BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

HAI NGƯỜI PHỤ NỮ HỌ LÊ ÂM THẦM VUN ĐẮP GIA ĐÌNH ĐỂ CHỒNG CON TỎA SÁNG - Khúc Hà Linh

Nguồn:
https://www.tienphong.vn/van-hoa/hai-nguoi-dan-ba-ho-le-am-tham-de-dan-ong-toa-sang-1464065.tp

         Bà Lê Thị Sâm (ngồi bên phải) và các con trong tòa báo đi thực tế. Ảnh: Tư liệu


HAI NGƯỜI PHỤ NỮ HỌ LÊ ÂM THẦM VUN ĐẮP GIA ĐÌNH ĐỂ CHỒNG CON TỎA SÁNG

Hai bà họ Lê, hơn kém nhau chục tuổi, đều sinh ra cuối thế kỷ 19. Dẫu thân phận có khác nhau nhưng lại có điểm chung: Vợ chồng cùng tuổi, sinh ra những người con đầy tài năng, từng ghi trong sử sách.

NGƯỜI MẸ CỦA NHỮNG NHÀ VĂN TỰ LỰC VĂN ĐÀN

Bà Lê Thị Sâm sinh năm 1881 (Tân Tỵ), là con gái cụ quản Lê Quang Thuật, người gốc Huế, làm quan võ ở Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thời ấy tri huyện Cẩm Giàng là Nguyễn Tường Tiếp, có con trai Nguyễn Tường Nhu đến tuổi trưởng thành. Hai cụ đã gả con cho nhau nên tình thông gia.
 Ông Nhu và bà Sâm cùng tuổi Tân Tỵ. Vì chồng bà làm thông phán, dân làng quen gọi bà bằng tên chồng là bà Thông Nhu.

                 Bà Lê Thị Sâm, đã được đưa về cạnh bên chồng, tại thị trấn Cẩm Giàng

Bà thông Nhu chỉ trong 13 năm (1901- 1914) sinh được bảy người con. Đời bà lênh đênh, xê dịch các nơi để kiếm kế sinh nhai, nuôi con ăn học. Khi ở Hà Nội, lúc sang Tân Đệ, Thái Bình rồi quay về Cẩm Giàng buôn bán. Có dạo bà đi cân gạo, làm hàng xáo. Có thời kỳ khốn quẫn, người mẹ đành liều nấu rượu lậu, bị tây đoan bắt.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

CHÙM THƠ THÁNG 9 MÙA THU CỦA TRẦN MAI NGÂN


    


TÔI ÔM TRĂNG NẰM BỆNH...

Đêm tròng trành
Nghiêng khuyết một ánh trăng
Gương mặt người cúi xuống
Chầm chậm... đêm vỡ đôi

Đêm xa xôi
Buốt lạnh sương vai gầy
Vội buông đôi bàn tay
Hương Tường Vy còn thoảng...

Đêm lặng yên
Tôi ôm trăng nằm bệnh
Nóng hâm hấp... lạnh run
Mê sảng gọi tên người
Thoáng nụ cười rất xưa !

            Trung Thu 2019
            Trần Mai Ngân

MỘNG ƯỚC - Thơ Phan Quỳ


   
                   Tác giả Phan Quỳ


MỘNG ƯỚC

Em mơ
câu kinh tình yêu
về trên môi người.
Một sáng mai thức dậy
mùa gió chướng
đã qua.
Và hoa cỏ bên ta
cùng mộng ước.

Em mơ
một làn tóc mượt
quấn quýt bên đời
líu lo
đàn chim sẻ
trước hiên nhà
một buổi sớm
hồng tươi
quên đi mọi triền phược
đời người...

Em mơ những trái tim
nhân ái
biết thương đời
thương người
biết quên đi cái tôi
quá nhiều
để bù đắp
dấu yêu.

Em mơ những vòng tay
rộng mở
để chở che
phận người
điêu linh
để san sẻ
chân tình.

Em mơ những đám mây
thanh thản
về trên bầu trời
trong mắt em
êm đềm
mỗi sáng mai lên
và những giọt nước mắt
muộn phiền
sẽ không còn rơi
trên đôi má
nhạt nhoà
theo năm tháng
triền miên...

Phan Quỳ

GIÁ TRỊ CỦA TRE KHÔNG THUA GÌ TRẦM – Hoàng Hải Vân


        
                Tre xanh phục vụ đời sống lại làm thuốc cứu đời


       GIÁ TRỊ CỦA TRE KHÔNG THUA GÌ TRẦM 
                                                                         Hoàng Hải Vân

Là cháu nội hoàng tử thứ 12 con vua Minh Mệnh, ông Nguyễn Phúc Ưng Viên gọi vua Minh Mệnh bằng ông cố. Theo “đế hệ thi” của vua Minh Mệnh thì hàng “Ưng” ngang với vua Hàm Nghi và là hàng ông nội của vua Bảo Đại. Hàng “Ưng” nay chỉ còn vỏn vẹn 3 vị: ông Ưng Linh hiện ở Đà Nẵng gần 90 tuổi, ông Ưng Ân ở Huế gần 80, ông Ưng Viên trẻ nhất, mới xấp xỉ 70. Giải thích về thứ bậc và tuổi tác của mình trong dòng họ, ông bảo: “Tôi thuộc dòng thứ”. Ông Ưng Viên sống ở TP. HCM như một ẩn sĩ âm thầm chữa bệnh cứu người.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

KỶ NIỆM SÂN TRƯỜNG - Thơ Văn Thiên Tùng


       
                    Nhà thơ Văn Thiên Tùng


KỶ NIỆM SÂN TRƯỜNG

(Viết tặng các bạn CHS. Liên trường Quảng Trị
nhân ngày khai trường năm xửa, năm xưa)

Còn chút nắng hao hao mùa thu cũ
Thuở nảo nao vốn vào tuổi mười ba
Chân lẹ làng theo từng bước chân cha
Tưng hửng sớm lúc gà chưa gáy sáng

Bùn sục sạo chân trần thoăn thoắt ráng
Chặt tay cha cố nhón gót bươn theo
Con đường đất - lắt lẻo lại ngoằn nghoèo
Thân nhỏ bé trợt trơn hoài… chẳng ớn

Vượt dặm quê… đây rồi con đường lớn
Nhựa đá lèn sạch sẽ khác thôn làng
Chốn tỉnh thành lắm đường tắt - lối ngang
Tay cha chỉ… sắp đến rồi con ạ !

Đây ngôi trường với mình thật mới lạ
Cổng -  tường cao vây kín tứ phía rào
Chân thập thùi theo cửa phụ đi vào
Sân trường rộng - cột cờ cao chót vót…

Đứng vào hàng thầy gọi tên lảnh lót
Tiếng dạ thưa… nhỏ nhẹ bước qua hàng
Từng đôi mắt ngơ ngác tiến dần san
Phân định lớp trước giờ khắc khai giảng

Trước sân cờ tiếng thầy hô rang rảng
Lớp trước sau nghiêm nghị hát quốc ca
Ngày mười lăm - tháng chín mỗi năm là
Ba hồi trống điểm khắc niên học tới…

Vậy là mình bước vào cấp học mới
Bao ngại ngùng - lạ lẫm bủa vây ta
Không gian trường khác hẳn chốn quê nhà
Vào lớp học… ôi chao !  Gì cũng lạ…

Thấm thoắt thế… ngốn dần bao mùa hạ
Bấy niên hè - tiếp nối bấy tựu trường
Bao cánh hồng phượng rủ bấy lần thương
Giờ đến lúc vẫy tay chào tạm biệt…

………
Sang trường đời… ngần kỷ niệm hằn in
Nhớ chi lạ tháng năm hồng tuổi mộng
Khi nắng thu điểm nhắc… khắc thu nao ! …

                     Mai Vân Văn Thiên Tùng
                               13/9/ 2019  

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

MIÊN MAN CUỘC NGƯỜI - Thơ Lê Văn Trung


       


MIÊN MAN CUỘC NGƯỜI

Tôi đứng gọi bên bờ sông dĩ vãng
Mà thuyền xưa, đành đoạn, chẳng quay về
Con sóng cuốn vào triền lau bãi cạn
Xót đau từng hạt cát bến sông quê

Em có nghe giữa vô cùng tịch lặng
Một lời đau chìm tận đáy sông buồn
Em có thấy giữa trùng trùng hoang vắng
Một bàn tay vẫy mãi giữa trời không

Thôi hố thẳm, đã đành là hố thẳm
Mà hư vô nào định nghĩa sinh tồn
Tôi đứng gọi bên bờ sông dĩ vãng
Lời vô âm vang tận cõi vô cùng

Rồi một ngày, tôi không còn ở lại
Trần gian ơi hoa vẫn nở bên người
Rồi một ngày thuyền xưa trôi đi mãi
Thì dòng sông muôn thuở vẫn đầy vơi

Rồi một ngày tôi quay về bến cũ
Nhận ra mình lạc lỏng giữa nhân gian
Thì dòng sông vẫn bên bồi bên lỡ
Tình chỉ là cơn sóng vỗ miên man.

                               Lê Văn Trung

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

VỀ LẠI KHÚC SÔNG QUÊ - Thơ Đoàn Giang Đông


        
         Nhà thơ Đoàn Giang Đông


VỀ LẠI KHÚC SÔNG QUÊ

Tôi lại về nơi khúc sông này
Khúc sông đã cùng tôi ngày ấy
Tuổi hai mươi rũ nợ sách đèn
Nghe đất nước nặng mùi chinh chiến

Tôi còn nhớ đêm ngày trên bến
Những cơn đò qua lại trên sông
Phía xa kia nghe vang tiếng súng
Cùng đoàn người lánh nạn đạn bom

Tôi ngày đó cùng bao đồng lứa
Gác lại ước mơ. Xa mái trường Yêu
Thương con chim tìm về đồng lúa
Để khúc sông còn lại ánh giang chiều

Tôi những lúc đêm về trăng sáng
Bên kia sông nhìn ngọn đèn dầu
Những ngọn đèn dẫu thua màu pháo sáng
Nhưng một thời đã nghiên bút canh thâu

Tôi sáng nay trở về khúc sông cũ
Và cố tìm dấu vết của bến sông
Không còn nữa khiến lòng tôi thương nhớ
Tiếc những ngày xưa ấy tuổi xuân hồng!!!

                                   Đoàn Giang Đông

(Viết tại khúc sông ở xóm Rào Hạ, làng Đâu Kênh, xã Triệu Long... Chiều 30 /6 /2019)

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

NHỚ BẠN THƠ - Đức Hạnh và Thi Hữu


   


NHỚ BẠN THƠ

Nhớ buổi ban đầu kết bạn thơ
Nhớ trao xướng họa chẳng phai mờ
Nhớ con suối mộng hoa còn nở
Nhớ cảnh vườn thi nguyệt vẫn chờ
Nhớ mảnh trăng gầy duyên hổng vợi
Nhớ tình nghĩa thắm mộng hoài mơ
Nhớ dòng kỷ kiệm nàng thu hỡi!
Nhớ buổi ban đầu, nhớ bạn thơ,,! (*)

Đức Hạnh
04 09 2019

(*) Chủ đề bài xướng: về tình bạn…
Cứ mỗi lần Facebook kỷ niệm những bài thơ, xướng họa của một thời cùng bạn bè, bây giờ chỉ còn trong kỷ niêm
Có lẽ vì một lí do nào đó, bạn đã giã từ cuộc chơi.
Trong nỗi niềm nhớ nhung, bài xướng đã nẩy sinh… dù lời văn khô cằn… nhưng nó xuất phát từ tâm hồn của một Tình bạn..!


BÀI HỌA:


SAY MÊ

Say tình nên tập tểnh làm thơ
Say nét hương yêu chẳng xóa mờ
Say mái tóc huyền luôn mộng tưởng
Say bờ môi ngọt mãi mong chờ
Say rèm mi mướt gieo thương nhớ
Say ánh mắt buồn tạo ước mơ
Say giọng ngọt ngào êm giấc ngủ
Say tình nên tập tểnh làm thơ.

Nguyên Trần
Toronto 4/9/2019

ĐỌC BÀI THƠ “BẠN QUAN” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Chử Văn Long


               
                        Tác giả Chử Văn Long


  ĐỌC BÀI THƠ “BẠN QUAN” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
                                                                               Chử Văn Long


Tôi quen Đặng Xuân Xuyến đã lâu, từ thuở anh mới dựng nghiệp, mở cửa hàng “phát hành sách”. Là một nhà thơ, làm bạn hàng gửi sách nhờ anh bán hộ thường xuyên. So với những nơi khác bao giờ cửa hàng của Xuyến cũng giúp tôi bán được số bản cao gấp bội. Nhìn dáng vẻ bên ngoài tươi tắn, đẹp trai, hoạt bát và cái phong thái “dứt khoát” mỗi khi bàn việc…, ở Xuyến tôi thầm nghĩ con đường lập nghiệp gắn với sách vở văn chương sẽ tiến xa hơn! Bẵng đi một thời gian nền văn chương với những ước vọng thanh cao bị cuốn vào vòng xoáy kinh tế thị trường không còn phân biệt được đục trong lẫn lộn. Thơ thành sản phẩm của xã hội hóa cấp thấp, không còn biết viết để làm gì, viết để vì ai. Tôi cũng nản, ngồi nhìn bút giấy và cũng đã lâu không gặp Xuyến. Một hôm, bất ngờ tôi nhận được tin nhắn của Đặng Xuân Xuyến mời cộng tác với trang mạng của anh… và tôi được đọc bài thơ rất tâm sự “Bạn quan” (xem: Bạn Quan.l) anh in trên trang mạng. Tôi thật ngưỡng mộ vì nội dung, giọng điệu, câu chữ già dặn, từng trải, vừa tiếp thu cách nhìn đời, nhìn người của các lớp nhà thơ cha anh mỗi khi bĩ cực, nhưng hơn hẳn lớp nhà thơ ăn theo xã hội bây giờ, khi vui thì vỗ tay vào, hết lộc thì thở ra những lời ai oán vụn vặt làm người đời chán đọc thơ vì vậy. Thơ Xuyến cũng mượn hơi men “giả tỉnh giả say” như để có cớ lôi tuột những mưu mô giả trá của một xã hội đang thịnh hành, đang phân hóa, làm đảo lộn hết đạo đức, nhân cách, làm người dù chỉ giới hạn bằng những lời bộc bạch, tâm sự của hai người bạn lâu ngày gặp lại, có nhu cầu phơi trải lòng mình thật đến nỗi chỉ thiếu cái tát bằng những ngón tay in lên mặt nhau, dù làm quan có chức tước giàu sang hay là dân ngu ngơ, nghèo túng, khi nhìn lại đời mình đều nhục, chưa thấy xứng kiếp người, tự mình thấy mình như súc vật, kiếp ngan, kiếp chó....

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

ĐỌC “NGƯỜI ĐÀN BÀ NHẶT CHỮ NUÔI THƠ”, TÁC GIẢ ĐINH LAN - Châu Thạch




ĐỌC “NGƯỜI ĐÀN BÀ NHẶT CHỮ NUÔI THƠ”, TÁC GIẢ ĐINH LAN 
                        (Một bài thơ xứng đáng đoạt giải)
                                                                                       Châu Thạch

“Người đàn bà nhặt chữ nuôi thơ” là ai? Rõ ràng là một nữ thi nhân.
Tác giả đem hình ảnh người đàn bà làm ruộng để gởi hình ảnh người làm thơ vào đó. Người làm ruộng thì chất phát, chân lấm tay bùn. Người làm thơ thì nho nhã, thanh tao. Hai mẫu người đối nghịch nhau. Vậy mà nó hóa một, không phải chỉ trong một bức tranh, mà cả trong hoạt cảnh một đời người:

“Có người đàn bà nhặt chữ nuôi thơ.
Nhặt đến mòn hơi, góc đời riêng một niềm mơ cháy bỏng.
Tháng bảy mưa giông đồng trần gian ướt sũng.
Vẫn oằn mình lận đận cấy rủi may.
Mỏng manh sợi rơm nhà ai rớt rơi chìm nổi.
Níu lấy mỉm cười ôm hy vọng lắt lay.”

49 NGÀY CỦA CON - Thơ Phạm Ngọc Thái


       
                    Phạm Ngọc Bảo
               (7.3.1992 - 22.7.2019)


49 NGÀY CỦA CON

49 ngày rồi đó, con yêu !
Đời con nào hưởng đã bao nhiêu ?
Lòng cha những nuối thương con trẻ
Thân già ngày tháng bước liêu xiêu

Cha lại ngồi đây ngẫm sự đời ?
Bảy mươi xuân lẻ của cha rồi
Dẫu từng nếm trải bao đau đớn
Vẫn bàng hoàng khi con chết, con ơi !

Con người sướng, khổ trong Cõi Thế
Thảy đều muốn sống để sinh con
Cha, mẹ vui mừng trông con lớn
Ai ngờ sắp khuất lại héo hon

Con đi để lại hận cho cha
Trút thêm gánh nặng, xuống thân già
Đêm ngày cha sống trong khắc khoải
Nửa hồn thao thức, nửa hồn ma

Ngẫm mãi mà không thể trả lời ?
Bởi chăng tất cả đã mất rồi...
Thôi ! Mong hồn con mau siêu thoát
Tâm này, trí quyết cứu con thôi !

49 ngày rồi đó, con ơi !
Nước mắt cha rơi ngập cuộc đời
Phù hộ cho cha dồn tài, sức
Đưa tuổi tên con đến chân trời

Kiếp này con lỡ mang phận ngắn
Nhưng sẽ thỏa nguyền các kiếp sau
Còn được người thương, nhân gian mến
Đời chỉ hơn nhau "cái danh lâu..."

Hàn Mặc Tử chết năm 28 tuổi
Đến giờ ai nhắc nỗi khổ đâu ?
Mà danh Ông mãi vào bất tử !
Tài Nhân nghiên cứu... Sử xanh nêu...

Con vốn chỉ mang kiếp bình thường
Tiếng thơm ngang ngửa bậc phi thường
Đời như viên ngọc, danh truyền mãi
Mấy ai được thế giữa quê hương ?

Cha viết bài thơ để cúng con
Lòng già sau, trước tựa thái sơn
Cha thề còn sống trong trời đất
Dù chút hơi tàn vẫn cứu con !

                  Phạm Ngọc Thái
                       8.9.2019

HỐI LỘ - Truyện ngắn của Lão Gàn


        
                    Tác giả Lão Gàn 


                           HỐI LỘ (1)
                                                                            Tác giả: Lão Gàn

Đã hai tháng rồi, chị Hồng tắt kinh. Chị cảm thấy trong người không bình thường; chị thường nôn oẹ. Chị nghĩ là đã có thai.
Lấy chồng hơn mười năm, bây giờ, có con, đáng lẽ mừng, chị lại lo, lại sợ - lo sợ lắm.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

MỘT CHÚT VỀ “NHỮNG GÓC PHỐ ĐƯỜNG PHỐ” CỦA TÔ HOÀI – Vũ Thị Hương Mai


        


MỘT CHÚT VỀ “NHỮNG GÓC PHỐ ĐƯỜNG PHỐ” CỦA TÔ HOÀI
                                                         Vũ Thị Hương Mai

Tôi đã từng say sưa thả hồn mình theo từng con phố khi đọc "Hà Nội, ba mươi sáu phố phường" của Thạch Lam, từng cười chua xót khi nhìn Hà Nội dưới ngòi bút Vũ Trọng Phụng trong "Số đỏ" và "Cơm thầy, cơm cô". Và, bây giờ cầm trên tay cuốn "Những ngõ phố - Người đường phố" của Tô Hoài, lại thêm một lần nữa tôi thấy mến yêu thành phố Thủ đô - nơi có những ngõ phố, những mảnh đời lam lũ từ cuộc sống tăm tối trong nô lệ đến với ánh sáng tự do sau ngày Thủ đô được giải phóng. "Những ngõ phố - Người đường phố", đúng như tên gọi của nó, gồm hai truyện (Những ngõ phố và Người đường phố) xoay quanh cuộc sống của người dân lao động trong các ngõ nhỏ những năm kháng chiến.

CHÙM THƠ QUANG TUYẾT


   
      Nhà thơ Quang Tuyết


LỤC BÁT THƯƠNG EM

Thương em phận bạc hồng nhan
Chưa vui hạnh phúc lệ tràn đẫm mi
Tuổi mơ vừa thắm xuân thì
Xum xoe áo mới vu quy pháo hồng

Vội vàng chi? Vội sang sông
Buông xuôi số phận theo dòng đục trong
Áo nhàu hương phấn gió đông
Trách gì nhau hỡi mà phong kín đời

Thương em
Chỉ biết - thương vời
Có - không em nhỉ? bến đời neo duyên
Sắt se câu lý chim quyên
Để thương để nhớ lời nguyền mai sau

Để rồi con sáo ngoài rào
Sang sông lạc lối phương nào tìm nhau
Thương em từng sợi tóc sâu
Nửa màu sương tuyết nửa nâu tuổi buồn

Ru tình nghĩa - Nợ tròn vuông
Dù là cánh mỏng bên đường tương giao
Gió mưa không úa màu đào
Thương em - Tình muộn
Ra sao cũng đành...

VỀ NHAN ĐỀ GỐC CỦA TRUYỆN KIỀU - Nguyên Lạc


          
                            Ông Nguyên Lạc


          VỀ NHAN ĐỀ GỐC CỦA TRUYỆN KIỀU
                                                                         Nguyên Lạc

Trong quá trình sưu tầm tài liệu để viết tiếp phần 2 và phần 3 bài TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: Đoạn Trường Tân Thanh và Kim Vân Kiều Truyện, tình cờ tôi gặp bài viết: "Nhan đề gốc của “Truyện Kiều” ca Đinh Văn Tuấn đăng trên trang Tp chí Sông Hương SỐ 310 (T.12-14) và trên nhiều trang khác, trong cng như ngoài nước. Ông Đinh Văn Tuấn đưa ra kết luận như "đinh đóng cột" thế này:
"Nay, chúng tôi là hậu học, sau khi đã tìm hiểu lại ngọn nguồn, xin đề nghị trả lại nhan đề gốc do thi hào Nguyễn Du đặt cho một tuyệt tác thi ca nổi tiếng trong và ngoài nước từ gần 2 thế kỷ qua, đó là KIM VÂN KIỀU TRUYỆN "
"... Truyện Kiều cũng thế, nguyên truyện Trung Quốc là tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và tự nhiên cụ Nguyễn Du cũng sẽ đặt nhan đề là Kim Vân Kiều truyện"
              ["Nhan đề gốc của “Truyện Kiều”- Đinh Văn Tuấn ][*]