BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (8) - Nguyên Lạc


               
                               Nhà thơ Nguyên Lạc


VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (8)
                                                                                        Nguyên Lạc

Tiếp nối theo loạt bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng  Trong Thơ” [*] đã đăng trên FB và các trang web, hôm nay tôi sẽ tiếp tục phân tích việc dùng chữ trong thơ qua việc trả lời cho nhóm tự gọi là: CÁNH ĐẠI BÀNG của THI CA ĐƯƠNG ĐẠI VN.
Dưới cuối bài là copy Email của nhóm này [**], nó đã được họ phát tán rộng khắp để tấn công cá nhân tôi, vì tôi dám "góp ý" về bài bình thơ "có cánh", dù dưới bài bình thơ này đã có ghi: "Rất mong nhận được những ý kiến trao đổi của các bạn!" 

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (3) - Nguyên Lạc


              
                              Nhà thơ Nguyên Lạc


            VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (3)
                                                                      Nguyên Lạc

Tiếp nối theo loạt bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng  Trong Thơ” [*] đã đăng trên FB và các trang web, hôm nay tôi sẽ tiếp tục phân tích việc dùng chữ trong thơ qua “cảm nhận” ngắn bài thơ sau đây của một tác giả XYZ - xin được giấu tên.

Bài thơ này nói đúng ra là hay, vì ai ngu dại gì mất thời giờ quý báu cho những bài thơ dở, những rượu giả. Chỉ tiếc “đường bay Con Chữ” quá cao, độc giả đôi khi phải chạy đi tìm từ điến tra mới hiểu nghĩa được vài cụm từ “cao siêu”, từ đó mới hiểu được tròn ý câu thơ.

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (2) - Nguyên Lạc


              
                              Nhà thơ Nguyên Lạc


               VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (2)
                                                                   Nguyên Lạc

Đây là phần tiếp nối theo bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng  Trong Thơ” (1) đã đăng trên Blog [*] 
Phần này bàn về:

THỦ ĐẮC THƠ VÀ CĂN BẢN TRIẾT LÝ

Trong bài “Vài Khái Niệm Về Việc Dùng Chữ Trong Thơ” [**] tôi có nêu ra ý riêng:

“Là thơ Việt, người làm thơ / thưởng lãm / phê bình thơ phải thủ đắc một số thơ của tiền nhân, căn bản triết lý Đông Phuơng để dùng nó khám phá những hàm ẩn, “ý tại ngôn ngoại” của bài thơ.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (1) - Nguyên Lạc


           
                           Nhà thơ Nguyên Lạc


   VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (1)
                                                                                         Nguyên Lạc

Hãy cùng nhau xét ý nghĩa và cách dùng vài chữ sau đây trong thơ

MIÊN DU

1. Kết hợp MIÊN DU có thể hiểu trên cơ sở lắp ghép nghĩa của các thành tố tạo nên nó: MIÊN và DU
-- DU là "đi, đi xa, đi chơi"
-- MIÊN có nhiều nghĩa:
- MIÊN bộ Mục là "ngủ". Theo kiểu nói bồi trong tiếng Việt MIÊN DU nghĩa là "ngủ đi ". Nếu theo cấu tạo từ tiếng Hán, thì  DU là thành tố chính: "đi"; còn MIÊN là thành tố phụ: "giấc ngủ, trong tư thế ngủ". Nghĩa của cả kết hợp:  Đi vào giấc ngủ, đi trong tư thế ngủ. Nếu nghĩa "đi trong tư thế ngủ " thì mộng du chăng? Tên bệnh trong y học (tiếng Anh: Sleepwalking; còn gọi là ngủ đi rong hoặc chứng Miên hành)
- MIÊN bộ Mịch 綿 là kéo dài, dằng dặc không dứt. Vậy "miên du" là đi đi hoài.
Nên biết, tiếng Hán Việt cùng giống tiếng Anh, tính từ đứng trước danh từ, ngược với tiếng Việt. Thí dụ; White horse (A), Bạch mã (H), ngựa trắng (V)

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

NHỮNG BÀI THƠ TỨ TUYỆT CỦA NGUYÊN LẠC


   


1. TRẦM TƯ ĐÊM BÊN SÔNG

Tóc rồi sương điểm theo năm tháng
Sắc cùng tàn phai theo tuổi đời
Ai xui trăng rụng trên dòng lắng
Một kiếp người thôi thế nhân ơi!


2. NGÀY CŨ

Biết tìm đâu quê hương ngày cũ
Thời đã qua con nước xa nguồn
Khóc sương điểm tóc đời cô lữ
Nỗi tàn phai lạnh buốt hư không!


3. HƯ KHÔNG

Trăm năm dâu bể điêu tàn
Ngàn năm mây trắng trên ngàn vẫn bay
Chuông chiều tám sải gọi ai?
Giật mình lữ thứ thở dài hư không!


4. ĐÊM ĐỢI CHỜ

Chong đêm đầy mắt đợi người
Đôi tay ta dụi kẻo rồi mờ sương
Thấy chi? Tích tắc đêm trường
Quỳnh hương nở đóa còn vương đến giờ!

                                              Nguyên Lạc

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

CẮN ĐI NỖI NHỚ - Thơ Nguyên Lạc


       
                       Nhà thơ Nguyên Lạc



CẮN ĐI NỖI NHỚ

"Em ơi cắn hộ anh buồn
Cắn luôn anh trái tim mòn tả tơi" *
Cắn hồn phố lạ mưa rơi
Cắn anh nỗi nhớ một thời đã xa

Cắn anh tha thướt lụa là
Cắn anh gác trọ thật thà hiến dâng
Cắn bàn tay cắn gót chân
Cắn luôn vuông cổ xuống lần ngực thơm

Cắn anh hồn điếng trăm năm
Làm sao quên được thân trầm mê hương?
Mai về tìm lại cố nhân
Nơi đâu? Có chắc còn "hiền ma soeur"? **

Mưa chiều cắn nỗi hoài mơ
Cắn anh Đà Lạt sương mờ thông reo
Cắn anh ly biệt ngày nào
Dã quỳ không nở đúng mùa em ơi!

Nỗi buồn còn cắn nữa thôi?
Cắn đi Đà Lạt một thời yêu ai!

                                          Nguyên Lạc
..........

* Thơ Trần Vấn Lệ
** Thơ Nguyền Tất Nhiên / nhạc Phạm Duy

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

PHẬT CHÚA CŨNG KHÓC - Thơ Nguyên Lạc





PHẬT CHÚA CŨNG KHÓC
(Tưởng niệm 39 “thùng nhân” chết cóng tại London)

39 người đông cứng trong container
Trái tim nhân loại phải sững sờ
Xứ sở "thiên đường" sao chối bỏ?
Ngôn từ ngụy trá đã rõ chưa?

Phật và Chúa ngày nay lệ đổ
Nỗi trầm luân nghiệp chướng dân mình
Bao oan khiên đành phải lặng thinh
Câu cứu khổ xin dành đời khác

Ôi Việt Nam sao quá nhiều điều ác
Những nhân danh "hạnh phúc con người"
Họ ngụy trang lừa gạt dân tôi
Đưa con đỏ đến tận cùng nỗi khổ.

Phật và Chúa ngày nay lệ đổ
Chùa nhà thờ nhiều kẻ giật giành
Bọn buôn thần bán thánh cạnh tranh
Kinh cứu khổ tìm đâu người hỡi?!
                            
                                  Nguyên Lạc

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

UỐNG RƯỢU VỚI ANH HÙNG? - Nguyên Lạc


       


          UỐNG RƯỢU VỚI ANH HÙNG?
                                                                                       Nguyên Lạc

Sáng hôm nay tình cờ đọc được bài thơ “hết ý” UỐNG RƯỢU VỚI KINH KHA của nhà thơ có tiếng Kha Tiệm Ly, tôi “hứng khởi” quá, vội vàng chúc mừng thi sĩ những lời sau, không biết thi sĩ có hài lòng và giữ lại những lời này trên FB của ngài không?

Đây là những lời “khen ngợi” của tôi:

Chúc mừng bạn “được” uống rượu với Kinh Kha - Chinese, riêng tôi thích uống rượu với Đặng Dung - Vietnamese hơn.
Xin mạn phép ghi ra đây trích đoạn bài viết của tôi: Hai Chữ Anh Hùng - Nguyên Lạc:

[ ...Nguyễn Du chê Kinh Kha không bằng Dự Nhượng. Dự Nhượng hy sinh thân mình báo thù cho chủ, còn Kinh Kha đi thích khách Tần Thủy Hoàng chỉ vì có người biết đến mình, và vì sự đối đãi thừa mứa. Kinh Kha chỉ là một con rối, hành động không vì tấm lòng trung dũng (diệt kẻ tàn bạo, phò người đức độ) đâu có hy sinh vì dân tộc, mà hành động chỉ vì sự mua chuộc và kích động của Điền Quang, của Thái tử Đan. Hành động của Kinh Kha không có Trí, mà chỉ vì Danh. Không có lòng Nhân, mà chỉ có Bạo lực đối với Bạo lực. Cái Dũng của Kinh Kha chỉ là cái dũng của kẻ bị mồi ngon thừa mứa, cám dỗ mà hành động.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

CHỈ TẠI CHIỀU THU - Thơ Nguyên Lạc


    


CHỈ TẠI CHIỀU THU

Chỉ là một chiếc lá
Sao nỗi niềm trong ta?
Chỉ hanh làn gió thoảng
Sao mắt ta lại nhòa?

Chỉ là một chiếc lá
Dĩ nhiên... vì mùa qua
Chỉ là một nỗi nhớ
Cô lữ sao xót xa?

Chiếc lá nào héo úa?
Chiếc lá nào lìa xa?
Tiếng thu nào se sắt?
Mùa thu nào thiết tha?

Tình thu nào vệt khói?
Tan mờ xa mờ xa
Đời quay cuồng lốc xoáy
Quê hương rồi chỉ là!

Chỉ là một chiếc lá
Sao thấy cả mùa thu?
Chỉ sợi chiều rất mảnh
Sao thấy thiên thu sầu?

               Nguyên Lạc

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

GIỚI THIỆU TẬP THƠ: BẠCH VÂN VÔ SỞ TRÚ - Nguyên Lạc


   
                                     (Ảnh bìa tập thơ)
                 

       GIỚI THIỆU TẬP THƠ: BẠCH VÂN VÔ SỞ TRÚ
                                                                           Nguyên Lạc

VÀI HÀNG TIỂU SỬ

Cảm ơn nữ sĩ Hạt Cát đã gởi tặng thi phẩm Bạch Vân Vô Sở Trú (Mây Trắng Thong Dong) như món quà quý.  Tập thơ in rất trang trọng và rất đẹp.
Xin được ghi ra đây vài hàng về tiểu sử của nữ sĩ:
 Hạt Cát tên thật Trần Thị Bạch Vân, bút hiệu thường dùng: Hạt Cát, Lăng Già Nguyệt, Sa Sa, Lạp Sa ... Cựu học sinh trường Trịnh Hoài Đức tỉnh Bình Dương, quê Lái Thiêu Việt Nam. Hiện đang sống ở Mỹ.
Tập thơ Bạch Vân Vô Sở Trú gồm 125 bài thơ chữ Hán đủ các thể loại, sau mỗi bài thơ chữ Hán, tác giả còn phiên âm ra Hán Việt và dịch ra thơ thuần Việt rất mượt mà. Về thơ chữ Hán, tác giả làm theo lối chữ phồn thể -  Lối chữ hiện được dùng tại Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và trong các tác phẩm cổ của văn học Việt Nam. Thi sĩ Hạt Cát cho biết là chị đã học chữ Hán từ gia đình, từ bạn bè. Chị học và yêu thích chữ Hán, rồi làm thơ dễ dàng như làm bằng tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt.

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

CHIỀU THU MỘNG TƯƠNG PHÙNG - Thơ Nguyên Lạc


       
                       Nhà thơ Nguyên Lạc


CHIỀU THU MỘNG TƯƠNG PHÙNG

Thu. Chiều. Moi hết tình tôi
Chắt chiu riêng giữ gởi mây đến người
Em giờ mất dấu mù khơi
Tôi giờ cô lữ kiếp đời tha phương!

Nhớ ơi nhớ một con đường
Thương ơi thương thắm phượng hồng trường xưa
Trắng dài lụa tóc nhung tơ
Đỏ môi giả bộ chua ngoa. điếng hồn

Biển dâu oan nghiệt đoạn trường!
Một thời xa đó mộng tàn thanh xuân!
Tìm đâu?
Ly biệt đã từng
Em ơi!
Chắc được tương phùng kiếp sau?

                                Nguyên Lạc

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2019

KHÚC TÌNH HOÀI - Thơ Nguyên Lạc


     
                         Nhà thơ Du Tử Lê


KHÚC TÌNH HOÀI
(Tưởng niệm thi sĩ Du Tử Lê)

Riêng đời "cọc nhọn trăm năm"
Ta "chim bói cá" trên ngàn viễn bay
"Thụy du" một khúc tình hoài
Ta không còn nữa lệ ai khóc người?

"Sẽ mang theo được những gì?"
"Bên kia thế giới" Thụy ơi nghìn trùng!

                                         Nguyên Lạc
………

"..." Lời thơ Du Tử Lê

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

NHỮNG BÀI THƠ VỀ MÙA THU CỦA NGUYÊN LẠC


         
                         Nhà thơ Nguyên Lạc


I. ĐÊM THU

Trăng ở nơi này em ở đâu?
Đến chi thu hỡi để tôi sầu?
Rượu đây. sao chẳng làm vơi nhớ?
Phương đó. muôn trùng!
Tinh vẫn sâu?

Trăng ở nơi này em mãi đâu?
Lay chi tôi hỡi bóng nguyệt sầu?
Mù sương ngút mắt người có nhớ?
Biết tìm đâu hở?
Kiếp đời sau?

Tôi ở nơi này đêm trắng thu
Trăng thu sáng quá dáng ai ngời
Tôi uống ánh thu từng giọt đắng
Cho say
say để cố quên người

Chẳng say
tôi biết làm sao hở?
Trăng vẫn trêu tôi dáng nguyệt cười
Trong tôi vẫn mãi
Em có rõ?
Cô lữ. Đêm thu. Một bóng người

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

MÙA THU TÌM LẠI, TÔI VẪN KIẾM - Thơ Nguyên Lạc


         
                         Nhà thơ Nguyên Lạc


MÙA THU TÌM LẠI

Mùa qua. vàng lá tôi về
Tìm em
Một bóng chiều tê
Thở dài!
Cúc vàng hai vạt gió lay
Đâu. nhung tóc mượt?
Trói ai một đời

Đường xưa
Vàng lá thu rơi
Phố xưa
Chiều vắng
Mồ côi bóng người!
Gió đời vèo một áng mây
Tìm người
Chỉ thấy chiều bay lá vàng!

Một người. cùng với mùa sang
Xuân thu sương điểm
Mộng tàn thanh xuân!

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

CHIỀU THU LÁ ĐỎ - Thơ Nguyên Lạc


   


CHIỀU THU LÁ ĐỎ

Giọt tim nào rơi lòng em nức nở
Đâu phải cỏ cây anh cũng có tim sầu
Phiến gió chiều nay lay động nụ trúc đào
Rơi về phương ấy khúc ca dao buồn

Đâu phải cỏ cây anh cũng có tim buồn
Lệ đỏ lá chiều thu phong mắt thẫm
Nghe trong hồn vỡ bờ sóng động
Lạnh một dòng xót nỗi tàn phai!

Đúng là em chẳng phải là ai!
Tà huy đổ bóng dài tóc xõa
Điệp khúc chiều tiếng ai nức nở
Đâu phải cỏ cây anh cũng là người!

                                   Nguyên Lạc

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 3 - Nguyên Lạc


     

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 3
                                                                                      Nguyên Lạc

Phần 3

KIM VÂN KIỀU TRUYỆN THANH TÂM TÀI NHÂN

Như đã biết ở phần 2, từ thời vua Minh Mạng đến đầu thế kỷ 20 cuốn văn xuôi Kim Vân Kiều Truyện ghi tên Thanh Tâm Tài Tử, và ta đã thấy rõ 4 chữ này ở bản chụp bìa lưu tại Paris. Đó là bản ông Trương Minh Ký trao cho Abel des Michels 1884. Cuốn Kim Vân Kiều này, 478 trang, bảo quản tại Paris, được sao chép bởi Đại học Yale, và lưu trử tại thư viện QG mã số A 953 do Viện Viễn Đông Bác cổ chụp từ Pháp, thời Pháp thuộc.
Tựa đề ghi tên Thanh Tâm Tài Tử (4 chữ nhỏ ở giữa). Không biểt vì sao ai đã đổi chữ Tử thành chữ Nhân sau này? Chữ tử: làm sao viết ra thành chữ nhân: ? (Xem hình chụp bìa lưu tại Paris: Kim Vân Kiều – Thanh Tâm Tài Tử- quyển 1 ở dưới)

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 2 - Nguyên Lạc


     


TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG:
ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 2
                                                                                     Nguyên Lạc

 Phần 2

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH

Như đã bàn ở phần 1, Nguyễn Du chỉ lấy tích truyện về 3 nhân vật, trước và sau một trận đánh vài giờ xảy ra thời nhà Minh để tạo nên một tác phẩm kéo dài 15 năm, từ Bắc Kinh cho tới Phúc Kiến lừng danh thế giới: Đoạn Trường Tân Thanh. Ba nhân vật trong tích truyện này là Thúy Kiều, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến; không có Kim Trọng, Thúy Vân, Đạm Tiên, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Tam Hợp, Giác Duyên trong đó. Thúy Kiều chết trên sông Tiền Đường, không có chuyện Thuý Kiều sống lại. Từ câu chuyện hết sức mờ nhạt, tầm thường này, Nguyễn Du xây dựng thành các tuyến tính Kiều, Hoạn Thư, Từ Hải, và chèn vào các nhân vật đệm. Trong này, nhân vật đa tình Thúc Sinh xuất hiện để làm tăng độ phong tình cho câu chuyện đầy nước mắt của một người phụ nữ cực kỳ hiếu thảo: Vương Thúy Kiều.
Sau khi Truyện Kiều ra đời, từ vua, quan, trí thức đến giới bình dân đều say mê. Riêng giới có học, bao thế hệ đã dựa vào Truyện Kiều để sáng tác, chuyển thể, vịnh, họa, cảm tác, cả bói Kiều…


Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

VỀ NHAN ĐỀ GỐC CỦA TRUYỆN KIỀU - Nguyên Lạc


          
                            Ông Nguyên Lạc


          VỀ NHAN ĐỀ GỐC CỦA TRUYỆN KIỀU
                                                                         Nguyên Lạc

Trong quá trình sưu tầm tài liệu để viết tiếp phần 2 và phần 3 bài TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: Đoạn Trường Tân Thanh và Kim Vân Kiều Truyện, tình cờ tôi gặp bài viết: "Nhan đề gốc của “Truyện Kiều” ca Đinh Văn Tuấn đăng trên trang Tp chí Sông Hương SỐ 310 (T.12-14) và trên nhiều trang khác, trong cng như ngoài nước. Ông Đinh Văn Tuấn đưa ra kết luận như "đinh đóng cột" thế này:
"Nay, chúng tôi là hậu học, sau khi đã tìm hiểu lại ngọn nguồn, xin đề nghị trả lại nhan đề gốc do thi hào Nguyễn Du đặt cho một tuyệt tác thi ca nổi tiếng trong và ngoài nước từ gần 2 thế kỷ qua, đó là KIM VÂN KIỀU TRUYỆN "
"... Truyện Kiều cũng thế, nguyên truyện Trung Quốc là tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và tự nhiên cụ Nguyễn Du cũng sẽ đặt nhan đề là Kim Vân Kiều truyện"
              ["Nhan đề gốc của “Truyện Kiều”- Đinh Văn Tuấn ][*]

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG – ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN - Nguyên Lạc


     


TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG – ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN 

                                                                                   Nguyên Lạc

Phần dẫn nhập
Trong phần Lời Kết của bài Về Nguồn Gốc Của Thơ Lục Bát [1] – tôi có viết: “Giống như một số người cố tình cho Đoạn Trường Tân Thanh là truyện thơ diễn dịch từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên China mà ra, sao không nghĩ ngược lại?”. Rất nhiều người, kể cả các trường đại học, trung học Việt Nam đã cho rằng thi hào Nguyễn Du dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi, bằng văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân bên China để viểt ra Đoạn Trường Tân Thanh. Thí dụ:

[ … Nguyễn Du viết dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi của Trung Quốc có tên là Kim Vân Kiều truyện (truyện về Kim Trọng Thúy Vân Thúy Kiều) của một tác giả hiệu là Thanh Tâm Tài Nhân. Trong thời đại của Nguyễn Du các nhà thơ sáng tác thường dựa theo một tác phẩm của Trung Quốc như thế. Nói chung Nguyễn Du dựa khá sát vào tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân khi viết lại Truyện Kiều: Cụ thể là những nhân vật trong Truyện Kiều của ông đều là những nhân vật lấy từ Kim Vân Kiều truyện; những tình tiết biến cố cốt truyện trong Truyện Kiều hầu hết đều có trong KIm Vân Kiều truyện…] 
 [Trường THCS Nguyễn Viết Xuân- Thị xã An Khê- Tỉnh Gia Lai]

Xin ghi thêm vài lời của ông GS “bạn vàng phương Bắc” Đổng Văn Thành:

“So sánh truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam” trên “Minh Thanh tiểu thuyết luận tùng” GS. Đổng Văn Thành – China cho rằng: “Nguyễn Du chẳng những chỉ mượn đề tài của tiểu thuyết Trung Quốc mà dường như bê nguyên xi […] Nguyễn Du không có bất kỳ một sáng tạo mới nào, chỉ chuyển thuật khá trung thực nội dung tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân…” 
[ Theo Phạm Tú Châu “So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam”]

Thêm nữa, mời các bạn đọc những lời này:

 “Thế nhưng chẳng những bài viểt trên mạng, sách giáo khoa của các vị TS, PTS Giáo sư Việt Nam ta đọc đều thấy viết đại để: Nguyễn Du đã vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân bên China, diễn dịch ra quốc âm dưới dạng thơ lục bát, sáng tạo ra truyện Kiều. Nguyễn Du là thiên tài của nước Việt đã biến một tiểu thuyết “tầm thường” trở thành một tác phẩm thi bất hủ.

Biết bao lời ca ngợi Nguyễn Du, trên cơ sở khen ông nhào nặn tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân bên China. Thực ra những lời khen đó là sáo rỗng, vì những người viết như thế vô trách nhiệm với văn hoá dân tộc đã đành; đồng thời, trong những lời ca ngợi đó đã kết tội Nguyễn Du “đạo văn”, tức là mượn cốt truyện người ta mà giấu. Mặt khác các vị cho rằng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tiểu thuyết tầm thường mà sao từ năm 1926, tên tác phẩm và tác giả đã đưa vào “văn học sử Trung quốc” và đến 1984 đến nay nó lại át cả Hồng Lâu Mộng China? Các vị không thấy có cái gì là lạ ở đây sao? Có bao giờ các vị đặt một câu hỏi liệu China có định chiếm đoạt văn hoá như đã, đang và sẽ chiếm cho được lãnh thổ người Việt không?”

Có vị bào chữa rằng ta mượn cốt truyện thì có gì phải tự ái, miễn là về mặt tư tưởng và nghệ thuật truyện Kiều đạt tới đỉnh cao là tự hào rồi! Nghĩa là trong thâm tâm những vị đó vẫn cho rằng Nguyễn Du đã đạo văn và đạo văn chẳng có gì xấu hổ. Còn tư tưởng thì hệt tiểu thuyết Kim Vân Kiều chứ khác chỗ nào mà gọi là cao hơn? Nghệ thuật cao hơn ư? Cao là cao đối với thơ Việt Nam.

Nói cho cùng là: Nguyễn Du đã đạo văn và diễn truyện Tàu bằng thơ rất hay đối với người Việt. Người Việt tự hào về điều đó.! Thử hỏi người nước ngoài mà nghe kết luận như vậy thì có cười vào mặt người Việt không? Có là nỗi tủi nhục cho quốc hồn và quốc sĩ của ta không?
                                                                      [Viết theo lời Lê Nghị]