BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HỌC NGHỆ THUẬT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HỌC NGHỆ THUẬT. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

THỬ NHÌN VÀO KHỦNG HOẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM QUA KIỀU VÀ NIETZSCHE - TS Nguyễn Hữu Liêm

                        Gửi đến BBC từ San Jose, Hoa Kỳ (4 tháng 3 2021)
                                                                            Nguyễn Hữu Liêm
 *
"Bọn họ quá lạnh lùng. Mong cho sét đánh ngay vào thức ăn của họ để mồm miệng chúng biết ăn món lửa,
                                                                                           (Nietzsche)
 

Friedrich Nietzsche, qua đời năm 1900, được cho là một trong số các nhà tư tưởng lớn nhất của nhân loại thế kỷ 19
 

Cái tật của bọn học giả, nói như Friedrich Nietzsche 1844-1900), là không viết lên được gì nếu không dựa trên trích dẫn từ sách vở.

Thế còn nhà văn? Tính sáng tạo của nhà văn là khả năng nấu nướng những gì có sẵn thành một món ăn mới. Còn những thể loại văn chương thiếu chiều sâu thì chỉ biết đem những vật liệu còn sống, chưa được nấu, để như vậy và chỉ bày biện thành món ăn với thật nhiều gia vị.
 

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

DI SẢN VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC PHÁP TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM – Đỗ Trinh Huệ


Tôi xin mạn phép hầu chuyện với tư cách của người đương thời và trong cuộc, được tắm gội một thời hai nền giáo dục, vừa Việt vừa Pháp, khi thơ ấu, cũng như những năm ở Đại học, với những gì nghe thấy (de visu) hoặc cảm nghiệm (sur du vivant) 1.; vì thế không tránh khỏi những nhận định chủ quan, cần lắng nghe và được góp ý.
 

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

VÂN LÀ MÂY – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

 

                                          Học giả Đỗ Chiêu Đức


Lò cừ nung nấu sự đời,
Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương      

Hai câu thơ trên trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, lấy ý từ hai câu thơ trong bài Khả Thán Thi 可嘆詩 của Thi Thánh Đỗ Phủ :   

Thiên thượng phù vân như bạch y,  天上浮雲如白衣,         
Tư tu cải biến như thương cẩu .      斯須改變如蒼狗

Có nghĩa:          
    
Mây nổi trên trời như áo trắng,              
Phút giây chợt tựa chó xanh lơ.

Từ hai câu thơ trên cho ta thấy, Phù Vân 浮雲 là mây nổi bay trên trời có thiên hình vạn trạng và biến đổi vô thường, mới thấy như tà áo trắng đó, mà trong phút chốc đã thành như một chú chó màu xanh. Vì...



Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

CẦU LAM (LAM KIỀU) – Đỗ Chiêu Đức

 

                                          Học giả Đỗ Chiêu Đức

CẦU LAM là cây cầu màu xanh lam, mà cây cầu mà màu xanh lam là cây cầu đẹp và nên thơ vô cùng, vì nơi đó là chỗ ở của người đẹp, của các nàng tiên, của người trong mộng… nên khi muốn nghe Thúy Kiều đờn, Kim Trọng đã phải rào đón trước:

Sinh rằng: Gió mát trăng trong,                       
Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam.                       
Chày sương chưa nện CẦU LAM,                       
Sợ lần khân qúa ra sàm sỡ chăng ?

Hay như trong Lâm Tuyền Kỳ Ngộ :     
                  
CẦU LAM hội ấy đành khôn hẹn,                       
Con tạo trời kia bỗng khéo xây.

Cầu Lam là LAM KIỀU, là nơi ở của người đẹp mà ta hằng ao ước. Nên khi dò la tìm chỗ ở của Thúy Kiều, cụ Nguyễn Du đã viết về chàng Kim Trọng như sau:     
                  
Tình riêng nhớ ít tưởng nhiều,                   
Xăm xăm đè nẻo LAM KIỀU lần sang.  
    
Ngay cả Mã Giám Sinh khi đến trả giá để mua Thúy Kiều cũng phải làm ra vẻ cao qúy nho nhã lịch sự:  
                     
Rằng mua ngọc đến LAM KIỀU,                   
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường.  

Lam Kiều hay Cầu Lam còn có liên quan đến CHÀY SƯƠNG là cái Chày dùng để giã thuốc trường sinh làm sính lễ cưới vợ, như Kim Trọng đã nói ở trên:    
                   
CHÀY SƯƠNG chưa nện CẦU LAM,

Có nghĩa là: Chưa trình sính lễ để hỏi cưới, để hợp thức hóa mối duyên của đôi lứa yêu nhau.  


Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

HAI BÀI THƠ VỀ HOÀNG HẠC LÂU CỦA NGUYỄN THUẬT - Lê Thí

Mời đọc hai bài thơ của sứ thần Nguyễn Thuật viết về lầu Hoàng Hạc, để hiểu thêm một tài năng, một tính cách Quảng!
Lầu Hoàng Hạc qua thơ của Nguyễn Thuật không chỉ với cảnh hàng phong, làn sóng, bến nước với tiếng gió, tiếng sáo… - những cảnh ước lệ vốn có của cổ thi ở hầu hết những bài thơ viết về lầu Hoàng Hạc, mà còn cả “cảnh thuyền máy chạy bằng hơi nước của người Tây phương đậu nơi cửa biển” (Doanh đắc kỳ quan viễn hải chu) đã làm cho Đăng Hoàng Hạc lâu “không rơi vào khuôn sáo, không ngại thơ đề trên đầu” (Tuy Lý Vương).

                                             Hà Đình Nguyễn Thuật.


HAI BÀI THƠ VỀ HOÀNG HẠC LÂU CỦA NGUYỄN THUẬT
                                                                                                  Lê Thí

Những sứ thần Việt Nam làm thơ về lầu Hoàng Hạc 

Lầu Hoàng Hạc là “một di chỉ văn hóa, nơi kết duyên văn tự của thi nhân mọi thời”. Đây là một trong “Tứ đại danh lâu” của Trung Quốc, được Tôn Quyền xây năm 223 dưới thời Tam quốc, nay thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, trên vực đá Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

TẠP GHI VÀ PHIẾM LUẬN “HƯƠNG TRONG TRUYỆN KIỀU” – Đỗ Chiêu Đức


                       Ã„á»— Chiêu Đức
                                            Học giả Đỗ Chiêu Đức


TẠP GHI VÀ PHIẾM LUẬN “HƯƠNG TRONG TRUYỆN KIỀU”
                                                                              Đỗ Chiêu Đức

HƯƠNG là Làng Quê, là Quê Hương, HƯƠNG là Mùi Thơm, là Hương Thơm, HƯƠNG là Nhang, là Hương Khói, Hương lửa... Ta sẽ lần lượt điểm qua về các nghĩa của chữ HƯƠNG nầy trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du nhé !...


Trước tiên, HƯƠNG là Quê Hương, là "chùm khế ngọt" của những kẻ lưu vong xa quê như chúng ta hiện nay, còn đối với những người còn ở lại trong nước thì nó là "chùm khế chua lè !" của đám dân nghèo đầu tắt mặt tối vẫn không kiếm đủ miếng ăn. Hương cũng là chữ thuộc dạng Hội Ý của Lục Thư trong "CHỮ NHO...DỄ HỌC" có diễn tiến như sau :

             

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

PHIẾM LUẬN VỀ KIM LÀ VÀNG - Đỗ Chiêu Đức


                 Ã„á»— Chiêu Đức
                             Học giả Đỗ Chiêu Đức


          PHIẾM LUẬN VỀ KIM LÀ VÀNG
                                                                            Đỗ Chiêu Đức                                                    
Kim là Vàng, là kim loại qúy có ký hiệu hóa học là Au (L. aurum) và số nguyên tử là 79. Nhưng người đời chỉ biết đến vàng 24K hoặc vàng 4 số 9 mà thôi. Vàng 24K, giới bình dân quen gọi là Vàng ròng, nghĩa là vàng không có pha thêm tạp chất nào cả, là Vàng thứ thiệt !
Kim cũng là một trong 214 bộ của CHỮ NHO... DỄ HỌC, thuộc dạng chữ Hội Ý theo diễn tiến của chữ viết như sau:


Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

PHIẾM LUẬN NƯỚC LÀ THỦY - Đỗ Chiêu Đức


                 Ã„á»— Chiêu Đức
                            Học giả Đỗ Chiêu Đức


               PHIẾM LUẬN NƯỚC LÀ THỦY 
                                                                                     Đỗ Chiêu Đức
                
Nước là chất lỏng có ký hiệu là H₂O, từ Hán Việt là Thủy , thuộc dạng chữ Tượng Hình trong CHỮ NHO... DỄ HỌC, được hình thành theo diễn tiến của chữ viết như sau:


    Giáp Cốt Văn    Kim Văn      Đại Triện      Tiểu Triện      Lệ Thư
                
Ta thấy:
Từ Giáp Cốt Văn cho đến Đại Tiểu Triện đều là hình tượng của một dòng nước, 4 chấm 2 bên là tượng trưng cho dòng nước đang chảy. cho nên, có nước là có dòng nước chảy, như suối, khe, sông, biển ... và nơi nào có suối, khe, sông, biển là nơi đó có nguồn sống, có dân cư. Cái quần thể dân cư nầy sinh sống phát triển là nhờ dựa vào nguồn nước. Cho nên ông bà ta có câu “Uống nước phải nhớ nguồn”, và có phải vì thế mà dân ta gọi một Quốc Gia là Một Nước ? Không có nước sẽ không có người sinh sống và cũng sẽ không có quốc gia nào hình thành được cả!
 Nước mất thì nhà tan, quốc phá thì gia vong ! Không có nước sẽ không có nhà, mà không có Nhà thì cũng không thành... Nước ! Cho nên, ta lại có từ Nhà Nước để chỉ Chính Quyền của một Quốc Gia.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

NHÀ THƠ THẾ LỮ VÀ HAI MỐI DUYÊN LÀNH - Tuy Hòa

Nhà thơ Thế Lữ (1907-1989) là một nhân vật lừng lẫy trong đời sống nghệ thuật nước ta. Không chỉ góp phần hình thành thơ mới, ông còn đặt nền móng cho nền sân khấu Việt Nam hiện đại. Và ông cũng là tác giả phần lời ca khúc “Xuân Và Tuổi Trẻ” được hát suốt 75 năm qua. Cuộc đời thành đạt của Thế Lữ, không thể không nhắc đến đóng góp của hai người vợ: bà Nguyễn Thị Khương lớn hơn ông 2 tuổi và bà Song Kim nhỏ hơn ông 6 tuổi.

         
               Nhà thơ Thế Lữ qua nét vẽ của họa sĩ Nguyễn Đình Phúc.

     
       NHÀ THƠ THẾ LỮ VÀ HAI MỐI DUYÊN LÀNH
                                                                                          Tuy Hòa

Thế Lữ, tên thật Nguyễn Thứ Lễ, sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng. Năm 1934, ông cùng Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Thạch Lam và Tú Mỡ thành lập Tự Lực Văn đoàn. Năm 1935, tập “Mấy vần thơ” của ông xuất hiện, góp phần cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào Thơ Mới. Trong bài thơ “Cây đàn muôn điệu”, Thế Lữ bộc bạch: “Tôi chỉ là một khách tình si/ Ham vẻ Đẹp có muôn hình, muôn thể/ Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ/ Và mượn cây đàn ngàn phím, tôi ca”. Và ông thực hiện được ước mơ đời mình: “Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm mầu. Lấy thanh sắc trần gian làm tài liệu”. Năm 1944, khi cùng đoàn kịch lưu diễn tại Hội An, Thế Lữ tình cờ nghe được một ca khúc của nhạc sĩ La Hối (1920- 1945) với ca từ tiếng Trung của Diệp Truyền Hoa, ông lập tức viết thêm lời Việt: “Ngày thắm tươi bên đời xuân mới/ Lòng đắm say bao nguồn vui sống/ Xuân về với ngàn hoa tươi thắm/ Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng…”. Đến hôm nay, ca khúc “Xuân và tuổi trẻ” với ca từ của Thế Lữ đã trở thành bài hát kinh điển không thể thiếu mỗi dịp sum vầy đón Tết của người Việt.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THỤY VŨ: XIN CÁM ƠN CUỘC ĐỜI VÀ BÈ BẠN… - Kim Cúc


                                                   Nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ

Là một trong năm nhà văn nữ có tiếng ở miền Nam trước 1975, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ là người duy nhất chỉ viết về những nhân vật và bối cảnh rặt chất Nam Kỳ, bằng tất cả vốn sống của một công dân Vĩnh Long thứ thiệt. “Phần lớn cuộc đời tôi kiếm tiền nuôi con bằng việc viết feuilleton trên các nhật báo. Mỗi sáng tôi tới toà soạn, viết tay trên mấy tờ giấy có kẻ ô, đưa nộp cho họ rồi chạy ù sang toà soạn khác, viết tiếp cái feuilleton khác.” – nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ.


NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THỤY VŨ: XIN CÁM ƠN CUỘC ĐỜI VÀ BÈ BẠN…

Mười tác phẩm đã công bố trước 1975 của bà vừa được NXB Hội Nhà văn và Phuong Nam Books tái bản làm hai đợt. Nhà văn Thuỵ Vũ là con gái của một người có cái nhìn phóng khoáng về mọi chuyện – nhà văn Mặc Khải – bà thừa hưởng từ ông thói quen không áp đặt bất cứ điều gì lên người khác, kể cả với con cái trong gia đình.


         
                          Nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ. Tranh: Hoàng Tường

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

NHỮNG LỖI SAI PHỔ BIẾN KHI DÙNG TỪ HÁN VIỆT - Lê Thị Bích Hồng

Nguồn:
https://tuoitre.vn/hon-phu-hon-the-la-nguoi-chong-nguoi-vo-u-me-1216045.htm

          
                                              TS Lê Thị Bích Hồng 
           (giảng viên cao cấp Trường đại học Sân khấu - điện ảnh Hà Nội)

Từ Hán Việt là một loại từ đặc biệt trong vốn từ vựng tiếng Việt, là một bộ phận rất quan trọng của kho từ vựng tiếng Việt.
Lớp từ Hán Việt có khối lượng lớn, được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, nghệ thuật...
Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ của khoa ngôn ngữ, có tới 16 hình thức sử dụng sai từ Hán Việt khá phổ biến hiện nay như: sai vì không hiểu gốc Hán Việt, sai vì cố ý sửa gốc của từ, sai vì không hiểu văn phạm giữa Hán Việt và Hán Nôm, sai vì dùng từ thiếu chính xác ngữ cảnh; dùng sai nghĩa từ thuần Việt lại tưởng từ Hán Việt, dùng từ Hán Việt vô nghĩa và lộn xộn, cóp y nguyên tiếng Tàu đang sử dụng và coi đó là từ Hán Việt, đảo ngược ngữ pháp hay cấu trúc từ Hán Việt, đảo từ ghép Hán Việt sai và không đúng cách, thiếu từ cho các thuật ngữ khoa học công nghệ hay chuyển nghĩa từ ngoại ngữ phương Tây sang...



      NHỮNG LỖI SAI PHỔ BIẾN KHI DÙNG TỪ HÁN VIỆT 
                                                                             Lê Thị Bích Hồng

Lớp từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, trong khi lớp từ thuần Việt lại bình dân và sinh động hơn. Nhiều từ Hán Việt đã được Việt hóa thông dụng, có từ đã biến đổi ý nghĩa.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

LAN MAN VỀ CÁC NHÀ THƠ HUY CẬN, XUÂN DIỆU, VƯƠNG BỘT... CÙNG CÁNH CÒ HAY CÁNH VỊT TRỜI - La Thụy


   

      LAN MAN VỀ CÁC NHÀ THƠ HUY CẬN, XUÂN DIỆU, 
      VƯƠNG BỘT... CÙNG CÁNH CÒ HAY CÁNH VỊT TRỜI

Rảnh, mình đọc bài Tràng Giang - thơ Huy Cận, lòng man mác cùng mây trời, hoàng hôn và chim chiều nghiêng cánh

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
                                              (Huy Cận)

Bất chợt liên tưởng mấy câu trong bài "Thơ Duyên" của Xuân Diệu

Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
                                 (Xuân Diệu)

Rồi lan man với lời bình thơ của Hoài Thanh:

“Từ cánh cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt hơn một ngàn năm và hai thế giới”  (Thi nhân Việt Nam)

“Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc”
                                     (Vương Bột)


Ai đó đã dịch thành:

 (Chiếc cò cùng với ráng sa
 Sông thu cùng với trời xa một màu)

Và cứ thế lan man đến Đằng Vương Các Tự của Vương Bột. Ôi chao, cái ông thi sĩ thời Sơ Đường này, ông đã lưu dấu ấn lại trong truyện Kiều của Nguyễn Du qua một câu thơ điển tích thật hay:

“Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa”
                                         (Kiều)

Và trong một câu thơ điển tích khác cũng thật hay của Tô Đông Pha:

Thời lai phong tống Đằng Vương Các

Hai câu thơ điển tích của hai nhà thơ lớn ấy bắt nguồn từ giai thoại:
"Con của vua Cao Tông nhà Đường bấy giờ làm Thái Sử ở Hàng Châu, được phong là Đằng Vương, có dựng một cái gác bên sông Tầm Dương gọi là Đằng Vương Các. Lúc Diêm Bá Dư ra giữ chức Đô Đốc Hàng Châu, đặt tiệc tại gác Đằng Vương để thết tân khách. Muốn khoe tài chàng rể, bảo làm trước một bài tự, rồi mời tất cả các nhà quyền quý, các mặc khách tao nhân xa gần đến dự; và yêu cầu mỗi người làm một bài tự ngay bữa tiệc.
Vương Bột lúc bấy giờ, tuổi vừa 15, 16. Hay tin ấy, nhưng vì đường xá xa xôi có mấy trăm dặm, không đến họp được, lấy làm tiếc. Một ông già khuyên chàng cứ sửa soạn thuyền buồm, tự nhiên sẽ có gió thổi. Quả nhiên đêm đó có gió lớn. Vương cho thuyền khởi hành, và hôm sau tới Đằng Vương các vừa kịp lúc vào tiệc. Và một cuộc thi tài văn học xảy ra, bài Đằng Vương Các Tự đã xuất sắc đoạt giải”

           

Bài tự "Đằng Vương Các" viết theo thể biền ngẫu, dùng nhiều chữ cầu kỳ, nhiều điển khó hiểu nhưng lời thì khá đẹp mà rất khó dịch. Trong bài, Vương Bột nhắc qua địa lý và nhân vật ở quận, nơi xây gác Đằng Vương, rồi tả chủ khách trong tiệc, phong cảnh chung quanh khi ngồi trong gác trông ra, sau cùng kể cảm tưởng của chính mình.

Cuối bài, có 8 câu tuyệt diệu, nhất là 4 câu cuối:

        Nhàn vân đàm ảnh nhật du du,
        Vật hoán tinh di, không độ thu?
        Các trung đế tử kim hà tại?
        Hạm ngoại trường giang không tự lưu.

    Nghĩa:

       Đầm nước mây vờn ngày tháng trôi,
       Mấy phen vật đổi với sao dời.
       Đằng Vương thuở trước giờ đâu tá?
       Sông lớn ngoài hiên luống chảy hoài.
                            (Tương Như dịch)

Trong văn nghiệp sáng rực của một cuộc đời ngắn ngủi, tác phẩm làm cho tên tuổi Vương Bột trở nên bất tử lại chỉ là hai câu thơ tả cảnh tuyệt bút, cùng một đoạn thơ tám câu ở cuối bài Đằng Vương Các Tự. Hai câu thơ tả cảnh tuyệt tác đó là:

“Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc”

Hai câu thơ tuyệt bút ấy lại bị người đời sau cho là thừa chữ "dữ", "cộng" ("dữ, cộng" cùng nghĩa “với”,“cùng”).  Nếu bỏ hai chữ này thì càng tuyệt hơn, vừa gọn vừa thanh thoát, lại nhất khí:

 Lạc hà cô vụ tề phi,
 Thu thủy trường thiên nhất sắc.

Lạc hà là ráng chiều buông xuống, cô vụ tề phi là con vịt trời cô đơn đang cùng bay. Thu thuỷ là sông nước mùa thu, trường thiên nhất sắc là trời rộng mênh mông, chỉ có một màu.
Con vịt trời cô đơn này không lẽ cũng là chú Uyên Ương gãy cánh của Kahlil Gibran đang trải mối sầu lẻ bóng vào ráng chiều ?
VỤ (鶩) trong từ  Hán Việt là con vịt trời (dã áp  野 鴨). Khổ một nỗi, các dịch giả Việt Nam đã chuyển ngữ “cô vụ” là “Chiếc cò, cánh cò cô lẻ” nên gây nhầm lẫn trong trí nhớ của một số người, khi họ đọc câu thơ Hán Việt theo hồi ức, thành “Lạc hà dữ cô LỘ tề phi”. Vì LỘ  là con cò (Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất - Thơ Nguyễn Công Trứ).

Đằng Vương Các Tự là bài giới thiệu về Gác Đằng Vương, còn được gọi tắt là bài Đằng Vương Các.

Gọi như vậy để phân biệt với “bài thơ Đằng Vương Các”. Cái gọi là “bài thơ” Đằng Vương Các, thật ra chỉ là đoạn thơ cuối cùng trong bài Đằng Vương Các Tự. Tuy chỉ là một đoạn thơ, một bộ phận trong bài Đằng Vương Các Tự, nhưng 8 câu thơ cuối thật hay. Nếu tách riêng ra thì 8 câu thơ này là một bài thơ hoàn chỉnh. Vì vậy, nó được nhiều văn nhân thi sĩ tán dương và ngâm ngợi. Tám câu thơ cuối bài còn được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và trở nên “bài thơ Đằng Vương Các” và cụm từ vật hoán tinh di ” (vật đổi sao dời) được sử sụng như thành ngữ. Mời thưởng thức!

ĐẰNG VƯƠNG CÁC

Đằng Vương cao các lâm giang chử
Bội ngọc minh loan bãi ca vũ
Họa đống triêu phi Nam phố vân
Châu liêm mộ quyển Tây Sơn vũ.

Nhàn vân đàm ảnh nhật du du,
Vật hoán tinh di kỷ độ thu
Các trung đế tử kim hà tại ?
Hạm ngoại Trường giang không tự lưu.

 DỊCH:

Gác Đằng cao ngất bãi sông thu,
Ngọc múa vàng gieo nay thấy đâu ?
Nam Phố mây mai quanh nóc vẽ,
Tây Sơn mưa tối, cuốn rèm châu

Đầm nước mây vờn ngày tháng trôi,
Mấy phen vật đổi với sao dời.
Con vua thuở trước giờ đâu tá ?
Sông lớn hoài hiên luống chảy hoài.

                        TƯƠNG NHƯ dịch

Lan man rồi lại lan man, nhưng cũng đến lúc hết lan man…

                                                                             La Thụy

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

NHỚ “CHƠI CHỮ” CỦA LÃNG NHÂN (CÂU CHUYỆN VĂN HỌC) – Trịnh Bình An




                  NHỚ “CHƠI CHỮ” CỦA LÃNG NHÂN 
                            (CÂU CHUYỆN VĂN HỌC) 
                                                                 
Lúc khoảng 10 tuổi, trong nhà người viết có hai tủ sách lớn. “Chơi Chữ” là một trong số sách này. Đó là một tác phẩm biên khảo tập hợp những giai thoại nho nhỏ. Dĩ nhiên, đứa nhỏ lên mười không thể hiểu hết những câu chuyện trong đó, nhưng nhờ nhà văn Lãng Nhân đã viết với văn phong giản dị, dễ hiểu nên đứa con nít vẫn đọc được sách, tuy lõm bõm mà vẫn thích thú.

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

SỰ THẬT VỀ TÁC GIẢ CỦA VỞ KỊCH THƠ “BÓNG GIAI NHÂN” - Hoàng Cầm

           Gửi Yến Lan, một nỗi nhớ, một niềm thương
           Ký tên Hoàng Cầm

                 
                           Nhà thơ Hoàng Cầm

SỰ THẬT VỀ TÁC GIẢ 
CỦA VỞ KỊCH THƠ “BÓNG GIAI NHÂN”
(Ai là tác giả của vở kịch thơ Bóng giai nhân - Hoàng Cầm)
                             Lâm Bích Thủy sưu tầm và giới thiệu

 “Trong lịch sử văn học và nghệ thuật của loài người, ngay từ những thế kỷ đầu trước và sau Công Nguyên, hầu như ở dân tộc nào cũng đôi khi xảy ra vài ba chuyện nhầm lẫn ở bộ môn này, bộ  môn khác  mà về sau các nhà làm văn hóa sử thường vấp phải những điều khó bình luận, khó phân giải. Rồi họ thấy tiếc, tiếc rằng đã không biết rõ sự thật về một bức tranh, một bài thơ, một câu chuyện kể, càng tiếc hơn khi không biết thật đúng về đời sống và tác phẩm của một thi hảo, một danh họa nào đó. Ở ta chỉ mới vài trăm năm , trường hợp Hồ Xuân Hương là một ví dụ
Đến thời đại chúng ta, nếu những người đương thời với một số văn nghệ sĩ lại làm ngơ trước một vài sự thật bị nhầm lẫn (trong khi mọi mặt thong tin đã có nhiều điều kiện khoa học tân tiến để xác minh bất cứ một vấn đề to nhỏ nào trong đời sống v8n hóa của một dân tộc, một đất nước, thì tôi nghĩ đấy có thể trở thành một tội lỗi đối với những thế hệ mai sau. Vì bản chất loài người là luôn luôn khao khát được biết, được hiểu những sự thật lịch sử của riêng từng dân tộc.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

LA THUỴ VỚI THƠ ĐỜI NGÂN VỌNG! - Trần Duy Lý

Nguồn:
http://tranduyly.blogtiengviet.net/2014/03/03/la_tharyy_var_i_thai_a_ar_i_ngacn_var_ng 

Nhà văn, nhà báo kỳ cựu  Trần Duy Lý của Hội VHNT Bình Thuận vừa giới thiệu tập THƠ ĐỜI NGÂN VỌNG của La Thuỵ  trên trang blogtiengviet của anh ấy, đồng thời đăng trên báo Bình Thuận vào đầu tháng 3/2014                              

        

               LA THUỴ VỚI THƠ ĐỜI NGÂN VỌNG!
                                                                Trần Duy Lý 

        Trước đây có đọc thơ La Thụy nhưng đọc không có hệ thống mà đọc rải rác ở các tuyển tập như Các nhà thơ đương đại Việt Nam 2009, hay tập  Những bài thơ hay và lạ xưa và nay do các N.X.B Thanh niên hay Văn nghệ ấn hành, tôi cũng đã có ấn tượng với La Thụy. May mắn hơn, có lần gặp La Thụy ở Lagi, nhìn anh trẻ trung nhưng đọc thơ lại thấy già dặn, đặc biệt La Thụy rất ý tứ và tế nhị khiến tôi lại càng ấn tượng. Thế rồi cũng bẵng đi một thời gian do tôi ít đến Lagi tưởng như thời gian mai một đi tất cả…

         Nào ngờ đâu xuân Giáp Ngọ nhận được tập thơ do La Thụy gởi tặng có tựa đề Thơ đời ngân vọng do N.X.B Văn học ấn hành, xem ngày tháng nạp lưu chiểu cũng chỉ cách đây vài tuần tôi cứ ngẫm nghĩ… Sao thơ La Thụy hay vậy mà anh không làm đơn xin vào vào Hội Văn nghệ. Ngẫm nghĩ vậy thôi nhưng rồi tôi cũng hiểu, chuyện đời cái gì cũng có thể, huống gì chuyện văn chương luôn luôn là chuyện cá thể chứ phải đâu tập thể!

         Thơ đời ngân vọng là nỗi niềm, là sự đồng cảm và là sự sẻ chia chân thực của một nhà thơ. Với Lương Minh Vũ, La Thụy cảm nhận: …Hoa tay lưu dấu mệnh phần / Họa thi đan quyện chập chờn sắc không… Với nhà thơ Đinh Hồi Tưởng có Lời vọng chân mây: … Hòa mình cùng chốn tịch liêu / Chuông mai Suối Đó, kinh chiều chùa Đây / Thì thầm lời vọng chân mây / Rừng chiều ai hát riêng tây vô thường.
                    
       Đặc biệt với nhà thơ quá cố Phạm Tường Đại, La Thụy đã có những câu thơ sẻ chia thật cảm động:
                                  
               … Mặc cho phiền muộn trôi đi
               Cái vòng danh lợi đâu ghì được ta
               Bảy mươi man mác bóng tà
               Còn gieo hạt mộng ươm hoa muộn mằn…
                                        (Còn gieo hạt mộng)
                   
        Đọc Thơ đời ngân vọng biết La Thụy làm thơ vì sự hối thúc của tâm hồn chứ không chỉ vì yêu thơ mà có thơ, nhờ thế mà nhịp cảm khá đa dạng:
                       
               …Giang hồ phiêu bồng ru đời ta
               Lênh đênh trùng khơi đùa phong ba
               Vàng trăng giăng tơ khơi tình xưa
               Tình ơi! Tình ơi! Đừng đong đưa.
                                              (Tình xưa)
                            
        Đọc Thơ đời ngân vọng cũng là đọc được tiếng lòng của anh: …Nghiệp bút ta vương hoài lận đận / Tình thơ ai buộc mãi đam mê
                             
      Vâng! Nhờ đam mê mà anh có Thơ đời ngân vọng ra mắt bạn đọc và chắc chắn cũng nhờ đam mê mà anh luôn nuôi dưỡng cảm xúc để tình thơ ngày một đậm đà./.

                                                                                          Trần Duy Lý
  *****
                                         
Một số trang web của anh chị em bạn hữu cũng giới thiệu tập "THƠ ĐỜI NGÂN VỌNG":

1/
http://vannghequangtri.blogspot.com/2014/02/nha-tho-nha-giao-la-thuy-tu-lagi-binh.html
2/ 
http://datdung.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=10576#axzz2t0c7onsr
3/
http://lengoctrac.com/?655=5&658=30&657=5197&654=4
4/
http://lengoctrac.com/?655=5&658=37&657=5200&654=4
5/
http://tiengthotinhnguoi.blogtiengviet.net/2014/02/03/than_a_ar_i_nga_n_var_ng
6/
http://haidang160710.blogspot.com/2014/02/tho-oi-ngan-vong-tac-pham-moi.html
7/
http://vovanhoaqt.vnweblogs.com/post/10775/445977
8/
http://nhamyngocsuong.blogspot.com/2014/02/tho-oi-ngan-vong_4.html
9/
http://ledangmanh.blogspot.com/2014/02/nguyen-tieu-oc-tho-la-thuy.html


MỜI ĐỌC TOÀN BỘ TÁC PHẨM NHẤP VÀO ĐƯỜNG LINK SAU :

 http://tiengthotinhnguoi.webnode.vn/news/thơ-đời-ngân-vọng
            

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

ĐỐI THOẠI VĂN CHƯƠNG - Trần Nhuận Minh , Nguyễn Đức Tùng

Bìa cuốn Đối thoại văn chương do NXB Tri thức ấn hành.



Văn chương thôi “gây chiến” để "đối thoại" 


“Lâu nay, những gì chúng ta viết trên blog và báo chí hầu hết là hạ bệ nhau chứ chưa phải đối thoại văn chương đúng nghĩa” – nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu trong buổi ra mắt cuốn Đối thoại văn chương của hai tác giả Trần Nhuận Minh – Nguyễn Đức Tùng tại Hà Nội.

Cả hai người: Trần Nhuận Minh, một nhà thơ Việt Nam nổi danh (cũng là anh trai nhà thơ Trần Đăng Khoa) và Nguyễn Đức Tùng, một bác sĩ gốc Việt ở Canada, đều có chung những trăn trở về văn chương. Cuốn sách Đối thoại văn chương là một cuộc đối thoại đúng nghĩa, trải dài suốt 9 tháng, từ tháng 1 đến tháng 9/2011. Nguyễn Đức Tùng hỏi và Trần Nhuận Minh trả lời, chủ đề: văn chương ViệtNam.

Viết một cuốn để ghi lại những gì mình nghĩ, 2 tác giả đã chọn làm chung công việc này và chọn một hình thức không phải là độc nhất vô nhị nhưng vẫn mới hơn so với nhiều cuốn sách bình văn thơ chủ yếu độc thoại trong nước lâu nay.

 
Hai tác giả Trần Nhuận Minh (trái) và Nguyễn Đức Tùng.

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

NGUYỄN TRỌNG TẠO NÓI GÌ VỀ PHẠM DUY - Trịnh Sơn thực hiện

Nguồn :  

         
                           Nhà thơ trẻ Trịnh Sơn và nhạc sĩ Phạm Duy

          NGUYỄN TRỌNG TẠO NÓI GÌ VỀ PHẠM DUY
                                                                             Trịnh Sơn

Tapchitiengquehuong - Chiều 27.01.2013, ngay sau khi biết tin NS Phạm Duy qua đời, nhà thơ trẻ Trịnh Sơn làm ngay một phỏng vấn với nhạc sĩ- họa sĩ-  nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và mail ngay cho Tiếng Quê Hương nhưng do trục trặc đường truyền, đến chiều nay, 29.01 TQH mới nhận được.

Xin chào nhạc sĩ – thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo! Anh có nghĩ rằng mình sẽ tổ chức hoặc tham gia một sự kiện liên quan (thuộc về) âm nhạc mang tính chất dữ dội như đám tang Phạm Duy?
- Không bao giờ!

Anh có mặt ở đám tang Trịnh Công Sơn?
- Ngày anh Sơn mất, tôi ở Hà Nội, phải viết đến 3 bài báo về anh ấy. Khi người ta tiễn anh Sơn ở Sài Gòn thì tôi và Nguyễn Thụy Kha lo chuẩn bị làm đêm nhạc “Tưởng nhớ Trịnh Công Sơn” ở Hà Nội sau 1 tuần anh ấy mất. Đó cũng là một cách đưa tiễn vậy.

Anh có từng nghe những lời đánh giá của Phạm Duy về nhạc Trịnh, nhạc Lê Uyên Phương, nhạc Ngô Thụy Miên?
- Tôi đọc điều đó trong hồi ký của Phạm Duy.

Có lẽ, chẳng ai muốn tự đánh giá về mình nhỉ. Nếu Phạm Duy đánh giá về nhạc Nguyễn Trọng Tạo, theo kiểu như Trịnh thì “nhu nhược”, Lê Uyên Phương thì “dục tính cao”…, anh nghĩ nhạc sĩ của Bà mẹ Gio Linh rát bỏng này sẽ dành lời nào với mình?
- Chắc họ Phạm không bao giờ chấp đến tôi.

Ngoài lề một chút, anh có nghe Phạm Duy trước khi anh sáng tác các nhạc phẩm nổi tiếng như Khúc hát sông quê, Làng quan họ quê tôi, Đôi mắt đò ngang,…?
- Tôi không được nghe nhiều ca khúc Phạm Duy.

Anh có gặp gỡ Phạm Duy?
- Tôi gặp Phạm Duy từ khi chưa gặp, nghĩa là “gặp giọng nói” khi ông ấy gọi điện thoại từ Mỹ về cho tôi. Rồi sau đó thỉnh thoảng gặp họ Phạm những dịp ông ấy hẹn.

Tôi từng nghe anh ngợi ca rằng, nhạc Phạm Duy là thứ không thể thiếu trong kho tàng văn hóa Việt Nam? Như Truyện Kiều trong tiếng Việt?
- Tôi có nói thế à? Câu trả lời này có vẻ giống Phạm Duy, nhưng có lẽ không giống về chất.