BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

QUẺ DỊCH: CÁCH BẤM ĐỘN (Bài 5) - Nguyên Lạc


                
                                        Tác giả Nguyên Lc  


               QUẺ DỊCH: CÁCH BẤM ĐỘN  
                                       (Bài 5
                                                          Nguyên Lạc

Bấm độn không có gì huyền bí, đặc biệt giành riêng cho các ông "cõi trên" tài giỏi như trong truyện giả tưởng Phong Thần của Trung Quốc viết, hoặc lời lẽ của các ông thầy bói (giả) tuyên truyền; các bạn tự mình có thể bấm độn được sau khi xem kỹ bài này!
Đây là ghi chú thêm cho bài Quẻ Dịch về Bấm Độn, tôi tham khảo từ: THS.BS Kiều Xuân Dũng cùng với sự tìm tòi thêm của mình, xin ghi ra đây.

CÁC ĐIỀU CẦN NHỚ
Trước hết, xin các bạn chú ý kHậu Thiên Bát Quái, thuộc lòng vị trí của các Quẻ (đơn) và nhớ kỹ số của Bát quái (được ghi ra ở dưới)

             (Hình 1 -  Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái)

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN (bài 3) - Nguyên Lạc


       
                             Tác giả Nguyên Lc  
                                                                        
        QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN (bài 3)
                                                                       Nguyên Lạc

Trước khi vào bài, tặng bạn câu này:
Tôi tin rằng trong tất cả mọi trình độ của xã hội – gia đình, quốc gia, và quốc tế – chìa khóa cho một thế giới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn là lòng đại bi. Không nhất thiết để đi theo một tôn giáo, hay tin tưởng trong một hệ tư tưởng nào. Điều quan trọng là phát triển những phẩm chất nhân bản tối đa như có thể. Từ bi, là điều đôi khi tôi cũng gọi là tình cảm con người, là nhân tố quyết định của đời sống chúng ta!   (Đạt Lai Lạt Ma)
                                                ***
Bạn hiền! thế là chúng ta đã dạo vòng qua đại cương về Dịch! Đó là những điểm cần cho chúng ta đi vào phần rất lý thú: Bói quẻ và Giải đoán. Nếu các bạn chưa thông, xin các bạn trở ngược lại nghiên cứu thêm lần nữa.

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

TRẢ LỜI BÀI “THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC...” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Nguyên Lạc


            
                               Tác giả Nguyên Lạc

       TRẢ LỜI BÀI “THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC...
       CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
                                                                    Nguyên Lạc
DẪN NHẬP
Tôi xin dùng những lời của ông Đặng Xuân Xuyến (chữ nghiêng) sửa đổi vài chữ cho hợp (chữ đứng) để làm lời nói đầu và vài phần cuối bài:
"Tôi không có ý định "trả lời ông Đặng Xuân Xuyến vbài: "THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC... VỀ BÀI VIẾT CỦA ... - Đặng Xuân Xuyến (https://vannghequangtri.blogspot.com/2019/02/thua-chuyen-cung-ban-oc-ve-bai-viet-cua.html) vì không muốn bị cuốn vào những tranh cãi làm phí phạm thời gian bởi mấy việc chẳng đâu vào đâu với ông, nhưng một số người bạn và các trang web thân hữu khuyên tôi nên trả lời nên tôi ngồi gõ đôi dòng.
Bài của ông Đặng Xuân Xuyến đã được đăng tải trên nhiều trang trong cũng như ngoài nước, nếu tôi không trả lời thì "bất kính", chứ thật ra tôi không có nhiều thời gian cho những chuyện như thế này, làm phiền độc giả. Nhưng chuyện chẳng đặng đừng.
Tôi lọc ra mấy điểm ông Đặng Xuân Xuyến nêu trong bài dài vài nghìn chữ: THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC...”, rườm rà vì không chân thật, đầy âm mưu không hợp với hai chữ TRÍ THỨC, để thưa cùng bạn đọc.
 Tại sao không hợp với trí thức? Xin thưa: Ông Đặng Xuân Xuyến và ông Chậu Thạch, cũng là nhà binh thơ bạn ông, cùng một số fans đã hành xử vượt quá giới hạn cho phép của người TRÍ THỨC:  Không dùng "kính ngữ", mà   lại dùng "ngôn ngữ đường phố" tấn công cá nhân tôi trong tranh biện trên Facebook. Đây là những lời của các ông y mà tôi đã copy lưu tr:
-- "Với lại những người dốt nát mà háu danh thì tự kiêu tự đại, diễn đàn có góp ý đúng cũng cho sai". (Trạn Trương Văn - Châu Thạch)
-- "thằng đó đúng là ngu mà không chịu nhận ngu vì không biết nó ngu"(Đặng Xuân Xuyến)
Nên biết rằng: Ném một trái banh vào bức tường thì trái banh dội lại; ném sân si vào tường đời thì sân si cũng sẽ dội lại giống vậy, mạnh nhẹ tuy sức ném.
Quan niệm của tôi về cuộc sống riêng minh là: Không sợ người ta ghét, mà rất sợ người ta KHINH. Tại sao KHINH?: Không lương thiện với lòng.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

PHẢN HỒI BÀI "BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ" “NGHIÊNG” CỦA CHÂU THẠCH - Nguyên Lạc


       
                             Tác giả Nguyên Lạc


PHẢN HỒI BÀI "BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ" “NGHIÊNG” CỦA CHÂU THẠCH
                                        Nguyên Lạc

Lời nói đầu
Tôi đã hứa với một người sẽ bỏ qua, không tiếp tục chuyện vô bổ này nữa, nhưng tôi bắt buộc đành phải thất hứa lần cuối vì ông Châu Thạch vẫn tiếp tục tấn công, nhầm hạ uy tín tôi bằng cách dán (paste) những bài viết chủ quan đầy sân si, đầy tính chia rẽ,  đầy tính hơn thua, không xây dựng vào trang Facebook tôi . Những bài viết  rất ít tính lý luận văn hc, ch "vch lá tìm sâu" để cố tình tấn công cá nhân người khác. Dưới bài là những đường links dẫn đến những bài ca ông Châu Thạch.

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

VÀI KHÁI NIỆM VỀ VIỆC DÙNG CHỮ TRONG THƠ - Nguyên Lạc


         
                               Tác giả Nguyên Lạc

      VÀI KHÁI NIỆM VỀ VIỆC DÙNG CH TRONG THƠ
                                                                                  Nguyên Lạc
Lời nói đầu:
Trong bài viết CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY (http://vannghequangtri.blogspot.com/2019/02/cam-nhan-ve-bai-tho-nghieng-cua-la-thuy.html) được nhiều độc giả đồng cảm, tôi đã bị nhà bình thơ Châu Thach- Tran Trương Văn và fans tấn công bằng "ngôn ngữ văn hóa đường phố", tôi bắt buộc phải trả lời ông, nếu không thì "thất kính". Đây là vài lời của "văn hóa chửi, văn hóa đường phố" của ông:"Với lại những người dốt nát mà háu danh thì tự kiêu tự đại, diễn đàn có góp ý đúng cũng cho sai". (Trạn Trương Văn - Châu Thạch)
Để trả lời những "chủ quan" về phê bình của ông Châu Thạch, cũng như nói rõ tiêu chí của riêng tôi về thơ, giải thích thêm rõ về cảm nhận bài thơ "Nghiêng" của La Thụy tôi -  "người dốt nát" như ông CT đã chửi - post bài này lên các web trong và ngoài nước. Bài này đã được in trong tạp chí văn học nghệ thuật VĂN HỌC MỚI xuất bán tại California tháng nầy 2/2019. Đây là web side của VĂN HỌC MỚI (https://vanhocmoi.com/)
                                                                    Trân trng - Nguyên Lạc

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY, CÁI TÔI TRONG SÁNG TÁC THƠ VĂN - Nguyên Lạc


     
                                Tranh Nguyen Son


     CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY
     CÁI TÔI TRONG SÁNG TÁC THƠ VĂN
                                                                                Nguyên Lạc 

Theo quan niệm riêng tôi về thơ văn, trong con người có hai cái tôi: Cái tôi lý trí và cái tôi cảm xúc:
1. Cái tôi lý trí do lý trí chi phối, mang tính hơn thiệt, đúng sai, được thua vân vân... Trong cái tôi này có chứa cái tôi "teo chim", có nghĩa là cái tôi sợ hãi. Biết rằng mình không thích, biết rằng dối gian... nhưng vẫn phải làm, phải lèo lách... Đây là cái tôi không thực trong thơ văn.
2. Cái tôi cảm xúc: Đây là cái tôi thực sự, cái tôi nhân bản, cái tôi của thương yêu, cái tôi cảm nhận sự thua thiệt, không cần danh tiếng tiền tài ... vân vân và vân vân. Nhà thơ cần cái tôi này
Một bài thơ hay khi nào cái tôi cảm xúc lên làm chủ, đè cái tôi lý trí xuống. Do đó người ta thường nói: Tình yêu thường "mù quáng", nghĩa là lý trí "đi chỗ khác chơi". Thơ mà chỉ có lý trí, chỉ sắp xếp chữ, không có cảm xúc thì thơ chắc không gây một hiệu ứng nào đối với người đọc và chắc sẽ bị mau quên.

*
Tình cờ tôi đọc được một bài thơ tôi rất thích, một bài thơ đầy cảm xúc. Một bài thơ mà "cái tôi cảm xúc, cái tôi đích thực" lên làm chủ, dành quyền “đạo diễn”, đuổi "cái tôi văn hóa / lý trí" vào bóng tối. Bài thơ "Nghiêng" của La Thụy. Một bài thơ ngắn chỉ ba mươi chữ. Đây là bài thơ:

NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                         La Thụy