BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

QUỐC HIỆU ĐẠI NGU THỜI NHÀ HỒ MANG Ý NGHĨA GÌ? - Nguyễn Thanh Điệp




Theo Từ điển bách khoa Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt:

Đại Ngu (大虞) là quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ, tồn tại từ năm 1400 đến khi cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương bị bắt năm 1407.
Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu vào tháng 3 năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau đó vào tháng 4 năm 1407, nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và tên Đại Ngu không được dùng làm quốc hiệu từ thời điểm đó. Sau khi nhà Hậu Lê chiến tranh giành lại độc lập, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
Chữ “Ngu” () trong quốc hiệu “Đại Ngu” (大虞) của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình", không phải chữ "Ngu" () mang nghĩa là "ngu ngốc". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn.

Có một thuyết khác cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn, là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ. Sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần, gọi là Hồ công Mãn, sau dùng chữ Hồ làm tên họ.[cần dẫn nguồn] Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu.


QUỐC HIỆU ĐẠI NGU THỜI NHÀ HỒ MANG Ý NGHĨA GÌ?
                                                                          Nguyễn Thanh Điệp

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Hồ Quý Ly trước có tên Lê Quý Ly, tự là Lý Nguyên, sinh năm Ất Hợi (1335), quê ở tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Hồ Quý Ly có 2 cô làm phi tần của Trần Minh Tông, một bà sinh ra Trần Nghệ Tông, một sinh ra Trần Duệ Tông, nhờ đó nên được vua Trần tin dùng.


Theo sách “Việt Nam sử lược”, từ lúc làm vua cho tới khi làm thái thượng hoàng, Trần Nghệ Tông một mực tin dùng Hồ Quý Ly, bất chấp mọi sự can ngăn của hoàng thân quốc thích.


Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, sau khi thượng hoàng Trần Nghệ Tông qua đời năm 1394, Hồ Quý Ly ngày càng chuyên quyền. Đến tháng 3/1400, ông phế bỏ cháu ngoại là vua Trần Thiếu Đế tự xưng làm vua.


Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly cho xây dựng kinh đô mới ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) đổi tên nước thành Đại Ngu và tập trung xây dựng quân đội. Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu nước ta từ Đại Việt sang Đại Ngu, với mong muốn xây dựng một quốc gia phồn thịnh. Đại Ngu theo tiếng Hán còn có nghĩa “Sự yên vui, hoà bình”.


Theo “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục”, Hồ Quý Ly từng cho thống nhất lại chuẩn đo lường để buôn bán; quy định người đỗ thi Hương phải qua kỳ thi Toán pháp mới được thi Hội; lưu thông tiền giấy.


Không được nhân dân ủng hộ, nhà Hồ nhanh chóng thất bại như Hồ Nguyên Trừng đã nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.


Theo sách “Việt Nam sử lược”, nhà Hồ trị vì từ năm 1400-1407, trải qua 2 đời vua gồm Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương. Sau khi kháng chiến thất bại, cha con Hồ Quý Ly bị bắt.

                                                                            Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn:
https://news.zing.vn/quoc-hieu-dai-ngu-thoi-nha-ho-mang-y-nghia-gi-post1019016.html

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

SỰ THẬT LOÀI CHIM “BẮT CÔ TRÓI CỘT” KỲ LẠ CỦA VIỆT NAM - Hà Nguyễn

Không chỉ có tên gọi độc đáo, loài chim bắt cô trói cột còn là loài chim có nhiều đặc điểm kỳ lạ của Việt Nam. Ở Việt Nam, chim bắt cô trói cột có ở hầu hết các nơi từ vùng núi rừng đến vùng đồng bằng.


    
             Chim bắt cô trói cột có tên khoa học là Cuculus micropterus.
                                                       Ảnh: wordpress.
      

SỰ THẬT LOÀI CHIM “BẮT CÔ TRÓI CỘT” KỲ LẠ CỦA VIỆT NAM 
                                                                           Hà Nguyễn

 
Đây là loài chim cu cỡ trung bình, con trống và con mái có vẻ ngoài khá giống nhau. Ảnh: thienduongcacanh.

 
Trên thế giới, chim bắt cô trói cột phân bố ở châu Á, từ Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka đến Indonesia ở phía nam và Trung Quốc. Ảnh: thienduongcacanh.

 
Chim bắt cô trói cột thường sống trong rừng, ở độ cao trên 3.600m. Ảnh: blogspot.

 
Chim bắt cô trói cột có nửa thân trên màu trắng trong khi nửa dưới có nhiều vạch trắng đen. Chim non trong tổ có miệng màu đỏ cam và viền màu vàng. Ảnh: pinimg

 
Loài chim kỳ lạ này thích sống trong các khu rừng thường xanh và xanh tạm thời, tuy nhiên chúng cũng sống trong các khu vườn và bụi cây. Ảnh: birdwatchingvietnam.

 
Ở Việt Nam, chim bắt cô trói cột có ở hầu hết các nơi từ vùng núi rừng đến vùng đồng bằng. Ảnh: pinimg.

                                                                                        Hà Nguyễn


Nguồn:
https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/su-that-loai-chim-bat-co-troi-cot-ky-la-cua-viet-nam/20191201023213526  
                                                                           

CẢM NHẬN KHI ĐỌC TẬP THƠ “SÓNG NGẦM” CỦA NGÔ NGUYỄN - Đặng Xuân Xuyến


                   
                        Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến


Nhận được tập thơ Sóng Ngầm cũng đã mươi ngày nhưng bận quá nên chiều nay tôi mới “lôi” Sóng Ngầm ra đọc. Giở đi giở lại, cứ vẩn vơ ý nghĩ: thơ tình của nhà thơ tuổi đã xấp xỉ 80 không biết cái “khoản yêu” kia có được “hùng hục như trâu húc bờ” hay chỉ “lả lướt” vài ba nét nhấn nhá cho có chút vị gọi là hương yêu? Nghĩ thế nên tôi chưa vội đọc mà lẩn thẩn ngồi đếm xem tập thơ có bao nhiêu bài. Vâng. Tập thơ nho nhỏ, xinh xinh với 80 bài, đa phần là những bài thơ ngắn, số đông là thơ tình. Đúng như tiêu đề của tập thơ: SÓNG NGẦM - Thơ tình ** Ngô Nguyễn đã trình làng.

NGHE THƠ LÊ ĐÌNH HẠNH QUA TIẾNG NGÂM KIM LOAN - Châu Thạch


            
                             Nghệ sĩ ngâm thơ Kim Loan


NGHE THƠ LÊ ĐÌNH HẠNH QUA TIẾNG NGÂM KIM LOAN
                                                                                         Châu Thạch

Nghệ sĩ ca ngâm Kim Loan, tên thật Hồ Nguyên Hằng, là nghệ sĩ ở đẳng cấp nào tôi không được biết, nhưng sự mến mộ của giới văn nghệ sĩ Quảng Nam Đà Nẵng đối với cô thì rất nhiều. Hầu như không có lễ hội nào, hoặc buổi giao lưu văn thơ nào mà Kim Loan không được mời đến.
Kim Loan ca ngâm giọng Huế. Khi nghe Kim Loan hát tôi thường nghĩ đến dòng sông Hương chảy êm đềm, soi bóng hoàng thành. Khi thiên hạ vổ tay rôm rốp tán thưởng Kim Loan, tôi lại nghĩ đến tiếng sóng biển dội lên bờ, nơi cửa Thuận An.
Cái Huế của Kim Loan pha một chút Quảng Nam - Đà Nẵng, làm cho giọng hát không thánh thót cao vời mà trầm lắng hết vào lòng người những tình cảm được thổ lộ trong ca từ.

TẠ TỪ THIÊN GIỚI - Truyện vui của Ái Nhân


          
                             Tác giả Ái Nhân


          TẠ TỪ THIÊN GIỚI

Hắn lên Thiên Đình nhiều lần rồi, lần nào cũng được các tiên nữ xúm lại. Người thì yêu cầu Hắn đọc thơ, kẻ lại ngẩn ngơ như bị thôi miên, có nàng thẫn thờ rơi lệ.  Có lần mấy nàng cỏn rủ Hắn tắm chung ở suối Mộng Mơ…Hắn thường viện lý do đòi về.
   Bạn bè làng Phây bảo hắn ngốc, có đứa thô thiển còn bảo hắn ngu. Nhưng Hắn chỉ tủm tỉm cười,… “Chúng mày biết ‘éo’ gì mà nói”
Và lần này khi thấy lũ con gái ngơ ngác, biếng ăn vì Hắn, không đừng được trực tiếp Ngọc Hoàng vời gọi Hắn.
   Ngọc Hoàng mời Hắn đọc thơ để thỏa lòng khao khát của các con gái Người.

TÌNH KHÚC RU EM - Thơ Nhật Quang


    
                  Nhà thơ Nhật Quang


TÌNH KHÚC RU EM
(Cho người tôi yêu…)

Bôn ba quá nửa dòng đời
Yêu thương ngọt, đắng vợi vời… phù du
Hành trình về chốn thiên thu
Còn vai em tựa, ta ru… nỗi buồn

Tìm quên đi những giận hờn
Cho đêm vùi giấc chập chờn… thế nhân
Em từ trong một định phần
Trăm năm ta kiếp tiền căn, đã rồi

Thăng trầm, sóng gió nổi trôi
Còn môi em ngát hương ngời tình chung
Dừng chân phiêu lãng… trập trùng
Ta về ủ ấp... duyên đừng nhạt phai

Nồng nàn khẽ tựa bờ vai
Ru tròn ước mộng… tháng ngày có nhau
Ngỡ như sương nhuộm áo nhàu
Hay đâu nước mắt thấm màu ái ân.

                                   Nhật Quang

HÃY SỐNG... - Thơ Bùi Thị Minh Loan


   
              Nhà thơ Bùi Thị Minh Loan


HÃY SỐNG...

Nếu một ngày
Tôi không còn trên đời này nữa
Mọi thứ vẫn bình thường
Sự sống vẫn sinh sôi
Nhịp đời vẫn trôi
Như chưa từng có tôi hiện diện.

Nếu một ngày
Tôi đứng trên bục cao danh vọng
Tôi cũng chỉ là tôi
Một con người bình thường
Bằng xương bằng thịt
Chứ nào phải Tiên, Bụt, Thánh, Thần?

Kiếp nhân sinh
Phải trải qua trầm luân bể khổ
Mới tôi luyện con người
Giống như lửa thử vàng
Dù nung trong lửa
Vẫn là vàng, vẫn sáng, vẫn nguyên.

Thế cho nên
Thôi. Hãy quên những gì không vui
Những nỗi đau, ngậm ngùi
Những bất công ngang trái
Bởi lẽ cuộc đời
Luôn tồn tại những điều trái khoái.

Đừng cố gắng
Tìm kiếm và đòi lẽ công bằng
Rồi ưu tư phiền muộn
Đời người ngắn ngủi lắm
Đừng quá nặng lòng
Hãy sống cho những gì đang có.

Yêu thương!

                 Bùi Thị Minh Loan

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

THĂM NHÀ “BÁ KIẾN” NỔI TIẾNG CỦA LÀNG VŨ ĐẠI - Minh Hiếu

Ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của Bá Kiến được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” từ lâu trở thành điểm tham quan của du khách.



Ngôi nhà Bá Kiến tọa lạc trên một khu đất rộng gần 900 m2 tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


 Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là cụ Trần Duy Hanh, một lái buôn giàu có. Vào khoảng những năm 1910, cụ thuê hơn 20 thợ tài hoa làm nghề mộc ở Cao Đà, phủ Lý Nhân về làm mấy tháng ròng rã mới xong. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Hiện nay ngôi nhà đang được giao cho UBND xã Hòa Hậu phụ trách trông coi, đón tiếp du khách về tìm hiểu, tham quan góp phần cho việc nghiên cứu sự nghiệp nhà văn Nam Cao. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


 Sau khi trải qua 7 đời chủ, đến tháng 11/2007, ngành Văn hóa - Thông tin Hà Nam đã mua lại ngôi nhà này với giá 700 triệu đồng từ vợ ông Trần Hữu Hoà và giao cho Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Lý Nhân quản lý. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Hiện nay ngôi nhà đang được giao cho UBND xã Hòa Hậu phụ trách trông coi, đón tiếp du khách về tìm hiểu, tham quan góp phần cho việc nghiên cứu sự nghiệp nhà văn Nam Cao. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)



Xưa kia ngôi nhà cổ có nhiều thứ rất đáng giá như tranh, ảnh, hoành phi, câu đối cổ…, nhưng bị bán và mối mọt hết. Ngôi nhà từng “suýt” bị xẻ gỗ và một lần bị giặc Pháp đốt nhưng đều được ngăn cản kịp thời. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)



Đây cũng là ngôi nhà gỗ đặc biệt công phu mà khắp cả phủ Lý Nhân và các tỉnh lân cận thời này đều chưa có. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Nhà có 3 gian thiết kế theo phong cách truyền thống nông thôn Việt Nam, với 4 hàng cột với 16 cây cột to làm từ gỗ lim. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Ngôi nhà đã hơn 100 năm tuổi nhưng mái ngói vẫn chưa phải tu sửa, và không bị dột nát. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Cho đến nay, ngôi nhà vẫn giữ giữ được nguyên trạng nét kiến trúc cổ xưa và trở thành điểm tham quan lý tưởng cho du khách. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)



Đến nay ngôi nhà này vẫn tồn tại và được ví như một "báu vật" của làng Vũ Đại. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)

                                                             Theo Minh Hiếu (Vietnam+)

Nguồn:
http://baoxaydung.com.vn/tham-quan-nha-ba-kien-noi-tieng-cua-lang-vu-dai-267887.html

“NHÀ TÔI”, CHIÊU ĐẸP CỦA YÊN THAO - Nguyễn Khôi


            
                                Nhà thơ Yên Thao


Yên Thao (Nguyễn Bảo Thịnh), sinh năm 1927, quê Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1946, anh đi Bộ đội, có Thơ nổi tiếng cùng thời với Quang Dũng, Tất Vinh, Hồng Nguyên...

Năm 1949, anh công tác ở Văn nghệ Liên khu 3, trong một lần cùng đơn vị tham gia đánh  một "đồn" quân Pháp ven sông ở một Làng Đồi; trong lúc chờ nổ súng, anh trò chuyện với một Chiến sĩ quê ở ngay Làng Đồi (địch đang chiếm đóng), mà phía bên ấy còn có mẹ già, vợ trẻ cùng giàn hoa Thiên lý... Qua câu chuyện của đồng đội kể, Yên Thao rất xúc động, đồng cảm liên tưởng cứ như câu chuyện của chính mình, thế là trong đầu anh cảm hứng xuất thần một "tứ thơ" vụt hiện : NHÀ TÔI... Bài thơ được mọi người chép tay, thuộc lòng, nhanh chóng truyền bá vào tới tận Nam Bộ kháng chiến, không chỉ với lính xuất thân nông thôn mà cả với lính thành phố cũng thấy thấp thoáng trong bài thơ những nét hợp với mình.

LỜI BÌNH NGẮN VỀ ‘EM’ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Bùi Đồng


       
                Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


EM

Ta gạ em cạn chén
Thế là em cạn ta
Nửa đời ta trễ hẹn
Em nồng nàn đốt ta.

Run rẩy, em ghì ta
Quấn vào ta hoang dại
Thẫn người, ta ngây dại
Uống em từng giọt say.

Trời đất như cuồng say
Ngả nghiêng theo nhịp phách
Nửa đời trai trinh bạch
Em nhuộm ta ngả màu.

Hà Nội, đêm 21 tháng 01 năm 2015
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


LỜI BÌNH NGẮN VỀ ‘EM’ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN


        
                       Tác giả Bùi Đồng


Đàn ông bao giờ cũng dại tình, một cái dại tự nguyện!
Tác giả "Em" cũng vậy, cũng chỉ ỡm ờ đó thôi.
Mới là "gạ em" thôi, có nghĩa chưa kịp uống tẹo rượu nào thì tình đã ừng ực... uống mình!

"Ta gạ em cạn chén
Thế là em cạn ta!"

NHỚ THƯƠNG VỀ QUÁ KHỨ - Thơ Lệ Hoa Trần


   


NHỚ THƯƠNG VỀ QUÁ KHỨ

Nhớ những ngày áo trắng
Tay cắp sách đến trường
Lòng chỉ biết yêu thương
Hồn nhiên và trong trắng

Không biết hờn, biết giận
Luôn hớn hở vui cười
Giữa ánh nắng xinh tươi
Vô tư Hoa đùa Bướm

Nhớ ngày vừa mười tám
Chân bé bỏng vào đời
Bước sang vòm trời mới
Ánh mắt còn ngẩn ngơ

Bỡ ngỡ. Ôi! Bỡ ngỡ
Bổn phận người làm vợ
Trách nhiệm người làm mẹ
Vạn khó khăn vô bờ

Nhớ! Nhớ sao là nhớ
Những khoảnh khắc cuộc đời
Lúc xuống Chó, lên Voi
Vầng trán ngà thôi nhẵn

Giờ thân gầy, mái trắng
Ngồi nhìn hướng trời xa
Ngắm trẻ thơ nô đùa
Nhớ thương về quá khứ.

                 Lệ Hoa Trần
                 05-12-2019

ĐAU ĐỚN - Thủy Điền


          


  ĐAU ĐỚN

   Hắn cầm trên tay tờ giấy phạt cùng biên lai chứng nhận đã trả tiền phạt cho Hội Bảo vệ Phụ nữ còn nóng hổi, tức giận, đập bàn. Hắn hét lên to giọng.
Trời ơi trời ! Thế là công lao dành dụm hơn một năm trời của tôi đã bị người ta lấy hết rồi.
Bà vợ từ nhà bếp chạy lên.
- Ông có im được không? Thiên hạ gần bên người ta nghe được là mang xấu cả đời
- Kệ họ, tiền tôi mất là tôi phải đau đớn chứ.
- Nhưng mà tại ông nó mới mất, chứ ai nào cướp lấy của ông đâu.
- Mà cũng tại bà nữa.
- Sao tại tôi, tất cả những mưu toan nầy đều do ông tạo dựng. Tôi là vợ, tôi chỉ biết ừ thôi còn cãi lại thì ông cho là chống đối. Thế ông còn trách tôi là trách cái gì. Thôi chuyện đã lỡ rồi, tôi xin ông hãy bình tĩnh và rút kinh nghiệm.
- Bình tĩnh cái gì mà bình tĩnh, rút cái gì mà rút. Bà im đi cho tôi nhờ.
- Tôi không đôi chối với ông nữa và ngoe ngoảy đi nơi khác.

LỤC BÁT MỖI NGÀY - Thơ Nguyễn Lâm Cẩn


       
                          Nhà thơ  Nguyễn Lâm Cẩn


LỤC BÁT MỖI NGÀY
(Mến tặng chị em facebook)

1
Em về bát đĩa nở hoa
Bạn bè nở ruột còn ta nở lòng

2
Em về bếp dậy mùi thơm
Tập tàng canh ngọt hạt cơm dẻo mềm

3.
Em về lan nở thêm hoa
Đất xanh thêm lá bò ra bí bầu
Cau như quấn quýt dây trầu
Còn anh mấy sợi trên đầu muốn xanh

4
Em về mèo quấn dưới chân.
Cún con oăng oẳng ngoài sân rước vào.
Con gà cực tác đó mào
Còn anh đi vặt lá đào đón xuân

5
Em về thơ viết thêm câu
Cái đầu ít bạc cái râu ít dài
Cái nồi ước luộc nhiều khoai
Cái ly thích nhắm lai rai rượu tình

                        Nguyễn Lâm Cẩn
                       Hà Nội, 6-12-2019

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

THÁNG CHẠP VỀ - Thơ Trần Mai Ngân


   
                            Nhà thơ Trần Mai Ngân


THÁNG CHẠP VỀ

Tháng Chạp về...
Môi thôi không ngoan
Tháng Chạp về
Mắt thôi không nhớ
Tháng Chạp về
Ơi... sao thờ ơ!

Khói sương trời cao xanh thẳm
Đã có chúng mình không anh
Cuối mùa trái tình vẫn xanh
Treo lơ lửng nên chín héo!

Tháng Chạp về
Tiếng xưa... tiếng reo
Tháng Chạp về
Những cánh bèo trôi
Tháng Chạp về
Mỗi ngả xa xôi!

Trần Mai Ngân

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

GẶP LẠI BẠN XƯA - Thơ Tịnh Đàm


        
                  Nhà thơ Tịnh Đàm


GẶP LẠI BẠN XƯA
(Gửi tặng bạn Phương Cần Thơ)

Tình cờ, mình gặp nhau đây
Tóc xanh giờ bạc hao
Còn mình, phố thị mưu sinh gầy nét xưa !
Phận người, thế sự đẩy đưa
Bạn xa phố thị, nắng mưa ruộng đồng .

Trời mênh mông, nước mênh mông
Nợ cơm áo vẫn bận lòng sớm, hôm.
An nhiên, tự tại tâm hồn
Nụ cười, ánh mắt thảo thơm nghĩa tình.


Cơm rau hai bữa tâm tình sẻ chia.
Hẹn lần... cứ hẹn thìa lia
Con yêu, vợ quý mai kia đủ đầy.

Vợ thì an phận thợ may
Xích lô thời hết đặt bày cuộc chơi !
Thôi thì... vé số cầm hơi
Quên đi những tháng năm đời trả vay !

Tuổi già đến sớm nào hay
Cười khan một tiếng... thương thay cuộc đời !
Gặp đây, xin có đôi lời
Mai xa còn nhớ tình người... trong nhau.

                                                   TỊNH ĐÀM

GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ CHỮ QUỐC NGỮ - Tạp văn của Hoàng Đằng



        
                             Tác giả Hoàng Đằng

        GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ CHỮ QUỐC NGỮ
                                               Tạp văn của Hoàng Đằng

Có người hỏi tôi: “Vì sao sáng tạo chữ Quốc Ngữ là công trình của nhiều người, mà bây giờ khi nói đến chữ Quốc Ngữ ai cũng chỉ nghĩ ngay đến giáo sĩ Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ)?”

Trước khi tìm hiểu và suy luận để có câu trả lời cho câu hỏi trên, tôi xin giải thích mấy từ “Chữ Quốc Ngữ”.

“Quốc”“nước”, “ngữ”“tiếng nói”; “quốc ngữ” là tiếng nói của người trong nước. “Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân” đều nói thứ tiếng ấy, nên thứ tiếng ấy được gọi là quốc ngữ. Người xưa gọi là “quốc âm”
                          (Quốc Âm Thi Tập, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị…)

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (9) - Nguyên Lạc


              
                               Nhà thơ Nguyên Lạc


    VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (9)
                                                                                         Nguyên Lạc

Tiếp nối theo loạt bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng Trong Thơ” (1) đã đăng trên các trang trong và ngoài nước [*]  hôm nay tôi sẽ tiếp tục phân tích việc dùng chữ trong thơ qua việc in ấn sai chữ cùng sự sáng tạo chữ mới. Xin thưa trước, đây chỉ là ý nghĩ chủ quan.