BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020

“ÔNG ĐỒ”: NHỮNG BỨC TRANH THƠ - Phạm Đức Nhì





         “ÔNG ĐỒ”: NHỮNG BỨC TRANH THƠ

             
 Bài thơ Ông Đồ được đăng năm 1936 trên báo Tinh Hoa lúc tác giả của nó, Vũ Đình Liên, mới 23 tuổi. Ông là người theo tân học, đậu Tú Tài năm 1932 (lúc 19 tuổi). Nhờ khả năng quan sát sắc bén ông đã sáng tác được bài thơ mà theo Hoài Thanh: “Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với đời.”
                                                                          (Thi Nhân Việt Nam)

Hoài Thanh đưa ra những lời khen ngợi trên và đã chọn đưa vào tuyển tập Thi Nhân Việt Nam chứng tỏ bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên, dưới cái nhìn của đôi mắt thơ có nội lực sung mãn vào hạng nhất thời bấy giờ, được đánh giá rất cao.

ÔNG ĐỒ

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

                     Vũ Đình Liên

THƠ VIẾT CHO NGƯỜI - Trần Mai Ngân


    


GIẬN...

Em cắn môi chặt lại
Nụ hôn trượt ra ngoài
Xuân đi cánh Đào phai
Em giận anh nhiều lắm!


THÔI...

Thôi...
Em xin hứa... xin hứa
Ngưng ngay cuộc yêu này
Không một lần nhắc lại
Chuyện chúng mình đẹp đôi...

                   Trần Mai Ngân

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

ĐỜI TRẢ LỜI CHO TA - Thơ Nguyên Lạc


      
                     Nhà thơ Nguyên Lạc


ĐỜI TRẢ LỜI CHO TA

1.

Bấy nhiêu năm có đủ
Quên cuộc tình cũ xưa?
Bấy nhiêu năm có đủ
Quên nỗi buồn tiễn đưa?

Chiều bên sông khói phủ
Bóng hình ai hắt hiu
Thuyền trôi xuôi ra biển
Đời chắc rồi cô liêu!

Bấy nhiêu năm có đủ?
Quên mối tình dấu yêu!
Đêm mắt đầy mong đợi
Người xa mãi phương nào

Bấy nhiêu năm mãi đợi
Tóc điểm màu xuân thu
Thời gian đâu chờ đợi
"Bạch vân ... không du du" [*]

2.

Chẳng thà không gặp nhau
Thì đâu buồn tiễn biệt!
Chẳng thà đừng hứa nhau
Thì trăm năm đâu là ...

Bấy nhiêu năm có đủ?
Đời trả lời cho ta!
Cho nỗi lòng đưa tiễn
Chiều khói phủ sông xưa

Chẳng thà đừng gặp lại
Mãi một nỗi đợi chờ
Gặp lại chi mắt lạ?
Nhạt màu tình xưa xa!

Ai bây giờ lạ lẫm
Phải người muôn năm xưa?
Đâu thật thà môi thắm?
Ta từng quen biết chưa?!

Bấy nhiêu năm dài đủ?
Để riêng đời nhớ mong!
Gặp chi rồi chia ngả
Người còn nhớ chi không?

Bấy nhiêu năm chắc đủ
Quên hứa nào phải không?
Phải chi đừng gặp lại
Giữ hình bóng riêng lòng!

3.

Bấy nhiêu năm hoài phí
Cả một đời thanh xuân!
Lạnh lùng người bước vội
Kẻ chờ đợi lưng tròng!

Người. lại rồi viễn xứ
Kẻ. một trời hư không!

               Nguyên Lạc

...............

[*] Thơ Thôi Hiệu 

SÂN GA, BẾN ĐỢI - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        
                 Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


SÂN GA
(Tặng nhà thơ Như Ý Gialai
Chủ nhiệm web Phố Núi Và Bạn Bè)

Ông lão ngồi sân ga
Lầm lũi đàn rồi hát
Trời đang mưa nặng hạt
Gió quẩn ngoài phố thưa.

Bà lão ngồi nhìn mưa
Tay lần lần tràng hạt
Tiếng đàn như muối xát
Ai oán từng nốt rung.

Bà lão người miền Trung
Ông lão người xứ Bắc
Hai phận đời cơ cực
Vịn đau mà nương nhau.

Trời bắt đầu mưa mau
Gió quẩn từng câu hát
Nụ cười trên môi nhạt
Thắt lòng mùi gió sương.

Hình như ông mất nương
Hình như bà mất ruộng
Đời gặp cơn ác mộng
Đói nghèo mà tha hương.

Hà Nội, trưa 28.01.2019
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

HIỂM HỌA ĐẦU NĂM - Đức Hạnh cùng thi hữu


     


HIỂM HỌA ĐẦU NĂM

Vi rus "Vũ Hán" tỏa muôn đường
Dịch cúm quay cuồng thật thảm thương
Củng cố phòng thân đừng vật vưởng
Ngăn ngừa tống cổ chớ khôn lường
Lây truyền khủng khiếp nào khiên cưỡng
Xuất hiện lu bù phải khẩn trương
Đóng cửa khoanh vùng nơi bệnh trướng
Tàu qua, hiểm họa… chớ coi thường..!

Đức Hạnh
26 01 2020


HỌA:


NGĂN NGỪA ĐẠI DỊCH

Vũ Hán người qua khổ lắm đường
Lây truyền dịch cúm những tang thương
Mùa xuân bệnh đến nào an hưởng
Đất Việt Tàu sang cũng khó lường
Diễn biến tung hoành qua vạn hướng
Khai nguồn khiếp đảm trải ngàn trương
Ngăn ngừa đại dịch không cho vướng
Cửa khẩu phòng canh kẻo bất thường…

Hồng Xuyến
26 01 2020

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

NHỮNG MÓN ĂN TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ÍT NGƯỜI BIẾT VÀ SẮP “BIẾN MẤT”




NHỮNG MÓN ĂN TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ÍT NGƯỜI BIẾT VÀ SẮP “BIẾN MẤT”

Nói đến những món cổ truyền ngày Tết ở Việt Nam, bên cạnh bánh chưng hay bánh tét là món nhất định phải có, thì mỗi vùng miền lại có những món đặc trưng của mình như thịt gà luộc, giò chả, nem rán, thịt kho, hành kiệu muối hoặc dưa món... Thế nhưng có những cái tên dù đã là món cổ truyền nhưng lại hiếm người biết, thậm chí những món này còn có nguy cơ bị thất truyền, đó chính là mọc vân ám và bánh bó mứt.

MỌC VÂN ÁM

Một cái tên hết sức sang chảnh, văn vẻ, nhưng vấn đề là nó... lạ hoắc. Nhiều người nghe tên còn chẳng biết mọc vân ám là món gì. Nhiều năm trước, món ăn này vẫn xuất hiện trên mâm cỗ Tết của người miền Bắc, thế nhưng ngày nay nó mai một dần bởi... quá khó làm.


Quả thật, làm mọc vân ám rất khó! Để có được món ăn mang đầy tính nghệ thuật này, người ta phải hết sức tỉ mỉ, khéo léo và tinh tế. Mọc vân ám gồm có 5 viên mọc, mỗi viên mang một màu khác nhau, được làm từ những nguyên liệu khác nhau như đậu, gấc, mộc nhĩ, rau củ... Năm viên mọc được múc vào bát, sau đó sẽ đổ nước ninh xương và bì lợn lên trên, chờ đông rồi mới úp ra đĩa. Khi đó, ta sẽ có được một tác phẩm nghệ thuật thực sự: năm viên mọc màu sắc bắt mắt được phủ bởi lớp thạch trong suốt nhìn như mây phủ. Cũng bởi vậy mà món ăn này được gọi là mọc vân ám.

           


Không chỉ ngon, đẹp, mọc vân ám còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Năm viên mọc màu sắc khác nhau tượng trưng cho kim - mộc - thuỷ - hoả - thổ nằm gọn trong lớp màng thạch tượng trung cho đất trời, ý chỉ tinh hoa hội tụ, cầu chúc năm mới bình an, thuận lợi và nhiều may mắn.

KỶ NIỆM 230 NĂM CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI ĐỐNG ĐA - Trịnh Sinh



KỶ NIỆM 230 NĂM CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA 
                                                                                           Trịnh Sinh

Trưa mồng 5 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), trong tiếng khải hoàn, vua Quang Trung mang đại quân vào thành Thăng Long với chiếc áo chiến bào đen sạm khói súng của những ngày đêm chiến đấu ác liệt. Nhân dân kinh thành tràn ngập trong niềm vui chiến thắng, đổ ra chật phố phường đón chào người anh hùng vừa lập nên chiến công thần kỳ. Quân Tây Sơn hân hoan ăn Tết khai hạ tại thành Thăng Long, đúng như lời Quang Trung đã hứa với quân sỹ trước đó tại Tam Điệp.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược mà tiêu biểu và quyết định là chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Tự hào về người anh hùng áo vải cờ đào bách chiến bách thắng, nhà quân sự thiên tài Quang Trung - Nguyễn Huệ.

*

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

GIỌT XUÂN - Thơ Nguyễn Kim Hương


    
                     Nhà thơ Nguyễn Kim Hương


GIỌT XUÂN

Chim hiền cất tiếng mừng xuân             
Hót trong veo giữa buâng khuâng đất trời
Lộc đời xanh trải muôn nơi
Hoa tưng bừng nở nắng tươi bên ngàn

Gió về gọi thức mùa sang
Giấc mơ e ấp dịu dàng tuổi thơ
Bây giờ cho đến bao giờ
Lòng nghe xuân thắm trên bờ môi xinh.

Đời vui này khúc tâm tình
Ngày mai đẹp lại chuyện tình lứa đôi
Hoa lòng cánh nhỏ nhẹ rơi
Tình xuân vương vấn hồn đời mênh mông

Xuân nay đượm thắm môi hồng
Mênh mang sóng nhạc bềnh bồng ước mơ.
Lá vừa thay áo non tơ
Trời xuân đa sắc câu thơ đa tình

Em từ nguyện ước ba sinh
Bước về ôm trọn bình minh xuân đời.

                        Nguyễn Kim Hương
                      (Ngày đầu xuân 2020)

RỘN RÀNG XUÂN TẾT - Thơ Văn Thiên Tùng


   


RỘN RÀNG XUÂN TẾT

Chiều tàn đông giá bấc lùa rát rạt
Từng sân ga đông nghịt khách vào ra
Cũng như nhau vì cuộc sống xa nhà
Chẳng hò hẹn nhưng đồng tìm về cội

Từng chuyến tàu hụ còi sang ghi vội
Những chuyến bay nâng cánh rít ầm vang
Bao chuyến xe rời bến nối thành hàng
Đồng chung chuyển đưa người về với tết.

Muôn nẻo đường chằng chịt nào kể hết
Từ rẻo cao cho chí thị thành- thôn
Từ cháu con, bố mẹ đến người thân
khắp đây đó hối hả về tổ ấm…

Tiệc tất niên mâm cổ thật thấm đậm
Nào chuyện đời, chuyện việc... chuyện quê hương
Lìa quê cha đất tổ dạt ngàn phương
Hằn ẩn chứa bao niềm thương nỗi nhớ…

Đây núm ruột tuổi thơ mang máng nợ
Lũy tre làng tháng hạ lẫn mưa đông
Cơn gió Lào hay bão lũ - tố giông
Khi hạn cháy với mưa dầm bấc giá…

Làm sao quên chốn thị thành phố xá
Chật đông người khi xuân Tết cận kề
Súng sính cùng áo quần mới hả hê
Du xuân mới... lắm trò chơi mãn nhãn…

Giao thừa điểm pháo xuân hoa ngời rạng
Khoảnh khắc thiêng liêng năm mới điểm rồi
Lộc xuân mơn… mầm xuân ngát... đất trời
Ngần hoa thắm - bướm vờn... chim lượn hót

Ngày đầu năm nào quần là áo lượt
Rộn câu chúc: "Vạn sự cát tường" thay
"Cầu an khang thịnh vượng - lộc phúc" đầy...
Lão thọ đáo... nhà nhà đều hỷ- hảo...

                           Mai Vân Văn Thiên Tùng 
                                     17/01/2019

CHÚC XUÂN - Thơ Nguyên Lạc


    


CHÚC XUÂN

Thức dậy pha trà sáng nguyên xuân
Mời em hãy cạn chén thơ anh!
Vị có ngọt ngào hay cay đắng
Vẫn chúc đời nhau vạn sự lành!

                             Nguyên Lạc

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2020

HƯƠNG XUÂN CÒN THOANG THOẢNG... - Thơ Trần Mai Ngân


      
                              Nhà thơ Trần Mai Ngân


HƯƠNG XUÂN CÒN THOANG THOẢNG...

Chúng ta không còn bận bịu nhau nữa...
Anh đường anh và em đã đường em
Cứ mặc nhiên mưa hay nắng bên thềm
Ở bên ấy anh còn vui trăng gió

Em nơi đây như sương bên vạt cỏ
Sớm mai tan - xin tan hết muộn phiền
Năm tháng này dẫu có lắm triền miên
Em cứ thế... để mặc nhiên trôi mãi...

Chúng ta không còn yêu thương đối đãi
Đã lạ nhau từ mắt đến ngón tay
Mùa Xuân đi... vương vấn từng cánh mai
Bay tơi tả mà hương còn thoang thoảng

Lắm lúc em phải tin vào định mệnh
Phải tin rằng gặp gỡ để chia ly
Phải tin mình gạt nước mắt bước đi
Là vĩnh viễn là đã không quay lại

Thế nên chúng ta không là mãi mãi
Hà cớ gì... em khóc giữa cuộc Xuân!

                                Trần Mai Ngân
                                   27-1-2020

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

CHÚC MỪNG NĂM MỚI CANH TÝ 2020


Kính chúc quý thân bằng quyến thuộc năm mới Canh Tý 2020 an khang hạnh phúc !


           





CÂU CHUYỆN VỂ BÀI HÁT “HOÀI THU”, CA KHÚC DUY NHẤT ĐƯỢC PHỔ TỪ… TÙY BÚT - Đông Kha

Nguồn:
https://nhacxua.vn/cau-chuyen-ve-bai-hat-hoai-thu-cua-van-tri-ca-khuc-duy-nhat-duoc-pho-tu-tuy-but/




CÂU CHUYỆN VỂ BÀI HÁT “HOÀI THU”, CA KHÚC DUY NHẤT ĐƯỢC PHỔ TỪ… TÙY BÚT 
                                                                              Đông Kha

Những bài nhạc được phổ thơ thì đã quá quen thuộc và là lẽ thường, có một bát hát không được phổ từ thơ, mà phổ từ tùy bút, đó là bài hát “Hoài Thu” của nhạc sĩ Văn Trí, nổi tiếng qua giọng hát Thanh Thúy.

Mùa thu năm ấy
Trên đường đến miền cao nguyên
Đà Lạt núi rừng thâm xuyên
Thác ngàn nước bạc thiên nhiên

Chạnh lòng tôi thấy
Lá vàng rơi nhẹ say mơ
Trong rừng thu đẹp nên thơ
Lưng trời đàn chim bơ vơ

Mùa thu năm nay
Tôi lại thấy lòng lâng lâng
Khi nhịp bước nhẹ đôi chân
Trong rừng vắng lạnh bâng khuâng

Bầy nai ngơ ngác
Lá vàng rơi đầy miên man
Trên bờ cỏ rộng thênh thang
Nghe mùa thu đi ngỡ ngàng

Đóa hoa phù dung trắng xóa
Ngàn cây hiu hắt tiếng nhạc
Mảnh linh hồn tôi thu nay
Là linh hồn tôi thu nào

Nắng đây vẫn là nắng ấm
Mùa thu thương nhớ mơ màng
Gió thu về đây mơn man
Hồ thu xanh biếc tràn lan

Đồi thông vi vút
Nghe chừng lá động muôn phương
Đà Lạt những chiều mây vương
Có mùa thu vàng dâng hương

Nhịp chân ai đấy
Hay là gió thoảng xa xôi
Gió làm rung động tim tôi
Hay là dư âm thu rồi?


Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

NGÀY HĂM CHÍN THÁNG CHẠP - Thơ Trần Mai Ngân


   
                             Nhà thơ Trần Mai Ngân


NGÀY HĂM CHÍN THÁNG CHẠP
(Tặng MT và TH)

Ngày cuối năm Cậu chở Tớ đi vòng...
Ngoài phố đông vui mọi người hối hả
Còn chúng ta rất nhẹ nhàng thong thả
Tớ nói cười...cho Cậu cũng cười theo...

Những hàng cây qua vuột lắm vòng vèo
Phố bỗng lạ khi ngồi trong xe Cậu
Tiếng nhạc trôi nhắc mùa Xuân năm ấy
Xuân đầu tiên, Xuân chúc tụng cho nhau

Sáng hôm nay, hăm chín tết xin chào
Đuôi con mắt vẫn ngọt ngào, vẫn thế
Ta ngồi lại mà mây bay như thể
Không nghĩ suy chẳng dừng lại bao giờ

Và Tớ biết trong chiêm bao tình cờ
Tớ và Cậu vẫn là hai mẫu số
Bởi quy đồng sai nên bài không điểm
Tuổi học trò cứ thế mà đi qua...

Sáng hôm nay sẽ chẳng thể nhạt nhoà
Cậu về nhé... mang theo nụ cười Tớ!

                                 Trần Mai Ngân

NĂM TÝ LẠM BÀN CHUYỆN CHUỘT (2) - Nguyên Lạc


               

Phần II

CHUỘT TRONG ĐỜI SỐNG, KHOA HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG

CHUỘT TRONG BỆNH HỌC

     Ngoài những sự phá hoại trong nhà, ngoài đồng, ngoài đường phố quanh các thùng rác, thân xác của chuột từ nước miếng, nước tiểu đến phân chuột đều có độc chất có thể gây tử vong cho loài người. Bọ chét Xenopsylla cheopis trên mình chuột được xem là nguyên nhân gây bệnh dịch hạch. Năm 1347 lục địa Á- Âu bị bệnh dịch càn quét khiến cho hàng triệu người chết.
Chuột mang hại cho loài người:
- Bệnh thương hàn chuột (rat- borne typhus)
- Bệnh leptospirosis do ký sinh trùng Leptospira interrogans gây ra sốt vàng da, bắp thịt đau nhức, tổn hại đến gan, thận, màng óc, cột xương sống và dẫn đến tử vong.
- Bệnh salmonellosis do nhiễm trùng Salmonella enterica gây nóng sốt, nôn mửa, thổ tả.
- Bệnh trichinosis do nhiễm trùng Trininella spiralis gây tiêu chảy, nóng sốt, bắp thịt suy nhược v.v.
- Hội chứng hô hấp vi khuẩn Hanta (HPS: Hantavirus Pulmonary Syndrome) gây sốt, vỡ phế mạch.
- Hội chứng thận và sốt xuất huyết (HFS: Hemorrhagic Fever with Renal Syndrome)
                                                                       (Theo Phạm Đình Lân)