truyện kỳ ảo "Mộng hồ ly" tựa như nét chấm phá đầy ấn tượng cho toàn bộ cuốn sách "Ngụ ngôn tháng tư" của cây bút nhiều triển vọng Tú Ngọc.


        Tác giả Tú Ngọc vừa đạt giải ba cuộc thi truyện ngắn Lửa mới. Ảnh: FB nhân vật


CHUYỆN TÌNH CON CÁO TU LUYỆN NGHÌN NĂM VỚI CHÀNG TRAI TRẦN THẾ! 
                                                                                Phan Đức Lộc

Vài năm trở lại đây, Trần Thị Tú Ngọc nổi lên là một trong những cây bút viết truyện ngắn triển vọng xuất hiện thường xuyên trên các tờ báo, tạp chí uy tín như: Nhân dân, Văn nghệ, Văn nghệ Công an, Văn nghệ Quân đội... Truyện ngắn của chị đa dạng về giọng điệu, phong phú về đề tài, thể hiện những nỗ lực nghiêm túc ngay từ khi bắt đầu tham gia vào hành trình sáng tác văn chương. Và Ngụ ngôn tháng Tư - tập truyện ngắn đầu tay của tác giả trẻ 8x này - là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN HAY NHỮNG PHƯƠNG TRỜI VIỄN MỘNG - Nhất Thanh

Có thể nói Thiền sư Tuệ Sỹ là một trong những danh tăng uyên bác nhất về Phật giáo trong thời đại hiện nay.
Thiền sư Tuệ Sỹ cũng là một nhà thơ đầy thiền vị qua thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn với ngôn ngữ thi ca cao vời và sâu thẳm mà giới văn bút và thi ca rất ngưỡng mộ.

     
                                  Thiền sư Tuệ Sĩ
            

GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN HAY NHỮNG PHƯƠNG TRỜI VIỄN MỘNG
                                                                                 Nhất Thanh

Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu
Bản tình ca vô tận của Đông Phương”
              (Những năm anh đi – Tuệ Sĩ)

Trong tất cả những tập thơ tôi đã được đọc từ những tháng ngày đây đó, có hai tác phẩm gây xúc động và mê hoặc lòng tôi mãnh liệt nhất. Đó là “Mưa nguồn” của Bùi Giáng và “Giấc Mơ Trường Sơn” mà tác giả của nó – Tuệ Sỹ - một thi nhân, một triết gia, một tu sĩ hay đơn giản chỉ là một con người, tùy theo cảm nhận của mỗi người. Riêng trong bài viết này, tôi muốn ngắm người thơ qua chân dung nghệ sĩ – một nghệ sĩ chân chánh.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

BÀI THƠ TỨ TUYỆT VÔ ĐỀ - Nguyên Lạc


             
                        Tác giả bài viết Nguyên Lạc


            BÀI THƠ TỨ TUYỆT VÔ ĐỀ
                                                                            Nguyên Lạc    

VÀI HÀNG TIỂU SỬ

1. HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SĨ

 a.
- Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ tục danh Phạm Văn Thương sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào. Thầy quê tại Quảng Bình, Việt Nam, là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với Chính phủ Việt Nam. Ông hiện là Đệ nhất phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. 
- Thầy thông thạo tiếng Trung Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Thầy được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật. [Viết theo Wikipedia]


         
                                      Thiền sư Tuệ Sĩ

b.
TUỆ SỸ, MỘT THIÊN TÀI CỦA VIỆT NAM :
Thầy xuất gia từ thuở còn thơ và sống ở Lào, làm chú tiểu Sa Di sớm chiều kinh kệ, công phu bái sám, đó là bổn phận của người làm điệu, trong nếp sống nhà chùa. Bằng bản chất thông minh, thiên tư từ thuở nhỏ, cho nên sau khi xuất gia, Thầy đã miệt mài học hỏi kinh điển, siêng năng nghiên cứu nghĩa lý đạo mầu.  Quí sư Lào sau một thời gian dạy dỗ, thấy được trí tánh thông minh của Thầy, chư sư Lào tự thắy không đủ khả năng dạy nữa, để không làm mai một thiên tư trác việt, trí tuệ tuyệt vời, các vị Bổn sư Lào đã gởi Thầy về Việt Nam, cho quí Hòa thượng tiếp tục hướng dẫn, dạy dỗ.

Thầy được đưa về Huế, cùng tu học với quí chư Tăng và thành đạt sở học một cách nhanh chóng. Do vậy, sau một thời gian tham học với chư Tổ Đức về phần kinh luật và chữ Nho, Thầy đã thông suốt và tự mình phát huy sở học mà không cần thầy dạy. Từ đó, Thầy tiếp tục vân du tham học ở chư bậc kỳ tài, hữu danh đương thời, lần hồi Thầy đã vào Sài Gòn để tiếp tay xây dựng và giáo dục đàn em, học trò của mình. Là vị giáo sư gương mẫu, nồng cốt của Đại học Vạn Hạnh, mà cứ mỗi lần gặp nhau thăm hỏi, những người đồng nghiệp đều gọi Thầy là "chú Sỹ" vì Thầy còn quá trẻ.

Thầy phụ trách dạy tại Đại học Vạn Hạnh chương trình Triết học Tây phương, văn học Đông Phương, luận đề Phật giáo : triết học Tánh Không, Trung Quán luận, A Tỳ Đạt Ma, đại cương Thiền Quán... Mặc dầu ở vào lứa tuổi đôi mươi, nhưng Thầy đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền văn hóa, giáo dục của nước nhà và Thầy đã xuất sắc hơn trong lãnh vực ngôn ngữ : sinh ngữ và cổ ngữ. Thầy tự học, rèn luyện lấy chính mình vì vậy mọi người ai cũng kính mến, thán phục và có nhiều bạn vong niên dưới mái trường Đại học Vạn Hạnh.
                                                          [Viết theo Thích Nguyên Siêu]

2. THI SĨ BÙI GIÁNG

Thi sĩ Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.mất ngày 7 tháng 10 năm 1998 tại Sài Gòn. Ông  là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.
Ông là nhà trí thức lớn, là giáo sư đại học, là học giả, dịch giả, là triết gia, là thi sỹ, là phù thuỷ ngôn ngữ, là kẻ lãng du thiên tài không màng thế sự...

         
                              Thi sĩ Bùi Giáng


BÀI THƠ TỨ TUYỆT XƯA

Các bạn thơ chắc ai cũng biết bài tứ tuyệt rất nổi tiếng của Trương Kế (nhà thơ Trung Quốc, thời Đường Túc Tông). Đây là bài thơ.

PHONG KIỀU DẠ BẠC

Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hà San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
                                           Trương Kế

NỬA ĐÊM ĐẬU BẾN PHONG KIỀU

Trăng tà tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
                              Nguyễn Hàm Ninh dịch

(Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hàm Ninh, thường bị nhầm là bản dịch của Tản Đà - Wikipedia)


BÀI THƠ TỨ TUYỆT NAY

Theo tôi, bài tứ tuyệt VÔ ĐỀ sau đây cũng hay không kém.
Lạ lùng thay, bài tứ tuyệt này được hai người nổi tiếng làm:  Đó là thầy Tuệ Sỹ và thi sĩ Bùi Giáng. Thầy Tuệ Sỹ làm hai câu đầu, Bùi Giáng tiếp theo hai câu cuối.
Đây là bài tứ tuyệt của hai người:


VÔ ĐỀ

 Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
 Hiện tiền vi liễu lạc hoa phi.  
                                     (Thầy Tuệ Sỹ)

 Phiêu bồng tâm sự, tân toan lệ, 
 Trí hải đa tàm, trúc loạn ty.          
        (Thi sĩ Bùi Giáng tiếp thơ)

Dịch thơ:

Tôi tạm dịch thoát như sau:

Đêm sâu bóng nghiệp theo làn gió
Rõ ràng làm lạc liễu hoa bay
Tâm sự nhẹ dâng cùng lệ khổ
Biển học thẹn lòng trúc tơ  xoay (*)
                              (Nguyên Lạc)

***
Tính nhân bản là một thuộc tính của thơ hay, nước nào cũng có, chỉ có trước hay sau thôi. Nước người có thì nước Việt chúng ta cũng có. Hãy trân trọng cái hay cái đẹp của tiền nhân, của đất nước.

                                                                                 Nguyên Lạc     
.................

Chú thích:

(*) -  Rừng trúc như tơ rối: không thâu đắc được.
                                                  (Trần Việt Long)

- Trí hải:  biển hiểu biết (biển học), nhưng cũng là Trí Hải, tên của một ni sư. Thi sĩ Bùi Giáng  muốn đùa giỡn với thầy Tuệ Sỹ

 [Có tham khảo các bản dịch: Hoàng Quốc Bảo, Trần Việt Long - trang art2all]

@ Phần phụ lục

1. Tuệ Sỹ

Sẵn đây, Nguyên Lạc xin giới thiệu thêm bài thơ KHÔNG ĐỀ của thầy Tuệ Sỹ làm sau này. Bài thơ này khác với bài thơ tứ tuyệt Vô Đề ở trên, gồm 3 khổ như sau:

KHÔNG ĐỀ

Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn 
                                               Tuệ Sỹ

2. Bùi Giáng

Nguyên Lạc cũng xin giới thiệu thêm bài dịch thơ G. Apollinaire của trung niên thi sĩ Bùi Giáng. Bài thơ dịch nổi tiếng này đã được nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy phổ nhạc: "Mùa Thu Chết". Bài này rất nổi tiếng trong thập niên 70 tại Sài Gòn, và gắn liền với tên tuổi ca sĩ Julie Quang.

LỜI VĨNH BIỆT

Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…
                                         Bùi Giáng dịch

(“Ði vào cõi thơ”. Bùi Giáng, trang 80-82, nhà xuất bản Ca Dao, Sàigòn, Việt Nam.1969)

Nguyên tác:

L’ADIEU

J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends
                                     Apollinaire

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

LỜI MẸ RU - Thơ Phạm Văn Bình


             
                                   Nhà thơ Phạm Văn Bình


GIỚI THIỆU THƠ PHẠM VĂN BÌNH

Phạm Văn Bình (1940 - 2018), tác giả có 2 bài thơ “Chuyện tình buồn” và “12 tháng anh đi” nổi tiếng được Phạm Duy phổ nhạc, còn nhiều thi phẩm khác tản mác trong báo chí trước năm 1975.
Vừa rồi, tôi ngồi nói chuyện với một người bà con nguyên là học trò của Phạm Văn Bình trong thời gian Phạm Văn Bình dạy ở trường trung học Bán Công Đông Hà (1963 - 1966).
Người học trò này đọc thuộc lòng cho tôi nghe bài thơ sau đây do Phạm Văn Bình sáng tác.
Tôi muốn đưa bài thơ lên đây xem như một hình thức lưu giữ và mời bạn đọc thưởng thức.
                                                                                       Hoàng Đằng


LỜI MẸ RU

Khúc hát đó dẫn con vào thơ ấu,
Lời Mẹ ru mềm nhịp võng thời gian,
Những đêm nao như chớp bể mưa nguồn,
Tiếng hát Mẹ ngọt ngào như dòng sữa,
Con đau ốm Mẹ thuốc thang từng bữa,
Con ngủ say Mẹ ôm ấp từng đêm,
Mẹ nguyện cầu khi con Mẹ lớn lên,
Đời đẹp như bài ca dao kể chuyện tình đôi lứa
Và quê hương khổ đau và Việt Nam khói lửa,
Việt Nam hận thù, dân tộc điêu linh,
Hai mươi mấy năm nay xương máu chất chồng.
Nhịp mõ cầu siêu vọng về bi thảm.
Niềm tủi nhục trùm lên từng thân phận.
Cuộc sống bơ vơ vì thiếu tình người.
Khuôn mặt héo hon nào thấy nụ cười.
Kiếp sống lưu đày như loài rêu xanh vật vờ ngoài biển đảo.
Con thất thểu bước đi như tê giác đấu
Chung quanh con bầy sư tử nhe răng,
Đấu trường là cuộc đời hừng hực lửa hờn căm.
Con khao khát ánh trăng rằm dịu mát.
Mẹ ơi Mẹ phải chăng quả đất này là sa mạc
Và con người lữ hành cô độc
Của cuộc hành trình dằng dặc một trăm năm.
Bài ca dao ngày xưa xin Mẹ hát giùm con,
Xin Mẹ mớm vào hồn con bầu sữa ngọt,
Lời phủ dụ êm như dòng mật rót
Như nước cam lồ như suối tình thương
Mười ngón tay sầu xin Mẹ hãy biến cành dương
Tưới nhân ái lên Việt Nam đau khổ
Cho đất nước bình an, hận thù sụp đổ.
Mùa xuân diễm kiều trong ánh mắt em thơ.
Mẹ cho con gục đầu vào lòng Mẹ như ngày xưa
Trong khúc hát ru hời, nôi đưa đẩy nhịp.
Những ngày xuân, những ngày xuân nối tiếp,
Nước sông Hồng không nhỏ lệ thương đau,
Nước sông Hương thôi chứa chất u sầu,
Nước sông Cửu Long ruộng đồng bát ngát.
Lời ru Mẹ sẽ thành ghềnh thành thác
Cuốn đau thương ra khỏi tổ quốc Việt Nam.
Con nằm gối đầu lên ải Nam Quan,
Chân gác nhẹ xuống Cà Mâu thân mến,
Tay ôm dãy Trường Sơn, tay lùa trong sóng biển.
Mẹ nhìn con, ôi trìu mến nụ cười.
Hoa tự do nhân ái nở khắp trời

                                                                       Phạm Văn Bình

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

“LA Gi, MẢNH ĐẤT TÌNH NGƯỜI” – Thơ Bùi Thị Minh Loan

Nguồn:


         
                   Nhà giáo, nhà thơ, nghệ sĩ Bùi Thị Minh Loan


Trang web lagitravel giới thiệu:

Với mong muốn, giới thiệu cho tất cả du khách khắp nơi trên cả nước biết đến mảnh đấ La Gi “hiền hòa mến khách” đồng thời hướng tới kỉ niệm 22 năm này du lịch Bình Thuận, cô Minh Loan – giáo viên Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Huệ ra mắt bài thơ: “LA GI, MẢNH ĐẤT TÌNH NGƯỜI. Bài thơ này đã tạo nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Kiều Tấn Minh phổ nhạc thành ca khúc “LA GI, MẢNH ĐẤT TÌNH NGƯỜI” vào ngày 17/10/2017.


LA GI, MẢNH ĐẤT TÌNH NGƯỜI

La Gi ơi! Đẹp lắm quê hương mình
Mảnh đất hiền hòa hữu tình nên thơ
Người dân La Gi tấm lòng rộng mở
Mến khách yêu quê thắm nở tình người

Hãy lắng nghe lời gọi của biển
Đây đồi dương ôm triền sóng miên man
Bãi Cam Bình bao cảnh đẹp mơ màng
Càng quyến rũ mỗi khi hoàng hôn phủ

Ôi! Hoang sơ Hòn Bà khu thưởng ngoạn
Nơi còn lưu dấu ấn văn hóa chăm
Thêu dệt tình bao du khách đến thăm
Bức thủy mặc dưới trăng rằm huyền ảo
Dinh Thầy Thím giữa khu rừng Bàu Cái

Khách tìm đến cúng bái bởi linh thiêng
Ngảnh Tam Tân nổi tiếng sạch, đẹp, hiền
Hải sản tươi ắp ghe thuyền bến cảng

Ôi! La Gi! Âm vang lời của biển
Ôi! La Gi! Khao khát biết bao tim
Ôi! La Gi! Đất thắm tình ngọt lịm!
Đẹp lắm La Gi! Yêu Lắm La Gi

   Bùi Thị Minh Loan


    
                            Nhà giáo, nhà thơ, nghệ sĩ Bùi Thị Minh Loan


Gặp gỡ chúng tôi, cô giáo Minh Loan tâm sự: “Cô có đam mê đọc và viết từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường THPT, thời đó cô có thói quen trước khi khép lại một ngày là phải viết nhật ký và làm thơ rồi mới đi ngủ, cả thời tuổi trẻ ấy nhà thơ viết được 2 cuốn sổ thơ dày nhưng không nhớ rõ là gồm bao nhiêu bài nhưng đến năm 2006, sau khi tốt nghiệp đại học, cô tạm thời gác bút dành thời gian cho việc dạy học và cuộc sống. Đến tháng 10/2016, lúc ấy miền Trung đang mùa mưa bão, xem tin tức và hình ảnh đồng bào miền Trung, lòng cô lại xót xa và cảm xúc dâng trào, bài thơ Hướng về Miền Trung ra đời trong hoàn cảnh đó, kể từ sau bài thơ ấy, cô chính thức quay lại với nghiệp thơ và gắn bó cho đến nay.”

Cô giáo Minh Loan thường viết về những đề tài quê hương, gia đình, tình thầy trò, bạn bè và những vấn đề trăn trở thường xảy ra trong đời sống xã hội. Trong đó đề tài quê hương là một trong những đề tài cho chị nhiều cảm xúc nhất. Đến nay cô đã hữu một gia tài thơ khá đồ sộ với hơn 500 bài. Trong đó có các bài thơ được nhạc sĩ Kiều Tấn Minh phổ nhạc như: Ơn cha, Tình mẹ bên đời, Nỗi lòng tháng 7, Ơn thầy, Tình viên phấn trắng, Hướng về miền Trung, tự hào Đức Linh quê tôi…
Với những nỗ lực không ngừng, mới đây cô giáo Minh Loan được Ban tổ chức mời tham gia cuộc thi Ngôi sao phòng thu năm 2017 với tư cách là một cá nhân có 10 ca khúc đã phổ nhạc, đồng thời cô giáo Minh Loan cũng là một trong số những thành viên của Hội đồng tuyển chọn ca sĩ





Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

NGUYỄN ĐỨC SƠN, NGỌN LỬA TỊCH MỊCH - Đinh Cường



    ĐINH CƯỜNG

Tên thật là Đinh Văn Cường, sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế và Sư Phạm Hội Hoạ Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn.
Uỷ viên Kiểm soát Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam.
Giảng dạy bộ môn Hội họa ở các trường Nữ Trung Học Đồng Khánh Huế và Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế.
Định cư ở Mỹ từ 1989, hiện sống ở thị trấn Burke, bang Virginia.
Đinh Cường đã có hơn 20 cuộc triển lãm tại Việt Nam  và ngoài nước như Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Brésil, Tunisie, Ấn Độ, Singapore.

Sách đã xuất bản:
Cào lá ngoài sân đêm, thơ, Thư Ấn Quán Hoa Kỳ 2014
Tôi về đứng ngẩn ngơ, thơ, Quán Văn Sài Gòn 2014
Đi Vào Cõi Tạo Hình I, tiểu luận hội hoạ, Văn Mới California 2015

     
                          Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn


        NGUYỄN ĐỨC SƠN - NGỌN LỬA TỊCH MỊCH

Thiệp ơi, đọc tháng Tư, “nhớ về Saigon” của bạn trên blog Nguyễn Xuân Hoàng và bạn hữu… bạn nhắc ở cuối bài, tháng tư vọng lên câu chửi thề nổi tiếng của thi sĩ Sơn Núi làm tôi nhớ Nguyễn Đức Sơn hỗn danh Sơn Núi quá, lật những trang trong quyển vở đã ố vàng, tìm lại những câu thơ mà Sơn đã ghi trong đó, năm 1987, có câu chửi thề nổi tiếng (Ian Bùi đã dịch ra tiếng Anh rất hay) ghi lại cho đúng như thế này:

Đụ mẹ
Cây bông
Hắn không
Lao động
Ai trồng
Chật chỗ
Mày nhổ
Xem sao
Máu trào
Thiên cổ

       Nguyá»…n Đức SÆ¡n - Ngọn Lá»­a Tịch Mịch

Và bài kế tiếp:

Bông hồng
Mới nở
Mắc cở
Đời hay
Hương sắc
Ai bày
Sáng nay
Ta chết

        Nguyá»…n Đức SÆ¡n - Ngọn Lá»­a Tịch Mịch

Từng câu hai chữ, chữ đầu viết hoa… Sơn Núi rất kỹ và khó tánh, sai một chút là chàng ta chửi thề. Đọc hai bài trên, nhớ lại tập Du sỹ Ca, tác phẩm thứ mười một của Nguyễn Đức Sơn, An Tiêm xuất bản năm 1973, có đoạn gần cuối, trang 35:

Địa cầu
Địa cầu
Rồi đây
Lụi hụi
Tới ngày
Quá vui
Mày tan
Thành bụi
Tro than
Mê man
Mở đùi
Ta khụi
Kẻo rủi
Một mai
Ai tới
Ai lui
Ai chùi
Vắng lặng

        NDS và Phượng vá»›i con trai 1987
                       Nguyễn Đức Sơn và Phượng với con trai 1987

mới thấy thi sĩ là kẻ tiên tri… nói như Rimbaud, địa cầu như càng ngày càng nóng lên với bao nhiêu trận động đất vừa qua… Cuối tập, tác giả viết: Bài vè này tưởng đã được hoàn tất giữa một đêm rạng sáng ở nhà, trong một cái lò bánh mì đốt củi cũ mục bỏ hoang, đột hứng, tác giả đã phóng đại triển khai thêm một nửa số câu, nằm viết trong nhà đá lởm chởm, nhầy nhụa, chật cứng, bít bùng, chỗ giam của Quân Cảnh Tư Pháp Bảo Lộc, khuya 25 tháng 8 năm 1972 lúc đã được hốt từ lao tỉnh qua.

Như vậy, câu chửi thề mà Thiệp nhớ, với Sơn là dạng một bài vè ghi lại trong một hoàn cảnh đáng nguyền rủa, ngộp thở… lao động là vinh quang.