BÂNG KHUÂNG
Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019
Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019
CHIỀU CUỐI NĂM UỐNG RƯỢU MỘT MÌNH - Thơ Lê Văn Trung
CHIỀU CUỐI NĂM
UỐNG RƯỢU MỘT MÌNH
UỐNG RƯỢU MỘT MÌNH
(Trích thơ của Ngói)
Xin rót cho đầy chiều cuối năm
Cơn say thiên cổ mộng điêu tàn
Hỡi ơi thành quách rêu phong cả
Ai ném gươm vào tim máu loang
Hãy uống cùng ta, ngày tháng lụn
Trăng em tròn khuyết chuyện trăm năm
Ta một đời mây, ồ ! Tan hợp !
Ta một đời sương, ồ ! Lạnh hàn !
Hãy uống cùng ta, hề ! Tri âm !
Em uống cùng ta, hề ! Giai nhân !
Này đây rượu chảy trường giang mộng
(Có cơn say nào mà không buồn ? )
Em đã xa từ năm mươi năm
Ta bỏ đi từ trăng khuyết rằm
Gươm xưa hoen rỉ cùng xương máu
Ta ném ta vào mộng vỡ tan
Thôi đừng buồn nữa, tên hàn sĩ
Đất trời thiên cổ một cơn say
Rượu không cháy cạn nguồn ân ái
Tình của trăm năm ai rót đầy ?
Thôi đừng buồn nữa, người yêu dấu
Giọt lệ em là men rượu cay
Hãy rót đầy ! Sao không cạn nổi
Ta gửi về đâu giọt rượu này ?
Lê
Văn Trung
Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019
NGƯỠNG CỬA TỬ SINH - Trần Kiêm Đoàn
NGƯỠNG CỬA TỬ SINH
Chiều nay
mình trở lại thăm một người bạn mà trước đây sáu tháng mình có giới thiệu và nhắc
nhở trên trang Facebook này. Đó là anh Quảng Quý Huỳnh Kim Lân.
Cách nay sáu
tháng, bác sĩ đã cho biết là anh chỉ còn khoảng 100 ngày nữa để sống vì anh
đang ở giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư phổi.
CHÀNG LÙN NỂ VỢ - Truyện ngắn Đặng Xuân Xuyến
CHÀNG
LÙN NỂ VỢ
Về làm hàng xóm với nhau từ năm 1998, cũng ngót ngét 20 năm.
Gặp nhau vẫn tươi cười chào hỏi, đẩy đưa mấy câu thân tình chẳng động chạm tới
ai, kiểu con gà nhà em sáng nay bị cúm, con lợn nhà anh tối qua biếng ăn... Đôi
khi hứng chí còn đấm lưng nhau thùm thụp, rồi nắc nẻ cười, có lúc bá vai nhau,
mời nhau chén trà, điếu thuốc, chú chú anh anh ầm ĩ cả góc phố. Ấy vậy mà anh
tên gì, bao nhiêu tuổi, nhà số bao nhiêu lão cũng chịu. Không phải lão ra vành
ra vẻ, vì lão chả có gì để lên mặt ta đây. Lão không biết tên tuổi của anh, số
nhà của anh chỉ vì bản tính của lão vốn ngại giao tiếp, lại thêm trí nhớ có vấn
đề, cứ nhớ nhớ quên quên nên càng ngại quan tâm lý lịch của người hàng xóm. Lão
sợ chuyện ông A “muốn yêu vợ” nhưng bị vợ “cấm vận”, lâu ngày, quá bí bách nên
đêm đến lẩn ra đường Giải Phóng tìm mấy em có thói quen “tạo dáng bên gốc cây”
để “tâm sự” cho “thoáng trên thông dưới” nhầm thành chuyện ông A “cấm vận” vợ
khiến bà vợ bứt rứt phải nhảy sang nhà hàng xóm, thách ông hàng xóm “có giỏi
thì đọ vòng eo” xem eo ai nhỏ hơn... Nếu thế thì thành to chuyện. Loạn phố Nguyễn
Văn Trỗi. Lão chỉ có mỗi một cái đầu, chả dại.
HẸN HÒ MÙA XUÂN - Thơ Hồng Thúy, nhạc Nguyễn Tuấn, hòa âm Đặng Vương Quân, ca sĩ Tâm Thư trình bày
HẸN HÒ MÙA XUÂN
Mùa xuân về xanh lá
cành
Nụ hoa tô thắm đất trời
Có nghe mùa xuân lên
tiếng
Ngọt ngào trên những
cánh môi
Mùa xuân bừng trong mắt
người
Mừng xuân gấm biếc tơ
ngời
Đón xuân bầy chim ríu
rít
Tình yêu đưa khúc xuân
vui
Cùng nhau đi khắp nhân
gian
Theo mây qua những đại
ngàn
Nắng hãy soi từng đêm
tối
Trong lành sông nước
thênh thang
Bàn tay trao ấm bàn
tay
Yêu thương mang đến tặng
đời
Mãi ánh xuân hồng tươi
ngát
Muôn sầu theo gió bay
trôi
Mộng như vừa lay rất
nhẹ
Hạt mưa xưa ướt tóc mềm
Cám ơn mùa xuân hương
sắc
Tình cờ ta đã có em…
Mùa xuân đợi em bước gần
Kề vai áo mới thơm ngần
Ước mơ hẹn hò vẫn nhớ
Đưa em về bến quê nhà…
Hồng Thúy
Thơ: Hồng Thúy
Nhạc: Nguyễn Tuấn
Ca sĩ: Tâm Thư
Hòa âm: Đặng Vương Quân
TRẦM TƯ BÊN LY RƯỢU, TA CHỜ, NGÀY ĐẦU NĂM MỚI - Thơ Nguyên Lạc
Nhà thơ Nguyên Lạc
TRẦM TƯ BÊN LY RƯỢU
(Tặng người bạn Tây Ninh: Hà Nguyên Du)
Thiên thượng phù vân như bạch y
Tu du hốt biến vi thương cẩu
(Đỗ Phủ)
Rượu cay?
Mong rượu thêm cay!
Dù gì
ta cũng chỉ say một đời
Nhân sinh
vân cẩu bên trời!
Lợi
Danh
vọng tưởng!
đổi dời bể dâu!
Tiếc chi?
lời đẹp tình nhau
Chắc chi?
hạnh ngộ đời sau sẽ là
Thôi tôi
"bào ảnh huyễn
mơ" [*]
Có. Không
tình đó
mép bờ nhân duyên!
Tùy thời
duyên hợp duyên tan
Buồn chi?
mây trắng trên ngàn vẫn
bay
Trăm năm
trường mộng phương
ngoài!
Để tôi huyễn mộng
tình ai đẫm quỳnh!
.
Nguyên Lạc
...............
[*] Như mộng huyễn bào ảnh - Kinh Kim Cang
Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019
NHẬT KÝ QUÊ HƯƠNG - Phan Quỳ
Tác giả Phan Quỳ
NHẬT
KÝ QUÊ HƯƠNG
Ngày tháng
năm xa lắm….
Mẹ kể rằng
ngày ấy, sau bao nhọc nhằn mong đợi mẹ mới sinh được mình ra, chăm bẵm từng
ngày mới được lớn khôn chút đỉnh. Trong căn nhà nhỏ, sau lũy tre làng từ đó mới
có tiếng cười vui. Những tưởng cuộc đời cứ vậy mà êm trôi, nhưng một ngày nọ, cả
làng mình bị chuyển dời về thị xã vì lý do mất an ninh (!). Tan tác, bơ vơ, may
sao gia đình mình được một người giúp đỡ, cho một mảnh đất nhỏ trong vườn vừa
làm chỗ ở vừa bán buôn nho nhỏ qua ngày. Mình còn bé lắm nhưng vẫn nhớ dáng
hình bác ấy thật cao lớn , phong độ và nhân từ , chiều nào cũng khom người vào
cái quán lụp xụp của nhà mình để mua bánh kẹo rồi phân phát cho tụi trẻ con
trong xóm. Mình hiểu đó là một cách nữa để bác ấy giúp đỡ gia đình mình. Trong
trí tưởng non nớt của mình vẫn in đậm hình ảnh của một vị ân nhân với lòng cảm
kích và vô cùng kính mến….
Rồi một hôm
nào gần đây mình chợt hay tin chị Như Hoàn – một người rất đẹp mà tụi nhỏ chúng
mình trong xóm lúc đó thường nhìn ngắm ngẩn ngơ – là con dâu của bác ấy – lại
là em gái của thầy Lê Hữu Thăng - cũng là một người thầy rất đỗi yêu kính của
mình, của bao thế hệ học sinh Nguyễn Hoàng thân yêu. Ôi cuộc đời là một vòng
tròn nhân duyên gặp gỡ. Chị Hoàn vừa về Quảng Trị để giỗ ông bà . Chị em gặp
nhau dù thời gian không nhiều lắm nhưng mình đã nhắc lại bao kỷ niệm thuở nào,
chị ôm lấy mình mà xúc động trào dâng. Đó là tình cảm của những người Quảng Trị
chân chất chúng mình , là nỗi nhớ nhung, tiếc nuối một thời êm ả ta đã đi qua,
nỗi luyến lưu hoài niệm về một vùng đất nhỏ bé mà sâu đậm tình người. Bao chuyện
tình duyên hò hẹn dở dang, biết mấy từ ly não nùng vì thời cuộc, chỉ có Quảng
Trị chúng mình mới nặng lòng một tâm sự thiết tha…
DŨNG TƯỚNG ĐẠI VIỆT ĐÁNH BẠI QUÂN NGUYÊN MÔNG 2 LẦN TRÊN ĐẤT TRIỀU TIÊN, ÔNG LÀ AI? - Tĩnh Thuý
Nguồn:
https://www.dkn.tv/van-hoa/dung-tuong-dai-viet-danh-bai-quan-nguyen-mong-2-lan-tren-dat-trieu-tien-ong-la-ai.html
Trần Thủ Độ đưa nhà Trần lên ngôi, Lý Long Tường bái tạ đất Việt rồi lưu vong. (Ảnh: Youtube)
Có
bài thơ rằng:
“Sông Đằng một dải dài ghê
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông
Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
(Bạch Đằng Giang Phú - Trương Hán Siêu)
Lịch
sử như dòng sông dài cuốn đi trong lớp sóng của nó bao nhiêu sự tích, chiến
công, thành bại của cả một dân tộc. Thế kỷ 21 hiện đại với quá nhiều thú vui và
dục vọng, mấy ai còn lưu tâm đến những huy hoàng của quá khứ, những tinh hoa của
cổ nhân hay những bài học sâu sắc từ ngàn xưa?
Việt
Nam 4.000 năm văn hiến với nhiều triều đại kiệt xuất thấm đẫm văn hóa Phật Đạo
Thần đã đem đến cho dải đất xinh đẹp này biết bao nhiêu kỳ tích và truyền kỳ vẫn
còn rọi sáng đến tận hôm nay. Chúng tôi tiến hành loạt bài viết về lịch sử Việt
Nam mong muốn đem đến cho quý độc giả một góc nhìn mới về sử Việt, chính là ôn
cũ biết mới, ngẫm chuyện xưa nhìn chuyện nay, tự đúc rút cho mình những trải
nghiệm riêng.
DŨNG TƯỚNG ĐẠI VIỆT ĐÁNH BẠI QUÂN NGUYÊN MÔNG 2 LẦN TRÊN ĐẤT TRIỀU TIÊN, ÔNG LÀ AI?
Tĩnh Thuý (ĐKN)
Lịch
sử hay nhắc đến nhà Trần với 3 lần thắng quân Mông Cổ như một thần tích. Nhưng
ít ai biết là trên xứ Cao Ly xa xôi, một dũng tướng Đại Việt cũng đường hoàng
đánh bại quân Nguyên Mông đến 2 lần. Đó chính là hoàng tử Lý Long Tường.
Hàn Quốc hay Cao Ly ngày xưa là một xứ sở xinh đẹp và có nền
văn hóa lịch sử rất đáng ngưỡng mộ. Trong thời đại ngày nay, họ đã thành công
khi phần nào khôi phục văn hóa cổ và định hình văn hóa hiện đại, đồng thời còn
xuất khẩu văn hóa “Made in Korea” ra khắp thế giới.
Những chàng trai cô gái Hàn Quốc xinh tươi trong các series
phim truyền hình trở nên vô cùng nổi tiếng và hút khán giả, đặc biệt ở Việt
Nam.
Hưởng ứng theo làn sóng hâm mộ các nam tài tử Hàn Quốc,
chúng tôi xin gửi đến quý độc giả câu chuyện độc đáo về “Bạch mã Hoàng tử” thật
sự ở Cao Ly nhưng lại đến từ Việt Nam khoảng… 800 năm trước.
Chúng tôi đang kể về Hoàng tử Lý Long Tường (李龍祥, Hàn ngữ: 이용상/ Yi Yong-sang). Ông
là hoàng tử triều Lý nước Đại Việt, sau trở thành Hoa Sơn Tướng quân (Hwasan
Sanggun) nước Cao Ly và là ông tổ của dòng họ Lý Hoa Sơn (Hoa Sơn Lý thị) ngày
nay tại Hàn Quốc.
ÁO TRẮNG - Thơ Nhã My, nhạc và hòa âm Trần Nhàn
Nhà thơ Nhã My
ÁO TRẮNG
Ngày xưa anh vu vơ
Đón em giờ tan học
Mặc cho ai làm ngơ
Anh trở về vẫn nhớ
Anh thương tà áo trắng
Trinh nguyên tuổi học trò
Tuổi chưa biết âu lo
Ngây thơ nhiều mộng ước
Anh cùng ai cất bước
Sao chẳng nói một lời
Em lẳng lặng đi về
Trắng một trời hoa mộng
Anh phương trời lận đận
Làm sao nói tiếng yêu
Aó ai trắng trời chiều
Vương vương nhiều mộng ước
Em hồn nhiên cất bước
Đâu biết người trông theo
Ngày cứ ngày đi qua
Em khoe tà áo mỏng
Trắng cả trời ban trưa
Gio lùa trêu khóm lá
Anh nghe hồn đong đưa
Rồi nay tà áo trắng
Không biết về nơi đâu
Để anh ngồi thương nhớ
Nghe mưa buốt giọt sầu
Nhã
My
(1972)
Thơ: Nhã My
Nhạc và hòa âm: Trần
Nhàn
Ca sĩ Châu Thùy Trang
trình bày
NỖI ĐAU - Thơ Lê Văn Trung
NỖI ĐAU
(Cõi Lưu Đày *3*)
Giấu mặt nhìn nhau tội
nghiệp nhau
Núi xơ xác núi, đồi
trơ đồi
Nước xoáy vào tim người
xói lỡ
Nước rỉ vào tim người
nỗi đau
Cành khô đợi mỏi cánh
chim về
Trùng trùng vô tận đá
vọng phu
Đá vọng phu hề chinh
chiến lụy
Chinh chiến hề thay chốn
ngục tù
Suối khô đợi mỏi cơn
mưa lạ
Đá nứt bày khuôn mặt
hãi hùng
Đá cũng kinh hoàng bầy
thú dữ
Nhe nanh cắn xé cả
linh hồn
Người chết quấn hờ
manh chiếu rách
Chôn vội vàng dưới lớp
cát nông
( Không biết ngày mai
trong đáy mộ
Có còn tìm thấy nắm
xương không ? )
Mắt cũng bầm đen dòng
lệ máu
Khóc nhau đành nuốt quặn
niềm đau
Năm chung mảnh ván mà
câm lặng
Nghi nghờ cả cái lén
nhìn nhau.
Lê Văn Trung
NGỢI CA THÁNG CHẠP - Thơ Mường Mán
Nhà thơ Mường Mán
NGỢI CA THÁNG CHẠP
Tháng chạp về rồi bé
thấy không
Cỏ nép trong cây vẫy
lá mừng
Hồn anh vội vã giăng
mưa bụi
Rơi xuống cho vừa lạnh
nhớ mong.
Tháng chạp về rồi bé
thấy không
Một chút màu xanh một
chút hồng
Một chút vàng mơ và
tím nhạt
Chưa giao thừa đã Tết
trong anh.
Tháng chạp về rồi bé
nghe không
Gió thôi làm rớt lá sầu
đông
Anh đem nắng nhốt vào
đôi mắt
Nung chảy tim thành vạn
giọt sương.
Tháng chạp về rồi bé
biết không
Guốc mới ai khua ngõ nội
thành
Để cho rêu cũ vàng son
cũ
Thức dậy buồn lên đỉnh
phố xanh.
Tháng chạp về rồi bé
biết không
Không dưng lòng bỗng
thấy băn khoăn
Xé tờ lịch cũ vơi năm
tháng
Tình có phai dần theo
tháng năm ?
Tháng chạp về rồi bé
biết không
Anh nằm dưới cỏ nghe
mùa xuân
Nghe sông đổ nước xuôi
ra biển
Nghe biển phụ tình
quên nước sông.
Tháng chạp về rồi bé
vui không
Xuân đem rượu cất ở
trong lòng
Trong men cứ ngỡ mình
vừa thoáng
Thấy bóng ai về trong
nắng hanh.
Mường Mán
NẾU KHÔNG CÓ TÌNH YÊU - Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Nguyễn Dũng
Nhà thơ Quách Như Nguyệt
NẾU KHÔNG CÓ TÌNH YÊU
Nếu không có tình yêu
em thà thành tượng đá
Tim xi măng hứng mưa
gió sương mù
Đứng giữa trời chẳng cần
che dù lộng
Dương mắt nhìn đời bận
đuổi bắt mộng mơ
Nếu không có tình yêu
em thà thành hoa dại
Hoa mọc ven đường chờ
ánh nắng bình minh
Lũ ong bướm em chẳng
màng chẳng ngại
Sống an vui, kiêu hãnh
chỉ một mình
Nếu không có tình yêu
em chẳng muốn làm người
Khô khan sống làm tình
như loài thú!
Nếu không có tình yêu
đời sẽ buồn biết mấy
Thiếu nụ cười, thiếu
ánh mắt, môi hôn
Quách Như Nguyệt
(2011)
Thơ Quách như Nguyệt
Nhạc Nguyễn Dũng
Ca sĩ Ngọc Mỹ
ĐỜI THIẾU PHỤ - Thơ Trương Thị Thanh Tâm
Nhà thơ Trương Thị Thanh Tâm
ĐỜI THIẾU PHỤ
Mỹ Tho buồn, con đường
dài trốn nắng
Hàng Bằng Lăng trước
ngõ đợi cơn mưa
Xuân đã về, anh có nhớ
hay chưa?
Bao tháng năm, phố
cũng biết đợi mùa
Anh chẳng lẽ suốt đời
bôn ba mãi
Em một mình trông
ngóng, hóa vọng phu
Anh có biết tuổi xuân
qua vội vã !
Đời một người dài ngắn
được bao nhiêu?
Anh hờ hững trái tim
em lạnh giá
Hoàng hôn rồi môi má
cũng nhạt phai
Đời thiếu phụ...anh miệt
mài xa vắng
Nỗi cô đơn trống trải
đợi chờ ai!
Con đường cũ, kỷ niệm
xưa còn đó
Chẳng phai mờ cùng năm
tháng anh ơi
Trái tim nhỏ, đã một
thời mong mỏi
Biết đợi chờ một lời
nói yêu thương
Biết lắng nghe tiếng
thì thầm của gió
Vẫn âm thầm lặng lẽ
ngóng người xưa
Về đi anh, trời trở
gió sang mùa
Ta hạnh phúc bên nhau
trời nắng ấm.
Trương
Thị Thanh Tâm
Ở CẢNG NỮ THẦN CHIỀU CUỐI NĂM - Thơ Huy Uyên
Ở CẢNG NỮ-THẦN CHIỀU CUỐI NĂM
Ở đó không chờ ngày về
Lữ-khách buồn cúi mặt
Người vây quanh nỗi nhớ
Con tàu ra khơi xa.
Gió lùa qua bến cảng
Trăm năm vẫn dấu buồn
Ai cô-đơn cùng tận
Có thương tiếc nhau
không ?
Em đi biển xa bờ
Dập duềnh theo con
sóng
Bỏ lại người ngẩn-ngơ
Trời nước mây lồng lộng.
Tôi tìm ai mắt đỏ
Vương chi mùi đắng cay
Chiều ba-mươi ở New York
Đăm mắt trông quê nhà.
Tình em rồi chia xa
Bao tháng năm cô-lữ
Biết về đâu mái nhà !
Riêng đời ai nhung nhớ.
Đêm trôi cầu bến Cảng
Xa nhau một đời người
Tàu xưa thôi rẽ sóng
Bỏ lại một mình tôi
!!!
Huy
Uyên
(tháng chạp)
DẠ... THƯA: HỒN HUẾ - Trần Kiêm Đoàn
DẠ... THƯA: HỒN HUẾ
Trần Kiêm Đoàn
Tiếng “Dạ…thưa”: một
biểu tượng nhân văn của văn hóa Huế
Nhận diện văn hóa của một đất nước hay của một vùng đất nào
đó trên mặt địa cầu nầy thường có quá nhiều hình tượng và đề tài để nói: Có thể
đó là “biểu tượng nhân văn” do con
người dựng lên hay nhờ có bàn tay con người gìn giữ và bảo vệ sản phẩm của
thiên nhiên lâu dài mới còn tồn tại. Như tháp Eiffel của Pháp, Kim Tự Tháp ở Ai
Cập, lá phong ở Canada hay con chuột túi (Kanguru) ở Úc. Hoặc có khi chỉ là một
âm vị của ngôn ngữ như tiếng “Ok” của
Mỹ, “Amen” của đạo Chúa và “Nam mô” của đạo Phật… Nhưng rốt lại, chỉ
còn một nét nào đó nổi bật nhất mà chỉ cần nhìn hay nói ra là sẽ nhận được ngay
câu trả lời tên nước, tên vùng.
Chắc nhiều người còn nhớ ngày Hội Huế đầu tiên trên vùng đất
thủ phủ tiểu bang California, thành phố Sacramento năm 1985, khi nhà thơ Thành
Đạt đưa giải thưởng “1000 hột sen Tịnh
Tâm” rất quý hiếm vào thời điểm nầy cho ai chọn “một cái gì” bình dân và đơn giản nhất mà ai cũng biết cũng quen
dùng tượng trưng cho Huế. Người ta đã đưa ra nhiều hình ảnh, tiếng nói làm “biểu tượng” cho Huế như chùa Thiên Mụ,
Cầu Trường Tiền, Cửa Ngọ Môn, núi Ngự Bình; hoặc tiếng nói: “Mô, Tê, Răng, Rứa”…
Nhưng kết quả thật thú vị vì người trúng giải là chị Tịnh
Như đã chọn tiếng “Dạ” làm biểu trưng
cho Huế. Nhiều người trong cuộc Hội Huế không đồng ý vì tiếng “dạ” là tiếng Việt
mà người dân trong cả ba miền Bắc Trung Nam đều dùng chứ không riêng gì ở Huế.
Tuy nhiên chị Tịnh Như đã lý giải một cách đầy thuyết phục rằng: “Tiếng ‘Dạ’ là vũ khí văn hóa, nhân văn đặc
thù của Huế vì nó được dùng như một phương tiện diễn đạt cảm xúc và ý nghĩ từ
thấp đến cao, từ cạn đến sâu, từ phục tùng đến phản kháng, từ yêu thương đến
thách đố, khước từ…”
Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019
BUỔI ĐẦU CỦA NGÔI TRƯỜNG BA THẾ HỆ - Phan Chính
BUỔI ĐẦU CỦA NGÔI TRƯỜNG BA THẾ HỆ
Sau hiệp định
Genève năm 1954, khu căn cứ kháng chiến La Gi-Hàm Tân tuy là một quận lỵ thuộc
tỉnh Bình Thuận nhưng còn hoang sơ, đồng không mông quạnh, rừng già giáp với
xóm làng. Dân hồi cư tập trung ven sông Dinh và phần đất huyện đường Hàm Tân
ngày xưa. Cuối năm 1956, dưới chế độ VNCH tỉnh Bình Tuy chính thức thành lập
nhưng hơn một năm sau các cơ sở bộ máy mới xây dựng xong và đưa vào hoạt động,
trên khu vực đất trung tâm hành chánh thị xã La Gi ngày nay. Cùng lúc ngôi trường
Trung học Bình Tuy ra đời với niên khóa đầu tiên 1958-1959, đặc biệt là chỉ có
một lớp Đệ Thất duy nhất - tức lớp 6 bây giờ, gồm 31 học sinh vừa thi lấy bằng
Tiểu học được tuyển vào. Tuổi tác có người đã 15-16, vì đây là vùng đất vừa ra
trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ. Đây cũng là năm thi tốt nghiệp Tiểu học lần
đầu ở La Gi-Hàm Tân, trước đó phải ra Phan Thiết và các xã chỉ có trường sơ cấp
đến lớp Nhất mà thôi. Trường có 3 phòng học, sát với một trường Tiểu học liên
xã vì có xã không có trường do không đủ số học sinh. Xung quanh trường vẫn còn
những cụm rừng nguyên sinh, những gốc cây dầu lông đến hai vòng tay ôm và trước
mặt trường là một đầm nước mọc đầy cây tràm trổ hoa thơm ngát.
NHÌN LẠI ĐỜI MÌNH - La Thụy cùng thi hữu
NHÌN LẠI ĐỜI MÌNH
Sáu tư vừa tới : chửa
phai xuân
Tàn cuộc chơi rồi mới
tỏ phân
Thơ túi rượu bầu bay
bướm mãi
Cờ bàn sách kệ thảnh
thơi dần
"Trồng người"
một thuở đang nhìn quả
"Gieo hạt"
bao năm đã chọn nhân
Quá nửa đời a! Còn
xanh mộng
"Vô vi" đỡ
nhọc đến phàm thân
La Thuỵ
HỌA:
CỰC
THÂN GIÀ
Bảy lăm sắp mãn: úa tàn xuân
Mở ngón lần tay: ấy rõ phân
Tóc trắng thân gầy đau mỏi mãi
Da nhăn má hóp rệu long dần
U mê một thuở đang thành quả
Uế tục bao thời đã tạo nhân
Đã hết đời ư ! Tàn cuộc mộng
Đêm nghe chuyển tiết cực
già thân
05.8.2017
Hương Thềm Mây
(GM.Nguyễn Đình Diệm)
MỘT NÉT SON ĐỜI
Một nét son đời tỏa cánh
xuân
Tình yêu sự nghiệp chẳng
li phân
Vườn tình hoa mộng
luôn tươi sáng
Cảnh vật trang thơ mãi
thắm dần
Dạy học thành tâm trao
đạo nghĩa
Yêu người quảng đại tỏ
hiền nhân
Sáu tư… suối ngọc còn
dâng sóng
Vẫn thấy hương trời trải
bản thân.
Đức Hạnh
NẾU EM LÀ... - Thơ Phan Quỳ
Tác giả Phan Quỳ
NẾU EM LÀ...
Em áo trắng , anh nhớ về trường cũ,
Em áo xanh , anh yêu biển hiền hòa.
Em mộng mơ, anh bỗng thành thi sĩ,
Em vui cười, anh hát khúc hoan ca.
Em là gió, anh rung cành lá biếc,
Em là hoa, anh ấp ủ hương tình,
Em là mây, anh một đời rong ruỗi,
Em là trăng , anh chẳng đợi bình minh.
Em là nắng, anh ước ngày hé nụ,
Em là mưa, anh thấm đẫm linh hồn,
Em là xuân cho đất trời áo mới,
Em là hè cho sắc phượng thêm tươi.
Em là hình cho anh về nương bóng,
Em là trời anh lấp lánh sao xanh,
Em thánh đường nơi anh về quỳ gối,
Chúa hài lòng ban phúc ấm em, anh.
Em có biết thiên đường là có thật
Vạn đóa hồng nở rộ trong tim anh?
Em có hay những thời khắc đau khổ,
Vẫn âm thầm sáng rỡ nụ cười Em?
Phan Quỳ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)