BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh Hoa Lư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh Hoa Lư. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

VƯỜN TUI VỚI THẰNG BÙ NHÌN – Đinh Hoa Lư


Tác giả Đinh Hoa Lư
 
Bạn đọc thân mến,
Gia đình Hai Lúa qua Mỹ hơn hai mươi năm rồi thế mà Lúa tui vẫn không quên cái tính "rẫy vườn" của mình. Cái tính đó là cái chi thưa các bạn?  Đó là những hành động không khác chi Hai Lúa chính hiệu tại VN vậy.
 
Chuyện như vầy:
 
Vườn sau của Lúa tui có trồng một mớ cải cay. Năm đó Lúa quyết phải có giống hột cải để làm cho vụ sau. Chuyện hột giống nghe qua chẳng có chi là lạ? Mười mấy năm lăn mình với đời nương rẫy bên nhà đủ cho Lúa tui có 'chút chút' kinh nghiệm.


Chim hummingbird xám
 
Nhưng thưa các bạn Lúa có nỗi khổ là phải chống trả tìm cách chống chọi với sự phá phách của bầy chim tại xứ Cao Bồi này? Trước hết Lúa xin kể bạn đọc nghe về những con hummingbird hay người ta còn gọi là "chim ruồi". Chim ruồi hay chim ong trong sách vở nhưng ở đây người ta quen gọi là hummingbird. Thứ chim này, chúng nhỏ hơn chim sâu bên mình, nhưng 'anh chàng' này có cái độc đáo mà chim sâu bên nhà cũng 'chào thua'. Chim ruồi là loại ưa 'mổ' hột cải nhất. Ô la la, cái mỏ dài, nhọn hoắc của chúng lựa hột nào là chắc ăn hột đó. Nó không mổ tứ tung, lại nhắm vào nhánh hột nào vàng chín mà thôi. Những hạt cải vừa chín tới nếu không 'đấu tranh sinh tồn' với loài chim này thì xem như thua luôn, mất giống?!
 

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

NHỚ "NGÀY THẦY CÔ GIÁO" NƠI CHỐN THÔN NGHÈO – Đinh Hoa Lư


Trường quê Sơn Mỹ, Hàm Tân, Thuận Hải 1984
 
 
NGÀY ĐÓ trên một vùng quê nghèo, tạm gọi là vùng KINH TẾ, tôi khó quên được cảm xúc khi nhìn các em học trò nơi đây đón Tết Thầy Cô. Ngoài cha mẹ ở nhà, học trò ngày đó rất yêu quý thầy cô do người viết tin rằng hạnh phúc lớn nhất của lớp trẻ vùng thôn nghèo ngày đó là đi học.
 
Tới trường là niềm sung sướng nhất cho các em này. Rẫy rừng, miếng cơm độn sắn, cái áo chẳng lành trong mười hai tháng của một năm dài, ngoại trừ năm ba ngày tết. Chúng mừng vui với lớp bạn quê tại trường. Chúng sung sướng để được ngồi cùng nhau dưới những dãy bàn xiêu vẹo để được thấy cô và thầy những lớp người khác với cha mẹ chúng... chân lấm tay bùn.

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

KỶ NIỆM VUI KHI NGƯỜI GIÀ ĐI HỌC VÀ BÌNH GIẢNG VĂN THƠ ANH NGỮ - Đinh Hoa Lư


Nhà Thơ Hoa Kỳ Lee Robert Frost (1874-1963)
 
 
TÉ RA MỸ CŨNG CÓ BÌNH THƠ NHƯ MIỀNG HÈ?
 
Bạn đọc thân mến,
Ngày trước lúc còn thời học sinh, mài "đũng quần" ở ghế nhà trường trên quê nhà, tôi ngỡ rằng chỉ có thơ văn xứ mình mới có chuyện bình thơ. Nhớ ngày đó thầy dạy quốc văn khi dạy về thơ xưa như hát nói thường giảng về "cước vận, yêu vận", "mưỡu đầu, mưỡu hậu?" hay vần - thanh trắc bằng... vân vân...
Chuyện thơ văn xứ mình chẳng có gì nói thêm ở đây. Nhưng khi qua xứ Mỹ này, có một ngày học văn thơ nước người ta, mình tôi 'ăn sau chạy dọi' mới có cơ hội 'ngộ ra':  té ra người ta tuy "mắt xanh mũi lõ" nhưng thơ họ cũng vần cũng khổ cũng trắc cũng bằng nào có kém chi ai? Chuyện tuy nghe tức cười, nhưng do mình chưa học nên chưa biết đó thôi.
 

Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

MƯA QUÊ HƯƠNG VÀ NGÀY VỀ BÊN MẸ - Đinh Hoa Lư


Tác giả Đinh Hoa Lư


Nước Mỹ hàng năm vẫn có ngày Lễ Mẹ bên nhà thì có ngày Vu Lan để nhớ về công ơn mẹ hiền. Lại một lần nữa, ngày Mother's Day năm 2021 này là ngày đầu tiên đánh dấu năm đầu tiên mấy anh em con MẤT MẸ.

Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

TỪ CHUYỆN CƠM CHÁY VÀ KHỦNG HOẢNG DƯ THỪA CỦA VỊ GIÁC – Đinh Hoa Lư



Hạt gạo sau khi bị lột trần nấu chín để trở thành các "nàng cơm" trắng dẻo nõn nà nay thân  phải đem nướng trên chảo lửa, hóa kiếp thêm một lần nữa để thỏa mãn cho vị giác con người... nhưng chắc gì đủ thỏa mãn cho tâm lý đòi hỏi cái lạ hơn ngon hơn?
 

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

QUÊ TÔI MỘT THỜI “XẬP XÈNG” TRỐNG ĐỜN – Đinh Hoa Lư

Nhớ về quán cà phê chú Thậm, chú Đinh Hữu Thư, các ban nhạc của Thư các phó nhòm Thân, Nho... các tay đờn Thư, Trực, Hùng... đội 6, Cam Bình (xã Tân Phước)
 

Tác giả Đinh Hoa Lư


Con đường tỉnh lộ đi qua chợ Cam Bình được tu bổ nhiều lần. Bao lớp đất đỏ từ xa chở về đắp dần cho đến Bình Châu. Bộ mặt ngôi chợ từ đó thay đổi. Vài ba quán cà phê - quán chú Thậm, chú Thư. Tiệm chụp hình, thuốc tây như của chú Nho, tiệm bán đồ xây dựng Sáu Huế, Tiệm Tạp Hoá Cao Liên, đại bài gạo Lâm Tín cũng theo nhau mọc lên...
 

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

CHUYỆN CHÓ VÀ KHOAI – Truyện ngắn của Đinh Hoa Lư


Tác giả Đinh Hoa Lư
 

Cô Hiền dạy học ở thôn Tôn khá lâu. Ba cô mất sớm để lại cho cô, người con gái đầu, một mẹ già và đứa em trai đang học cấp hai. Cảnh nhà chật vật do đồng lương cô giáo chỉ vài chục một tháng có gắng chi cũng nữa tháng là hết. Dù tiêu chuẩn hàng tháng của cô có thêm mười ba ký gạo cùng thêm một ít nhu yếu phẩm như dầu hỏa và thịt chẳng đắp đổi vào đâu so với những nhà có đông lao động khác trong thôn.
 

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

NEM CHẢ MỆ LÝ XÓM CHÙA TỈNH HỘI NGÀY XƯA – Đinh Hoa Lư




Chả nem ở Mỹ, nhất là nam và bắc California, xem ra không lạ lùng chi. Muốn là ra tiệm mua, không thiếu.
Tại các tiệm bán thức ăn nhanh còn gọi là Food To Go hay Fastfood, mấy đòn chả được gói lá chuối cao tiền hơn không có lá chuối một hai đồng. Bù lại, chả có gói lá chuối thơm hơn.  Lá chuối đông lạnh từ Mễ đưa qua giúp cho họ kiếm thêm mớ tiền cũng nhờ vào việc ăn uống người Việt Nam mình. Lá chuối cũng hái ra tiền. Chưa kể nay ba thứ trái cây như mít, chôm chôm... giờ đây khỏi cần đông lạnh Mấy vùng dưới kia đang tạo nông trại, cung cấp trái cây Việt Nam, họ tha hồ hốt bạc.
 
Hôm nay người viết thưởng thức lát chả lụa từ tiệm Đức Hương, đòn chả có lá chuối hẳn hoi. Kiếm thêm múi tỏi, rằng ngon thì thật là ngon nhưng có ngon chi cũng chẳng so được chả lụa Mệ Lý ngày xưa? Ăn lát chả lụa hôm nay lại so sánh với chả lụa năm mươi năm ngày trước kể ra cũng là một đòi hỏi ‘cầu kỳ’. Nhưng sự thật là vậy. Mệ Lý ngày đó làm nem chả theo truyền thống thủ công, gia đình. Điều này có nghĩa là in ít thôi không đại loạt như thời nay. Cái đáng nhắc là từ cách thức làm cùng gia vị nêm nếm của người Quảng Trị thì hương vị đó vẫn là một nét riêng mà tôi chưa thấy nơi nào giống được? Nhắc đến Mệ Lý nem chả từ cái thời tôi còn con nít, những bậc lão niên phường tôi sẽ còn nhớ.
 

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

MỘT KHOẢNG TRỜI XANH CỦA THÁNG TƯ – Đinh Hoa Lư


Tác giả Đinh Hoa Lư


Lặng ngồi vườn sau, tôi chăm chú cố tình ngước nhìn lên bầu trời xanh cao chợt thấy tâm hồn lâng lâng thật lạ?
 
Vẫn biết đây là bầu trời xứ Mỹ, nhưng nếu tôi không nói thì khó ai biết được? Trời là trời, nơi nào mà chẳng giống nhau. Tôi cứ thả hồn bay bỗng, cứ cho trên kia là bầu trời quê hương. Ngẩng đầu lên để ngắm một màu thanh thiên bất tử. Trong khoảnh khắc, tôi đang đưa trí tưởng tượng về phương trời xa xưa nào đó...
 

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021

NHÌN TƯỢNG ĐỨA BÉ HỌC BÀI, TƯỞNG NHỚ CẬU VÕ BÌNH (1947-2003) CỦA TÔI – Đinh Hoa Lư


Cậu tôi Võ Bình - những năm mới vượt biên qua Mỹ (1980s)

 
Một thời gian thầy Nguyễn Bảo dạy trung học đệ nhất cấp Gio Linh, có hai học trò Võ Bình và Trần thị Kim Thược là học trò 'cưng' của Thầy. Sau này lại là vợ chồng nhưng mợ tôi mất sớm (1971)
 
*

Những ngày cuối đời cậu tôi hay ngồi im lìm trước bức hình bán thân của ông chụp lần cuối cùng. Có thể đây là bức hình ông vừa ý nhất hay chăng? Linh tính báo cho cậu tôi sắp ra đi vì chứng ung thư quái ác?
 

Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2021

CHUYẾN TÀU THỜI GIAN – Đinh Hoa Lư



Mưa rơi hiu hắt, ai sầu mùa đông.
Không gian u ám sương mờ, mờ buông.
Xa trong đêm vắng chuông buồn, buồn ngân.
Mùa đông xưa rét mướt, bến sông, ngừng chân...
 
(Tiếng Thời Gian: Nhạc Lâm Tuyền Thơ Dạ Chung)
 
 
BẠN MẾN,
 
THỜI GIAN VẪN LẠNH LÙNG TRÔI. Vẫn còn may mắn cho bạn cho tôi còn chứng nghiệm thời gian qua mau và nhận thức ra rằng cái sân ga cuối đường tàu đang đến. Có thể lúc nào đó chúng ta buông tiếng thở dài. Có cái gì ray rứt buồn bã cho những ngày tháng còn lại, một vài sân ga chặng cuối xa xa kia? Con tàu thời gian vẫn miệt mài chạy về hướng trước. Tàu sẽ tạm dừng lần lượt bỏ lại trên những sân ga hiu hắt bên đường cho một vài người khách bước xuống và họ vẫy tay chào...
 

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

NGHỀ LÀM RẪY NÚI ĐẤT NÚI BỂ HÀM TÂN, BÌNH THUẬN – Đinh Hoa Lư


Tác giả Đinh Hoa Lư
 

"Gánh cực mà đổ lên non.
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo"
                                                (ca dao)
 
Cũng như số phận không biết bao nhiêu người đồng cảnh ngộ khác, nghề rẫy bái, tiều phu không phải là căn kiếp của tôi. Vì miếng ăn, những ngày tháng đó tôi phải lăn lộn vào rừng kiếm sống. Tiếng là để 'nuôi vợ đợ con' nhưng 'thành phẩm' làm ra từ rừng chẳng khá chút nào. Đã thế cái số 'khốn nạn' đen đúa cứ đeo mãi tôi khiến tôi càng không làm ra 'cơm cháo' gì ?
 
Câu chuyện CÁI RẪY LUỘC này là câu chuyện thật của tôi hay của bao lưu dân Quảng Trị từng sống tại vùng nông thôn rẫy núi thuộc xã Sơn Mỹ, Huyện Hàm Tân cách đây hơn 4 thập niên. Câu chuyện kể lại tôi chẳng cần thêm mà chẳng bớt. Tôi muốn  viết ra trước là mua vui hay phác họa cho bạn đọc nào chưa từng sống ở vùng nông thôn sau 1975 để có thể hình dung.
 
Cuối hết trong chừng mực nào đó, người viết mong ước dùng bài viết mà vẽ lại một hình ảnh kỷ niệm làm lưu cảo cho đời mình cùng thế hệ sau này đang sống trong khung cảnh đổi thay từ nhà cửa đường sá cho đến mọi vấn đề khác đều thay đổi rất nhanh trong nền KINH TẾ THỊ TRƯỜNG hiện tại.
 
                                     Đinh Hoa Lư tái biên từ bài ‘Cái Rẫy Luộc’
                                                            (28/3/2021)

 
Vị trí núi Đất trong bản đồ Hàm Tân (Bình Thuận)


Khi nào cũng vậy, lúc trời sắp chuyển vào mùa mưa, cánh rừng hoang càng về trưa càng oi bức hơn. Quá ngọn Mây Tào trong kia, hướng Long Khánh - Biên Hòa, sấm chớp với những cụm mây đen xa xa cũng đủ tỏ dấu hiệu mùa mưa đang đến. Phía rừng Bình Tuy này, thiên hạ còn lo dồn hết công sức dọn những cái rẫy mới đốt để đón những hạt mưa đầu mùa.

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

CHIẾC ÁO VÁ CỦA ÔNG BÁN HÀNG – Đinh Hoa Lư


“Cửu Chỉ Thần Cái Hồng Thất Công” trong truyện kiếm hiệp Kim Dung


Thú thật với bạn đọc ngày xưa tôi mê bộ truyện Võ Lâm Ngũ Bá (Kim Dung) như "điếu đổ". Từ trường Nguyễn Hoàng về nhà, có khi tôi không theo đường Duy Tân, lại theo Lê Thái Tổ đi lên hướng Chơ Tỉnh, xong men  theo Trần Hưng Đạo đi về. Trên đường Trần H Đạo, tôi hay ghé Tiệm sách Tao Đàn hỏi tập kế của Võ Lâm Ngũ Bá về chưa?
 
 Trong Ngũ Bá có Cửu Chỉ Thần Cái Hồng Thất Công coi về Cái Bang, là "sếp" của phái Ăn Xin trong truyện. Hồng Thất Công có môn "Đả Cẩu Bổng Pháp" tức 'võ đánh chó'. Dĩ nhiên, người Cái Bang thì hay gặp chó, mà gặp chó thì phải có võ để trị; nhưng trong truyện "Đả Cẩu" này lại là món võ mà quần hùng phải sợ. Đó là chưa kể đến Giáng Long Thập Bát Chưởng từng sánh vai với Nhất Dương Chỉ, thần công cái thế, của Vương Trùng Dương sau này là tổ sư của Võ Đang phái mà đứa cháu là Trương Tam Phong kế truyền...
 

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2021

TIẾNG KHÓC GIỮA RỪNG KHUYA – Truyện ngắn của Đinh Hoa Lư




Khoảng thời gian mới sau 1975 rừng Tân Thắng thuộc huyện Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải (bây giờ là tỉnh Bình Thuận) còn rậm rạp âm u. Rừng bạt ngàn đầy gỗ quý như sao, gõ kiền trắc... đếm không xuể. Cây dầu còn mọc dày mọc ken đặc với nhau. Thợ làm nghề rừng Tân Thắng không cần vào sâu cũng có cây dầu thừa mứa đi lấy dầu bán cho bạn ghe thuyền đánh cá vùng biển Lagi. Dầu ở đây không phải là dầu chạy máy mà để trét ghe cho nghề làm cá ngoài biển Hàm Tân.                           
 

Nghề lấy dầu rái
 
MA RỪNG
 
Tư Cầu hôm nay đánh xe bò vào sâu trong rừng để kiếm thêm vài khúc gỏ lớn hơn. Vì hám lợi gã mới ra trễ. Rừng còn rậm có nghĩa còn lâu mới ra con đường mòn chính cho xe bò. Theo con đường mòn chính này gã mới về đến Tân Thắng được. Trời đã khá chiều, bóng rừng đại ngàn bắt đầu đen xỉn lại làm Tư Cầu phát hoảng. Gã càng lúc càng gấp rút đánh cái roi vào lưng con bò nghe đen đét.
 

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC: HAI LĨNH VỰC KHÁC BIỆT – Đinh Hoa Lư

Nhân đọc bài “Thử Nhìn vào Khủng Hoảng Văn Học Việt Nam qua Kiều và Nietzsche” của TS Nguyễn Hữu Liêm


Tác giả Đinh Hoa Lư

 
VĂN HỌC VÀ TRIẾT HỌC HAI LĨNH VỰC KHÁC BIỆT
 
Triết Học và Văn Học nếu không phân tích kỹ chúng ta sẽ thấy bị gộp chung làm MỘT. Do sao nó bao gồm những tác phẩm được VIẾT ra. Nhưng suy xét về Nội Dung cùng Mục Đích chúng ta thấy Triết Học (Philosophy) khác xa với Văn học.
 

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

CÁNH DIỀU QUÊ CŨ – Đinh Hoa Lư


Tác giả Đinh Hoa Lư

 
Nhớ các bạn xưa xóm Cửa Hậu đường Lê Văn Duyệt, Quảng Trị
 
Có những lần đi bộ, ngắm ánh chiều trên triền núi xa xa, bất chợt tôi nhớ về những buổi chiều vàng chậm buông trên quê nhà.
 
Hai tiếng quê nhà giờ trở nên trừu tượng. Có thể là ánh chiều của những ngày thơ dại hay trong nam sau những ngày ly loạn.
Chiều về! lúc còn nhỏ dại đó là những ngày tôi rong chơi đá dế, thả diều.
 

Trời trở nồm vài ngọn gió từ mạn biển thổi lên, khi ánh nắng nam lào bớt gay gắt là lúc những cánh diều bọn tôi tha hồ bay bổng trên cánh đồng còn trơ gốc rạ.
 

Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2021

GÁNH HÁT BỘI PHƯỜNG ĐỆ TỨ NĂM XƯA - Đinh Hoa Lư

"Những cảm nhận đáng thương cho những ai làm văn hóa mà cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, đáng lẽ họ phải được nâng đỡ và bảo trợ cho những công việc bảo tồn giềng mối đạo đức phong hóa cho dân tộc..."


Tác giả Đinh Hoa Lư

 
Tiếng là "Bốn Ngả Đường Thành", nhưng theo tôi con đường Lê văn Duyệt là vui nhất. Đó là tôi muốn nói đến đám HÁT BỘI tên là HOA MAI của ông ĐƯƠNG người 'đóng quân lâu dài' trước mặt nhà ông Đội Chức nơi cái bãi đất làm sân bóng cho Phường Đệ Tứ. Ông Đương họ là chi tôi chẳng biết chỉ biết? Ông và bầu đoàn thê tử cùng và gánh hát bội Hoa Mai rất nghèo. Họ nghèo đến nỗi cả đoàn không còn tiền để về lại quê hương xứ Quảng!


TẢNG BĂNG TRONG PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FREUD – Đinh Hoa Lư



Sigmund Freud (1865-1939) là nhà thần kinh hoc cũng là nhà tâm lý học người Áo. Ông cũng là nhà khai sinh ra môn Phân Tâm Học (Psychoanalysis). VỚi tư cách là nhà tâm lý học, từ 1900 đến 1905, ông ứng dụng phương pháp địa vật (topographical) để giải thích Ý Tưởng, lý trí, hay tư tưởng con người, đó là một tảng băng đang nổi (iceberg)
 

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

TẤM ẢNH NGÀY XƯA – Đinh Hoa Lư




Ngày nao em đến chơi tặng tôi một chiếc hình
Ghi nhớ ngày chúng mình vừa quen nhau
Năm tháng dài ngày sau ghi nhớ mãi ...  (Lyrics)
                                                               Lê Dinh
 
Bạn đọc mến,
 
Chuyện ngày xưa, chuyện của những tấm hình đen trắng giờ đây chúng ta mới thấy chúng trở thành quý báu làm sao? Lồng trong sự quý báu này nếu ai đó còn vương vấn một tình yêu lãng mạn trong quá khứ thì mấy tấm hình xưa đó còn có thêm bao nhiêu sức cuốn hút và rung động lạ thường. Thật vậy, nếu ai đó có một tấm hình khi kẻ đó từng yêu đơn phương chắc hẳn sẽ giữ mãi, nâng niu cho đến lúc cũ mèm, bạc phếch theo dấu thời gian.

Có những hình ảnh của người thân gia đình, những đấng khuất mặt thế hệ trước, xa xưa như cổ tích nhưng bất chợt ai đó khám phá ra lại càng có nhiều cảm nhận khác thường!
 

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

CHUYỆN DÀI H.O. “BUỒN VUI ĐỜI ASSEMBLER” – Đinh Hoa Lư




Thoát nghề chạy bàn, nói đúng ra là tôi muốn vươn lên một ít trong cuộc đời xa xứ khi qua đất nước Hoa Kỳ. Tôi muốn đi làm lảnh lương với những tấm check (ngân phiếu) có đóng thuế có lương hưu cùng vài thứ khác cho tuổi già sau này.