BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

KỶ NIỆM VUI KHI NGƯỜI GIÀ ĐI HỌC VÀ BÌNH GIẢNG VĂN THƠ ANH NGỮ - Đinh Hoa Lư


Nhà Thơ Hoa Kỳ Lee Robert Frost (1874-1963)
 
 
TÉ RA MỸ CŨNG CÓ BÌNH THƠ NHƯ MIỀNG HÈ?
 
Bạn đọc thân mến,
Ngày trước lúc còn thời học sinh, mài "đũng quần" ở ghế nhà trường trên quê nhà, tôi ngỡ rằng chỉ có thơ văn xứ mình mới có chuyện bình thơ. Nhớ ngày đó thầy dạy quốc văn khi dạy về thơ xưa như hát nói thường giảng về "cước vận, yêu vận", "mưỡu đầu, mưỡu hậu?" hay vần - thanh trắc bằng... vân vân...
Chuyện thơ văn xứ mình chẳng có gì nói thêm ở đây. Nhưng khi qua xứ Mỹ này, có một ngày học văn thơ nước người ta, mình tôi 'ăn sau chạy dọi' mới có cơ hội 'ngộ ra':  té ra người ta tuy "mắt xanh mũi lõ" nhưng thơ họ cũng vần cũng khổ cũng trắc cũng bằng nào có kém chi ai? Chuyện tuy nghe tức cười, nhưng do mình chưa học nên chưa biết đó thôi.
 
ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN

Người viết mới hay rằng mình còn dốt quá, cái vốn kiến thức chẳng là bao?
 
Kỷ niệm hơn mười năm trước kh còn học tại Đại Học Cộng Đồng Mission College, qua thơ ông thi sĩ Robert Lee Frost tôi mới biết ra mình là người 'thất học' nên chưa biết gì? Ngày đó,  Dr. Valter thầy tôi (dĩ nhiên là ông Mỹ chánh gốc đàng hoàng) bắt tôi phân tích và bình giảng bài thơ ông Robert Frost có đề là:
 
STOPPING BY WOODS ON A SNOWY EVENING
 
Bài này làm tôi "chúi mụi chúi lái" tái xanh mặt mày mấy ngày mới xong. May thay thầy thương tình tôi vừa già vừa người Việt nên cho điểm "pass" có nghĩa là đủ điểm, chứ không có dư.
Thật thế, học tiếng người ta tập đúng văn phạm cách dùng từ ngữ, tập chỉnh câu, làm bài luận ra sao, đã khó rồi nay qua chuyện BÌNH VĂN làm tôi 'phát hoảng'?

Bạn đọc hỏi làm sao lại phát hoảng? Trước tiên, người viết bài này xin trả lời rằng mong được điểm văn phạm, cách viết cho đủ điểm là chuyện khó khăn. Pass một bài viết cho đúng dạng một bài essay có nhập đề (introducing), thân bài (body) và kết luận (conclusion) good và đủ là mừng tôi đâu dám mơ chi hơn?

Nhưng học tiếng Anh càng lên cao thì chương trình càng đòi hỏi cao hơn mới chuyển cấp hay lấy major (bộ môn chính) được. Sự đòi hỏi (requirement) là bắt buộc (mandatory). Ví dụ lớp English 1B này rất cần cho tôi mới đủ tín chỉ cần thiết cho bộ môn major và ra khỏi trường Cộng Đồng này rồi được chuyển lên Đại Học.
Thú thiệt với bạn đọc, tôi cũng thích thơ ông Robert Lee Frost nên trước đây có dịch của ông  bài Đêm Lạnh Bên Rừng
 
Bài thơ đó nguyên văn như sau
  
STOPPING BY WOODS ON THE SNOWY EVENING
 
Whose woods these are I think I know.
His house is in the village, though;
He will not see me stopping here
To watch his woods fill up with snow.
 
My little horse must think it queer
To stop without a farmhouse near
Between the woods and frozen lake
The darkest evening of the year.
 
He gives his harness bells a shake
To ask if there is some mistake.
The only other sound’s the sweep
Of easy wind and downy flake.
 
The woods are lovely, dark and deep.
But I have promises to keep.
And miles to go before I sleep,
And miles to go before I sleep.
 
                     Lee Robert Frost
 


Đinh Hoa Lư phóng dịch như sau                                          
 
ĐÊM LẠNH BÊN RỪNG
 
Rừng ai? ta đứng bên đường
Nhà người thấp thoáng cuối làng xa xa
Rừng ơi, họ chẳng thấy ta
Ngàn cây màn tuyết thướt tha bóng chiều
 
Ngựa yêu bỗng thấy lạ nhiều
Tại sao? vó nghỉ chẳng gần thôn trang
Quanh đây băng giá mặt hồ
Đêm đen tối nhất trong năm nơi này
 
Rung yên chuông ngựa bồn chồn
Vẫn trông vó nhịp gỏ đều dặm đêm
Chỉ nghe tiếng gió mơn man
Tuyết rơi nhè nhẹ không gian yên bình
 
Thâm u, rừng bỗng thấy thương
Nhưng đời réo gọi giục ta lên đường
Dặm xa chẳng dám giấc nồng
Bước chân viễn khách giữ lời thề xưa.
 
(Đinh Hoa Lư phóng dịch thơ của Lee Robert  Frost)
 
*
                                                              
Tưởng thế là 'ngon' ta đây là nhà 'dịch thơ' nổi tiếng đến nơi. Thiết tưởng cũng nên mở ngoặc ở đây bài dịch ra tiếng Việt trên không liên quan gì đến lớp học của tôi ngày đó.
Tôi đã quá tự đắc ra sao?
Khi học lên chuyện bình thơ xứ Mỹ, người viết mới biết tự trách mình: Than ôi? Đời đâu dễ như thế để 'thằng tôi' này tự mãn quá sớm?
Có cơ hội lên lớp khác tôi bắt đầu học cách bình thơ Mỹ chẳng hạn tôi kể lại bạn đọc nghe có một hôm Giáo Sư Valter  ra cho tôi bài thơ THE AIM WAS SONG cũng cùng tác giả là Thi sĩ Robert Frost để lớp chúng tôi BÌNH THƠ?
 
May mắn thay, Dr. Valter giảng dạy tận tình. Ông cho một bài mẫu, đại khái như thầy chúng ta cho một bài thơ đúng mẹo luật nào đó của VN mình. Từ bài mẫu đó, khi mình đã hiểu cách làm ra sao thì mình lấy đó làm cái khung cho mình bắt chước mà bình bài thơ khác. Vấn đề là mình phải hiểu ý chính của tác giả muốn dạy cho chúng ta điều gì là được.
Bài bình thơ cũng chẳng khác chi ta, sau phần hình thức, giáo sư sẽ đánh giá xem bạn hiểu phần hai là nội dung sau cùng của tác giả nói gì?

Hình nhà thơ Robert Frost lúc về già
 
Người viết không quên copy lại bài nộp của mình lúc đó làm kỷ niệm cho đời học sinh tại xứ Hoa Kỳ. Mai đây mốt nọ có cơ hội xem lại kỷ niệm này mà nhớ về ngôi trường của đất nước dung thân nơi gia đình vợ con được người ta bao dung giúp đỡ.
Thân già này học hành không quan trọng chỉ mở thêm kiến thức chút nào thôi, nhưng bầy con dại qua xứ này học hành mới quan trọng hơn mình. Đây là điều xác định.
 
***
 
PHẦN BÌNH THƠ
 
THE AIM WAS SONG
 
Before man came to blow it right
The wind once blew itself untaught,
And did its loudest day and night
In any rough place where it caught.
 
Man came to tell it what was wrong:
It hadn't found the place to blow;
It blew too hard--the aim was song.
And listen--how it ought to go!
 
He took a little in his mouth,
And held it long enough for north
To be converted into south,
And then by measure blew it forth.
 
By measure. It was word and note,
The wind the wind had meant to be--
A little through the lips and throat.
The aim was song--the wind could see.
 
                                  Lee Robert Frost
 
Phuc Dinh
ENGL 001B
Professor: Mr. Valter
Due date: May 13th 2010

 
THE AIM WAS SONG
 
According to the editors Sylvan Barnet, William Burto, and William E. Cain in An Introduction to Literature, Robert Frost was born in California in 1874, but he began his teenager’s years in New England where his mother taught in some high schools in Massachusetts and New Hampshire. Frost grew up in New England, did some irregular jobs including teaching. He also attended Harvard for two years. He farmed in New Hampshire, published poems in some infamous newspapers, taught again and left for England in 1912. Before he came back America in 1915, he had become a well known poet in England. Resettling in the homeland, Frost lived in a farming land in Massachusetts, and he continued to write more famous poets. Frost’s poems were often affected by the nature; for example, “The Pasture” in 1913, “The Wood-Pile” in 1914, “The Oven Bird” in 1916, “Stopping by Woods on a Snowy Evening” in 1923, “The Aim Was Song” in 1923 etc.
 
Since Frost’s mother taught in schools and Frost did himself a part of living by teaching, I see a teacher’s image and hear his voice in “The Aim Was Song” (838). Before I come to an analysis, I should primarily find out its meaning and prosody to obtain a deepest comprehension from the advices in his poem.
 
When I begin to read the first line of the poem “Before man came to blow it right”, I may misunderstand that the man came to learn the wind to blow his own right. Contrarily, when I finish reading the first stanza (khổ thơ), I understand that before the man comes, the wind blows without a master, lack of control and orientation because “The wind once blew itself untaught”. Without mastering, the wind becomes brutal and violent with “loudest day and night…in any rough place”. The man actually comes to tell the wind what are the mistakes like the wrong place and the fierce power because Frost writes in the second stanza: “It hadn’t found the place to blow” and “It blew too hard”. The man reminds the wind in line 7 that “the aim was song”, and he tells the wind “how it ought to go” in line 8. In the third stanza the man now practices artfully to conduct the wind to become a “song”. He doesn’t need too much strength but patience; furthermore, the correct orientation and direction can make the song continuously progressed to the future successfully. Finally, in the last stanza the man gives a lesson to the wind that it ought to change its living style to a certain formality like “word and note” including a meaningful life which “had meant to be” with adjustments with “a little through lips and throat” to harvest a beautiful aim.
 
“The Aim Was Song” wouldn’t enough for me if I read it only for the meaning. Coming to the prosody (thi luật), I see it has four quatrain stanzas (khổ thơ loại 4 câu). First, I recognize the stanzas have perfect rhymes (vần) (exact rhymes); for examples, right/night, untaught/caught in the first stanza. Also, for the metrical rhymes (nhịp điệu), the poem is written in the iambic tetrameter;( it is a line of poetry with four beats of one unstressed syllable, followed by one stressed syllable, and it is called iambic tetrameter) it means each line has four iambic feet (An iamb is a beat in a line of poetry where one unstressed syllable is followed by a stressed syllable.) To explain this point, for example I name the letter b for each unaccented syllable and the letter a for each accented syllable, then I type the accented syllables in the bold ones; thus, each line of the poem is seen like ba ba ba ba. Hence, the first stanza I read like this:
 
b / a    b / a    b / a    b / a
Be / fore man / came to / blow it / right
The /wind once / blew it / self un / taught
And/did its / lou dest / day and / night
In / an y / rough place / where it / caught
 
In addition, all the sixteen lines have the masculine endings; it means the last syllable of each line is stressed syllable. I also find out caesuras (A caesura is perfect because it gives you natural breaks in poetry.  ngắt hơi, nghỉ không cần lệ thuộc nhịp điệu nữa) in four lines 7, 8, 13, and 16; for example, “By measure. // It was word and note,” in line 13. The poem has six lines which end with clear syntactical pauses at the six lines: 4,6,7,12,15, and 16. Thus, the remaining lines are the run on lines (enjambments) because each of them goes to the next line without a distinct syntactical pause; for examples, “Before man came to blow it right”/“The wind once blew itself untaught,” and “Man came to tell it what was wrong:” they don’t have any clear syntactical pause. (cú pháp ngắt câu)  In each stanza, the first line rhymes with third line, and the second line rhymes with the fourth line; for instance, in the first stanza: “right” / “night”, “untaught”/ “caught”. Hence, each stanza has a different rhyme scheme (âm giai). If I named the last syllable of each line with a capital letter, the rhyme scheme would look like:

A
B
A
B
 
C
D
C
D
 
E
F
E
F
 
G
H
G
H.
 
The appearance meaning and the prosody ( thi điệu ) explained above are only technicalities; therefore, I need to continue exploring the depth of the poem. For the literary aspects, “the wind” is used as a metaphor ( phép ẩn dụ ) for problems involving control, domination, alternating, redirecting because “the wind” is personified with human senses and motions like “untaught” “loudest” “caught” in the first stanza”, “wrong” “listen” “go” in the third stanza, and “lips and throat”, “see” in the last stanza. I am also aware of some conflicts implying in the poem when the man wants to harness or to oppress the freeness of the wind; for example, “untaught” and “loudest” are understood as a freedom situation which is set to a certain restriction situation. The man represents for a mastering society of human kind who comes to witness for the wrong things of untamed natural forces in the world like “what was wrong”, “place to blow”, “blew too hard-the aim was song”, and “listen-how it ought to go!” as I read in the third stanza. These conflicts should be understood that for those who are uneducated must be commented, tamed, and finally educated to the best situation.
 
There is an educational tone which is confirmed by “right”, “untaught” in the first stanza; it helps me easily understand the advisory tone with “aim was song”, and “how it ought to go!” in the second stanza. I also feel an academic tone as “a little in his mouth”, “held it long”, and “by measure blew it forth” in the third stanza, finally the optimistic tone is felt in the last line as “The aim was song – the wind could see”. Frost writes the poem in the third-person (ngôi thứ ba )  point of view as “man”, “wind”, and “it”; however, the “He” in line 9 is vague because the wind might be the “He” instead of “the man”. Finally, “the aim was song” can become a motif throughout the poem because it appears in the line 7 and repeats in the last line.
 
After exploring two previous parts of the poem, I figure out Frost desires to address a theme ( chủ đề ) that people should always learn, direct, and monitor things of life to a beneficial aim. “The Aim was Song” is a myth(  huyền thoại ) rather than a story because the wind is actually a metaphor for the human issues which relate to control, oppression of imagination, and endless mastering willingness. Under God, Frost would like to honor human superiority against the natural freeness. Because the wind is untamed, brutal, and fierce, people would transform it by taming, organizing, and teaching. The man in the poem probably is a master who will teach the wind because the wind is “untaught” as in line 2. The “right” in the opening line is that the man (the teacher) will come to correct the wind to follow what the man did right. In my point, the wind should give up its “untaught” world, and listen to the man’s comments as I reread the second stanza:
 
Man came to tell it what was wrong:
It hadn’t found the place to blow:
It blew too hard-the aim was song.
And listen-how it ought to go!
 
Obviously, the teacher never wants the wind cries or screams too loud “day and night” when it dares to challenge with “any rough place” because it lacks of order and principles that are always uneducated things in the teacher’s view. To agree with Frost, I select this poem because I think people should work ordinarily with discipline and rules to create a beauty in life.
 
However, the “He” in the third stanza makes me confused. I am not sure whether “He” is “man” or “wind”. If “He” were the man, he would teach the wind with his professional motions like in the third stanza. In other hand, if “He” were the wind, it would practice “right” like what it learned from the man (the teacher). To a more profound thought, the wind not only blows a song but also blows with poetic or artful word. From this point, the idea may reach to a universal meaning that if people would like more nice words, they had to think before speak.
 
Although, Robert Frost is a poem, he seems being a philosopher; either way I think his works are great. Frost’s poem “The Aim Was Song” stands for the educational advices which are spoken by an experienced teacher instead of a famous poet. I really enjoy reading it with a fully agreement. In my opinion, I would like to suggest that we need to control ourselves out of fierceness, brutality, and violence. Remember, the state of being of over or unruly freedom may bring us failure rather than success. We would reach a glorious “aim” if we knew how to live according to principles and adjustments which are given by social educational institutions. Adjusting and monitoring are details of educational principles, and by which the teacher’s advices are highly appreciated to the aim of goodness for our lives.
 
Sources:
 
Barnet, Sylvan, William Burto, and William E. Cain, Eds. An Introduction to Literature. 15th ed. New York: Longman, 2008.
Frost, Robert. “The Aim Was Song.” Barnet, Burto, and Cain 838.
 
May sao, tôi đủ điểm pass. Tôi không mong chi hơn được pass là mừng hú. Đây chỉ là mới vở lòng vào chốn thi văn mẹo luật Hoa kỳ. Còn nữa mấy lớp trên đang hứa hẹn cho tui nhiều thứ mệt "bở hơi tai"?
 
Tôi nghiệm ra chớ nên tự hào văn thơ nước mình là nhất. Bình thơ, mẹo luật thơ  đâu phải ở xứ mình mới có? Qua xứ người tôi mới nghiệm ra có nhiều điều mình cần phải học.
 
***
 
PHÓNG DỊCH CHO BÀI THE AIM WAS SONG
 
ĐỜI LÀ KHÚC HOAN CA
 
Trước khi có khúc hoan ca nhân thế
Gió một mình chỉ biết thổi vu vơ
Gầm thét huyên thiên cho hết tháng ngày
Qua ghềnh thác qua bao đồi hoang dã
 
Người tới gần ân cần bảo gió
Gió chưa tìm ý hướng cho đời
Gào thét làm chi--đời là nhạc
Gió có nghe--tiếng sáo Nghê Thường
 
Người chỉ cần làn hơi điệu nghệ
đi khắp nơi hát xướng giúp đời
Đem niềm vui bốn phương tám hướng
cùng trọn vẹn niềm vui chung thủy
 
Và cứ thế, muôn ngàn nốt nhạc
Gió nghe người góp tiếng ca vang
Mấp máy môi, lời vàng thỏ thẻ
Nhạc cho đời--gió thấy từ đây.
 
ĐHL phóng dịch (bài dịch này không liên quan đến lớp học)
 
                                                                                 ĐINH HOA LƯ

9 nhận xét:

Bâng Khuâng nói...

Trước năm 1975, tôi học lớp 12C trường Quốc Học Huế, môn Anh văn tôi học quyển sách English For Today, Book 6 có nhan đề là LITERATURE IN ENGLISH. Vì học văn chương Anh Mỹ nên cũng tiếp cận với cách làm thơ, viết văn và bình luận văn học...

https://1.bp.blogspot.com/-Kd1N6I_1gX8/YJTdqa006fI/AAAAAAAAU8k/6txn921xRuA9NIIpoewKog-G6GTyALo1QCLcBGAsYHQ/w265-h400/English%2BFor%2BToday%2B%25284%2529.jpg

tieng thoi gian nói...

bạn ơi, nhờ học ban C nên mới có cuốn EFT 6 còn các ban A và B không có cơ hội gặp cuốn số 6 này. hình như sách đó của ông Lê bà Kông thì phải
thân
ĐHL

Bâng Khuâng nói...

English For Today là bộ sách giáo khoa dạy Anh ngữ do ban chuyên viên ngữ học (gồm 25 vị giáo sư uy tín của Hoa Kỳ) của nhà xuất bản McGraw Hill (Hoa Kỳ) đảm nhiệm công việc biên soạn.

https://1.bp.blogspot.com/-Irs5rgnAnLs/YJTdpUv-0zI/AAAAAAAAU8U/LGcpsW33WXMYNCA8y2yUjAKuzO3zKhVdACLcBGAsYHQ/w320-h400/English%2BFor%2BToday%2B%25282%2529.jpg
Bộ sách “Anh Ngữ Thực Dụng” của GS Lê Bá Kông (dịch từ bộ English For Today của USA và giảng dạy bằng tiếng Việt cho học sinh Việt Nam). Bộ sách “Anh Ngữ Thực Dụng” do nhà xuất bản Ziên Hồng phát hành.

https://1.bp.blogspot.com/-Jn8GunB9XWw/YJTdq7O2JsI/AAAAAAAAU8w/zp8IPCf0c5Iw-v7Kpc7qboADO8jA0FJ1gCLcBGAsYHQ/w400-h310/English%2BFor%2BToday%2B%25287%2529.jpg
https://1.bp.blogspot.com/-iFb4Ph-oujc/YJTdq_fAXXI/AAAAAAAAU8s/kqa7HrkstsUMP1hk24b0xSVoxSLdKn39gCLcBGAsYHQ/w400-h321/English%2BFor%2BToday%2B%25286%2529.jpg

tieng thoi gian nói...

Bộ sách EFT đó phải nhớ công anh em ông Lê Bá Công/ nhưng chỉ là trình độ cho học sinh không phải người Mỹ như chúng ta (vỡ lòng)

Bâng Khuâng nói...

English For Today là bộ sách giáo khoa dạy Anh ngữ do ban chuyên viên ngữ học (gồm 25 vị giáo sư uy tín của Hoa Kỳ) của nhà xuất bản McGraw Hill (Hoa Kỳ) đảm nhiệm công việc biên soạn. Sách dùng cho học sinh nước Mỹ học (trình độ tiểu học hay cao hơn, tôi không rõ).
Những quốc gia khác học ngoại ngữ tiếng Anh có thể sử dụng bộ sách này. Ở miền Nam Việt Nam thập niên 1960s mới sử dụng bộ sách English For Today cho hs trung học. Cụ thể, ở bậc trung học đệ nhất cấp thì hs học quyển 1, quyển 2, quyển 3. Ở bậc trung học đệ nhị cấp thì học quyển 4, quyển 5 (các ban A, B), riêng lớp 12 ban C thì học quyển 6.
Gs Lê Bá Kông và nhà xuất bản Ziên Hồng đã soạn bộ ANH NGỮ THỰC DỤNG giúp hs tự học bộ sách English For Today này.

Bâng Khuâng nói...

Thập niên1950s thì môn Anh ngữ trong nhà trường ở miền Nam, hs học bộ L'Anglais Sans Peine của tác giả A. Chérel,

https://1.bp.blogspot.com/-ZgHfrzaEltU/YJYNGgkchDI/AAAAAAAAU9k/hgmCt3STaLAHT3UB3NoC-D9u1FqB8zLnQCLcBGAsYHQ/w288-h400/R240009594.jpg
Sau đó chuyển qua học bộ sách L’Anglais vivant của tác giả P.et M. Carpentier-Fialip. Năm 1966, 1967 khi tôi còn học tiểu học mấy ông chú của tôi đã bắt tôi học L’Anglais vivant (2 quyển: sixième và cinquième) trước khi vào học lớp đệ thất trung học Nguyễn Hoàng

https://1.bp.blogspot.com/-ZQqIhQFbqhY/YJYNTqm5AvI/AAAAAAAAU9s/r_FtJnJWW0gW_CXIuQySKsdEmtQQwrE3ACLcBGAsYHQ/w283-h400/104108062_715202615923552_6489947736543234004_n.jpg
(Bộ sách L’Anglais vivant dành cho học sinh các lớp trung học đệ nhất cấp thập niên 1950).

Bâng Khuâng nói...

Gs Lê Bá Kông và nhà xuất bản Ziên Hồng cũng đã từng soạn bộ sách tiếng Việt giúp hs tự học bộ sách L’Anglais vivant này.

tieng thoi gian nói...

bạn có công search trên google phong phú lắm

Bâng Khuâng nói...


https://scontent.fsgn13-2.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/346876382_258620686567690_2066467514905343284_n.jpg?_nc_cat=106&ccb=1-7&_nc_sid=dbeb18&_nc_ohc=jobXu5sIQ6oAX8HfLTO&_nc_ht=scontent.fsgn13-2.fna&oh=00_AfBgcdXmA5K6F-0vBKBVLidfWxoQGQNSma8Qmze9OQCqAw&oe=64668F67