BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC: HAI LĨNH VỰC KHÁC BIỆT – Đinh Hoa Lư

Nhân đọc bài “Thử Nhìn vào Khủng Hoảng Văn Học Việt Nam qua Kiều và Nietzsche” của TS Nguyễn Hữu Liêm


Tác giả Đinh Hoa Lư

 
VĂN HỌC VÀ TRIẾT HỌC HAI LĨNH VỰC KHÁC BIỆT
 
Triết Học và Văn Học nếu không phân tích kỹ chúng ta sẽ thấy bị gộp chung làm MỘT. Do sao nó bao gồm những tác phẩm được VIẾT ra. Nhưng suy xét về Nội Dung cùng Mục Đích chúng ta thấy Triết Học (Philosophy) khác xa với Văn học.
 VỀ Ý NGHĨA CÓ CÁC ĐIỂM KHÁC NHAU THEN CHỐT
 
Trước khi nói đến các điểm khác nhau, chúng ta nên nắm trong tay điểm khác nhau CHÍNH YẾU NHẤT giữa triết học và văn học đó là:
 
· TRIẾT chú trọng đến các KHÁI NIỆM về LÝ THUYẾT (theoretical concepts) trong lúc VĂN CHƯƠNG chỉ chủ tâm đến TÁC PHẨM

 

Các nhà văn có thể viết ra tác phẩm hay đại tác phẩm nhưng họ không quan tâm gì đến xây dựng một nền tảng hay khái niệm của lý thuyết nào đó. Triết học căn bản NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC con người trong lúc này văn học NGHIÊN CỨU VỀ TÁC PHẨM. Triết học nghiên cứu về các vấn đề như HIỆN SINH, TÂM TRÍ, THIÊN NHIÊN, LÝ LUẬN và KIẾN THỨC. Trái lại văn học nhìn chung nghiên cứu về TÁC PHẨM gồm VIẾT và TRUYỀN KHẨU của các văn gia nghệ sĩ nổi tiếng cùng các tài năng về trí tuệ của con người.
 
I - TRIẾT HỌC LÀ GÌ?
 
- Theo Từ Điển American Heritage Dictionary cho rằng Triết Học nghiên cứu về các vấn đề của bản chất, nguyên nhân, các nguyên lý của thực tế, kiến thức hay các nguồn giá trị dựa theo LÝ LUẬN LOGIC hơn là các phương pháp thực nghiệm.
 - Theo Từ Điển Triết Học Oxford Triết học là môn nghiên cứu về các yếu tính chung và trừu tượng của thế giới trong đó có các phạm trù chúng ta đặt tư duy vào chính yếu nhất đó là: tâm, vật, lý trí, bằng chứng, chân lý …
- Theo cuốn Penguin English Dictionary thì Triết học là môn nghiên cứu về bản chất sau cùng của sự HIỆN HỮU, THỰC TẾ, TRI THỨC CÙNG LÒNG THIỆN QUA LÝ TRÍ CON NGƯỜI MÀ KHÁM PHÁ RA
 
Chúng ta có thể tóm lại để hiểu Triết học là một học thuật nghiên cứu về các vấn đề căn bản nhất liên quan đến các khái niệm về sự hiện hữu, lý luận, tri thức, tâm trí, giá trị cùng ngôn ngữ.  Vậy, Triết học sẽ nghiên cứu các câu trả lời LOGIC rất căn bản cho các thắc mắc trừu tượng của con người bao lâu nay. Biện luận, trình bày có hệ thống, thảo luận nghiêm túc và cách đặt nghi vấn đều là những phương pháp giúp cho các triết gia trả lời các vần đề triết học nói trên.
 
Có điều chúng ta lưu tâm rằng ngày xưa bộ môn Triết học bao trùm quá nhiều lãnh vực về tri thức như y học, vật lý, kinh tế, ngôn ngữ học kể cả thiên văn học. Hôm nay Triết học chỉ nhắm vào các ngành rất mô phạm, rất riêng biệt
 
- Siêu Hình Học
- Tri Thức Luận
- Luận Lý Học
- Triết Học Chính Trị và Đạo Đức
- Thẩm Mỹ Học
- Triết Học về Khoa học
 
II - VĂN HỌC LÀ GÌ?
 
Lập lại ở trên chúng ta đầu tiên nên định nghĩa văn học là tổng hợp học thuật cùng nghiên cứu về TÁC PHẨM bao gồm VIẾT và TRUYỀN KHẨU ca hát thơ văn của các văn gia nghệ sĩ nổi tiếng cùng các tài năng về trí tuệ của con người trong dân gian.
 
Chúng ta có khả năng phân loại văn học hay văn chương tùy theo THỂ LOẠI, NGUỒN GỐC, NGÔN NGỮ, GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CÙNG CHỦ ĐỀ NÀO? Thí dụ văn học thời trung cổ, văn học lãng mạn, văn học hiện đại, văn học người Mỹ gốc Phi Châu, văn học Việt Nam. Các lãnh vực văn học còn có các khái niệm khá phức tạp hơn ví dụ phê bình văn học, lý thuyết văn học, ngôn ngữ dùng trong văn học.
 
Từ thời xa xưa Việt Nam đã có những thi hào nổi tiếng về thơ với những tác phẩm bất hủ như Đoạn Trường Tân Thanh của Thi Hào Nguyễn Du hay Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn. Những nữ sĩ như Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương..
 
Cho đến thời cận đại hay hiện đại có những văn gia nổi tiếng khác. Nhưng trong lĩnh vực Triết Học, bộ môn này khá hạn chế ngoài trừ vài triết gia thời hiện đại như Triết Gia Kim Định, Phạm Công Thiện...
 
Nếu cho rằng có ai đó ngoài nhà văn nghĩa là không viết văn nhưng có một số tư tưởng mới lạ nghĩa là biết suy nghĩ thì chưa có thể gọi là TRIẾT GIA được. Như định nghĩa của triết học đã dẫn ở trên, một triết gia phải có logic với triết học và có tác phẩm triết học giống tây phương đã định hình và định nghĩa.
 
Căn bản mà nói, chúng ta đi đến một kết luận rất gọn gàng:
 
TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC LÀ HAI LÃNH VỰC ĐẶC BIỆT  KHÁC NHAU MẶC DÙ THỈNH THOẢNG CÓ MỘT ÍT CHỒNG CHÉO VỚI NHAU.
 
ĐIỂM KHÁC BIỆT THEN CHỐT GIỮA TRIẾT VÀ VĂN HỌC DO TRIẾT HỌC CHỦ YẾU QUAN TÂM ĐẾN CÁC KHÁI NIỆM MANG TÍNH LÝ THUYẾT TRONG LÚC ĐÓ VĂN HỌC CHỈ CHÚ Ý ĐẾN TÁC PHẨM MÀ THÔI
 

Đôi lúc bạn có thể đọc tác phẩm của các triết gia như Voltaire, Rousseau hay Sartre do khả năng văn phẩm của họ nhưng do nội dung của tác phẩm này là TRIẾT do vậy việc nghiên cứu này liên quan đến TRIẾT HỌC
 
SỰ CHỒNG CHÉO NHO NHỎ GIỮA TRIẾT VÀ VĂN HỌC Ở CHỖ NÀO?
 
Câu trả lời là CÓ.
 
Nếu bạn thích lối cách ngôn của Nietzche, một triết gia Đức nổi tiếng vào thế kỷ 19.
 
Hoặc giả bạn thích các tác phẩm triết của Sartre, VOLTAIRE, ROUSSEAU, nhưng câu đối luận của Plato hay ngay cả Aristotle nữa… Những tác phẩm Triết như thế lúc này được độc giả đọc CHO VUI thì lúc này tác phẩm triết học trở thành một “tác phẩm văn học”. Nó không được đọc để nghiên cứu mà đọc để giải khuây. Người ta không đọc Triết này như một học thuật và nghiên cứu mà chỉ đọc như một tác phẩm văn học. Sự giao thoa này không nhiều, do khả năng viết lách của một triết gia chưa hẳn thu hút bằng một nhà văn ngoài trừ giá trị Lý Luận Triết học.
 
NHƯNG TA CHỚ NÊN LẦM LẪN MỘT THI PHẨM VÀ VĂN PHẨM QUA LĂNG KÍNH CỦA TRIẾT HỌC
 
Tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh là một ĐẠI THI PHẨM bất hủ có chiều dài lịch sử mấy trăm năm nay. Trong tác phẩm này Đại Thi Hào Nguyễn Du đã thành công trong ứng dụng ngôn ngữ (văn Nôm) đến đỉnh cao rực rở để lại cho hậu thế nhiều điển tích và ứng dụng văn ngôn, thành ngữ phong phú. Về nhân sinh quan ông đã đưa ý nghĩa của nho học  và phật giáo như thuyết tương đối, bù trừ (TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ) cùng nhân nghiệp và giải nghiệp của phật giáo để giải quyết một luận đề về bất công áp bức của xã hội đương thời.
 

Học giả Trần trọng Kim từng nói: “theo cái lý thuyết nhân quả ấy thì phàm phúc hay họa là ở tự mình gây ra cho mình. Mình đã có cái hoàn toàn tự do mà làm việc thiện hay ác, thì mình lại có cái hoàn toàn trách nhiệm về những việc ấy…” , “…Cái thuyết nhân quả của Phật học là thế. Đem cái thuyết ấy mà so với một đời nàng Kiều, thì thấy không có chỗ nào là không đúng…” (phatgiao.org)
 
Friedrich Nietzsche (1844 -1900)
Apollonian và Dionysian, Cái chết của Chúa, Vĩnh cửu luân hồi, Bản năng bầy đàn, Đạo lý chủ-nô lệ, Siêu nhân, Chủ nghĩa quan điểm, Ý chí Hùng cường 
                                                  (Wikipedia mở: 14.3.2021)
 
Qua định nghĩa dứt khoát - Triết học và Văn Học là hai lĩnh vực KHÁC nhau nên chúng ta không thể nhìn Văn Học qua lăng kính Triết học được. Khi Friedrich Nietzche đều lý luận cho “chúa phật đã chết,.. hay....'Cơ Đốc Giáo và Phật Giáo'... đều suy đồi” chúng ta thấy rất khác với chủ đề “TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ” đó là “TÀI và TAI”. Thi phẩm này tin vào Nghiệp và Giải Nghiệp trong phép giải của Phật Giáo nó đã lồng vào trong “tài mệnh tương đố” của Nho giáo.
 
Từ cách nhìn qua Lăng Kính Triết học có thể có người lầm cho rằng trong Kiều đã có “khủng hoảng văn học”, đây là cách nhìn phiến diện do nó đã bị nhuộm màu triết học. Kiệt tác của Đại thi hào Nguyễn Du nếu là một tác phẩm thất bại và “KHỦNG HOẢNG” qua cách nhìn hời hợt của những kẻ bàng quan. Và  khi họ đã đặt 'định kiến' Triết Học vào lăng kính đó thì người đọc sẽ bị xem là bị  "NHIỄM"?  Đây là một vấn đề HOÀN TOÀN SAI LẠC khi người ta bắt "Kiều" phải "vịn" vào Friedrich Nietzche mà "đứng dậy" ?  Trái lại nền văn học VN đã "vịn" vào tác phẩm bất hủ của Cụ Nguyễn Du để đứng dậy bao lâu nay.
 
Chúng ta, một lần nữa có thể nói ngược lại: chính sức mạnh và phát triển của nền văn học VN đã từng có nội lực giúp cho nước VN chúng ta thoát được nạn đồng hóa từ nền văn hóa bắc phương mới đúng.
 
Sự bi quan yếm thế, coi người như núi "Thái Sơn" và mặc cảm cho nền văn học nướcViệt chính đây là một 'lăng kính bị nhuộm đen' và lăng kính như thế từng đưa cho những kẻ yếm thế có cách nhìn rất tiêu cực về các tác phẩm giá trị, những di sản văn hóa đang trường tồn hiện nay.
 
Một tác phẩm thi và văn không phải là Triết Học và khi tác giả đã hoàn thiện tác phẩm của mình đúng theo định nghĩa văn chương thì nhất thiết Đoạn Trường Tân Thanh không có khủng hoảng và người đọc dù hậu thế sau này cũng chẳng có khủng hoảng nào.
 
 
Linh mục Triết Gia Lương Kim Định (1915-1997)


Tác phẩm của triết gia Kim Định
 


Phạm Công Thiện (1941–2011) là một thi sĩ, nhà văn, triết gia, học giả và cư sĩ Phật giáo người Việt Nam với pháp danh Nguyên Tánh.[1]
Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 1960 [2] và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ.
Bút danh khác: Hoàng Thu Uyên. (Wikipedia/ 14/3/2021)
 
***
 
Khi bộ phận triết gia và triết học của VN đã phát triển đến mức sung túc sẽ có rất nhiều người VN nương theo tư tưởng của các triết gia tương lai này mà đứng dậy. Trái lại trong các đại tác phẩm văn học của nước ta từ các thể loại văn học trong đó Đoạn Trường Tân Thanh chính là chỗ dựa cho sự phát triển của Quốc Ngữ vươn lên chứ Đoạn Trường Tân Thanh không cần dựa vào một lý thuyết vô thần về triết học Tây phương để “vươn lên” cả.
 
                                                                              Đinh Hoa Lư 
                                                                    San Jose USA, 13/3/2021
 
Nguồn tham khảo:
 
- Difference Between Philosophy and Literature
https://www.differencebetween.com/difference-between-philosophy-and-literature/
 
- Is Philosophy Literature
https://opinionator.blogs.nytimes.com/2012/06/30/is-philosophy-literature/
 
- Thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo Phật trong truyện Kiều
https://phatgiao.org.vn/thuyet-nhan-qua-nghiep-bao-cua-dao-phat-trong-truyen-kieu-d37883.html
 
- Triết Gia Lương Kim Định
- Triết Gia Phạm Công Thiện
- Wikipedia Mở 
 

Không có nhận xét nào: