BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY - Châu Thạch


            
                  Nhà bình thơ Châu Thạch


   BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY
                                                                                      Châu Thạch
                              
NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                       La Thụy

Đọc được bài thơ “Nghiêng” rất hay của nhà thơ La Thụy, Châu Thạch tôi nổi máu văn chương cũng muốn viết đôi dòng cảm nhận của mình. Thế nhưng thấy trên diễn đàn đã có nhiều bài bình luận về nó, mình có viết nữa cũng bằng thừa. Thôi thì chơi trội một chút, bình các bài bình viết về bài thơ ấy. Nói chữ “bình” cho oai thế thôi, chứ thật ra con dế hèn mọn nầy chỉ xin có đôi lời bày tỏ cảm giác của mình khi đọc các bài bình mà thôi, mục đích cũng là gáy bá vơ, góp một chút âm thanh trong hương thơm của hương đồng cỏ nội dưới ánh trăng nghiêng của nhà thơ La Thụy.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

ÁO THẮM- Thơ Hồng Thúy, nhạc Thiên Anh, ca sĩ Tâm Thư, hòa âm Đăng Vương Quân


   


ÁO THẮM

Rũ mềm óng ả
Khoan thai dáng mơ
Thướt tha dài trắng
Dịu dàng nắng khơi

Tung tăng sóng lượn
Gót nhẹ tơ êm
Hồn theo mộng trải
Gởi bao giấc tình

Em đi phố thắm
Hương tóc mượt mây
Gió mềm lụa trải
Chiều lên bước đầy

Tinh hoa dệt gấm
Theo dòng ước mơ
Xuân xanh khép hở
Người thương …cuối trời

Ô! Khuy cài ru tiếng
Dặt dìu điệu lơi
Đây tà áo hội
Chơi vơi hương đồng

Rộn ràng áo nối
Tình nghĩa vẹn đôi
Nhớ xưa ấm lối
Những ngày nắng thơ

Yêu! Áo dài em mặc
Áo tình… thủy chung

                 Hồng Thúy


        

Nhạc: Thiên Anh
Thơ: Hồng Thúy
Ca sĩ: Tâm Thư
Hoà âm: Đăng Vương Quân
Trình bày: Nguyệt Nga

TẾT NGUYÊN TIÊU - Trần Kiêm Đoàn


     

        TẾT NGUYÊN TIÊU

Hình ảnh và nội dung tết Nguyên tiêu vẫn còn là một khái niệm tương đối xa lạ với phần đông người Việt Nam thuộc thế hệ trẻ, nhất là người Việt tại hải ngoại.

Vậy sau tết Nguyên Đán thì tết Nguyên Tiêu là gì?

Tết Nguyên Tiêu - Rằm tháng Giêng Âm lịch - là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 trọn ngày 15 và kéo dài cho đến nửa đêm 15 ( có trăng Rằm vằng vặc) vào tháng giêng âm lịch.

Ở Việt Nam, ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, cầu nguyện điều lành; mặc dầu tín lý nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư với sự quy tụ quần chúng Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Lễ hội đêm trăng rằm hiện được nhiều nơi Việt Nam khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức đêm Nguyên tiêu của Ngày Thơ Việt Nam. Cho đến nay tinh thần “Thơ Nguyên Tiêu Việt Nam” đã thành nếp sinh hoạt văn nghệ rất đẹp ở nhiều địa phương.

Đặc biệt tại Huế, tết Nguyên tiêu vẫn được duy trì và tổ chức dưới hình thức lễ hội như một ngày truyền thống đầu năm. Hầu hết các chùa đều có có mở Đàn Tràng Dược Sư để cầu an và cầu nguyện sự an vui trong năm mới.

Những năm về sau này, tết Nguyên tiêu ở Huế đã trở thành một lễ hội mang tính nghệ thuật đầy thú vị trong đại chúng. Địa điểm được chọn là núi Ngự Bình. Đêm rằm Nguyên tiêu, thường có rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ văn nghệ Huế, hẹn nhau lên núi Ngự Bình để uống rượu thưởng trăng trên núi Ngự Bình mà người ta thường cho rằng đây là hình ảnh mặt trăng treo trên bầu trời trong sáng và đẹp nhất trong năm. Những hình thức và tục lệ khả ái, mỹ thuật như làm thơ, ngâm thơ, vịnh thơ, bình thơ, thả thơ... cũng được nhiệt tình hưởng ứng.

Theo truyền thống Thả Thơ tại Trung Quốc trong dịp Nguyên tiêu thì phổ thông nhất là thể thơ Đường luật được sáng tác, ngâm vịnh, họa thơ, bình thơ và thả thơ. Thơ được làm ra viết trên giấy thả theo dòng nước hay là thả bay tung lên không gian qua nhiều hình thức khác nhau.

Các vị sính thơ tại Việt Nam thì thường dùng ba hình thức thơ phổ biến nhất là: Thất ngôn Bát cú, Song thất Lục bát và Lục bát. Vẫn có hình thức thơ tự do nhưng còn hiếm.

Sau đây, người viết những dòng này xin thả thơ với một bài Thất ngôn Bát cú “Con Cóc” như sau:

CÓC DẠ NGUYÊN TIÊU

Đêm trăng vằng vặc Tết Nguyên Tiêu,
Cóc nhớ Hằng Nga phải đánh liều.
Ra khỏi hang sâu trăng sáng quá,
Trở về chốn cũ bóng cô liêu.
Da cóc quản chi đời ấm lạnh,
Tâm trong chẳng ngại cảnh tiêu điều.
Cóc dạ Nguyên tiêu nhìn bốn hướng,
Thả thơ tặng bạn với thân yêu.

Tại Hoa Kỳ, California, nơi chúng tôi đang định cư trên 35 năm nay, tục lệ tết Nguyên tiêu thường được tổ chức trong các chùa theo môn phái Đại thừa Tịnh Độ mà các tăng ni chủ trì phần lớn xuất thân từ Huế.
Tết Nguyên tiêu năm nay, tôi được tham dự lễ hội tại chùa Kim Quang. Đây là một trong những ngôi chùa đầu tiên của người Việt Nam tại Mỹ được xây dựng sau 1975. Và theo truyền thống “Đông Tây đề huề” thì bất cứ lễ hội nào, dẫu quan trọng đến đâu tại các nước Âu Mỹ cũng phải tổ chức vào dịp Weekend - cuối tuần, nên “Nguyên Tiêu” năm nay là ngày Chủ Nhật, dẫu mới là ngày 13 tháng giêng Âm lịch.

Sau ba ngày hành lễ Đàn tràng Dược sư, Tết Nguyên tiêu kết thúc với một chương trình văn nghệ đặc biệt của Gia đình Phật tử Kim Quang với hơn 200 đoàn sinh tập luyện công phu từ nhiều tháng trước. Các cháu đã trình diễn khá xuất sắc, thu hút và tạo được sự hưởng ứng, cổ võ nồng nhiệt của đông đảo khán giả ngồi chật sân chùa.

Chào hội Nguyên tiêu và xin chúc mọi người tiếp tục hưởng một Năm Mới Kỷ Hợi 2019 sức khỏe và an vui.

                                                     Sacramento, Nguyên tiêu 2019
                                                                Trần Kiêm Đoàn

ĐỌC BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY - Phạm Đức Nhì


       
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


       ĐỌC BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY

NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                        La Thụy

Tứ thơ chỉ là một câu hỏi của tác giả “Có ai từng đang ngắm trăng, hồn bỗng chao nghiêng, hương mê lắng đọng, tình xưa hẹn ước, kỷ niệm hiện về, để cuối cùng trời đất cũng chao nghiêng, ánh trăng thề chông chênh rơi mất, chỉ còn ta với những bóng hình xưa?”

Với tôi, La Thụy làm thơ đều tay và chắc tay. Đọc một số thơ anh tôi có cảm tưởng anh “thích” lối dàn quân của Thơ Mới... Nhưng không hiểu sao mấy bài sau này trên VNQT (Hòn Chồng, Mẹ) anh đã mạnh dạn thay đổi số chữ trong câu. Đặc biệt đến bài Nghiêng thì anh lại nổi hứng bứt phá hết những sợi dây trói buộc của thơ truyền thống và Thơ Mới.

Có lẽ khi “chao nghiêng” tâm hồn thi sĩ đang bồng bềnh chơi vơi ở một nơi xa nào đó - đủ xa để “quên hết lời em dặn dò”, ở đây là quên hết luật tắc của thơ và “rơi mất ánh trăng thề”. Nhưng chẳng phải quên như vậy lại là cái hay hay sao?

Có thể nói Nghiêng của La Thụy là bài thơ phá hết mọi lề luật - chỉ giữ lại chút vần. Vần không chỉ thoang thoảng rất vừa độ ngọt mà vị ngọt cũng khác lạ. Không phải cái ngọt bình thường của đường mía hay đường thốt nốt mà hình như là vị ngọt của mật ong nguyên chất từ chốn rừng sâu núi thẳm.

Cách ngắt dòng, dàn trận của Nghiêng, theo tôi cũng rất tuyệt, chứng tỏ tác giả đã nắm trong tay toàn quyền tự do sắp xếp, điều khiển đội quân chữ nghĩa của mình. Chữ “mê” đang lơ lửng trong không gian; “Chừ hoài niệm”“Tình xưa hẹn ước” nên đọc khe khẽ, hơi lướt qua để câu “len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức” được sóng đôi với câu kết “Chông chênh rơi mất ánh trăng thề”. (Cả 2 câu đều 7 chữ). Chữ “mê” đang thơ thẩn đợi chờ, thấy bóng chữ “thề” ở cuối đường, chạy bay lại như gặp người tình trong mộng. “Mê” “thề” ôm ghì chặt nhau trong niềm hạnh phúc vô biên.
Người đọc nào đọc hết bài thơ mà không lây cái niềm hạnh phúc ấy!

Một đặc điểm nữa của Nghiêng là sự cô đọng. Bài thơ chỉ có 30 chữ, nhưng để “tóm tắt” đại ý của tứ thơ tôi đã phải “gói gọn” trong 45 chữ. Sức nén của ngôn ngữ thơ trong Nghiêng thật đáng nể.
Cảm xúc từ tầng 1 (câu chữ) và tầng 2 (thế trận) - đặc biệt là tầng 2 - khá mạnh. Độc giả thật sảng khoái khi bài thơ – lúc ấy cũng là bản nhạc – đi đến giai kết hoàn toàn (cadence parfaite). Chữ “thề”, có âm vang của chữ “mê” trợ lực, trở về chủ âm hết sức ngọt ngào. Vì bài thơ quá ngắn, có cảm xúc ở tầng 3 nhưng rất nhẹ.

Tóm lại, Nghiêng là bài thơ ngắn, ngắn nhưng hoàn chỉnh. Thi ảnh đẹp, thi pháp mới lạ, Chỉ thế thôi cũng đủ làm thi sĩ nở mày, nở mặt với đứa con tinh thần của mình. Hy vọng La Thụy nhận ra thế mạnh từ thi pháp của Nghiêng để khi có tứ thơ hay, cảm xúc dạt dào sẽ cho ra đời những bài thơ bề thế hơn. Và dĩ nhiên, còn hay hơn nữa.

                                                                             Phạm Đức Nhì

BÀN VỀ BÀI BÌNH THƠ “THUYÊN NEO BẾN LẠ” CỦA ĐĂNG XUÂN XUYẾN - Châu Thạch


              
                    Nhà bình thơ Châu Thạch

         BÀN VỀ BÀI BÌNH THƠ “THUYÊN NEO BẾN LẠ”
         CỦA ĐĂNG XUÂN XUYẾN

Nhân được nhà thơ Đặng Xuân Xuyến báo tin cho tôi đọc bài viết “Tưng Tưng bảy chuyện cùng…Nguyễn Đăng Hành” tôi tò mò tìm đọc thêm một vài bài của anh trên trang web dangxuanxuyen.blogspot.com. Nhờ vậy bài bình thơ “Vài suy nghĩ khi đọc Thuyền Neo Bến Lạ của Phúc Toản” đập vào mắt tôi. Cái khiến cho tôi dừng lại để đọc không phải là bài bình mà chính là bài thơ “Thuyền Neo Bến Lạ” của nhà thơ Phúc Toản. Đọc bài thơ xong, xúc cảm với bài thơ đưa tôi đọc tiếp bài bình. Xin mời thưởng bài thơ trước:

THUYỀN NEO BẾN LẠ
          (Gửi NTPT)

Lạnh lùng cơn gió chiều đông
Xô con thuyền nhỏ theo dòng về xa ...
Dây đời buộc tím nhành hoa
Ngày vui ...mà lệ ướt nhòa câu thơ ...

Thật rồi... vẫn ngỡ là mơ
Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng...
Gừng cay, muối mặn xát lòng
Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng...
Một luồng gió thổi sau lưng
Tân bao kỷ niệm, đoạn từng nhớ thương...
Mùa xuân phía trước dâng hương
Đằng sau lạnh buốt một phương trời buồn...

                            Tân Yên, tháng 01.2001
                                  PHÚC TOẢN

Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến đã viết lời bình ngắn, trình bày lướt qua vài cảm nhận mà anh đã có khi đọc bài thơ nầy. Để bài viết không dài, Châu Thạch xin nêu những ý chính trong bài bình của Đặng Xuân Xuyến và đóng góp những ý kiến của mình như là một cuộc trò chuyện văn chương, hầu góp vui cho bạn đọc thư giản năm, mười phút mà thôi.

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

“LƯU LINH MỘ” - THI HÀO NGUYỄN DU - ĐỨC HẠNH & QUÝ HỮU KÍNH HỌA


   


LƯU LINH MỘ

Lưu Linh tử bất thành tài
Hạ sáp dương ngôn tử tiện mai
Túy lí dĩ năng tề vạn vật
Tử thời hà tất niệm di hài
Thiên niên cổ mộ trường kinh cức
Vạn lí quan đạo đa phong ai
Hà tự thanh tinh khan thế sự
Phù bình nhiễu nhiễu cánh kham ai

                                    Nguyễn Du

LƯU LINH MỘ

Cái gã Lưu Linh chẳng có gì
Bảo người vác cuốc "chết chôn đi"
Khi say vạn vật đều như thế
Lúc chết hình hài tiếc cái chi
Gai phủ ngàn năm ngôi mộ cũ
Bụi bay muôn dặm phủ đường đi
Chi bằng tỉnh thức mà xem xét
Thế sự bèo trôi thảm cảnh ghi !

                        (Hải Đà dịch)

CHÙM THƠ " CẢM THÁN VỚI TÌNH YÊU" - Phạm Ngọc Thái


         
               Nhà thơ Phạm Ngọc Thái


TẠ TỘI TRƯỚC TÌNH YÊU
(Tặng người nữ sinh yêu dấu của đời tôi)
                                                     
Đã xa lắm ! Tình xưa bùng cháy lại
Thưở mơ màng đâu còn nữa, em ơi !
Tóc anh nay nhiều sợi bạc rồi
Em ở tận phương trời, biệt tích ...

Nhớ những đêm trăng cùng nhau dạo bước
Nụ hôn nào đang dính giọt sương đêm
Người nữ sinh ? Anh không thể quên
Dù đã yêu bao nhiêu lần khác.

Tình đổ vỡ. Trái tim anh tan nát
Tháng năm qua, hàn vá được đâu em ?
Đời trôi đi... trăm nỗi u phiền ...
Cuộc sống phong trần. Tình nhạt nhòa, tẻ ngắt.

Có lỗi lầm không sao xóa được
Là phút giây anh gạt bỏ tình em
Ánh mắt thơ xưa tha thiết nhìn anh
Vết thương cũ xiết mãi lòng đau nhói

Em hiển hiện, người thiếu nữ dịu dàng biết mấy
Bao áng thơ ta từng viết về em
Nhìn thấy không gái ơi ?
              Mảnh trăng khuyết bên thềm
Ta thao thức gọi tên nàng trong hoang vắng

Anh quì xuống giữa không gian sâu thẳm
Tạ tội với đất trời ! Vì đã bội phản cuộc tình em...

                                                           11.2.2019

VÀI KHÁI NIỆM VỀ VIỆC DÙNG CHỮ TRONG THƠ - Nguyên Lạc


         
                               Tác giả Nguyên Lạc

      VÀI KHÁI NIỆM VỀ VIỆC DÙNG CH TRONG THƠ
                                                                                  Nguyên Lạc
Lời nói đầu:
Trong bài viết CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY (http://vannghequangtri.blogspot.com/2019/02/cam-nhan-ve-bai-tho-nghieng-cua-la-thuy.html) được nhiều độc giả đồng cảm, tôi đã bị nhà bình thơ Châu Thach- Tran Trương Văn và fans tấn công bằng "ngôn ngữ văn hóa đường phố", tôi bắt buộc phải trả lời ông, nếu không thì "thất kính". Đây là vài lời của "văn hóa chửi, văn hóa đường phố" của ông:"Với lại những người dốt nát mà háu danh thì tự kiêu tự đại, diễn đàn có góp ý đúng cũng cho sai". (Trạn Trương Văn - Châu Thạch)
Để trả lời những "chủ quan" về phê bình của ông Châu Thạch, cũng như nói rõ tiêu chí của riêng tôi về thơ, giải thích thêm rõ về cảm nhận bài thơ "Nghiêng" của La Thụy tôi -  "người dốt nát" như ông CT đã chửi - post bài này lên các web trong và ngoài nước. Bài này đã được in trong tạp chí văn học nghệ thuật VĂN HỌC MỚI xuất bán tại California tháng nầy 2/2019. Đây là web side của VĂN HỌC MỚI (https://vanhocmoi.com/)
                                                                    Trân trng - Nguyên Lạc

MÌNH NGẮM TRĂNG ĐÊM NAY - Thơ Như Nguyệt, Nhạc Kiên Thanh, giọng hát Kim Khánh


        
                         Nhà thơ Như Nguyệt


        MÌNH NGẮM TRĂNG ĐÊM NAY

Anh làm thơ cho em
Ca tụng ánh trăng vàng
Anh làm thơ miên mang
Ví  em xinh mơ màng

Anh dường như cô đơn
Ngắm trăng đẹp một mình
Thơ anh làm trữ tình
Những dòng chữ nhẩy bay

Em nhìn trăng đêm nay
Trăng to tròn đẹp quá
Trời hôm nay xanh trong
Bỗng thấy mình nhớ mong

Hai ta hai phương trời
Nhìn trăng mà nhớ nhau
Anh ơi chỉ thế thôi
Nhìn trăng mà lệ rơi

Đêm nay trăng sáng quá
Nghìn sao trời  lung linh
Em có hoa với lá
Đâu ngắm trăng một mình

Một mình chỉ một mình
Nhưng chẳng thấy cô đơn
Một mình nhưng hạnh phúc
An bình, không gì hơn!

      Quách Như Nguyệt


       

Thơ: Quách Như Nguyệt
Nhạc: Kiên Thanh
Biểu diễn: Kim Khánh

LỤC BÁT XUÂN - Thơ Nhật Quang


        
                              Nhà thơ Nhật Quang

LỤC BÁT XUÂN

Tuổi già ngồi bấm đốt tay
Thu qua, Đông tận, thở dài…hết năm
Bé thơ múa hát, tung tăng
Khoe màu áo mới, lăng xăng vui cười

Dáng xuân tha thướt yêu đời
Cô em má thắm, mắt ngời đong đưa
Bên rèm e ấp…song thưa
Nhởn nhơ ong, bướm thêu thùa lời yêu

Xuân sang tóc mẹ nhuốm chiều
Vẫn dầm mưa nắng, liêu xiêu thân cò
Cha còn trĩu gánh âu lo
Mong con chắp cánh ước mơ…đẹp màu

Nghe thời gian vút bóng câu
Vần xoay vũ trụ phối vào huyền mơ
Đất trời dệt thắm duyên thơ
Cỏ hoa hong sắc, ươm tơ mượt mềm

Đông tàn đọng giọt chuông êm
Níu hồn hoang chốn cửa thiền nhân sinh
Trần gian niệm khúc tâm kinh
Ta nghiêng tâm lắng, gieo tình tụng Xuân.

                                             Nhật Quang
                                             (TP. HCM)

Tác giả: Nguyễn nhật Quang
ĐC: 69/16 KP 6, Đường TCH 36
P- Tân chánh Hiệp, Q12, TPHCM
Tel: 0975764469

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

TÔI HẠNH PHÚC - Trần Mai Ngân


        
                     Tác giả Trần Mai Ngân


          TÔI HẠNH PHÚC

Những tổn thương rồi sẽ qua đi theo ngày tháng năm. Những tổn thuơng tưởng có thật nhưng đi với thời gian thì lại không còn thật nữa. Nó trôi qua và tan theo.
Tôi đã quên và tôi để cho mình có quyền được hạnh phúc.
Tôi biết mình có hạnh phúc ít nhất là một khoảng ngắn ngủi nào đó trong suốt cả một cuộc đời khá dài lâu...
Hạnh phúc với tôi đơn giản là được cười tươi khi bắt gặp một ánh mắt cũ trong chiều xuân vàng cả hoa Mai... Hạnh phúc của tôi là khi qua đường thoáng nghe một mùi hương quen thuộc để ngỡ như bàn tay được người dắt qua dòng xe cộ chật đông...
Hạnh phúc cũng có khi là ngồi lặng im ngắm biển một mình nghe sóng vỗ như xin lỗi lời hò hẹn đã nhỡ, đã qua đi... dang dở...

Thôi ! Rộng lượng với tôi - với cuộc đời của tôi đi.
Còn bao lâu nữa. Còn bao mùa xuân nữa để tôi nhớ về người.
Rồi cũng phải đến lúc nào đó quên đi, quên tất cả. Không nhìn ra gương mặt dấu yêu vì đã nhạt nhoà theo năm tháng!
Nhưng chắc chắn tôi tin rằng đã có lúc tôi rất hạnh phúc, hạnh phúc cùng dấu yêu là điều có thật !

                                                                        Trần Mai Ngân
                                                                  Tết Nguyên Tiêu 2019

CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY, CÁI TÔI TRONG SÁNG TÁC THƠ VĂN - Nguyên Lạc


     
                                Tranh Nguyen Son


     CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY
     CÁI TÔI TRONG SÁNG TÁC THƠ VĂN
                                                                                Nguyên Lạc 

Theo quan niệm riêng tôi về thơ văn, trong con người có hai cái tôi: Cái tôi lý trí và cái tôi cảm xúc:
1. Cái tôi lý trí do lý trí chi phối, mang tính hơn thiệt, đúng sai, được thua vân vân... Trong cái tôi này có chứa cái tôi "teo chim", có nghĩa là cái tôi sợ hãi. Biết rằng mình không thích, biết rằng dối gian... nhưng vẫn phải làm, phải lèo lách... Đây là cái tôi không thực trong thơ văn.
2. Cái tôi cảm xúc: Đây là cái tôi thực sự, cái tôi nhân bản, cái tôi của thương yêu, cái tôi cảm nhận sự thua thiệt, không cần danh tiếng tiền tài ... vân vân và vân vân. Nhà thơ cần cái tôi này
Một bài thơ hay khi nào cái tôi cảm xúc lên làm chủ, đè cái tôi lý trí xuống. Do đó người ta thường nói: Tình yêu thường "mù quáng", nghĩa là lý trí "đi chỗ khác chơi". Thơ mà chỉ có lý trí, chỉ sắp xếp chữ, không có cảm xúc thì thơ chắc không gây một hiệu ứng nào đối với người đọc và chắc sẽ bị mau quên.

*
Tình cờ tôi đọc được một bài thơ tôi rất thích, một bài thơ đầy cảm xúc. Một bài thơ mà "cái tôi cảm xúc, cái tôi đích thực" lên làm chủ, dành quyền “đạo diễn”, đuổi "cái tôi văn hóa / lý trí" vào bóng tối. Bài thơ "Nghiêng" của La Thụy. Một bài thơ ngắn chỉ ba mươi chữ. Đây là bài thơ:

NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                         La Thụy

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC... VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC - Đặng Xuân Xuyến


              


          THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC... 
          VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC

Thật sự là tôi không thích đọc những bài viết chuộng lối "tầm chương trích cú" nên ngày 14 tháng 02 năm 2019, khi nhà thơ La Thụy gửi qua email, ngó thấy tên tác giả bài viết là Nguyên Lạc, tôi liền nhấn chuột thoát ra để vào đọc thư khác. Sở dĩ như vậy là vì gần đây, vào cuối năm 2018, vô tình đọc 2 bài viết của tác giả Nguyên Lạc, cũng do nhà thơ La Thụy gửi qua email, tôi đã phát hãi khi phải đọc những đoạn "tầm chương trích cú" mà nhiều người đã biết hoặc không cần phải biết, được ông Nguyên Lạc sử dụng na ná kiểu "Sơn Đông mãi võ", “lên gân dạy đời” dành cho những nạn nhân không chỉ là nhà phê bình văn học Châu Thạch, nhà thơ Phạm Ngọc Thái hay Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại, Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền,... mà với tất cả những ai đọc 2 bài viết đó.

HOA MAI TRONG THƠ CỔ VN - Trần Ngọc Tính

Nguồn:
http://thovanhoangkim.blogspot.com/2008/02/hoa-mai-trong-th-vit-nam-c-in.html

          Mai vang ngay tet

           HOA MAI TRONG THƠ CỔ VN
                                                 Trần Ngọc Tính

Hoa mai trong thơ cổ nước ta và nhiều quốc gia khác ở Á Đông, chính là hoa mai màu trắng. Như giống mai mù u, tên khoa học là Ochrocarpus siamensis thuộc họ Guttiferae (họ măng cụt), hiện còn một cây trong chùa Gò ở Phú Lâm (Sài Gòn). Cây mai này đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ Minh Hương Trịnh Hoài Đức (1725-1825) và các cây bút cùng thời viết nên tập “Mộng mai đình”. Cây mai này cũng là biểu tượng của Thi xã Bạch Mai quy tụ nhiều tên tuổi “vang bóng một thời” ở Nam Bộ vào thế kỷ trước : Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường, Trần Thiện Chánh, Hồ Huấn Nghiệp, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thông,…

mai1

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

CỔ TÍCH ĐỜI THƯỜNG - Thơ Kha Tiệm Ly


        
                             Nhà thơ Kha Tiệm Ly


CỔ TÍCH ĐỜI THƯỜNG

Có loài cỏ lớn lên từ vùng biển mặn,
Nên luôn thèm vị ngọt hạt sương rơi.
Ta từng hớp ngụm rượu đời cay đắng,
Nên cũng thèm vị ngọt một bờ môi!

Giữa biển khơi, giữa muôn trùng sóng dữ,
Lại mơ về một bến đỗ bình yên.
Lỡ phận lỡ duyên suốt hành trình cô lữ,
Bao bến yêu không chấp nhận một con thuyền!

Đâu cần đợi tia nắng hồng rực rỡ,
Nụ cười em cũng ấm những ngày đông.
Đâu cần đợi hoa lục bình rộ nở,
Màu áo em cũng đủ tím dòng sông!

Chẳng chuyện thần tiên, mà chuyện tình rất thật!
(Cổ tích đời thường cũng đâu quá xa xôi).
Buổi hoàng hôn vẫn còn loài hoa tươi thắm,
Đủ sắc, thừa hương tô điểm cuộc đời!

Quên chuyện nhục vinh, quên câu thành bại,
Quên rượu rót một mình, quên những cơn say.
Lấy tình em, thay cho đời gió bụi,
Lấy chén ngọt ngào, thay chén đắng cay!

                                      KHA TIỆM LY

MẤY LỜI TÂM SỰ - Châu Thạch


         
                Nhà bình thơ Châu Thạch


          MẤY LỜI TÂM SỰ
          (Nhân nhà thơ Nguyễn Đăng Hành nói về Châu Thạch)

Vừa ăn Tết xong, mồng mấy Tết không nhớ, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến điện thoại cho Châu Thạch. Sau vài lời chúc tết, nhà thơ hỏi:
- Chú đã đọc bài “Tưng Tưng bảy chuyện cùng…Nguyễn Đăng Hành” chưa ạ?.
- Hả, mấy bữa nay bận lo Tết quá nên chú chưa đọc.
- Chú đọc đi, trong đó có nhắc về chú đấy ạ.
- Ừ, để chú đọc bây giờ.
Thế là tôi ngồi vào máy vi tính mở trang web dangxuanxuyen.blogspot.com và tìm đọc bài nầy. Bài nầy Đặng Xuân Xuyến chép lại những lần trao đổi giữa anh với nhà thơ Nguyễn Đăng Hành, bàn luận về các nhà thơ, trong đó tôi có biết vài người chớ chưa quen ai cả. Châu Thạch tôi cũng hân hạnh được đề cập đến hai lần. Lần thư nhất hai người nói về Châu Thạch như sau:

 “Mươi hôm sau, anh (tức Nguyễn Đăng Hành) điện cho tôi, vẻ rụt rè:
- Anh hỏi câu này, chú trả lời thật nhé. Bài "Ẩm trời" của chú, đáng mấy điểm.
Tôi có chút ngập ngừng:
- Tự chấm điểm thì em không biết cho điểm mấy nhưng bài đó cũng thường thôi, không thể là hay.
Anh ồ lên, lanh lảnh:
- Vậy mà bác Châu Thạch khen hết lời.
Tôi cười, nửa phân trần:
- Chú Châu Thạch khen hay ở phong cách tỏ tình mới lạ, bạo liệt chứ không khen bài thơ "Ẩm trời" hay.
Anh chậm rãi:
- Anh nghĩ bác Châu Thạch vì quý người mà quý thơ. Bác Châu Thạch nhiều bài bình rất sâu, rất hay, anh rất phục nhưng đọc mấy bài bình kiểu quý người quý thơ như thế không sướng.”