BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY, CÁI TÔI TRONG SÁNG TÁC THƠ VĂN - Nguyên Lạc


     
                                Tranh Nguyen Son


     CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY
     CÁI TÔI TRONG SÁNG TÁC THƠ VĂN
                                                                                Nguyên Lạc 

Theo quan niệm riêng tôi về thơ văn, trong con người có hai cái tôi: Cái tôi lý trí và cái tôi cảm xúc:
1. Cái tôi lý trí do lý trí chi phối, mang tính hơn thiệt, đúng sai, được thua vân vân... Trong cái tôi này có chứa cái tôi "teo chim", có nghĩa là cái tôi sợ hãi. Biết rằng mình không thích, biết rằng dối gian... nhưng vẫn phải làm, phải lèo lách... Đây là cái tôi không thực trong thơ văn.
2. Cái tôi cảm xúc: Đây là cái tôi thực sự, cái tôi nhân bản, cái tôi của thương yêu, cái tôi cảm nhận sự thua thiệt, không cần danh tiếng tiền tài ... vân vân và vân vân. Nhà thơ cần cái tôi này
Một bài thơ hay khi nào cái tôi cảm xúc lên làm chủ, đè cái tôi lý trí xuống. Do đó người ta thường nói: Tình yêu thường "mù quáng", nghĩa là lý trí "đi chỗ khác chơi". Thơ mà chỉ có lý trí, chỉ sắp xếp chữ, không có cảm xúc thì thơ chắc không gây một hiệu ứng nào đối với người đọc và chắc sẽ bị mau quên.

*
Tình cờ tôi đọc được một bài thơ tôi rất thích, một bài thơ đầy cảm xúc. Một bài thơ mà "cái tôi cảm xúc, cái tôi đích thực" lên làm chủ, dành quyền “đạo diễn”, đuổi "cái tôi văn hóa / lý trí" vào bóng tối. Bài thơ "Nghiêng" của La Thụy. Một bài thơ ngắn chỉ ba mươi chữ. Đây là bài thơ:

NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                         La Thụy

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC... VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC - Đặng Xuân Xuyến


              


          THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC... 
          VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC

Thật sự là tôi không thích đọc những bài viết chuộng lối "tầm chương trích cú" nên ngày 14 tháng 02 năm 2019, khi nhà thơ La Thụy gửi qua email, ngó thấy tên tác giả bài viết là Nguyên Lạc, tôi liền nhấn chuột thoát ra để vào đọc thư khác. Sở dĩ như vậy là vì gần đây, vào cuối năm 2018, vô tình đọc 2 bài viết của tác giả Nguyên Lạc, cũng do nhà thơ La Thụy gửi qua email, tôi đã phát hãi khi phải đọc những đoạn "tầm chương trích cú" mà nhiều người đã biết hoặc không cần phải biết, được ông Nguyên Lạc sử dụng na ná kiểu "Sơn Đông mãi võ", “lên gân dạy đời” dành cho những nạn nhân không chỉ là nhà phê bình văn học Châu Thạch, nhà thơ Phạm Ngọc Thái hay Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại, Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền,... mà với tất cả những ai đọc 2 bài viết đó.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

AN NHIÊN TRONG “TÂM SỰ NGƯỜI THƯƠNG BINH” THƠ TRANG Y HẠ - Lời bình Lê Liên


    
                        Tác giả Lê Liên


   AN NHIÊN TRONG 
   “TÂM SỰ NGƯỜI THƯƠNG BINH”  THƠ TRANG Y HẠ 
                                                                                           Lê Liên

Tôi được sinh ra và lớn lên ở ĐàLạt: Một Thành Phố rất đỗi bình yên!
Ngày nhỏ,
Tôi chỉ biết chiến tranh qua những câu chuyện do người lớn kể, hoặc qua những mẩu truyện mà tôi lượm lặt, hay đọc được lác đác ở đâu đó mà thôi!
Thi thoảng,
Tôi thấy những đoàn xe quân vụ dài lê thê hàng chục chiếc GMC bịt kín mít, nối đuôi nhau chạy dài trên phố; hoặc đêm đêm nhìn qua đồi pháo binh, tôi thấy có những tia ánh sáng, quét ngang bầu trời một vòng 360 độ …
…. Với tôi đó là HÌNH ẢNH của chiến tranh!
Rồi dần dà,
Tôi thấy men theo một đoạn của con mương nước chảy từ Hồ Xuân Hương dẫn ra thác Cam Ly, (bây giờ là đường Nguyễn Văn Cừ) và ven đồi trên phố, là những căn nhà nho nhỏ như những chiếc hộp quẹt lơn lớn dựng lên san sát, xập xệ bên nhau, trên con đường (bây giờ gọi là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa)…. Ba tôi nói đó là khu nhà của các anh Thương Binh
….. Với tôi, đó là DẤU VẾT chiến tranh

VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC BÀI BÌNH THƠ "THUYỀN THEO BẾN LẠ" - Nguyên Lạc


         
                         Nhà bình thơ Nguyên Lạc


VÀI SUY NGHĨ
KHI ĐỌC BÀI BÌNH THƠ "THUYỀN THEO BẾN LẠ"

Lời nói đầu:
Bài viết nầy viết ra với tấm lòng yêu thương thơ văn cùng với niềm trân trọng sự chính xác và trong sáng của tiếng Việt thân yêu. Chủ ý của tác giả chỉ góp ý, đưa ra vài suy nghĩ hoàn toàn chủ quan về tính đẹp, tính chính xác của thơ văn chứ không có ý gợi ra sự tranh luận, sự đúng sai. Mong các bạn hiểu cho - Nguyên Lạc

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

THẦY PHONG THỦY BÙI ĐỒNG VÀ NHỮNG COMMENT BÌNH THƠ - Đặng Xuân Xuyến


         


THẦY PHONG THỦY BÙI ĐỒNG VÀ NHỮNG COMMENT BÌNH THƠ

Trên trang facebook cá nhân, ngày 28 tháng 10 năm 2018, tôi viết vài dòng kệ:

Ngẫu hứng bình thơ thiên hạ
Tấm lòng thấu cảm bật ra
Dở hay mặc người bình bán
Cứ là hồn nhiên như tiên

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

CẢM NHẬN BÀI THƠ “MƯA” CỦA NHÃ MY - Hoàng Yên Lynh


            
                                 Nhà thơ Hoàng Yên Lynh


            CẢM NHẬN BÀI THƠ  “MƯA” CỦA NHÃ MY
                                                                   Hoàng Yên Lynh

Tôi vẫn thường ghé trang nhà của nhà thơ Nhã My để được đọc những sáng tác thơ, văn mà theo tôi là những tâm sự rất thật, rất đời mà mỗi chúng ta thường bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày.Và tôi chú ý đến bài thơ MƯA của tác giả Nhã My, có lẽ cũng một phần bài thơ được ghi chú thời điểm sáng tác 1976.Với tôi, đó là thời gian mà tôi phải sống cách biệt với thế giới bên ngoài, chỉ hơn hai năm, thời gian không dài nhưng lại là những tháng năm đầy biến động… Tôi nghĩ, tác giả bài thơ hẳn cũng không tránh khỏi những tác động của đổi thay khi mà tình đời,tình người chìm đắm trong nhiễu nhương, khi mà mọi giá trị đều đảo lộn. Thế nhưng, đọc xong bài thơ tôi mới chợt hiểu,với thi nhân dù cuộc sống có “thương hải biến vi tang điền” thì  niềm rung động vẫn là chất thơ như đã hòa nhập vào tâm hồn mà không bị chi phối bởi hoàn cảnh nếu không nói ngày càng sâu lắng *... Để rồi, tác giả nhận ra:  ́́

 Một mình bến vắng chiều mưa
 Hạt khoan, Hạt nhặt, Hạt thưa, Hạt dày

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

30 BÀI THƠ HAY VÀ 70 BÀI THƠ DỞ NHẤT THẾ KỶ XX - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9806&rb=0101

   

   30 BÀI THƠ HAY VÀ 70 BÀI THƠ DỞ NHẤT THẾ KỶ XX
                                                                                 Trần Mạnh Hảo

Tập sách 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX do Trung tâm Văn hoá Doanh nhân (TTVHDN) và Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD) vừa ấn hành đã bị dư luận trong nước và ngoài nước phản ứng. Theo lời nói đầu của TTVHDN và NXBGD cho tuyển tập này, thì đây là cuộc thi bình chọn các bài thơ hay của thế kỷ XX, diễn ra trong suốt hai năm, có hàng nghìn thí sinh khắp nước và hải ngoại tham gia; cuối cùng, qua “mắt xanh” của ban chung khảo gồm năm vị: nhà thơ Hữu Thỉnh (trưởng ban), nhà thơ Phạm Tiến Duật, nhà thơ Trần Đăng Khoa, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh và nhà thơ Bằng Việt, mới lọc ra “vàng ròng” là 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX này.

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

NGUYỄN GIA THIỀU, HỒN THƠ ẤY CHIẾC PHAO TRÊN CẠN - Trần Mạnh Hảo


      

Chưa bao giờ như hôm nay, nước Việt Nam chúng ta cần một chiếc phao cứu nạn trên cạn ( phao vật chất và cả phao tinh thần) như lúc này, để cứu thoát cả một dân tộc sắp chết đuối trên mặt đất, chết đuối trên cao nguyên, chết đuối trong chính tâm hồn mình, xin đọc bài:

NGUYỄN GIA THIỀU – HỒN THƠ ẤY CHIẾC PHAO TRÊN CẠN

Khi tiếp cận một số tác gia văn học lớn thời phong kiến như Nguyễn Trãi, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…hầu như giới nghiên cứu văn học “quy phạm” ở nước ta đều dùng khái niệm “trung đại” (trung cổ) là phạm trù văn hóa khu biệt của phương Tây để làm hệ quy chiếu đo đạc, thậm chí còn làm phương pháp luận tiếp cận nữa.
Chính sự lầm lẫn “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” trong phương pháp luận ấy đã dẫn đến những đánh giá khá sai lạc về 9 thế kỷ văn học dân tộc thời phong kiến của ông cha ta. Chúng tôi xin vứt bỏ cái kính chiếu yêu trung cổ – kinh viện lầm lạc kia để nhìn nhận các tác gia văn học thời phong kiến của ta dưới một cái nhìn khác, không phụ thuộc vào những định kiến hay những bùa chú, những công cụ tiếp cận gông cùm lỉnh kỉnh ngoại lai nào. Trước hết, chúng tôi xin đề cập tới một đại tác gia: Nguyễn Gia Thiều.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

GÓP Ý VỀ "ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI" - Nguyên Lạc


      
                        Nhà bình thơ Nguyên Lạc

      GÓP Ý VỀ "ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI"                                                                                         Nguyên Lạc
***
LỜI PHÁT BIỂU CỦA NHÀ BÌNH THƠ CHÂU THẠCH


Tình cờ vào trang THƠ ĐƯỜNG ĐẤT VIỆT, tôi đọc được bài: “XUÂN ĐỢI NHÉ” THƠ LÃNG UYỂN CHÂU: ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI của Nhà bình thơ Châu Thạch [1] đăng ngày 23-05-2018, những lời phát biểu sau đây của Nhà bình thơ gây nhiều "ấn tượng" đối với tôi:
" Tôi không rành văn học sử nhưng hình như các thể thơ làm theo phong cách mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, được các nhà nghiên cứu văn học cho rằng là thơ hiện đại. Ngày nay có một thứ thơ chữ nghĩa bí hiểm, ý tứ bí mật được cho là thơ hậu hiện đại. Tất nhiên thứ thơ hiện đại và hậu hiện đại nầy không có Đường thi. Từ lập luận nầy người viết nghĩ ra một ý ngộ nghĩnh, dí dỏm như sau: Đường thi cũng có hai loại, Đường thi cổ thi và Đường thi hậu hiện đại. Đường thi cổ thi là thơ Đường luật được sáng tác từ xưa đến nay, câu thơ dùng nhiều hán tự và điển tích, ý thơ gò bó trong ngữ nghĩa của ông bà để lại và đối ngẩu thì đập vào nhau chan chát như hai chiếc bánh xe song hành trên đường sắt.  Đường thi hậu hiện đại là thơ Đường luật của một số tác giả ngày nay sáng tác, không dùng chữ Hán và điển tích, ý thơ rõ ràng đọc là hiểu ngay, đối ngẫu trong thơ thanh thoát nhẹ nhàng như hai thiếu nữ đi song song bên nhau. Đây chỉ là một phát biểu vui của người viết, xin đừng ném đá nếu cho là sai.
Trong số Đường thi hậu hiện đại ấy, hôm nay tôi thấy mình thích thú với bài thơ “Xuân Đợi Nhé” của Lãng Uyển Châu" [Châu Thạch]  

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

KHÍ CỤ BÌNH AN - Thơ Châu Thạch, lời bình Lê Liên


            
                      Tác giả bài viết Lê Liên


          KHÍ CỤ BÌNH AN 
                        Thơ Châu Thạch
                        Lời bình Lê Liên

Dạ thưa,
Có một điều kỳ lạ chạm đến trái tim mình khi tôi đọc câu cuối của bài thơ:
“Xin hết thảy đăng quang làm hành khất.”

Và tôi hiểu vì sao lại có tựa bài thơ là LỜI KHUYÊN KỲ DỊ của nhà bình thơ CHÂU THẠCH.
Bản thân tôi rất say mê, rất yêu quý “KINH THÁNH”. Đặc biệt khi đọc bài thơ “Lời Khuyên Kỳ Dị” của nhà thơ Châu Thạch. tôi liên tưởng đến đoạn Kinh Thánh trong sách MÁC. (Chương 6: từ câu 7 đến câu 13.) Tôi thầm cảm ơn huynh ấy, đã chuyển hóa đoạn Kinh Thánh trên thành một bài thơ rất ngộ nghĩnh, mang tính tự sự cá nhân, rồi nhẹ nhàng đi vào lòng người như một lời mời gọi… rất ư là kỳ dị !

"Hãy trang bị cho mình chiếc gậy
Như thêm chân để đi giữa cuộc đời
Và chiếc túi như chiếc hồ lô nhỏ

Bạn lên đường làm hành khất rong chơi."

TIỄN BẠN 2 - Nguyên Lạc


     
                     Nhà bình thơ Nguyên Lạc

     TIỄN BẠN 2
         Nguyên Lạc    

Lời cẩn báo:
Xin thưa: -- Tính nhân bản là một thuộc tính của thơ hay, nước nào cũng có, chỉ có trước hay sau thôi. Cái hay, cái đẹp, nhân bản là tài sản chung của nhân loại; nó không cón riêng của tác giả khi đã được công bố cho công chúng. Những bài thơ Đường tôi phóng dịch vì lẽ nầy, chứ không phải vì "sính ngoại", vi "đội Hán" hay vì muốn chứng tỏ ta đây "tót vời",  "riêng một góc trời" (tựa một bài nhạc). Hãy trân trọng cái hay, cái đẹp của tiền nhân, với điều kiện nó không phục vụ cho một ý đồ xấu. Tiền nhân chúng ta cũng có những bài thơ rất hay tôi từng phóng dịch, thí dụ của Nguyễn Du. Có gì xin các cao nhân bỏ qua cho. Trân trong - Nguyên Lạc
                                                               ***
Trong bài TIỄN BẠN 1 tôi có bàn sơ lược về bạn TRI KỶ, nay trong bài 2 tôi xin tóm lược lại để các bạn chưa đọc bài 1 khỏi tốn thời giờ truy tìm.
Tiễn bạn ở đây theo ngu ý riêng tôi là tiễn bạn TRI ÂM, TRI KỶ, chứ không phải là bạn bình thường. Bạn TRI ÂM, TRI KỶ rất khó tìm. Tôi xin mạn phép ghi ra vài dòng về các bạn này.

BẠN TRI ÂM TRI KỶ

1. Bạn Tri kỷ trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, Tri kỷ là: Soulmate, Confidant
-- Soulmate (noun): a person ideally suited to another as a close friend or romantic partner.
[Tạm chuyển ngữ: Một người hoàn toàn phù hợp (lý tưởng) với người khác như là một người bạn thân hoặc người bạn tình lãng mạn]
-- Confidant (noun): a person with whom one shares a secret or private matter, trusting them not to repeat it to others.
[Tạm chuyển ngữ: Một người mà từ họ, ta chia sẻ một vấn đề bí mật hoặc riêng tư, tin tưởng họ không kể lại những điều này với người khác]

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

“XUÂN ĐỢI NHÉ”, THƠ LÃNG UYỂN CHÂU: ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI - Châu Thạch


    
                          Nhà thơ Lãng Uyển Châu


        XUÂN ĐỢI NHÉ !

Cội mai già thắm sắc vào xuân
Điểm nụ vàng xinh gấp mấy lần
Hò hẹn... yến, oanh vờn khắp giậu
Dập dìu... ong, bướm lượn đầy sân
Tết xưa tươi trẻ, lòng nao nức
Xuân mới già nua, dạ xốn xang
Nhớ thuở tình nồng yêu ấp cũ
Hương xưa ngày ấy… vẫn còn ngân

                             Lãng Uyển Châu


          
               Nhà bình thơ Châu Thạch

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

BỆNH VĨ CUỒNG – MEGALOMANIA / Nguyên Lạc


         
                            Nhà bình thơ Nguyên Lạc

         BỆNH VĨ CUỒNG MEGALOMANIA                                                                                        Nguyên Lạc


DẪN NHẬP
Đúng ra thì Nguyên Lạc tôi cũng không muốn mất thời giờ cho những chuyện như thế này, luôn muốn dành thời giờ quý báu cho những chuyện về văn chương, nhưng nghĩ lại phải "động não" viết bài này cung cấp thông tin cho độc giả hiểu về cái bệnh mà một số người mắc phải: Bệnh Vĩ Cuồng - Megamonia.
Có 2 lý do để viết:
-- Thứ nhất: Trong bài PHÊ BÌNH LỐI BÌNH THƠ "BẺ CONG" tôi phê phán XYZ (xin dấu tên vì lịch sự) và các ông bà "vái" ông , tôi nhận được Email từ anh Phú Đoàn - Văn Nghệ Quảng Trị - chuyển đến tôi trong đó có câu hỏi của anh Thương Nguyễn (CVM) hỏi nhà thơ lão thành ở Hà Nội NK (tôi xin phép viết tắt để dấu tên) về anh XYZ nầy. Đây là câu trả lời của ông NK: "XYZ là một anh người Hà Nội, làm thơ có một số bài thơ tình đọc trên trung bình, ... anh ta bị bệnh Vĩ cuồng,  hoang tưởng tự cho mình là Nhà thơ lớn, được một số vị “ bốc thơm” lên quá mức". Trong câu trả lời này có chữ VĨ CUỒNG.
-- Thhai: Nhà thơ NAT (tôi cũng xin tạm dấu tên) cũng vướng bệnh VĨ CUỒNG, xem mình "nhất thiên h". Anh NAT này tôi gọi là "Người đi trên mây" (tên quyển sách của có nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng) với nghĩa xa rời hiện thực, huyễn tưởng. Anh NAT càng ngày càng "mục hạ vô nhân", coi trời đất không có ai, càng ngày càng đưa cái "Tôi" lên "đỉnh".  
Hãy xem đây những lời comments của anh đối với tha nhân:
-- Đối với thi nhân hiện đại: Anh chê là "triết lý con tiều thơ con cóc ..." 
-- Đối với tiền nhân: Anh NAT có những lời mạo phạm tiền nhân như Nguyễn Du  (tôi ngại ghi ra đây những lời này nhưng  tôi có lưu bằng chứng, không thêm tht, sẽ đưa ra nếu có tranh luận)
Anh thường "tự sướng", cho mình thông thạo mọi thứ, thay vì không biết thì "đứng dựa cột".
Thấy các anh XYZ và NAT muốn tung cánh bay cao "lên mây" mà "cục đá" (cái tôi) càng ngày càng lớn, càng nặng, tôi e các anh sẽ gẫy cánh, rơi vào "hố thẳm" nên bắt buộc tôi phải viết bài nầy để giúp anh "nhẹ cánh" bằng cách bớt "cái Tôi" của các anh: "Cái Tôi đáng ghét" (Le moi est haissable) /aimable của Blaise Pascal (1623-1662)
Đó là hai lý do tôi viết bài về bệnh VĨ CUỒNG
Trước khi đi vào phân tích căn bệnh, tôi xin ghi ra đây những triệu chứng hiển lộ của hai ngài XYZ và NAT.