BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

DÒNG SÔNG XƯA CÒN NGÀY TRỞ LẠI... - Thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệt


       
                 Nhà thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệt



DÒNG SÔNG XƯA
CÒN NGÀY TRỞ LẠI...

Tôi trở về thăm lại dòng sông
Có bến ghe thuyền chài chen chúc
Dòng nước hiền hòa hai mùa trong đục
Gốc xoan bên đường đúng độ trổ bông
Chỗ thân quen, nay ai cũng lạ
Tự xót xa rồi tự thấy đau lòng.

Tên thân thuộc ngày xưa xóm Bống,
Bên kia bờ Xuyên Mỹ quê em,
Người thuở trước, bây giờ ai còn mất,
Có còn ai chằm nón với xe tằm,
Đi lòn qua ngõ cũ ghé thăm,
Những đôi mắt nhìn theo xa lạ quá
Trong những đôi mắt kia có mắt em không hở
Lâu quá rồi, tính lại mấy mươi năm,

Nước vẫn trôi ra biển xa xăm
Tôi, mây bạc giăng thành chiều núi nhạt,
Mấy mươi năm phong sương phiêu bạt,
Chưa quên mùi rượu gạo Xuyên Quang,
Chưa quên những ngày Nam Phước nắng chói chang,
Đêm gật gù ngâm thơ thị trấn Điện Bàn,
Con đường tôi đi thân thương chừng lối,
Như vết hằn in đậm chẳng phôi pha.

Tôi trở về thăm lại dòng sông
Có chiếc cầu dài như một đời chinh chiến,
Chiếc cầu còn ngủ yên, tôi từng ươm lòng thương mến,
Khi tối trời dạo bước thâu canh,
Những đêm trăng sóng nước tròng trành,
Tôi, lãng tử bơi thuyền mơ Lý Bạch,
Bên này bên kia hai bờ ngăn cách,
Nhịp nối liền xích lại kề nhau.

Thôi xa rồi - đành đoạn từ lâu,
Ai hiểu thấu hồn ai đau nhức !
Lúc trở về, âm thầm tôi bật khóc,
Dấu vết bầm dưới ánh mắt trũng sâu,
Nước lững lờ qua, trôi dạt về đâu,
Người đứng lại bên đời buồn cô quạnh,
Sóng gió mênh mang mưa chiều bay lành lạnh,
Lòng ngậm ngùi chạnh xót nghĩa anh em !

Tôi trở về thăm lại dòng sông
Thẫn thờ đọc câu thơ một thời xuôi ngược,
Sáng Câu Lâu tôi nhớ chiều Trung Phước,
Sớm Cà Tang thương mấy độ Khương Bình.
Con sông buồn dòng nước lặng thinh,
Không gió dập mà sao lòng dậy sóng
Lần trở về thăm lại dòng sông.

                            Hạ Thái Trần Quốc Phiệt

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

TÌNH THƠ MỘT THUỞ... - Thơ Tịnh Đàm


       
                Nhà thơ Tịnh Đàm


TÌNH THƠ MỘT THUỞ...

Nghe chừng
Lạnh bước chân đêm
Thẫn thờ trăng
Ngả bên thềm...
Hắt hiu !

Tôi ngồi
Thắp nỗi buồn thiu
Nhớ trong hoài niệm
Chắt chiu chút tình.

Người xưa
Giờ
Cũng an bình
Nhủ tôi :
Thôi nhé duyên mình...
Bấy nhiêu.

Trả em
Dáng mộng yêu kiều
Tình thơ một thuở...
Bao điều vấn vương !

         TỊNH ĐÀM
(Hóc Môn, TP.HCM)

RƯỢU SOJU, THIÊU TỬU BÀI - Phạm Đình Khuê


              
                        Một chai rượu Thiêu Tửu Chamisul 
                           cùng với loại ly của cùng hãng sản xuất.

             RƯỢU SOJU - THIÊU TỬU BÀI 
                                                  Phạm Đình Khuê

Có một điều gằn như chắc chắn rằng là khi nền kinh tế của một quốc gia phát triển, vươn ra khỏi giới hạn biên giới của chính nó, thì đi liền với cái sức mạnh kinh tế đó chính là những ảnh hưởng tác động trực tiếp của văn hóa sẽ theo bước chưn tiếp theo sau mà ra ngoài.  Hàn Quốc, thực sự chỉ là phần đất Nam Hàn ngày nay, đang là một ngôi sao sáng về phát triển kinh tế trên vòm trời quốc tế, và do đó những ảnh hưởng văn hóa của họ cũng đã và đang phát triển mạnh ra thế giới bên ngoài.

VỀ THƠ BÙI GIÁNG, NÓI THẾ NÀO CHO PHẢI ? - Trần Nhuận Minh


        
                Nhà thơ Trần Nhuận Minh


Tiểu sử Nhà thơ Trần Nhuận Minh:
Nhà thơ Trần Nhuận Minh quê ở làng Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Bút danh: Trần Nhuận Minh, Trần Bình Minh
Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1982, uỷ viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam.
Hiện ông đang sống và viết tại Hạ Long, Quảng Ninh.
Nhà thơ Trần Nhuận Minh là anh ruột nhà thơ Trần Đăng Khoa (người nổi tiếng là thần đồng thơ văn ở miền Bắc những năm 1966-1971, từ khi mới tám tuổi)


       VỀ THƠ BÙI GIÁNG, NÓI THẾ NÀO CHO PHẢI ?
                                                                   Trần Nhuận Minh
                                                                                 
      Tôi đọc thơ Bùi Giáng cũng được khoảng 2 -300 bài và tương đối hệ thống trong mươi năm trở lại đây.
      Tôi cũng đọc rải rác hầu hết các bài viết về Bùi Giáng. Nói chung là hơi giông giống nhau của nhiều tác giả. Có người so Bùi Giáng với Nguyễn Du. Có người cho rằng, phải đến Bùi Giáng, thì thơ Việt Nam mới có biển có trời. Sự sáng tạo trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng là rất rõ, nhưng ca ngợi đến mức ấy, tôi cho là quá lời. Và như thế, dù không muốn, cũng là cách làm hại ông.

       
                             Nhà thơ Bùi Giáng

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

NHIỀU KHI... - Thơ Trần Mai Ngân


   
                            Nhà thơ Trần Mai Ngân


NHIỀU KHI...

Nhiều khi tôi không biết…
Mình đi đâu về đâu
Chỉ muốn tan nỗi sầu
  đời loanh quanh mãi

Nhiều khi tôi không biết
Mình đã yêu hay không
Chỉ thấy tím cả chiều
Nhuộm hoàng hôn mênh mông

Nhiều khi tôi rất nhớ
Rất nhớ một dòng sông
Thuyền tình tôi đã đắm
Bến xuân chiều khói lam

Nhiều khi tôi muốn khóc
Giọt lệ đừng cầm lòng
Cứ rơi trên má hồng
Như vẫn là thanh tân

Nhiều khi và nhiều khi
Bâng quơ tôi với trời
Dù chẳng để làm chi
Mây cứ là bay đi...

       Trần Mai Ngân
           5-12-2018

CHỜ ĐÔNG, MONG XUÂN - Thơ Quang Tuyết


   
                 Nhà thơ Quang Tuyết


CHỜ ĐÔNG, MONG XUÂN

Chờ đông... chi?
Để nhớ Xuân
Bên hiên bóng lẻ
Đắng dòng lệ rơi
Nhện giăng tơ
Rối nửa vời
Lần năm ngón nhỏ
Gởi người chữ duyên
Những mong
Bến cũ nhớ thuyền
Cho sông thương chuyến đò nghiêng nước ròng
Thu tàn - Người đứng bên song
Chờ đông... chi nữa?
Nát lòng thơ phai
Chiều nay
Nắng nhạt trên tay
Hỏi xuân? Ai có mong ngày xuân qua

                                Cuối Đông 2018
                                   Quang Tuyết

NGÚT NGÀN GIỮA ĐẠI DƯƠNG BÁT NGÁT - Tâm Nhiên


      
                    Thầy Tuệ Sĩ và cư sĩ Tâm Nhiên


           NGÚT NGÀN GIỮA ĐẠI DƯƠNG BÁT NGÁT
                                                                          Tâm Nhiên

“Năm tháng vẫn như nụ cười trong mộng” là một câu thơ của Thầy Tuệ Sỹ mà tôi cứ đọc đi đọc lại mãi trên những chuyến phiêu bạt, giang hồ khắp đó đây. Ngày đi, tháng đi, năm đi và đời mình cũng đang chuyển dịch đi qua. Đi trên nhịp bước sương lồng sông núi lặng: “Đi để nhớ những chiều pha tóc trắng. Mắt lưng chừng trông giọt máu phiêu lưu.”* Phiêu lưu, phiêu lãng ngàn phương, theo cách điệu tiêu dao du chơi giữa vô thường:

“Bước đi nghe cỏ động
Đi mãi thành tâm không
Hun hút rừng như mộng
Tồn sinh rụng cánh hồng”**

VỀ MỘT NGƯỜI VIỆT NAM ĐI TÌM CÁC ẨN SỐ CHÍNH TRỊ TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG - Cao Tuấn

Nguồn:
https://boxitvn.blogspot.com/2018/12/ve-mot-nguoi-viet-nam-i-tim-cac-so.html

          
                     Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy


VỀ MỘT NGƯỜI VIỆT NAM ĐI TÌM CÁC ẨN SỐ CHÍNH TRỊ TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG
                                                                           Cao Tuấn
                            
Người Việt Nam nói ở đây là ông Nguyễn Ngọc Huy, tác giả quyển sách “Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung” xuất hiện ở Hải Ngoại vào khoảng 1985, 1986 nhưng tác phẩm này không được biết đến nhiều như các tác phẩm “chính thống” khác của ông. Tuy vậy, theo thiển ý, đó là một tác phẩm đứng đắn, độc đáo, đáng đọc và đáng suy nghĩ. Nếu ông Huy chứng minh  nhà văn Kim Dung, người Trung Hoa, có những hậu ý chính trị khi viết các bộ tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng thì có thể chính ông Huy, một nhà chính trị Việt Nam cũng có những thông điệp chính trị riêng khi bỏ thì giờ viết sách về Kim Dung.

MỘT NGÀY ĐỊNH MỆNH - Thơ Phan Quỳ


        
                      Tác giả Phan Quỳ


MỘT NGÀY ĐỊNH MỆNH

Tôi thương Em dù người quen hay lạ,
Bởi cơ trời nên vĩnh biệt từ đây,
Em ra đi tóc hãy còn xanh lắm,
Các con thơ đôi dòng lệ vơi đầy.

Tôi thương Em một mảnh đời lận đận,
Con nước nào xô dạt xuống lòng sâu,
Rồi chiều hôm các con chờ trước ngõ,
Dáng mẹ hiền bằn bặn tận nơi nao

Tôi thương Em chiếu chăn giờ quạnh quẽ,
Hơi ấm nào cho con trẻ đêm thâu,
Vành khăn sô ai quấn vội trên đầu
Con ngơ ngác trong khói hương nhìn mẹ.

Tôi thương Em vội vàng đi như thế,
Chốn trần gian khổ ải tự bao ngày,
Tôi viết vội với đôi dòng dư lệ,
Lòng xót đau tan nát một hình hài.

Chúa nhân từ hãy dang rộng vòng tay,
Phật từ bi xin một lần cứu rỗi,
Thế nhân buồn bao linh hồn tội lỗi
Gieo oan khiên lên những kiếp phong trần.

Ban phúc lành để người biết thương tâm,
Ban giáo huấn để quay về bờ giác ,
Bao ngang trái thôi xin đừng tiếp tục
Để con thơ còn mãi như ban đầu,
Có mẹ cha thường bồng ẵm nâng niu,
Có gia đình đầm ấm với thương yêu....

Tôi khóc Em trong lặng lẽ mưa chiều
Rơi xối xả như lòng người uất hận
Thôi hãy yên Em ơi một số phận,
Kiếp lai sinh Em sẽ được vui nhiều…

                                       Phan Quỳ

GẶP HOÀNG THẠCH TÚ Ở ĐÀ NẴNG - Võ Cẩm


       
                    Hoàng Thạch Tú và Võ Cẩm 


       GẶP HOÀNG THẠCH TÚ Ở ĐÀ NẴNG

Tú cùng xã Triệu long với tôi. Thường gặp nhau trên đường đi học Nguyễn Hoàng thời thơ dại.
Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, Tú dạy học ở Đà Nẵng. Gặp Tú năm 1972 rồi xa biền biệt.
Cách đây 5 tháng về Đà Nẵng, Quỳnh Thủy cho điện thoại, rất tiếc Tú đi xa nên không gặp, hẹn lại lần sau.
Lần này khi trên xe đến Đà Nẵng tôi gọi điện thoại ngay. Phía đằu dây bên kia, Tú bảo:
- Mình sẽ trốn trại gặp bạn.
- Tú nói gì mình không hiểu?
- Mình trốn bệnh viện đó mà.
- Gần 50 năm chưa gặp nhau, lần trước lỡ hẹn.
- Mình vào bệnh viện lãnh thuốc, khoảng 2 rưỡi đến 3 giờ mình có mặt tại nhà cậu.
Tôi ngồi nhà bà chị ruột chờ từ 11giờ 30.
Tranh thủ tôi gọi Song, một cậu em kết nghĩa cũng cách nay 50 năm, lúc tôi làm lính đóng quân ở Sịa.
Hai cái hẹn gần nhau, vì thời gian quá ít.
Tôi đinh ninh Song đến trước.
Song nói, khoảng 10 phút em đến vì nhà Song gần chỗ nhà chị tôi.
Hai cái hẹn cùng lúc mà cả hai người tôi không nhớ mặt.
Tú tôi có thể nhận ra vì thời còn bé cùng chung đường đến trường, đôi lần gặp nhau trên Facebook. Còn Song thì xem như người lạ.
Trước giờ Tú hẹn, đồng hồ chỉ 2 giờ chiều.
Sau 10 phút Song hẹn thì Tú đến, tôi cứ nghĩ là Song.
Tôi mời vào nhà, đợi Tú.
Tuổi già lấp lem, ngồi trên bộ xalon.
Tôi nói: Song ngồi đợi bạn anh một tí.
Tôi tiếp: Sao Song có khuôn mặt giống bạn anh quá. Anh có người bạn tên Tú. Hoàng thạch Tú dạy ở trường Trần quý Cáp Hội an.
Tú ngẩn người thấy lạ. Sao thêm một Hoàng thạch Tú cũng dạy Trần quý Cáp, Hội An mà Tú không biết.
Nhìn kỹ tôi nhận ra Tú.
Tôi thấy hố, ôm Tú cười ngắt nghẽo. Tôi nhận biết mình già, 77 tuổi rồi còn gì.
Tôi xin lỗi Tú: Tau lầm.
Vài phút sau Song đến, Song còn trẻ lắm chỉ tuổi 63.
Tôi kể cho Song nghe câu chuyện vừa rồi và nhắc chuyện ngày quen biết nhau cách đây hơn 50 năm, rồi đem nhau đi uống cafe. Té ra Song và Tú đã gặp nhau nhiều lần ở cơ quan Song mà em rễ Tú làm Giám đốc. Đúng là quả đất tròn.
Tú đưa tôi về nhà lấy xe, hai đứa về nhà Tú.
Chúc mừng bạn có nơi ở khá khang trang trong con hẻm đường Trần Cao Vân. Căn nhà mà vợ chồng Tú và đứa con gái đang dạy Đại học Duy Tân ở.
Lần đầu tiên gặp vợ Tú xinh đẹp, cởi mở, lịch thiệp và quý khách.
Tuổi trên thất thập mà còn gặp nhau là hạnh phúc.
Tú vào phòng lấy 2 hủ yến sào và bịch bánh dành cho người "Tiểu đường " để mời bạn. Ngồi tâm sự một chặp, Tú nói: đi chơi tiếp.
Hai đứa dẫn xe ra, vợ Tú nói: Anh nhớ đưa bạn anh đi ăn phở hay gì nghe. Sao mà nghe tình nghĩa và đậm tình đồng môn, đồng hương của đôi bạn già sau nhiều năm xa cách.
Ra một đoạn đường, Tú dừng xe nói: Hôm nay tôi mời bạn đi ăn thứ gì bạn thích. Tú dẫn tôi đến một tiệm bánh xèo quá đông khách "Bánh xèo tôm nhảy". Một món ăn đặc biệt của Đà Nẵng.
Một bữa ăn đáng đồng tiền bát gạo. Đầy ắp tình nghĩa.
Chia tay, xin cảm ơn bạn hiền, xin cám ơn chị Tú cho tôi biết thế nào là tình ban thâm giao. Hẹn Tú lần tới ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế hay Quảng Trị quê hương yêu dấu của mình.

                                                                     Đà Nẵng 12/10/2018
                                                                               Võ Cẩm

MƯA Ở QUẢNG-TRỊ - Thơ Huy Uyên


        
                  Nhà thơ Huy Uyên


MƯA Ở QUẢNG-TRỊ

Những cơn mưa bên ngoài nhà thờ
Cuối mùa thu vội về cùng phố
Em còn đó hay đã đi
Guốc mộc hè người nhịp gõ.

Đầu sông đôi tình-nhân lặng lẽ
Mắt nhìn ai buồn hiu
Môi hôn xa giọt mưa sao buồn thế
Quảng-Trị nhớ ai trời chiều.

Mây ngủ lại bên kia Nhan-Biều
Từ La-Vang ầm ào lời gió
Cuối phố không còn người quay về
Thương ai Long-Hưng rưng mắt lệ.

Liêu xiêu đổ hàng cây xuống thấp
Giá chiều nay có em
Hóa trang tôi người khách lạ
Cầm giữ trong tay một chút tình.

Phải mưa làm Quảng-Trị dịu-dàng
Giữ lại trong người nỗi nhớ
Con đường Thạch-Hản sang sông
Tôi một đời hoang mê giấc ngủ.

Còn đâu bàn tay em vẫy
Mông lung dảy phố mù sương
Quanh đây sông hồ và núi
Níu lại trong tôi một Quảng-Trị buồn...

                                          Huy Uyên
                                         (11-9-2018)

SÀI GÒN ĐÊM THÁNH - Thơ Nhật Quang


    


SÀI GÒN ĐÊM THÁNH
                     
Sài Gòn đêm đông giá
Nhè nhẹ làn sương bay
Gió mơn man tà áo
Thánh ca trầm ngát say

Giọt chuông rơi thanh thót
Nóc giáo đường lung linh
Cánh Thiên thần vẫy gọi
Đêm ngôi Lời giáng sinh

Bầu trời xanh mơ ước…
Thắp rực ngọn nến hồng
Bao tâm hồn tha thiết
Ấm áp lòng đêm đông

Sài Gòn tràn hương sắc
Đêm ngời ánh hoa đăng
Theo dòng người xuống phố
Đón giáng sinh an lành

Yêu thương bên máng cỏ
Thầm thì nguyện ơn trên
Cho muôn người nhân thế
Mãi hưởng phút bình yên

Sài Gòn đêm đông Thánh
Mùa an lành tinh khôi
Khắp nẻo đường thắp sáng
Giáng sinh hòa muôn nơi.

            Jos. Nhật Quang

ĐỂ HIỂU NGHĨA CÂU NHẠC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN - Nguyên Lạc


       
          Trịnh Công Sơn qua nét vẽ của Bửu Chỉ

    Đ HIỂU NGHĨA CÂU NHẠC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
                                                                                   Nguyên Lạc

SƠ LƯỢC Ý CHÍNH BÀI CỦA GS HOÀNG ĐẲNG VÀ NHỮNG PHẢN HỒI

Nhân đọc bài viết: “Hiểu Đúng Nghĩa Câu Hát Của Trịnh Công Sơn Như Thế Nào?” của giáo sư Hoàng Đằng trên Văn Nghệ Quảng Trị, tôi xin “góp vui” mấy ý.
Độc giả có thể đọc bài viết theo link dưới:
HIỂU ĐÚNG NGHĨA CÂU HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO? [1]
Đây là ý chính của bài viết cùng những bình luận đồng và không đồng thuận
Ý chính
Trịnh Công Sơn viết trong một bài hát: "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng! - Hỏi làm gì, em biết không? - Để gió cuốn đi!" Bài hát được hát nhiều trong dịp tổng kết chiến dịch từ thiện của các nhóm, các tổ chức …
Tuy nhiên, ý nghĩa đích thực của mấy lời hát trên chắc còn ít người hiểu đúng. Đại đa số nghĩ rằng "để gió cuốn đi!" là làm được chi đó rồi,  xong việc, cho nó chìm vào quên lãng, đừng nhắc đi nhắc lại.[Hoàng Đằng]

NGƯỜI DƯNG NHƯNG ĐÂU PHẢI NGƯỜI XA LẠ! - Nguyễn Bàng


           
                        Tác giả Nguyễn Bàng


NGƯỜI DƯNG NHƯNG ĐÂU PHẢI NGƯỜI XA LẠ!

Trong không khí của một quần thể con người hỗn loạn, hoang mang, hung bạo đang tràn ngập trong mùa lễ hội ở nhiều nơi trên miền Bắc, mà người ta đi dự lễ hội, đi đến các chùa chiền, đền thờ để vụ lợi với hy vọng đến đấy sẽ được buôn may, bán đắt, sẽ được thăng quan tiến chức, trở nên giàu có..., bỗng nghe trong gió từ đâu đưa lại một hơi thở dài buồn trách:      

Hội làng thì đã lưng chừng
Người dưng ơi hỡi...
Người dưng
Chả về

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

MONG TRỞ VỀ - Thơ Nguyễn Thành Tâm


         
                   Tác giả Nguyễn Thành Tâm


MONG TRỞ VỀ

(Người hiểu gì phút ta không bình thường ấy
Vì Người vũ trụ bỗng nhiên say)

Có bao giờ về nơi đó nữa không anh?
Thảm cỏ xanh chân trời rộng mở
Sông miệt mài bến bờ hằn vết nhớ
Vạt cỏ ta ngồi cứ rối mãi không nhau

Biết thế này ta chẳng lớn để đau
Hoa súng trắng suốt đời trăn trở
Lũ trẻ chân trần, có ai còn nhớ?
Lạc nhau rồi mưa vỡ cả vầng trăng

Anh đâu rồi? Anh có còn khăng khăng
Luôn bên em để chẳng ai bắt nạt
Em bộn bề mà lời anh trôi dạt
Lối nghẹn chiều trăng lạc phía không anh

Em muốn rời phồn hoa giữa đô thành
Về với buổi chiều lấm lem khoai nướng
Về với lần đầu tiên ai biết ngượng
Quên bộn bề, quên ấm ức phía không anh

                                 Nguyễn Thành Tâm
                                        (Đại Ngàn)

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

CHIỀU ĐỘC ẨM - Thơ Trần Kiêm Đoàn


    
                            Tác giả Trần Kiêm Đoàn


CHIỀU ĐỘC ẨM

Có nét phiêu du chiều độc ẩm
Bạn bè ơi tứ xứ biết phương nào
Nhà cao cửa rộng buồn quan ải
Ghế trống bàn không uống với ai

Xưa uống mười chai chưa thấm rượu
Mỗi câu cười phủi sạch mấy rừng men
Nay ta uống nửa ly chiều độc ẩm
Rượu không say mà chếch choáng nỗi buồn thêm

Khi thấy rượu không còn chi men rượu
Tửu vô tâm không phá được thành sầu
Cười ngạo nghễ lão lai thành tráng sĩ
Sau tiếng cười không biết sẽ về đâu

                               Trần Kiêm Đoàn
                                       
(Cảm tác chiều uống rượu một mình và đọc thơ vào phone 
12-12-18)