BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

HAI KẺ ĐỜI QUẤN QUÍT - Thơ Phạm Ngọc Thái


       Tâm sá»± đàn ông ngoại tình: Má»™t lần dối trá đã khiến vợ mình cả đời tổn thÆ°Æ¡ng - Hình 2


HAI KẺ ĐỜI QUẤN QUÍT

không có em, anh vẫn yêu tha thiết
Chỉ trời xanh là biết mối tình ta
Vì đường đời đã phải chia xa
Dẫu trái tim hai đứa cùng đau nhói.

Trời Tây Hồ nắng vờn trong gió mới
Như anh-em ngày ấy, quấn bên nhau
Bóng trúc xinh soi dòng nước xanh màu
Cứ tưởng sẽ đời đời và mãn kiếp.

Em vật vã đêm ngày, anh vẫn biết
Những thương em, chỉ biết ngóng trời xa
Ca lên em ! Cõi trần có phong ba
Tình yêu sẽ dẫn ta vào bất tử !

Em xinh đẹp, đất trời còn quyến rũ
Gái má hồng... tạo hóa phải ghen
Anh bôn ba nửa trái đất cũng yếu mềm
Nặng lời thề với em ghi tấc dạ.

Miền sông nước: Ôi, mênh mang trắng xóa
Có em tôi ở đó, đứng chờ mong
Ta chia tay bởi duyên phận không thành
Anh ra đi ngày đêm thường trăn trở.

Chưa kịp đến đón em làm vợ
Đã bạc đầu. Nuốt dòng lệ em đau...

Một mai kia... Nơi thế giới không màu...
Anh sẽ đợi em về, nằm bên cạnh
Hai ngôi mộ trong hương tàn, khói lạnh
Của hai kẻ đời quấn quít, gió mây bay

                               Phạm Ngọc Thái
                                      8.5.2019

KÍNH MỪNG NGÀY LỄ CỦA MẸ 12/05/2019 - Đức Hạnh và Thi Hữu


    


MẸ
“Thủ nhất tự, Thủ vĩ ngâm”
Mẹ trải cuộc đời dẫu nắng mưa
Mẹ như biển cả nói sao vừa
Mẹ dòng suối nhạc hòa trăng nước
Mẹ cánh hoa hồng nở sớm trưa
Mẹ đã dìu con từng bước một
Mẹ luôn chỉ lối những đường bừa
Mẹ nguồn sữa ngọt đầy tâm khảm
Mẹ trải cuộc đời dẫu nắng mưa.

Đức Hạnh
12 05 2019

CÁI CÓ THỂ..., CHÚT TÌNH... - Thơ Tịnh Đàm


       
                           Nhà thơ Tịnh Đàm


CÁI CÓ THỂ...

Cái có thể, tôi dành cho mơ ước
Để cuộc đời thắm thiết những yêu thương.
Mắt nhìn đâu cũng thấy đẹp lạ thường,
Niềm thân ái trên môi cười rạng rỡ.


CHÚT TÌNH...

Từ em xưa...
Nhớ về đây.
Niềm yêu thương cũ
Đã gầy...
Dáng hoa !

Chút tình,
Còn níu mộng xa.
Sầu tôi
Ngần ấy...
Chỉ là chiêm bao !

TỊNH ĐÀM
(Hóc Môn, TP. HCM)

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

LOẠN BÚT VỀ TỬU SẮC (1) - Nguyên Lạc


        
                               Nhà thơ Nguyên Lạc                                                                                                                                                               

         LOẠN BÚT V TỬU SẮC (1)                          
                                        Nguyên Lạc                                                                                                                                    
Dẫn nhập:

Một hôm, tình cờ đọc được một bài thơ của ông thi sĩ Trần Hoài Thư, lòng tui bồi hồi quá mạng!

Bn đến thăm kéo ra chp nh
Ta l
a cây hng sai trái làm phông
B
i đi ta githm thiết quá chng
Nên v
n lá cành trang hoàng đti
Hãy nhìn đ
u ta mt vùng trng ph
Hãy nhìn tóc ta, si ngn si dài
Đã g
n hai năm bphế tóc tai
Đ
i thm quá ly ai mà “trang đim”?  

Trời! Sao thảm quá vậy ông Trần!  Như mộng, huyễn, bào, ảnh thôi!  Hãy cười đi, mọi sự rồi cũng sẽ qua.

Xử thế nhược đại mộng
Hồ vi lao kỳ sinh
           (Lý Bạch)
Ở đời như giấc chiêm bao
Cái thân còn đó, lao đao làm gì? 
                                   (Tản Đà)

Đời như giấc chiêm bao, hãy vui lên đi, hãy nâng ly lên, cùng nhau hát: “một chăm em ơi, chiều nay một chăm  phần chăm”, rồi cùng Nguyên Lạc tui cười giỡn chút chơi.
                      

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

TỰA VAI ANH... - Trần Mai Ngân


       
                          Nhà thơ Trần Mai Ngân


TỰA VAI ANH...

Nhiều lúc muốn ôm anh
Ngã vào bờ vai rộng
Để nói với anh rằng
Đừng chỉ là giấc mộng...

Em yêu anh thật thà
Qua muôn nghìn dâu bể
Vẫn mãi mãi sẽ là
Một lòng son chung thuỷ

Anh đừng quá vô tình
Anh đừng cứ lặng thinh
Sẽ thành con sóng dữ
Xô tình yêu chúng mình...

Một mai không còn nữa
Ai cùng anh buổi sáng
Ai cạnh anh chiều tàn
Dĩ vàng rồi úa vàng...

Em chỉ muốn ôm anh
Tựa vào bờ vai rộng
Mênh mông đời say đắm
Em tựa vào vai anh...

      Trần Mai Ngân
         20-2-2019

CÓ CŨNG CÒN KHÔNG! - Thơ Vĩnh Thuyên


        
                     Nhà thơ Vĩnh Thuyên


CÓ CŨNG CÒN KHÔNG!

Người đàn bà thẩn thờ trước ngõ
Đôi mắt ướt và nỗi buồn dịu vợi
Nắng ngả màu chiều cơn mưa không đến
Ai đó quên về lạc mất ngày quen

Không chỉ là anh là gió phũ phàng
Cũng không là em là mưa lỗi hẹn
Muốn gọi tên nhau một lần thổn thức
Có cũng còn không dù biết muộn màng

Biết gọi cho ai rũ sạch nợ nần
Còn chút nhân duyên cầm bằng chiếc lá
Úa vàng tôi ơi loanh quanh nắng hạ
Đâu rồi nước mắt để khóc tặng người

                                     Vĩnh Thuyên

ĐỔI LẤY NHÂN BẢN BA MIỀN - Thamduong Thi Tập vàThi Hữu


   


ĐỔI LẤY NHÂN BẢN BA MIỀN

Bữa rượu nồng cay đắng biển chiều
Nhớ người chăn gối mộng cô liêu
Ái ân vừa chớm đành hai ngã
Tình nghĩa đương xanh tiếc một điều
Đầu súng khôn che đầu súng khổ
Những lần sinh tử những lần yêu
Giã từ vũ khí là nhân bản
Chiến địa hoài công đánh dẫu nhiều

Thamduong Thi Tập
30 04 2019

CẢM NHẬN CỦA TÔI VỀ TẬP: “HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA ĐOÀN ĐỨC - Võ Văn Cẩm


                 
                             Tác giả Võ Văn Cẩm 


CẢM NHẬN CỦA TÔI VỀ TẬP: “HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA ĐOÀN ĐỨC
                                                                          Võ Văn Cẩm

Cách đây gần 2 năm, tôi nhận được tập “Hoài niệm Thầy Cô giáo” của Đoàn Đức.
Thầy, cô giáo là người có ảnh hưởng rất lớn về nhân cách con người và nhận thức cuộc sống.
Để vượt qua việc học ở trường, ở lớp, ở giảng đường chúng ta phải mất 19 năm : 3 năm Mẫu giáo, 5 năm Tiểu học, 7 năm Trung học và 4 năm Đại học.
19 năm cặm cụi đèn sách, chúng ta có biết bao nhiêu người thầy truyền đạt kiến thức, tạo nên vóc dáng cho một con người đủ kiến thức căn bản bước vào đời.
Ngoái nhìn lại, có bao nhiêu người học trò ghi lại công đức của người dạy dỗ mình? Dù rằng mỗi người vào đời bằng những con đường khác nhau, thời gian cắp sách cũng tùy vào hoàn cảnh từng người, dù rất nhiều thầy dạy, nhưng mối quan hệ mỗi thầy cô mỗi khác, cho nên chúng ta hiếm hoi bắt gặp những trang sách học trò viết về thầy mình.
Đặc biệt mối quan hệ thầy trò khó diễn đạt và nhạy cảm, mối quan hệ ấy khó viết thành sách, vì mỗi thầy cô dạy ta thời gian không lâu, nên khó lưu lại những dấu ấn trong thời gian ngồi ở trên ghế nhà trường.
Vì quan niệm giáo dục có ranh giới ngăn cách quá lớn giữa thầy và trò, chỉ có những người học trò xuất sắc, kiến thức vượt trội, nên mối quan hệ thầy trò thoáng hơn, trường hợp này tình thầy trò như một người bạn đời tri kỷ: Đoàn Đức là người học trò cá biệt ấy.
Kiến thức cảm thụ của học sinh, khó đủ số liệu để diễn đạt cách dạy của thầy mình, đây là một rào cản, một việc làm khó khăn.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

MẤY “CÁI DẠI” CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC - Đỗ Anh Tuyến


    


        MẤY “CÁI DẠI” CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC
                                                             Đỗ Anh Tuyến                                                                                          

Tôi định không lên tiếng nhưng thấy ông Nguyên Lạc sân si, hàm hồ quá nên buộc có đôi lời về mấy cái dại của ông Nguyên Lạc.

& . Cái dại thứ nhất:

Bài TƯNG TỬNG 7 CHUYỆN CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH chỉ là chuyện phiếm giải trí đầu Xuân, sẽ chả đọng lại gì nếu ông Nguyên Lạc không vì lòng sân si, nhỏ mọn trước mấy lời nhận xét của nhà thơ Nguyễn Đăng Hành: - “Ông Phạm Ngọc Thái cư xử khá hay. Bị ông Nguyên Lạc xỏ xiên thậm tệ nhưng ông ấy không thèm lên tiếng, vẫn tiếp tục "tự sướng" kiểu điên khùng của riêng mình ông ấy, hành động đó khác gì ông ấy chửi Nguyên Lạc: mày sủa kệ mày, tao đi cứ đi. Bị Nguyên Lạc nhục mạ là kẻ cuồng vĩ, không biết bình thơ,... nhưng ông Phạm Ngọc Thái kệ, cứ "tự sướng" tiếp, thế là ông ấy khác gì đã trả lời ông Nguyên Lạc: mày cũng giống tao nhưng chó hơn tao là mày vấy cứt vào người khác để mày được thơm hơn.” mà đăng đàn hạ nhục ông Đặng Xuân Xuyến bằng những thái độ của kẻ lưu manh; và giá như ông Nguyên Lạc nghĩ ông từng mạt sát, hạ nhục nhà thơ Phạm Ngọc Thái, nhà phê bình văn học Châu Thạch và nhiều người khác... bằng những ngôn từ thô bỉ, mà xem lại bản thân thì đâu đến mức bị bạn đọc khinh rẻ, chửi thẳng vào mặt: “Nguyên Lạc thuộc loại mõm chó”. Tôi đồ rằng, ông Nguyên Lạc đã có chủ ý sẽ kiếm cớ gây sự với ông Đặng Xuân Xuyến từ những lần trao đổi trước, dù ông Đặng Xuân Xuyến luôn thưa gửi đúng phép tắc. Bài TƯNG TỬNG 7 CHUYỆN CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH chỉ là cái cớ để ông Nguyên Lạc thể hiện ham muốn được ngồi chồm hỗm lên đầu thiên hạ.


GÀU MO 1-2 / Thơ Lê Kim Thượng

 
          
               Nhà thơ Lê Kim Thượng


GÀU MO 1-2

1. 

Người đi góc biển, chân trời
Lòng thương quê cũ, một đời nhớ nhung
Ngóng về phương ấy mịt mùng
Người xa, bến vắng lạnh lùng đò đưa
Thời gian trầm tích dấu xưa
Quê hương ngày cũ nắng mưa hiền hòa...
Gió lùa qua mái hiên nhà
Bên song tiếng dế, tiếng gà vọng kêu
Sân nhà vàng bóng nắng thêu
Một hàng cau lão lêu khêu bên hè
Gàu Mo, mẹ múc nước ghè
Gội đầu Bồ Kết, hương nhè nhẹ lan
Ráng chiều nhuộm đỏ cuối làn
Hoa bầu, hoa bí nở vàng chen nha
Tắc Kè kêu động vườn sau
Gió lay mái lá, hoa cau trắng trờ
Ao sen đọng cánh hoa rơ
Rượu quê, lều cỏ xa đời lãng du
Buồn trông bóng núi Vọng Phu
Vẫn lòng chung thủy thiên thu nguyền thề...

CÁNH DIỀU NGÀY XƯA - Thơ Trương Thị Thanh Tâm

 
        
           Nhà thơ Trương Thị Thanh Tâm


CÁNH DIỀU NGÀY XƯA

Chờ anh với nỗi buồn dài
Thôi thì nhắm mắt buông tay cho rồi
Trái tim trở lại đơn côi
Mà nghe tiếng nấc khóc đời bi ai

Cà phê đắng sao lại say
Hay ly cà phê đó, tràn đầy nỗi đau
Người đi con nước dâng cao
Cho thuyền lướt sóng, rời mau bỏ bờ

Tình còn rớt những câu thơ
Nào ai có biết đêm chờ đêm mong
Nào ai thấu hiểu nỗi lòng
Bao năm tôi đợi bên dòng sông xưa

Cánh diều ngày trước gió đưa
Đứt dây bay bỗng khi chưa mặn nồng
Còn gì đâu nữa mà mong
Khung trời ngày ấy nhớ thương xa dần

                      Trương Thị Thanh Tâm
                                  (Mytho)

THÁNG TƯ VĨNH BIỆT MỘT THỜI! - Thơ Nguyên Lạc


       
                        Nhà thơ Nguyên Lạc


THÁNG TƯ VĨNH BIỆT MỘT THỜI!

Tháng tư. hè ấy một thời
Áo dài. phượng đỏ. son môi
Dao cau mắt người cứa ngọt
Hồn tên lãng tử. tiêu đời!

Tháng tư. ngày ấy một thời
Phố quen. mưa nặng hạt rơi
Lối về. mưa giăng. ngăn lối
Hương trầm. ngon ngọt môi người

Tháng tư. đêm ấy một thời
Mưa ngoài. tí tách reo vui
Tình trong. nồng nàn dâng hiến
Ngất ngây. run điếng thân người

Tháng Tư. ngày đó lâu rồi
Trời bày cuộc thế. trêu ngươi
Rưng rưng quy hàng. tháo giáp
Nhìn nhau. ngơ ngác. than trời!

Mười năm từ đó. một đời
Nhục nhằn. thống hận. ai ơi!
Người từ "trại" sâu rừng thẳm
Tìm về phố cũ. một thời...

Chỉ tôi. đường xưa. mưa rơi?
Chỉ tôi. chốn. ngọt môi người?
Ngất ngây. hai thân run điếng
Tình kia nhớ mãi. trọn đời!

Tháng Tư. thay đổi lòng người!
Đường xưa. lạ lẫm. xa xôi!
Phố xưa. giờ sao hụt hẫng
Quen xưa. héo úa nụ cười!

Tháng Tư. mất dấu người rồi!
Phuơng nao tìm kiếm. người ơi?!
Trường xưa. phượng già trơ dạng
Còng lưng. héo hắt hoa rơi!

Tháng Tư. vĩnh biệt một thời!
Một thời. mộng ước lên ngôi
Một thời. môi hồng. mắt biếc
Thanh xuân. thắm thiết tình người

Tháng Tư vĩnh biệt một thời!
Một thời. rạng rỡ môi cười

Tháng Tư. vĩnh biệt một thời!
Tháng Tư. vĩnh biệt tình tôi!

                         Nguyên Lạc

VÀI DÒNG VỀ TẬP SÁCH “HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA ĐOÀN ĐỨC – Lê Duy Đoàn


    

    


Sáng nay 29/4, gặp uống cà phê ở Thuỷ Trúc với một bạn rất tài năng và rất thú vị: anh Đoàn Đức, cựu học sinh TH Nguyễn Hoàng, Quảng Trị. Anh tặng tôi 4 quyển sách HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO (tái bản thêm trang 336 trang). Đọc nhận xét của Lê Duy Đoàn ở BÌA 4 của sách là lời trung thực về cuốn sách. Một cuốn sách giá trị và đáng tìm đọc! Giá trị nhân văn là tình nghĩa của học trò thập niên 1960 với thầy cô giáo được khắc ghi trong dạ một người học trò có tâm và có tình.
Anh Đức tặng thêm nước mắm nhỉ và mắm nêm tự làm cho thêm phần ý vị!
Quý hoá thay! Cám ơn bạn Đức !

                                                                  Lê Duy Đoàn

          

          

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

PHẠM NGỌC THÁI VỚI CHÙM THƠ “NGƯỜI ĐÀN BÀ CỦA BIỂN”


        


THUNG LŨNG TÌNH YÊU

Anh đưa em vào “thung lũng của tình yêu”
Có bướm, có chim... vờn bay ríu rít
Em hát, em cười long lanh khóe mắt
Ngỡ như mình sống mãi tuổi đôi mươi.

Quê em sóng biển vỗ xanh trời
Thời con gái trôi... bể tình cay đắng...
Nay trở về cùng anh, đẹp lắm !
Anh dắt em qua thế giới thiên thai.

Nơi hoang sơ, thanh khiết nhất trên đời
Em hồn nhiên khoe sự nõn nà tạo hóa
Anh hồi lại thưở còn trai trẻ
Bên em say đắm mộng yêu đương.

Trời đất bao la, cuộc sống vô cùng
Ta không biết thế nào là "hữu hạn" ?...
Yêu đi em !... cho phỉ nguyền năm tháng
Tới ngày nhắm mắt... vẫn thương nhau...

Và hãy quên mọi nỗi khổ đau
Hết phiền muộn... để thấy mình đã sống
Các chủ nghĩa cũng chỉ là "giả tưởng"
Chỉ tình yêu ! Tòa thánh cõi nhân sinh...

Hôm nay sắc trời thật trong xanh
Rời thành phố, ta bay về với biển
Nơi có em xinh đang chờ hò hẹn
Đón anh vào “thung lũng của thương yêu”

Có bướm bay, chim hót... Buổi tình chiều...

                                                 16.4.2019

VÀI LỜI VỀ TẬP SÁCH: SÓNG GIÓ NỘI CUNG - Đặng Xuân Xuyến


     
                   Tác giả Đặng Xuân Xuyến


         VÀI LỜI VỀ TẬP SÁCH: SÓNG GIÓ NỘI CUNG
          (Thay cho lời nói đầu cuốn SÓNG GIÓ NỘI CUNG)

Lịch sử phong kiến Trung Quốc là lịch sử thay đổi liên tục các vương triều, các “thiên tử”. Mỗi triều đại, mỗi quân vương, nhìn chung chỉ tồn tại với quãng thời gian ngắn ngủi. Sở dĩ các vương triều chết yểu do nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là do người kế vị sau đó, sau vị vua khai quốc một vài đời đã không xứng đáng là “con trời” để “thay trời hành đạo”, “chăn dắt muôn dân”. Họ là những kẻ hoặc ngu đần, bạc nhược hoặc bất tài, hoang dâm, hoặc kiêu căng, ưa xiểm nịnh, bụng dạ tiểu nhân... nên trong thời gian tại vị đã làm đảo điên xã hội, gây ra bao thảm cảnh mà “thần và người đều căm giận” nên đã bị “trăm họ” phế truất vai trò của họ ra khỏi chính trường.

BÔNG QUỲ - Tùy bút của Hoàng Long Hải


     


     BÔNG QUỲ
      Tùy bút của Hoàng Long Hải

       Cuối con đường đi về nhà ngoại tôi, gần ngã ba gặp đường Cửa Hậu, có một cây cầu đúc bằng xi-măng. Bên dưới cầu là một con hói khá lớn, nối từ bốn cái hồ chung quanh Thành Cổ Quảng Trị với sông Thạch Hãn. Mỗi năm, khi tới mùa lũ, theo thời tiết ở miền Trung thì “Tháng Bảy nước nhảy lên bờ”, nước nguồn đổ về tràn lên hai bờ sông thì nước sông cũng theo con hói nầy mà vào các hồ chung quanh thành cổ. Nước hồ lên cao.

ĐỨNG TRƯỚC THÁNH GIÁ - Thơ Nhật Quang


    


ĐỨNG TRƯỚC THÁNH GIÁ

Chúa chết trên Thập giá
Tóc rối đội mũ gai
Còn tôi ngày hôm nay
Đầu mũ nhung, tóc sấy

Tay chân Chúa ngày ấy
Đinh đóng hằn vết thương
Còn tay tôi thơm hương
Vòng vàng đeo lóng lánh

Phố phường chiều vương nắng
Dòng người vội vã nhanh
Lụa hồng, tím, vàng, xanh
Khoe sắc màu rực rỡ

Cal-vê trời lộng gió
Chúa chết treo đồi cao
Chiều thê lương thuở đó
Áo Chúa mang màu nào?

Đứng trước tấm gương soi
Tôi không nhìn ra Chúa
Đứng trước Thánh giá Chúa
Tôi nhìn thấy rõ tôi.

                    Nhật Quang
           (Mùa Phục sinh 2019)