Muốn biết nhà thơ Thụy Sơn (Đà Nẵng) vì sao lấy tên
“TRẦM TÍCH “ cho tập thơ xuất bản lần nầy thì chắc phải hỏi thẳng tác giả. Tuy
thế đọc cái tên “TRẦM TÍCH ” của tác phẩm ta cũng có ý niệm về những gì nhà thơ
muốn gởi vào tập thơ này. Nghĩa của chữ trầm tích về vật chất là những gì chìm
xuống, lắng đọng lâu ngày trong nước. Nghĩa của chữ trầm tích hiểu theo tinh thần
là những gì sâu lắng trong tâm hồn qua năm tháng học hỏi, suy tư và chiêm nghiệm.
Trầm còn là sự thanh trong của âm thanh dịu dàng, giúp cho mọi người sống chậm
lại để cảm nhận những điều tiềm ẩn sâu xa của nhạc. Vậy thì, với tập thơ lấy chủ
đề là TRẦM TÍCH, nhà thơ Thụy Sơn muốn gởi vào đó những tinh túy chắc lọc được
trong cuộc sống đã lắng đọng trong tâm hồn mình bấy lâu nay bằng tiếng thơ cô đọng
của mình.
(*) Mùa hè đỏ lửa 1972, theo chân người tản cư Quảng Trị, trường Nguyễn Hoàng dời vào trại 5 Non Nước, Hòa Long, Hòa Vang, Đà Nẵng (gần Ngũ Hành Sơn – tức núi Non Nước). Cơ sở vật chất của trường thiếu thốn trăm bề, học sinh phải xách ghế đi học
Ở
VN, CŨNG NGHE MINH HỌA KIỀU CỦA NHẠC SĨ PHẠM DUY…
(Bài
viết năm 2002, trước khi nhạc sĩ Phạm Duy được phép về VN).
Tôi là một người yêu nhạc của Phạm Duy từ hồi còn rất
bé. Đã hơn ¼ thế kỷ trôi qua, ở Việt Nam, dù những ca khúc do ông soạn hoàn
toàn cố tình "bị vắng bóng" trên các phương tiện thông tin đại chúng
như radio, TV, báo chí… nhưng trong các quán nhạc hay phòng trà, trong các gia
đình, âm nhạc của ông vẫn còn, người ta vẫn nghe, vẫn thuộc, vẫn chép lại lời
nhạc và quảng bá cho nhau…
Năm nay nhạc sĩ Phạm Duy đã 81 tuổi. Ông là một nhân vật
có "tài nghệ siêu quần" hay là "võ nghệ tuyệt luân" của đất
nước Việt Nam trong lãnh vực nghệ thuật. Người ta đã viết và đã nói về ông quá
nhiều, tôi mường tượng hình như nhạc sĩ Phạm Duy là người đã để cho "chảy nhiều mực và tốn nhiều giấy"
nhất trong lịch sử văn hóa nghệ thuật của nước Việt Nam đương đại… Ở Việt Nam, tôi cũng có nghe ngóng và theo dõi từng
"đường đi nước bước" của nhạc sĩ Phạm Duy ở nước ngoài (điều mà từ
năm 1975 đến giờ tôi vẫn làm). Tôi chờ đợi từng ngày Minh Họa Kiều II ra mắt
như lời ước hẹn của ông khi Minh Họa Kiều I xuất hiện cách đây vài năm… Những
nhạc khúc ông viết ra ở bên kia quả địa cầu, chắc ông cũng không ngờ rằng ở quê
nhà có nhiều người âm thầm đi tìm kiếm, sưu tầm, gìn giữ quý giá tưởng như
không gì còn quý hơn thế nữa. Tôi là một trong số rất nhiều người Việt Nam ở quốc
nội đã làm công việc đó…