BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

ĐỜI THIẾU PHỤ - Thơ Trương Thị Thanh Tâm


        
           Nhà thơ Trương Thị Thanh Tâm


ĐỜI THIẾU PHỤ

Mỹ Tho buồn, con đường dài trốn nắng
Hàng Bằng Lăng trước ngõ đợi cơn mưa
Xuân đã về, anh có nhớ hay chưa?
Bao tháng năm, phố cũng biết đợi mùa

Anh chẳng lẽ suốt đời bôn ba mãi
Em một mình trông ngóng, hóa vọng phu
Anh có biết tuổi xuân qua vội vã !
Đời một người dài ngắn được bao nhiêu?

Anh hờ hững trái tim em lạnh giá
Hoàng hôn rồi môi má cũng nhạt phai
Đời thiếu phụ...anh miệt mài xa vắng
Nỗi cô đơn trống trải đợi chờ ai!

Con đường cũ, kỷ niệm xưa còn đó
Chẳng phai mờ cùng năm tháng anh ơi
Trái tim nhỏ, đã một thời mong mỏi
Biết đợi chờ một lời nói yêu thương

Biết lắng nghe tiếng thì thầm của gió
Vẫn âm thầm lặng lẽ ngóng người xưa
Về đi anh, trời trở gió sang mùa
Ta hạnh phúc bên nhau trời nắng ấm.

                    Trương Thị Thanh Tâm

Ở CẢNG NỮ THẦN CHIỀU CUỐI NĂM - Thơ Huy Uyên


     


Ở CẢNG NỮ-THẦN CHIỀU CUỐI NĂM

Ở đó không chờ ngày về
Lữ-khách buồn cúi mặt
Người vây quanh nỗi nhớ
Con tàu ra khơi xa.

Gió lùa qua bến cảng
Trăm năm vẫn dấu buồn
Ai cô-đơn cùng tận
Có thương tiếc nhau không ?

Em đi biển xa bờ
Dập duềnh theo con sóng
Bỏ lại người ngẩn-ngơ
Trời nước mây lồng lộng.

Tôi tìm ai mắt đỏ
Vương chi mùi đắng cay
Chiều ba-mươi ở New York
Đăm mắt trông quê nhà.

Tình em rồi chia xa
Bao tháng năm cô-lữ
Biết về đâu mái nhà !
Riêng đời ai nhung nhớ.

Đêm trôi cầu bến Cảng
Xa nhau một đời người
Tàu xưa thôi rẽ sóng
Bỏ lại một mình tôi !!!

              Huy Uyên
           (tháng chạp)

DẠ... THƯA: HỒN HUẾ - Trần Kiêm Đoàn


         

           DẠ... THƯA: HỒN HUẾ
                                      Trần Kiêm Đoàn

Tiếng “Dạ…thưa”: một biểu tượng nhân văn của văn hóa Huế
Nhận diện văn hóa của một đất nước hay của một vùng đất nào đó trên mặt địa cầu nầy thường có quá nhiều hình tượng và đề tài để nói: Có thể đó là “biểu tượng nhân văn” do con người dựng lên hay nhờ có bàn tay con người gìn giữ và bảo vệ sản phẩm của thiên nhiên lâu dài mới còn tồn tại. Như tháp Eiffel của Pháp, Kim Tự Tháp ở Ai Cập, lá phong ở Canada hay con chuột túi (Kanguru) ở Úc. Hoặc có khi chỉ là một âm vị của ngôn ngữ như tiếng “Ok” của Mỹ, “Amen” của đạo Chúa và “Nam mô” của đạo Phật… Nhưng rốt lại, chỉ còn một nét nào đó nổi bật nhất mà chỉ cần nhìn hay nói ra là sẽ nhận được ngay câu trả lời tên nước, tên vùng.
Chắc nhiều người còn nhớ ngày Hội Huế đầu tiên trên vùng đất thủ phủ tiểu bang California, thành phố Sacramento năm 1985, khi nhà thơ Thành Đạt đưa giải thưởng “1000 hột sen Tịnh Tâm” rất quý hiếm vào thời điểm nầy cho ai chọn “một cái gì” bình dân và đơn giản nhất mà ai cũng biết cũng quen dùng tượng trưng cho Huế. Người ta đã đưa ra nhiều hình ảnh, tiếng nói làm “biểu tượng” cho Huế như chùa Thiên Mụ, Cầu Trường Tiền, Cửa Ngọ Môn, núi Ngự Bình; hoặc tiếng nói: “Mô, Tê, Răng, Rứa”
Nhưng kết quả thật thú vị vì người trúng giải là chị Tịnh Như đã chọn tiếng “Dạ” làm biểu trưng cho Huế. Nhiều người trong cuộc Hội Huế không đồng ý vì tiếng “dạ” là tiếng Việt mà người dân trong cả ba miền Bắc Trung Nam đều dùng chứ không riêng gì ở Huế. Tuy nhiên chị Tịnh Như đã lý giải một cách đầy thuyết phục rằng: “Tiếng ‘Dạ’ là vũ khí văn hóa, nhân văn đặc thù của Huế vì nó được dùng như một phương tiện diễn đạt cảm xúc và ý nghĩ từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu, từ phục tùng đến phản kháng, từ yêu thương đến thách đố, khước từ…”

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

BUỔI ĐẦU CỦA NGÔI TRƯỜNG BA THẾ HỆ - Phan Chính





     BUỔI ĐẦU CỦA NGÔI TRƯỜNG BA THẾ HỆ

Sau hiệp định Genève năm 1954, khu căn cứ kháng chiến La Gi-Hàm Tân tuy là một quận lỵ thuộc tỉnh Bình Thuận nhưng còn hoang sơ, đồng không mông quạnh, rừng già giáp với xóm làng. Dân hồi cư tập trung ven sông Dinh và phần đất huyện đường Hàm Tân ngày xưa. Cuối năm 1956, dưới chế độ VNCH tỉnh Bình Tuy chính thức thành lập nhưng hơn một năm sau các cơ sở bộ máy mới xây dựng xong và đưa vào hoạt động, trên khu vực đất trung tâm hành chánh thị xã La Gi ngày nay. Cùng lúc ngôi trường Trung học Bình Tuy ra đời với niên khóa đầu tiên 1958-1959, đặc biệt là chỉ có một lớp Đệ Thất duy nhất - tức lớp 6 bây giờ, gồm 31 học sinh vừa thi lấy bằng Tiểu học được tuyển vào. Tuổi tác có người đã 15-16, vì đây là vùng đất vừa ra trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ. Đây cũng là năm thi tốt nghiệp Tiểu học lần đầu ở La Gi-Hàm Tân, trước đó phải ra Phan Thiết và các xã chỉ có trường sơ cấp đến lớp Nhất mà thôi. Trường có 3 phòng học, sát với một trường Tiểu học liên xã vì có xã không có trường do không đủ số học sinh. Xung quanh trường vẫn còn những cụm rừng nguyên sinh, những gốc cây dầu lông đến hai vòng tay ôm và trước mặt trường là một đầm nước mọc đầy cây tràm trổ hoa thơm ngát.


NHÌN LẠI ĐỜI MÌNH - La Thụy cùng thi hữu


       


NHÌN LẠI ĐỜI MÌNH

Sáu tư vừa tới : chửa phai xuân
Tàn cuộc chơi rồi mới tỏ phân
Thơ túi rượu bầu bay bướm mãi
Cờ bàn sách kệ thảnh thơi dần
"Trồng người" một thuở đang nhìn quả
"Gieo hạt" bao năm đã chọn nhân
Quá nửa đời a! Còn xanh mộng
"Vô vi" đỡ nhọc đến phàm thân

                                 La Thuỵ

 HỌA:

  CỰC THÂN GIÀ

 Bảy lăm sắp mãn: úa tàn xuân
 Mở ngón lần tay: ấy rõ phân
 Tóc trắng thân gầy đau mỏi mãi
 Da nhăn má hóp rệu long dần
 U mê một thuở đang thành quả
 Uế tục bao thời đã tạo nhân
 Đã hết đời ư ! Tàn cuộc mộng
Đêm nghe chuyển tiết cực già thân

                            05.8.2017
                     Hương Thềm Mây
                (GM.Nguyễn Đình Diệm)


MỘT NÉT SON ĐỜI

Một nét son đời tỏa cánh xuân
Tình yêu sự nghiệp chẳng li phân
Vườn tình hoa mộng luôn tươi sáng
Cảnh vật trang thơ mãi thắm dần
Dạy học thành tâm trao đạo nghĩa
Yêu người quảng đại tỏ hiền nhân
Sáu tư… suối ngọc còn dâng sóng
Vẫn thấy hương trời trải bản thân.

                                     Đức Hạnh

NẾU EM LÀ... - Thơ Phan Quỳ


        
                      Tác giả Phan Quỳ


NẾU EM LÀ...

Em áo trắng , anh nhớ về trường cũ,
Em áo xanh , anh yêu biển hiền hòa.
Em mộng mơ, anh bỗng thành thi sĩ,
Em vui cười, anh hát khúc hoan ca.

Em là gió, anh rung cành lá biếc,
Em là hoa, anh ấp ủ hương tình,
Em là mây, anh một đời rong ruỗi,
Em là trăng , anh chẳng đợi bình minh.

Em là nắng, anh ước ngày hé nụ,
Em là mưa, anh thấm đẫm linh hồn,
Em là xuân cho đất trời áo mới,
Em là hè cho sắc phượng thêm tươi.

Em là hình cho anh về nương bóng,
Em là trời anh lấp lánh sao xanh,
Em thánh đường nơi anh về quỳ gối,
Chúa hài lòng ban phúc ấm em, anh.

Em có biết thiên đường là có thật
Vạn đóa hồng nở rộ trong tim anh?
Em có hay những thời khắc đau khổ,
Vẫn âm thầm sáng rỡ nụ cười Em?

                                      Phan Quỳ

QUẺ DỊCH, CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN (tt) - Nguyên Lạc


         
                               Nhà thơ Nguyên Lạc


           QUẺ DỊCH, CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN (tt)
                                            (Bài 2)     
                                                                    Nguyên Lạc
                                                                                          
THUT NGCN NH

Tám qunguyên thy (bát quái ) gi là đơn quái (quẻ đơn).
Sáu mươi bn qumi được to ra tvic chng bát quái gi là trùng quái (qutrùng) đphân bit vi tám qunguyên thy, đơn quái (quẻ đơn).

Ni Quái và Ngai Quái:

Mi qutrùng gm hai quẻ đơn: Quẻ đơn dưới gi là ni quái, quẻ đơn trên gi là ngai quái.
Ví d: QuThiên Phong Cu:
Qutrên Thiên, tc Càn là ngai quái,
Qudưới Phong tc tn là ni quái.
Ví d: Quẻ Địa Thiên Thái:
Qutrên là Khôn: Đa (Ngai quái)
Qudưới là Càn: Thiên (Ni quái)

Gi là ni quái, ngai quái vì sp theo vòng tròn thì quCàn trong (ni) gn trung tâm, còn quKhôn chng lên nó, ở ngoài (ngai), xa trung tâm

          
                    (hình 1:  64 qu- vòng tròn)

TRANG THƠ TÔI, MỘT PHẦN ĐỜI; TỪ NGÀY EM ĐẾN - Thơ Tịnh Đàm


         
                       Nhà thơ Tịnh Đàm


TRANG THƠ TÔI - MỘT PHẦN ĐỜI

Trang thơ tôi,
Chút tự tình
Mở ra
Cùng nỗi riêng mình chưa quên !
Hồn như cánh sóng không tên,
Hát Ru một cõi sầu...
Bên mộng người !

Trang thơ tôi,
Một phần đời
Gởi vào đây...
Với những lời yêu thương.
Trần gian
Là chốn vô thường
Phải duyên gặp gỡ...
Vấn vương ý tình.

ĐỪNG TIN - Trần Mai Ngân





    ĐỪNG TIN

    Ngang qua ngôi nhà cũ.
    Ngôi nhà đã sơn lại màu khác và cái cổng sau cũng đã kéo rào bít lại. Nhưng khoảng sân lúc tôi về làm dâu hay ra phơi đồ mỗi sáng vẫn còn đó và chỗ sàn nước tôi ngồi rửa chén vẫn còn đó...
   Tất cả cũ kỹ mấy mươi năm trôi qua mà sao như mới đây. Lòng tôi lúc này cũng như mới đây...
   Tôi thấy rõ tôi một chiều giáp tết đang ngồi rửa một đống chén bát trong trạng thái mơ hồ mỏi mệt và bất chợt tôi ngước lên... thì T đã đứng đó bao giờ nhìn tôi bằng đôi mắt phiền não rưng rưng...         Tôi còn chưa biết phải làm sao... thì T đã quay đi như chạy, như trốn.
   Cũng được thôi, là lỗi của em T ạ...
   Lúc đó tôi không khóc được nữa... vì có lẽ đêm nào nước mắt cũng chảy quanh tôi nên giờ đã cạn... Tôi chỉ thấy những hoa Dâm Bụt đỏ nhoè đi trong nắng chiều yếu ớt!

   Mấy mươi năm... sao tôi lại đi lại con đường này.
   Cô giáo dạy yoga đã chỉ tôi chở cô. Lúc ấy tôi nói nói, cười cười...
   Nhưng về tôi lại khóc. Có phải bây giờ T đã quên rồi và tôi cũng đã phản bội lại tình yêu của tôi ngày đó !
   Chắc vậy, để tôi yêu thương ai khác. Có không ?
   Tình yêu thật sự có không hay nó chỉ là một khoảnh khắc rồi phai nhạt tan theo.
   Đừng nghĩ tình yêu vĩnh cữu, có thật ! Đúng vậy tôi đã không tin từ khi lập bia mộ cho mình ở tuổi 25 !
   Đừng tin !
                                                                       Trần Mai Ngân
                                                                           16-1-2019

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

VỚI ANH VÕ THÌN ! - Võ Văn Hoa




VỚI ANH VÕ THÌN !

Mùa hè đỏ lửa 1972, anh và tôi cùng ở Long Thọ, Huế. Anh học Cử nhân Luật, tôi học Sư phạm. Anh vóc người cao ráo, phong độ, văn võ song toàn. Ngoài giờ học ở giảng đường, về nhà anh còn mở Võ đường Karatedo, võ sinh theo học rất đông.
Với bạn bè, anh sống hết mình, sẵn lòng giúp đỡ mọi người.Nhà thơ Phương Xích lô ở Huế, mất ở An Tiêm, Triệu Thành (2002), anh tâm nguyện tổ chức làm đám tang bạn ở nhà mình và sẵn lòng đem tấm áo đạo sĩ mới may liệm bạn:

Ta còn thêm chút gì không?
Bài thơ định mệnh bên dòng kênh xanh
Bảy năm sau đó Triệu Thành
Võ Thìn đạo sĩ áo lành liệm Phương!

                                       Võ Văn Hoa

Có lần, tôi đang tập huấn ở Huế, vào Hải Lăng không gặp, thế là anh và một số bạn bè tri âm không ngại đêm hôm bươn bả vào tìm gặp, hâm nóng nàng thơ.
Thế đấy, con người anh rất gần gũi, hòa đồng, giai tầng nào cũng mến mộ anh. Đặc biệt anh có một giọng ngâm thơ truyền cảm, sâu lắng dễ đi vào lòng người.

Gần 2 năm trước,vào lúc 3h15 phút ngày 14/10/2008, trên trang triamcac.net tôi đã viết bài thơ VÔ NGÔN tặng anh. Thực lòng, tôi coi anh là sĩ phu, là quân tử thời nay.
Từ đây, tôi, chúng ta những người yêu quý anh sẽ mãi mãi không còn Anh trên đời ! Còn chăng con số 01266544468 mời anh từ cõi âm về nâng ly! Bái biệt!

       

VÔ NGÔN

“Một phút thanh nhàn trong thuở ấy
Ngàn vàng ước đổi được hay chăng”
                                     Nguyễn Trãi

Người đại ngôn
Người im lặng
Chết

“Đạo sĩ” đất Thành Cổ
Sống hết mình
Sống thanh thản
Sống !

Có kẻ sống như chết
Có người chết như sống
Vô ngôn

03h15 ngày 14.10.2008

                                                                              Võ Văn Hoa

TÀN MỘT CUỘC CHƠI... - Đoàn Dự

Nguồn:
http://thoibao.com/tan-mot-cuoc-choi/

                                   Cụ Vương Hồng Sển thời trung niên và khi về già.


       TÀN MỘT CUỘC CHƠI... 
                                     Đoàn Dự 
                                         
        Rốt cuộc, mọi người đều thấy đời mình chỉ là  một cuộc chơi 
                                                                        (Nhạc sĩ Phạm Duy)

 THƯA QUÝ BẠN, cổ nhân có câu: “Nhân tình như chỉ, trương trương bạch. Thế sự như kỳ, cục cục tân” – (Nhân tình như giấy, mỗi trang đều trắng. Chuyện đời như cờ, mỗi ván đều mới). Trước đây tôi đã trình bầy hầu quý bạn đời sống như một cuộc chơi của vị học giả kiêm nhà “cổ ngoạn” – người chơi đồ cổ – nổi tiếng Vương Hồng Sển. Nay, tôi xin trình bầy tiếp chuyện sau khi “cuộc chơi” của cụ đã tàn thì con cháu cụ ra sao. Sự thực, ngay người con trai duy nhất của cụ – anh Vương Hồng Bảo – đời sống của anh cũng giống như một cuộc chơi vậy thôi và anh đã chết trong tù. Trước khi mời quý bạn coi chuyện con cháu cụ Vương hiện nay, tôi xin thuật lại các chuyện về cụ để quý bạn hiểu rõ.

KINH THƠ - Thơ Quang Tuyết


   
                  Nhà thơ Quang Tuyết

             
KINH THƠ

Chiều về bên dòng sông tuổi thơ
Lắng hồn trong tiếng sóng vỗ bờ
Hững hờ sao đò chiều xua nước
Biết về đâu... Về đâu bến mơ

Mong nhớ nào chạm ánh trăng thơ
Soi gì đêm đã lạc bước mờ
Ta trở về như chưa hề tới
Bến giang đầu hạnh phúc xa xưa

Người đã vượt dòng sông quê người
Ôm tuổi xanh ngủ vội bên trời
Mặc gió mùa cuốn đời mù mịt
Chòng chành đưa hoa nến trôi xuôi

Về đây mong hay đợi người ơi
Vô thường rồi một bước buông lơi
Nỗi nhớ nào như mưa dầm thấm đất
Nát con tim gãy quỵ thân đời

                          Quang Tuyết
                   Huế, chiều cuối đông

NGHE VÀI CA SĨ HÁT “ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI” - Phạm Đức Nhì


    
                      Tác giả Phạm Đức Nhì

NGHE VÀI CA SĨ HÁT “ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI”

Lời Nói Đầu

Trong thời gian viết bài Bàn Về Chữ “Buông” Của Trịnh Công Sơn Trong “Để Gió Cuốn Đi” (1), để có thể thấm và phần nào hiểu ý của nhạc sĩ, tôi đã vào Google nghe đi, nghe lại bản nhạc được nhiều ca sĩ khác nhau hát. Với bài viết ngắn này tôi không có ý định bàn đến sự hay dở của chất giọng cũng như khả năng thể hiện của ca sĩ mà chỉ bàn đến hai trường hợp thay đổi lời ca và vài trường hợp chọn cách kết thúc bản nhạc hơi khác thường. Mục đích để tìm hiểu xem là làm như vậy ca sĩ đã đến gần hay đi xa - thậm chí “đi lạc” – ý chính của bản nhạc.
Do chỉ chọn một số ca sĩ rất ngẫu nhiên khi gõ “để gió cuốn đi” trên Google, những ca sĩ khác, cũng ở vào trường hợp tương tự nhưng không được (bị) chọn là ngoài ý muốn của người viết.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

TÌNH ÚA VÀNG NHƯ CHIẾC LÁ MÙA THU - Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Nguyễn Dũng.B, ca sĩ Nguyễn Duyên Quỳnh trình bày


       
                               Nhà thơ Quách Như Nguyệt


TÌNH ÚA VÀNG NHƯ CHIẾC LÁ MÙA THU

Em vẽ gì ư?  Vẽ chiếc lá vàng
Mùa thu đến em nhớ chàng quá đỗi
Chiếc lá vàng tặng chàng ngày xưa đó
Không biết giờ chàng còn giữ hay không?

Chiếc lá vàng có tình em mênh mông
Có mây thu bàng bạc, có trăng vàng
Có cả trái tim mơ mộng quy hàng
Tình dâng hiến giờ đây tình mất biến

Em vẽ gì… một trái tim đẫm máu
Thêm mũi tên xuyên qua thật đớn đau
Tim buồn phiền vì người đã xa xăm
Mới thu trước tình ta còn đằm thắm…

Tình úa vàng như chiếc lá mùa thu
Lá đỏ, tím… cuối cùng rồi tan vỡ
Em hiểu mà, tình hiếm khi muôn thuở 
Nên tìm vui qua lời nhạc, câu thơ 
Mùa thu về ôi mùa thu mơ mộng
Em ngồi thiền để đầu óc rổng không
Quán vô thường để hiểu tình cũng thế
Cũng là… không, tình mất chẳng quay về…

                                   Quách Như Nguyệt


      

Music: Nguyễn Dũng.B
Hòa âm Piano: Quang Đạt
Trình bày: Ca sĩ Nguyễn Duyên Quỳnh

NGÔI MIẾU TRÊN VỆ ĐƯỜNG, XEM TRANH BÁN LÕA THỂ - Thơ Phạm Ngọc Thái


   


NGÔI MIẾU TRÊN VỆ ĐƯỜNG

Con chim tình đã bay đi
Không còn kêu xé trời, xé đất
Khắp không gian bỗng trở nên tươi mát
Tâm hồn ta thanh thoát lại. Điềm nhiên ...

Không cần ái tình nữa, hỡi thế nhân !
Hãy chôn hình hài em nơi nấm mồ dĩ vãng
Cho lòng say với non xanh, biển nắng
Cùng mây mưa, giông bão ngập tim ta

Một ngày mai giữa thế giới bao la
Ta về bên các thi nhân của nước non, xứ sở
Làm ngôi miếu, trên vệ đường vắng vẻ
Người qua còn tưởng nhớ ghé vào thăm

Kẻ thương tình thắp cho mấy nén nhang
Thế cũng đủ sưởi ấm lòng côi lạnh
Cõi trần ai suốt đời trong hiu quạnh
Không tình, không cả bóng tri âm

Viết vài lời để lại thế gian
Rồi sau đây khuất kiếp người cát bụi
Ta không tiếc, không cần sám hối
Sống một đời... cũng đã thỏa chữ NHÂN !