BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

DU SỸ TÂM NHIÊN - Bài viết của Chu Giang Phong

                        Trích trong Chu Thị Tạp Ký (trang 77)
 
Tâm Nhiên qua nét vẽ của Trịnh Tài
 
Tâm Nhiên vốn là bạn đồng tu với sư phụ tôi ngày trước tại Tổ đình Linh Sơn, Khánh Hòa. Anh sinh ra bên dòng Cẩm Lệ giang, Đà Nẵng.
 
Trước 1975 học Phật khoa Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn. Chẳng biết vì nợ nần chi với cõi hồng trần mà sau năm 1975, Tâm Nhiên có những xung đột mãnh liệt về tâm thức lẫn nhận thức, bỏ chén cơm chùa, khoác tay nải đi làm ông giáo làng ở ngoài hải đảo Lại Sơn, Kiên Giang, nơi tận cùng đất nước.
 
Hình bìa CHU THỊ THI TẬP. Thơ Chu Giang Phong
Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 12. 2021 (150 trang)

Tuy thân xa khỏi mái hiên lam nhưng tâm luôn mang theo đạo hạnh của người từng thọ Sa di ở chốn Không môn với tinh thần thấu triệt ý nghĩa của lời kinh xưa văng vẳng:
 
"Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh"
 

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022

CHU GIANG PHONG TIẾNG LÒNG HÀO PHÓNG – Tâm Nhiên


Hình bìa CHU THỊ THI TẬP. Thơ Chu Giang Phong
Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 12. 2021 (150 trang)
 
 
Áo vải khòm lưng duyên bút mực
Giày rơm vẹt gót phận thi thư
Sách đọc ngàn pho đà vẫn thiếu
Lời buông nửa tiếng đã như thừa...
 
Đó là bài thơ mở đầu Chu Thị Thi Tập của Chu Giang Phong, một thi sỹ vừa mới xuất hiện trên văn đàn.
 

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

TRẠCH GẦM, MỘT GIỌNG THƠ ĐỘC ĐÁO – Đỗ Trường

                                  (Mục chân dung nhà văn)

Nhà thơ Trạch Gầm

Có lẽ, dính vào viết lách, nên tôi thường nhận được những tác phẩm thơ văn gửi tặng qua bưu điện, hoặc E-mail. Đó cũng là một niềm vui, sự an ủi không nhỏ cho những người cầm bút. Tuần vừa rồi, có một bác từ Houston, Hoa Kỳ gửi cho tôi chùm thơ, và hỏi có biết Trạch Gầm không. Vâng, tất nhiên là tôi đã bắt gặp tên tuổi nhà thơ này, khi đọc và nghiền ngẫm Văn học miền Nam trước đây, và các tác giả sau 1975 ở hải ngoại. Song mới chỉ đọc một vài đoạn trích ở đâu đó của Trạch Gầm, và chưa cho tôi một ấn tượng, hay cảm xúc gì đó đặc biệt. Tuy nhiên, khi nhận chùm thơ này, tôi đọc ngay, và đọc một mạch. Cái tráng khí Trạch Gầm làm cho tôi hơi bị sửng sốt. Do vậy, tôi tìm đọc ông. Và quả thực, thơ văn Trạch Gầm đã cho tôi một cảm xúc thật sâu sắc. Đọc ông, tôi chợt liên tưởng đến nhà thơ Huỳnh Hữu Võ, và Nguyễn Bắc Sơn. Nếu ngôn ngữ thơ của những người lính Huỳnh Hữu Võ, Nguyễn Bắc Sơn mang tính đặc trưng, thì ta có thể thấy rõ cái nét độc đáo trong thi ca Trạch Gầm.
 

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2022

CHÂU THẠCH TÁC PHẨM TÁC GIẢ - M. Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện


Nhà thơ Châu Thạch


Châu Thạch tên thật là Trương Văn Trạn.
Sanh ngày 15.7.1943 [tuổi Quý Mùi].
Chánh quán xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Thơ và Bình Thơ đã được đăng trên một số web & blog VHNT trong và ngoài nước.
Tác phẩm đã xuất bản: “Tuyển Tập Thơ Văn Một Thời Để Nhớ” chung với 14 tác giả. “Tuyển Tập Bình Thơ (A và B)”

*

Nhà Thơ Châu Thạch cũng đã bước vào cái tuổi “Thất thập cổ lai hy”, đó là quan niệm thời Trung cổ, bây chừ thế kỷ 21, tuổi 70 cũng chỉ là thanh niên. Mới đây vài năm, Đại Họa sĩ Trịnh Cung [tức nhà thơ Thương Nguyệt hồi 1960] cũng vào tuổi này. Gọi anh là Đại Họa sĩ có nghĩa là anh cao hơn các Họa sĩ thường một bực. Năm 67, anh được giải Huy chương Bạc, triển lãm hội họa Quốc Tế ở Pháp, nên anh thường bỏ hai tay vào túi quần, không bao giờ bắt tay với những họa sĩ nội địa. Phu nhân của anh phiêu diêu miền cực lạc, anh mới lập gia đình với một giai nhân tuổi chừng 20, và sau đó anh có thêm một đứa con nhỏ, cả nước ăn mừng “và hải ngoại cũng ăn mừng luôn”.
 
Anh cứ mơ về thời quá khứ
mái trường xưa thành gạch vụn lâu rồi
áo trắng xưa bay về phương trời áo trắng
bờ Cổ Thành loang lổ một vầng trăng
 
Anh cứ mơ về thời quá khứ
bụi cỏ xôn xao dưới gót ngọc sân trường
áo trắng bồng bềnh phố nhỏ mờ sương
em cứ đi đi về phương trời áo trắng
                (Phương áo trắng, trang 142)
 

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

KIM ĐỊNH: CUỘC ĐỜI VÀ TƯ TƯỞNG - Hồ Phú Hùng

Nguồn:
https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/kim-dinh-cuoc-doi-va-tu-tuong.html
 
GS. triết gia, linh mục Kim Định (1915-1997)

Giáo sư Kim Định tên thật là Lương Kim Định, là triết gia, linh mục Công giáo. Sinh ngày 15/6/1915 tại địa phận Bùi Chu, làng Trung Thành, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông là con trai út trong gia đình, thân phụ mất từ khi ông mới một tháng tuổi. Nhờ công dưỡng dục và nhìn xa trông rộng của người mẹ hiền, ngay từ thưở còn nhỏ, ông được gửi vào chủng viện Bùi Chu.
 
Tại chủng viện Bùi Chu, ông được hưởng một nền giáo dục toàn diện, về đạo đức cũng như về học vấn. Với bản tính ham tìm tòi học hỏi, ngoài những môn học khác và ngôn ngữ La Tinh, ông đã tự học thêm chữ Nho và Pháp văn. Sau những năm tháng say mê và  miệt mài học tập, ông được bề trên phân công giảng dạy tiếng La Tinh tại Tiểu chủng viện Ninh Cường, Bùi Chu  từ năm 1937 đến năm 1939.
 
Từ năm 1939 đến năm 1943, ông học thần học tại Đại chủng viện Quần Phương, Bùi Chu và triết học tại Giáo hoàng Học viện Saint Albert le Grand, Paris. Năm 1943, sau khi tốt nghiệp triết học, ông được thụ phong linh mục và giảng dạy triết học tại Đại chủng viện Quần Phương, Bùi Chu đến năm 1946. Năm 1947, ông sang Pháp 10 năm để nghiên cứu về triết học, xã hội học và văn minh Pháp tại Institute Catholic de Paris. Trong quãng thời gian này, ông còn theo học về Nho giáo tại Institute des Hautes Études Chinoise (Viện Cao học Hán học).

Trong thời gian ở Paris, nhiều bạn bè người Pháp đã đặt ra những câu hỏi cho ông: “Việt Nam có triết lí không?”,“Các anh có nghĩ đến việc thiết lập một nền Thần học Việt Nam chăng?”… Vào thời điểm này, một số linh mục người Pháp cũng đưa ra vấn đề tìm hiểu và giải nghĩa Kinh Thánh theo tinh thần của của triết học Á Đông. Đại diện cho xu hướng này là linh mục Folliet thuộc dòng Oratorie. Sau này, trong bài Để tiến tới một nền Thần học Việt (Dân Chúa, 12/1982), ông đã kể lại lời phát biểu của linh mục Folliet viết trong cuốn Monsieur Pouget như sau: “Hiện nay người Âu Tây chưa hiểu đúng Kinh Thánh. Sách Thánh xuất phát từ Á Đông, phải do người Á Đông giải nghĩa thì mới mong đúng tinh thần của sách”.
 

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

ĐYNH TRẦM CA, LỠ CHUYẾN... GIỮA ĐỜI RỘNG GA BUỒN - Huỳnh Văn Hoa



Nhà thơ – nhạc sĩ Đynh Trầm Ca


Vào thời điểm đầu 1970, chúng tôi nghe “Ru con tình cũ”, bài hát được những giọng ca nổi tiếng thể hiện như Lệ Thu, Thanh Thúy, Khánh Ly, Ngọc Lan, Hương Lan,…

Ba năm qua em trở thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình buồn
Xin một đời thôi tiếc thương nhau
Xin một đời ngủ yên dĩ vãng
                           
Ba năm qua em thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình sầu
Kỷ niệm nào ghi dấu trên tay
Cho lòng này dài những cơn đau …

Thấy trên bản nhạc ghi tên nhạc sĩ là Đynh Trầm Ca. Tìm thêm vài bản nhạc nữa do Đynh Trầm Ca sáng tác, chúng tôi nghe ca khúc “Ru tương lai buồn”, ca sĩ Lệ Thu trình bày, lời nhạc chất chứa nỗi niềm “rồi mai mình vẫn cô đơn, nằm nghe lời gió chiêu hồn, nhớ về nghìn đêm lang thang…”. Tuy thế, chúng tôi lúc đó chỉ mới biết Đynh Trầm Ca là nhạc sĩ thôi. Sau năm 1975, đọc báo thấy bài thơ “Phương nam khúc ca trôi dạt của khóm lục bình”, một bài thơ hay với giọng điệu hào sảng, tên tác giả ghi cuối bài thơ là Đynh Trầm Ca. Tìm hiểu, chúng tôi thật ngỡ ngàng khi biết Đynh Trầm Ca là thi sĩ có thơ đăng trên các tạp chí, tập san như Văn học, Văn, Nguồn, Nhận Diện, Giữ thơm quê mẹ, Quảng Đà,… từ thập niên 1960.


Sau này đọc thêm giai thoại hai nhạc sĩ đất Quảng Nam Đynh Trầm Ca và Vũ Đức Sao Biển cùng yêu một cô gái tên THU. 
Đynh Trầm Ca có nhiều bài thơ cho Thu và ca khúc “Ru Con Tình Cũ”:
 
“Ôi ba năm qua rồi,
Đời chưa nguôi gió bão,
Người xa xôi phương nào,
Người oán trách gì không?
Thôi em ơi, em đừng hờn trách nữa,
Đời ta như rong rêu tội tình…”
 
Còn Vũ Đức Sao Biển sáng tác ca khúc “Thu hát cho người”. Thế là nhân vật Thu được bước vào giai thoại của âm nhạc với bao lời bình, tán...
 
Hồ Thị Thu ngày ấy – Ảnh: tư liệu

Xin giới thiệu bài viết của tác giả Huỳnh Văn Hoa 


Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

THI SĨ LÊ VĂN TRUNG – Nguyễn Thị Bích Hậu



Người trong hình là thi sĩ Lê Văn Trung, khi còn trẻ. Một trong những đặc ân của mùa dịch, là cho tôi thời gian nhiều hơn để đọc thơ. Những thi sĩ trên cõi mạng có không nhiều độc giả. Thường một bài thơ post lên chỉ có vài chục người like và vậy thôi. Vì có quá nhiều thứ để người ta quan tâm. Và trong khi lang thang trên mạng, tôi tình cờ tìm ra thơ của thi sĩ Lê Văn Trung, ông khá kín tiếng trong đời sống văn chương mà ta vẫn thấy trên đài hay báo. Nhưng thơ của ông rất hay và bút lực thì đầy sức mạnh.
 

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

TRẦN MỘNG TÚ, MÌNH EM MỘT NGÔN NGỮ - Nguyễn Đức Tùng


Nhà thơ Trần Mộng Tú


Sức mạnh của một bài thơ nằm ở các chi tiết. Các chi tiết này cần phải được tả lại một cách sống động, với những màu sắc, vị trí, âm thanh, mùi vị của chúng. Đó chỉ là công việc của người làm thơ. Về phía mình, người đọc thơ cũng làm công việc của họ: bạn phải hình dung được nhân vật ấy, buổi tối ấy, ngửi được mùi máu, nghe được tiếng đọc kinh, nhìn thấy khung cảnh ấy. Khiếm khuyết từ một trong hai phía, nếu xảy ra, bài thơ sẽ thất bại.
 
Em gửi cho anh
ly cà phê buổi tối
mùi ngô non
nướng dưới cột đèn
 

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

“MÂY BAY QUA TRỜI XƯA” THƠ NHƯ GIỌT MÁU ỨA - Nguyễn Hoàn

Nguồn:
https://tapchicuaviet.com.vn/van-hoa-thoi-dai/tho-nhu-giot-mau-ua-12601.html
 
Nguyễn Thị Hoàng là nhà văn nữ nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975, tác phẩm “Vòng Tay Học Trò” của bà từng gây xôn xao dư luận. Bà sinh năm 1939 tại Huế, nhưng quê bà ở làng Quảng Điền, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

 

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

DỊCH GIẢ ĐOÀN MẠNH THẾ: DAO SẮC KHÔNG GỌT ĐƯỢC CHUÔI – Đặng Xuân Xuyến


Dịch giả Đoàn Mạnh Thế
 

Năm 1998, lần đầu gặp, thấy anh phong độ, trẻ trung, nghĩ anh chắc chỉ ngoài bốn mươi tí ti nên gọi anh xưng em ngọt sớt. Mãi sau này biết tuổi, ngại quá, xin chuyển sang xưng cháu gọi chú cho phải đạo thì anh gạt: - “Đừng gọi tớ là chú, già lắm. Tớ hơn cậu chưa đến 30 tuổi, đang quen anh anh em em, chuyển sang xưng hô chú cháu nghe buồn cười...” . Ừ. Tặc lưỡi, cũng như dịch giả Trần Đình Hiến đi! Bố cũng anh xưng em. Con (con vợ lớn của dịch giả Trần Đình Hiến) cũng anh xưng em. Năm thỉnh mười thoảng mới gặp, gọi anh xưng em cũng chẳng chết hàng tôm hàng cá nào, cốt vui vẻ khi gặp mặt, công việc được như ý, là ổn. Từ đấy, lại anh anh em em, nhiều lúc rượu vào còn hứng lên cốc đầu “ông anh” như gõ đầu trẻ, rồi tưng tửng phán: - “Số anh sau này cũng thê lương lắm. Vợ bỏ! Con chê! Về già sống cảnh đói nghèo, đơn độc!”. Anh cười khì khì: - “Chú biết cái đếch gì mà phán! Lại nghe thằng Hà (con thứ 2 của anh) nói khi rượu vào chứ gì? Ừ. Số anh nó nhọ như thế nên cố tích đức để cải số đây. Mà số chú sau này cũng nhọ lắm, sướng hơn anh về vật chất nhưng tinh thần cũng sẽ mệt mỏi đấy.”.
 

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

NHÀ THƠ KIỆT XUẤT NGUYỄN ĐỨC SƠN – Tâm Nhiên

Nguồn:
http://www.trietvan.com/thanhuu/nhathonguyenducson.htm

 
                           Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn và Tâm Nhiên (tác giả bài viết)


Không biết từ đâu ta đến đây
Mang mang trời thẳm đất xanh dày
Lớn lên mang nghiệp làm thi sĩ
Sống điêu linh rồi chết đọa đày
 

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

SỰ TRỞ LẠI CỦA SAO TRÊN RỪNG NGUYỄN ĐỨC SƠN – Thích Không Hạnh

Nguồn:
https://thuvienhuequang.vn/blogs/bai-viet/su-tro-lai-cua-sao-tren-rung-nguyen-duc-son


Tập thơ “Chút lời mênh mông”, tập thơ cuối cùng của thi sĩ Nguyễn Đức Sơn, vừa ấn hành đầu năm 2020

 
Tập thơ “Chút lời mênh mông” này là công sức góp nhặt trân quý của nhà thư pháp Hồ Công Khanh và những người con của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, đặc biệt là anh Nguyễn Đức Yên, tập hợp những bài thơ chưa từng được in trong các tập thơ của tác giả. Đây là lần trở lại chính thức đầu tiên của Nguyễn Đức Sơn sau gần 50 năm tuyệt tích. Lần hội ngộ này, không phải là luồng sáng nhuần nhụy mà là những ngôi sao, những mảng màu chắp vá do tính chất tập hợp dàn trải ở nhiều nơi và nhiều khung thời gian sáng tác. Nhưng ánh dư quang phát ra từ một thiên thể ánh sáng cũng đủ làm hài lòng những người tò mò và cũng thể hiện được phẩm chất của tinh thể ánh sáng, nơi mà nó phát xuất.
 

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

VÀI ĐIỀU VỀ CAO XUÂN HUY VÀ LÂM CHƯƠNG - Nguyên Lạc

  
                                 
Nhà thơ Nguyên Lạc

    Trước khi bàn về văn phong của cố văn sĩ Cao Xuân Huy và văn thi sĩ Lâm Chương, tôi có vài ý này:
    - Khi bước vào "trò chơi" văn chương, tôi có tìm hiểu về khái niệm "Nguyên Lý Tảng Băng Trôi" của nhà văn người Mỹ Ernest Hemingway và thủ pháp Show, Don’t Tell của nhà soạn kịch (biên kịch) người Nga Anton Chekhop.[1]
 

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020

BÀN VỀ “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA, BÀI 3” THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG - Châu Thạch


Thi sĩ Vũ Hoàng Chương


ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA (3)
 
“Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng”
                                           Thôi Hộ
 
Ngày này xưa cổng này đây
Hoa đào má đỏ cùng lây ánh hồng
Đã ngưng một điểm thời không
Mở ra ngoài phía chiếc lồng thiên cơ
Đón vào sâu tận cõi bờ
Chưa ai vào được hay mơ được vào
Chợt nghe má đỏ hôm nào
Cười lên từ cổng hoa đào nhặt thưa
Cổng ơi mở cũng bằng thừa
Đừng tin kích thước gởi vừa Đường thi
Chàng Thôi ngắm hảo rồi đi
Một khung chết đứng mong gì ngàn sau.
 
                                 Vũ Hoàng Chương
 

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

LỜI TỰ THUẬT CỦA THI SĨ HỮU LOAN (1916 - 2010)



Xin giới thiệu bài tự thuật của Hữu Loan. Bài viết rất cảm động vì sự chân thành, vì tình người, tính người. Nhờ đó ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc nhất nỗi bất hạnh, cái lãng mạn và bi tráng của một thời đại tao loạn. Trong đó mỗi số phận cá nhân đều chứa đựng những bi kịch đau đớn của lịch sử.
Có những người trong đời làm đến hàng trăm bài thơ được đăng trên nhiều báo nhưng chưa chắc ai còn nhớ nổi đến một câu thơ. Còn Hữu Loan thì với chỉ vài chục bài thơ, trong đó có bài Đèo Cả và đặc biệt là Màu tím hoa sim, cái tên Hữu Loan cùng bài thơ đã đi vào lòng người của biết bao thế hệ.
Bài thơ Màu tím hoa sim được hai nhạc sĩ phổ thành nhạc: Phạm Duy và Dũng Chinh. Bài của Dũng Chinh có tựa đề là "Những đồi hoa sim", với điệu bolero. Còn ca khúc thứ 2 là của Phạm Duy có tên là "Áo anh sứt chỉ đường tà" thì nổi tiếng hơn rất nhiều.
Mời các bạn đọc lại bài thơ nổi tiếng này qua lời tự thuật cảm động của chính tác giả.
 
 
MÀU TÍM HOA SIM
 
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…
 
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…
 
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
 
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…
 
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…
 
Hữu Loan
(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)
  

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

“NGHIÊNG BẬC CỬA ĐÊM”, MỘT KHỐI TÌNH THU – Vũ Hồng

 


Nghiêng bậc cửa đêm là tập thơ in cùng năm với tập Nắng trao mùa (2017), sau tập Hoa cau (2015) của nhà thơ nữ Ngọc Tình, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

“BẮC NINH THI THOẠI”, LINH HỒN KINH BẮC – Hồng Minh




“BẮC NINH THI THOẠI”, LINH HỒN KINH BẮC                              (Tạp chí NGƯỜI KINH BẮC số tháng 6-2020)
                                                                       Hồng Minh

“Bắc Ninh thi thoại” là tác phẩm thứ 14 của Nhà văn Nguyễn Khôi (*), trước đó năm 1995 ông cho in tập thơ “Trai Đình Bảng”, gồm 30 bài thơ dành riêng nói về làng Đình Bảng quê hương ông, tuy không phải nơi ông sinh ra nhưng là nơi ông được gửi về quê “ở vú” (U nuôi) gắn bó với bao kỷ niệm thời ấu thơ: “Vượt biển, chơi hồ, trở quá giang/Bỗng dưng lại thấy nhớ Ao làng/Cái đêm hè ấy Ai ra tắm/Để cả bầu trời phải tắt trăng.”

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

PHẠM THIÊN THƯ, CÓ NGẦN ẤY THÔI - Nguyễn Đức Tùng




          PHẠM THIÊN THƯ, CÓ NGẦN ẤY THÔI
                                   (Gởi Kathy Hoang)

                                                                              Nguyễn Đức Tùng

Thơ Phạm Thiên Thư là thơ để ngâm, để hát, là chanson poétique.

Tiếng em hát giữa giáo đường
Chúa về trong những thánh chương bàng hoàng

Đúng ra, thơ ông có điệu nói lẫn điệu hát. Là tu sĩ Phật giáo nhưng vẫn nhắc đến Chúa: đó là tinh thần tự do của Phạm Thiên Thư. Nhiều người cho rằng thơ ông được phổ biến là nhờ ca khúc do Phạm Duy phổ nhạc, hoặc vì ông là thi sĩ kiêm thiền sư, những cái ấy đều có thể đúng cả, nhưng thơ không hay thì không ai nhớ. Vậy phải có mấy thứ cùng lúc: văn hóa và văn bản. Nhà phê bình Đặng Tiến có một nhận xét thú vị rằng câu "rằng xưa có gã từ quan" là câu thơ được nhớ nhiều nhất. Điều đó quả nhiên đúng, nhưng tôi nghĩ có lẽ vì nó được phổ nhạc, và là câu mở đầu của bài hát. Nếu Phạm Duy chọn câu khác, ví dụ câu thứ nhất của Động hoa vàng "Mười con nhạn trắng về tha", thì biết đâu câu ấy lại nổi tiếng hơn?
Bạn nói vậy hoá ra câu "rằng xưa" ấy không có giá trị gì? Cũng không phải thế. Đó là câu nghe qua cũng tầm thường, nhưng với lối nói lửng lơ, nhiều hư từ, của người Việt, nó lại gợi ra nhiều thứ. Nó mở ra, mông lung. Bùi Giáng có nhiều câu như vậy. Một chữ thành công phải đúng thời điểm, mở đúng cánh cửa. Mà một cánh cửa chỉ có một người mở. Nhưng trước hết nó phải kết tụ tiếng nói của dân tộc, như một thứ "tổng kết thời đại." Ở miền Nam ai không thấy cảnh nữ sinh áo dài tha thướt ùa ra cổng giờ tan trường, nhưng phải đến Phạm Thiên Thư, thơ mới bật ra bốn chữ:

Em tan trường về

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

TRẦM TƯ VỀ THƠ TRẦN THIỆN HIỆP - Trần Tuấn Kiệt


                      
                                     Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt

                   
             
                                    Nhà thơ Trần Thiện Hiệp             


            TRẦM TƯ VỀ THƠ TRẦN THIỆN HIỆP
                                                       Trần Tuấn Kiệt      

Ở hải ngoại Trần Thiện Hiệp là một thi sĩ có tầm vóc lớn. Khi về thăm lai quê hương năm 2001, ông đã giao cho nhà xuất bản Trẻ ấn hành tập thơ lấy tên mình – Thơ Trần Thiện Hiệp – gồm 100 bài thơ chọn lọc trong số thơ ông đã xuất bản từ lâu ở Hoa Kỳ, Canada. Xuyên qua thơ ông sáng tác từ bàn viết tạm dung trong suốt thời gian dài gần 30 năm, ta có thể nói Trần Thiện Hiệp là một thi sĩ sống đầy đam mê và thủy chung với sự nghiệp thi ca. Với một bút pháp thâm hậu, nhà thơ họ Trần đưa người đọc vào thế giới tinh thần của mình bằng những vần thơ ý tưởng mới mẻ, suy nghiệm sâu sắc về thân phận con người trong cõi mênh mông vô thường.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

ĐỌC “THÁNG TƯ MÀU NHỚ” CỦA PHẠM ĐỨC MẠNH - Đặng Xuân Xuyến


   


THÁNG TƯ MÀU NHỚ

Tháng Tư
cờ
hoa
đất trời rợp sắc đỏ

tiếng khóc vỡ òa màu nhớ
người qua cõi chết trở về
nổ bung nụ cười chiến thắng
non sông một dải nối liền

Tháng Tư
những người lính kiệt sức vì đạn bom
thoi thóp sống
lết tìm nhau
nhặt mảnh vụn xuân thì đang trôi mất
hàn rỉ sét chiến tranh
bó vết thương lòng kiếm tìm đồng đội

Tháng Tư
ký ức dâng tràn
mẹ thắt ruột chờ con
nỗi đau tê dại
hình viên đạn chẻ đôi găm xé vào tim mẹ
đứa bên này
đứa bên kia
hết đối đầu chĩa súng vào nhau
sao lặng lẽ không về

Trắng hồn khăn tang
kiếp phong trần bày lên niết bàn lạnh lẽo
mẹ thắp nén hương đắng đời sinh nở
dằn cơn vật vã cô đơn
húp cháo
chờ được phong danh hiệu

Tháng Tư
những ngôi biệt thự nguy nga
phơi quyền lực
giàu sang trước phố
ẩn náu gam xấu hổ
người qua vội bước chân xa

Tháng Tư
mùa tha thứ cho nhau
nhìn từ nhiều phía
hạnh phúc
khổ đau
ai muốn quên
ai hoài nhớ

Người lính
bị nhuốm chất độc da cam
ngâm đời trong bể khổ
làm sao gieo hạt tương lai

Ngày
sống ngồi niệm được thua
nuôi ký ức

Đêm
tập chết mơ chốn vô thường
chuông hồn
ru giấc thời gian cũng ám ảnh
giật mình…

                       27. 04. 2020
                   Phạm Đức Mạnh