BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

THI HÀO DÂN TỘC NGUYỄN KHUYẾN TRONG MẮT NHÀ THƠ CHU VƯƠNG MIỆN - NGUYỄN BÀNG


              

MẤY CẢM NHẬN NHÂN ĐỌC CHÙM THƠ CHU VƯƠNG MIỆN VỂ TAM NGUYÊN YÊN ĐỔ

Từ trước tới nay, trên thế giới và ở nước ta đã có rất nhiều người viết chân dung văn học, viết về một nhà văn nhà thơ nào đó, có người đang còn sống và có cả người đã mất. Với người đang còn sống, đó là những bài viết có tính cách thông tin, giới thiệu hoặc một phỏng vấn, trò chuyện với họ. Với nhà văn nhà thơ đã mất, đó có thể là những bài viết về tiểu sử và văn nghiệp và cũng có thể là những cuộc phỏng vấn trò chuyện giả tưởng. Nhờ những bức tranh ngôn từ ấy mà người đọc hiểu về con người và giá trị văn thơ của các tác giả được nói tới.
Những bức tranh chân dung ấy có thể là một bài báo, một áng văn xuôi, một bài thơ hay chỉ là một vài câu thơ phác hoạ một nhà văn nhà thơ với hình dáng và văn nghiệp đồng thời cũng làm bật lên tính cách riêng của tác giả ấy, qua đó thể hiện tình cảm và cách đánh giá nhà văn nhà thơ của người viết.

           

                  Tác giả Nguyễn Bàng

Gần đây, những người yêu văn chương thấy xuất hiện trên mạng qua những trang blog được đông đảo người đọc mến mộ như Chu Vương Miện, Hải ngoại phiếm đàm, Trang Đặng Xuân Xuyến, Văn Nghệ Quảng Trị những chùm thơ viết về các thi hào Việt Nam của Chu Vương Miện, cũng là cách viết chân dung nhưng hoàn toàn khác lạ cách viết của nhiều người đi trước từ Lê Ta (Thế Lữ). Tứ Linh (Hoàng Đạo), Tú Mỡ thời Tự Lực Văn đoàn đến ông đồ tân thời Xuân Sách hồi thập kỷ 60 của thế kỷ trước và gần đây nhất Nguyễn Khôi, Đức Hoàng.
Nó khác lạ là ở chỗ nó là một chùm thơ từ dăm ba bài đến cả chục bài không chỉ dừng lại ở chỗ phác hoạ vài nét đặc sắc về tác giả và tác phẩm mà đọc xong cả chùm ta thấy hiện lên những đoạn đường đời đặc trưng nhất của tác gia ấy trong bối cảnh xã hội của thời ấy và thông qua đó, người viết là Chu Vương Miện bầy tỏ những cảm xúc cùng những liên tưởng của mình về một kiếp người, một thời cuộc.

THỪA THIÊN TỨ BẤT, BẮC NINH TỨ VẬT, ỨNG HÒA TỨ VẬT, SƠN TÂY TỨ MẠC, NGHI XUÂN TỨ VẬT... - La Thụy sưu tầm


       

Tất cả những câu dưới đây đều là lời truyền miệng trong dân gian, không có lời nào do tôi hoặc ai đó bịa đặt ra. Và việc ghi chép lại đây chỉ nhằm trước là hầu chuyện, sau là để chư vị bổ sung các“tứ vật”,“tứ bất”,“tứ mạc” nữa mà các vị được biết, hoặc các cách lý giải khác về các “tứ vật”,“tứ bất”,“tứ mạc” dưới đây.


      *1- THỪA THIÊN TỨ BẤT


          Bất giao Nguyệt Biều hữu
          Bất thú Dạ Lê thê
          Bất ẩm Thạch Hàn thủy
          Bất thực Lương Quán kê.

         (Chớ kết bạn với dân Nguyệt Biều
         Chớ lấy con gái Dạ Lê
         Chớ uống nước ở Thạch Hàn
         Chớ ăn thịt gà Lương Quán.)


TRẢI MỘT CHÚT TÌNH - Hạ Thái Trần Quốc Phiệt


           
                  Nhà thơ Hạ Thái


TRẢI MỘT CHÚT TÌNH
(Thơ vui, tặng bạn Kha Tiệm Ly)

Tôi thích Kha, thật thà không mặc cảm
nhận mình nghèo an phận / vẫn ung dung
có thực tài, chưa bao giờ thấy "nổ"
chả thi hào thi bá ... với thi bung ...

Được biết Kha xuất thân từ nho học
bởi thế thời phải bương chải ngược xuôi
bỉu môi cười nhìn đời nửa con mắt
kẻ lanh chanh múa máy diễn trò cười

Bạn hữu nhiều chưa hề chê một tiếng
thơ trớ trêu lời nhắn gởi xa xôi...
Kha uống rượu từ thượng vàng hạ cám
Biết rồi mà, mượn rượu nói ra thôi...

Hạ mình xuống để tự mình lớn hẳn
"hữu xạ tự nhiên hương" câu nói để đời
biết là dzậy, trời ơi không phải dzậy!
chán chi người khoác lác vẫu vành môi...!

Chỉ thấy Kha, một tuổi thơ nghèo khổ
mẹ quê nghèo nàn, lam lũ nuôi con
trong thơ Kha nào mù u, cỏ lác ...
nào đồng trên ruộng dưới với lạch con...

Nào con đò, nào bùn đen , tràm, đước ...
đường mòn quê hiu hắt gốc tre làng
Kha cho tôi những nỗi niềm xúc cảm
tình quê hương thân thiết thấm lan man!

Gom phấn kích viết vần thơ mộc mạc!
xin trải lòng cảm mến bạn tài hoa
rất uy dũng từng lời thơ / câu phú...
mà muôn phương ngưỡng mộ thật đậm đà!

Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
5/2018

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

BAN MÊ CHIỀU - Video clip, thơ Trần Mai Ngân, nhạc Thảo Nguyên.


                   Thơ: Trần Mai Ngân. 
                   Nhạc: Thảo Nguyên.
                   Giọng hát: Quốc Duy.
                   Hòa âm phối khí: Trần Nhàn.


         


              


         


        


              BAN MÊ CHIỀU

              Chiều nay ôi... chiều nay
              Ban Mê buồn quạnh vắng
              Gió đưa lá vàng bay... lá vàng bay...
              Chân bước như là say

              Đường Ban Mê vắng người
              Tôi còn đâu môi cười
              Hoa trắng xoá tâm tư... xoá tâm tư
              Ta mất nhau rồi ư ?

              Chiều nay ôi...chiều nay
              Dấu xưa chừng đã phai
              Buồn đếm những bước dài... những bước dài
              Đâu còn ai... còn ai

              Hoa cà phê Ban Mê
              Thơm em mùi hương cũ
              Thoang thoảng xa và gần... xa và gần
              Tan phai mùa ái ân!

              Có bao giờ trở lại
              Dù Xuân hay Thu, Đông
              Ngày Hạ sao bão giông... sao bão giông
              Tình ơi... tình có không?

                                Sáng Ban Mê, 22-3-2018
                                        Trần Mai Ngân


     
                           Nhà thơ Trần Mai Ngân

DẤU LẶNG, CÒN ĐÂY NỖI NHỚ..., LỜI THƯA... - Thơ Tịnh Đàm


   
      Nhà thơ Tịnh Đàm

   DẤU LẶNG

   Quẩn quanh ,
   Cũng chỉ chốn này.
   Đi , về
   Năm tháng...
   Quắt quay nỗi đời !

   Thèm nghe lại tiếng
   À ơi...
   Từ trong xa vắng
   Có lời hát ru...

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

DẤU XƯA TRÊN NGẢNH TAM TÂN - Phan Chính


         

          DẤU XƯA TRÊN NGẢNH TAM TÂN

          Đoạn bờ biển hình cánh cung dài khoảng 3 km nối từ ngảnh Tam Tân với Đồi Dương Tân Lý (xã Tân Bình, thị xã La Gi, Bình Thuận) có một địa hình rất đẹp, cặp theo là đồi cát và rừng dương xanh mượt mà, còn lưu giữ nét hoang sơ. Tại đây cũng gần 100 năm, đã trở thành nơi in dấu một sự kiện mang ý nghĩa đẹp về lòng yêu nước và tình người  trên  vùng đất heo hút lúc bấy giờ. Từ tập “Thi tù tùng thoại” của Huỳnh Thúc Kháng và những bài viết của nhà văn Nguiễn Ngu Í (1921-1979) đã khắc họa lại câu chuyện những người tù Côn Lôn vượt ngục và tắp vào bờ biển này năm 1917. Hồi ấy, nhà tù Côn Đảo (xưa gọi là Côn Lôn) chuyện vượt ngục đã khó nhưng vượt biển để vào đất liền là điều may rủi, hiếm ai sống sót. Trên chiếc bè tre kết bằng những sợi dây rừng, sáu người tù thả trôi theo sóng gió, chấp nhận dạt vào đâu rồi mới tính tiếp, miễn sao thoát khỏi ngục tù. Trong nhóm tù có Nguyễn Cửu Cai, Nguyễn Kim Đài, Nguyễn Đình Kiên là tù “quốc sự phạm” còn lại 3 người là tù thường phạm dân Lục tỉnh. Nguyễn Đình Kiên còn gọi là Tú Kiên hoạt động trong phong trào Đông Du bị thực dân Pháp bắt cầm tù đày ra Côn Đảo. Sau này Tú Kiên là bí thư kỳ bộ Tân Việt Nam kỳ, có những hoạt động tích cực ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Bình Thuận.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

TRỌN KIẾP BÊN NGƯỜI - Thơ Giáng Thu Xưa


     


   TRỌN KIẾP BÊN NGƯỜI

   Môi hôn ấp ủ luyến tình em
   Da diết nồng nàn đệm nhớ thêm
   Với những lời ru len thánh thót
   Cho lòng xáo động rót khuya đêm

   Niềm riêng tựa cửa đếm sao ơi
   Thẩm thấu cô liêu tối mịt trời
   Đếm bước thời gian từng nhịp gõ
   Vương hồn nỗi nhớ vọng chơi vơi

   Niềm yêu mộng mị sắc tươi cười
   Thổn thức xuân tình lối mấy mươi
   Chao ngã nghiêng hồn trăn trở giấc
   Mùi hương phảng phất, khắc mơ đời

   Nỗi lòng tĩnh lặng lịm tim côi
   Ánh lửa cheo leo tối mịt trời
   Đêm lắng trầm tư buồn khép chặt
   Âm thầm chiếc bóng chỉ mình tôi

   Mong chờ hạnh ngộ luống bồi hồi
   Lối đợi sương mờ khói phủ rơi
   Luyến nhớ tình sâu thương nối nhịp
  Tin yêu giữ trọn, kiếp bên người...!

                              05-05-2018
                       GIÁNG THU XƯA

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

ĐÊM - Thơ Trần Mai Ngân

   
 


   ĐÊM

   Đêm chòng chành nghiêng ngả
   Tiếng buồn rơi hư vô
   Lời kinh trầm khấn tội
   Tôi một kiếp mơ hồ...

   Đêm xào xạc lá rơi
   Hối hả tháng năm đời
   Có không và mất được
   Tôi xa rời cả tôi!

   Đêm chong đèn đêm trắng
   Có ai thức cùng ai
   Não nề tiếng thở dài
   Tôi dỗ mình phôi phai

   Đêm thánh thiện trang đài
   Buông hết rồi thuỵ miên
   Có dáng ai đang thiền
   Tôi sao đành quên tôi!

         Trần Mai Ngân
            03-5-2018

KHƠI XA - Thơ Nhã My, Nhạc Nguyễn Hữu Tân, Video Clip


      


     


     KHƠI XA

     Em  lạc mấy mùa trăng cố xứ ?
     Hồn đi hoang lữ thứ xa đưa
     Nhớ thương một mái nhà xưa
     Bên hiên tiếng võng mẹ đưa trĩu lòng
     Trời viễn xứ buồn trông quê cũ
     Để nỗi buồn ũ rũ chiều mưa
     Đâu rồi một tiếng gà trưa
     Gáy bên hàng  dậu lưa thưa bồi hồi
     Em ngày cũ xa xôi cách trở
     Đường tương lai vạn thuở lao đao
     Chuyện tình một giấc chiêm bao
     Dung nhan đã héo nhạt màu áo phai ?
     Trăng đã úa bên trời quan ngoại
     Mây giăng đầy mấy ải non cao
     Bước chân ghềnh đá chênh chao
     Khơi xa sóng vỗ bạc đầu nhớ thương…

                                            NHÃ MY

CHÙM THƠ CHU VƯƠNG MIỆN VỀ MẠC ĐĂNG DUNG


     


   ĐĂNG DUNG

   anh hùng hào kiệt
   từ tàu qua ta
   làm lên đại sự đại nghiệp
   không phải văn dốt vũ dát
   mà là cường khấu thứ thiệt
   không thì cũng làm nghề hạ bạc
   thuyền chài thuyền câu ?
   cũng sơn tặc thủy tặc
   cũng bọn với Lương Sơn Bạc
   không chăn ngựa cắt cỏ
   không đâm cha giết chú
   làm sao làm được đế vương
   huống chi là thằng Mạc Đăng Dung

   những phế tích lâu đài
   thành quách
   Kim Tự Tháp
   dần dần bị bụi cát đất
   phủ kín mít
   những danh nhân những tướng quân
   và bọn sát nhân
   may lắm còn sót lại cái tên
   bao nhiêu đều chìm trong lãng quên
   đó là định luật

NÚM RUỘT - Thơ Chu Vương Miện


    


   NÚM RUỘT

   nối dài
   năm 45 Đức chiếm Pháp
   chính phủ Petain bù nhìn
   chính phủ lưu vong De Gaule chống Đức
   tuyển mộ lính bản địa
   năm xứ Đông Dương
   "Việt Mên Lèo"
   trên 500 người
   đa số là núm ruột nối dài
   nguyên là lính Khố Xanh Khố Đỏ
   chuyển sang
   cùng một số vô gia cư vô nghề nghiệp
   viễn chinh gọi là lính Kiều Bào
   đi xung phong bảo vệ mẫu quốc
   hai năm sau chính phủ Pháp thâu hồi độc lập
   cho về nước nhưng tình nguyện ở lại
   mang quốc tịch Pháp
   định cư ở Tân Đảo
   giữa Thái Bình Dương thuộc Pháp
   không ai về Việt Nam
   bây giờ đã trên 70 năm
   thế hệ 1 hầu như đã qua đời
   ba thế hệ sau đã thành công dân Pháp
   mắt xanh mũi lõ
   đa số là vô học
   không nói và không viết được chữ Việt
   có ai nói về quê hương dân tộc
   thường là lắc đầu không biết
   hỏi về nguyên quán
   nguồn gốc cũng không
   chỉ biết lờ mờ là nước An Nam
   và vua Bảo Đại
   cũng không biết chốn nào là Địa Trung Hải
   là Thái Bình Dương
   cũng không bao giờ nghe Cụ Hồ Cụ Diệm
   và cũng không cần biết đến

                                          Chu Vương Miện

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

TÂM SỰ MỘT NGƯỜI ĐI - Thơ Trần Kiêm Đoàn


          
                Tác giả Trần Kiêm Đoàn


(Như một “comment” về bài thơ của cô giáo GSTS. Nguyễn Thị Tịnh Thy, khoa Ngữ Văn ĐHSP Huế. Chúng tôi đã có dịp gặp Cô tại quán Sân Mây - Vỹ Dạ hồi đầu tháng 4 - 2018)

      
           Ảnh: (Từ trái sang)
           Tịnh Thy, Lê, Đoàn, Bửu Nam, Anh Nga


   TÂM SỰ MỘT NGƯỜI ĐI

   30-4-1975:
   Hằng triệu người vui,
   Hằng triệu người buồn.
   Hàng triệu nhà sum họp Bắc Nam,
   Hằng triệu nhà Đông Tây ly biệt.
   Bên thắng cuộc: ngày quê hương giải phóng.
   Bên thua thời: nước mất nhà tan.

THƯA CÔ GIÁO TỊNH THY! - Thơ Nguyễn Văn Quang


 
      Tác giả Nguyễn Văn Quang
       

   THƯA CÔ GIÁO TỊNH THY!

   Đọc thơ cô tôi cơ hồ muốn khóc
   Người Mẹ Việt Nam nào mà không trằn trọc
   Bao đêm dài thương xót cả đàn con.
   Cha Mẹ chia nhau mà tính cuộc vuông tròn
   Vì sinh kế đàn con nên phải người non, kẻ bể
   Nên tình yêu thương vẫn không vì thế
   Mà phôi pha hay ghét bỏ, hận thù.
   Có trách chăng thì hãy trách con ngu
   Vì ích kỷ, sân si, gây nồi da xáo thịt!
   Sinh lòng dạ sói lang, hăng say chém giết,
   Mà quên mình cùng một gốc sinh ra
   Giả quên mình cùng Mẹ cùng Cha
   Nên lấy người dưng làm họ hàng thân thích!
   Nghe cô kể tôi thấy lòng ray rứt
   Muốn làm sao cũng chẳng biết làm sao!
   Dù mai sau dâu bể thế nào
   Xin nhớ cội nhớ nguồn dân Lạc Việt.
   Xin nhắn nhủ người anh em thân thiết
   Dẫu đã về cùng với Mẹ Cha chưa
   Cũng từ nay sám hối là vừa
   Đừng nuôi mãi hận thù, chia rẽ
   Cho con cháu mình qua bao thế hệ
   Vẫn ôm tròn hạnh phúc đầy tay.
   Xin gởi Cô, tâm huyết mấy lời này
   Xin chia sẻ tâm tình cùng cô giáo Huế!


               Quảng Trị, tháng 4 năm 2018
                     Nguyễn Văn Quang

TRONG CÕI TÌNH MONG MANH - Thơ Tịnh Đàm


     
           Nhà thơ Tịnh Đàm


   TRONG CÕI TÌNH MONG MANH

   Còn chăng em bây giờ
   Có như hình bóng cũ ?
   Chút tình xưa gìn giữ
   Nên mắt buồn... vẩn vơ.

   Còn chăng em đợi chờ,
   Những tiếng yêu vừa lắng
   Nhen lòng nhau thầm lặng
   Bao nỗi niềm vương tơ ?

   Còn chăng em ngây thơ
   Gối trăm năm làm mộng
   Cho tình em biển rộng
   Ru mãi đời anh mơ.

   Còn chăng em và anh
   Hai phương trời cách biệt.
   Vẫn xanh màu tha thiết,
   Trong cõi tình mong manh.

                    TỊNH ĐÀM
            (Hóc Môn, TP.HCM)

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

CÁNH ĐỒNG HOA VÀNG - Trần Mai Ngân


       
                        Tác giả Trần Mai Ngân


  CÁNH ĐỒNG HOA VÀNG

  Cơn đau đã không còn ý nghĩa nữa khi banca đẩy tôi vào phòng mỗ cách ly với người thân. Mọi thứ tôi đã dặn dò xong, cảm ơn xong và tạm biệt xong... Bây giờ trong lúc nằm chờ đến lượt mình phẩu thuật tôi miên man nghĩ về cánh đồng hoa vàng và lời hẹn năm xưa trong giấc Thụy Du.

CHÙM THƠ CHU VƯƠNG MIỆN VỀ PHAN BỘI CHÂU


   

   PHAN BỘI CHÂU

   thác sinh ra mỗi người một vì sao
   mỗi người một  giờ
   mỗi người một ngày
   không ai giống ai
   người trà rượu uống hoài
   ngừơi lạc rang ba xi đế tối ngày
   người bôn ba xuôi ngược đông tây
   tù đày

   Tây Du có Tôn Ngộ Không
   Đông Du có Phan Bội Châu
   bức dư đồ nát
   thiên hạ thức thời theo Tây
   cụ Tản Đà tẩy chay
   mang bức dư đồ để lên bàn
   bồi lại
   cụ Phan hăng hái
   làm cách mạng
   bị bắt giam và câu lưu ở Bến Ngự

   giữa đám binh ô hợp
   khố xanh khô đỏ theo Pháp
   mang những chuyện quốc gia dân Tộc
   nói cho bọn mất gốc
   chả khác gì nước đổ đầu vịt
   ấm ớ hội tề
   xàm xàm lác lác
   không có đứa nào nghe
   cho mình là kẻ lỗi thời lạc hậu
   bao nhiêu đời bám đất bám dân
   nghèo khổ rách rưới nợ nần
   theo Tây có ăn vài năm làm cai làm đội
   áo gấm xênh xang về làng
   dân đen khoanh tay chào thầy cai thầy đội
   cả cần học hành chi 20 năm về làng
   làm tới quan quản
   nước mất nhà còn ?
   ngày ngày tù giam lỏng
   nghĩ tới tổ quốc giang san
   bó cả hai tay ?
   nghĩ tới dâu bể đọan trường
   mưa dầm gió bấc
   cả một dân tộc nằm im

   dưới gót giày đại quốc ?

THƯA MẸ VIỆT NAM - Thơ Nguyễn Thị Tịnh Thy

ĐÂY LÀ BÀI THƠ TÔI VIẾT CHO NHỮNG NGÀY 30 THÁNG 4 TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI; viết cho người nằm xuống, người đứng lên, người ra đi, người ở lại; cho những nỗi và niềm đầy ngang trái cứ ngoáy vào vết thương lịch sử. Ai comment, xin hãy nghĩ đến câu “tiên trách kỷ nhi hậu trách nhân”. Xin cảm ơn!
                                                                       (Nguyễn Thị Tịnh Thy)


        Tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy


   THƯA MẸ VIỆT NAM

   Mẹ ơi!
   Khi Cha nói với Mẹ rằng
   Ta là giòng giống của Rồng
   Nàng là giòng giống của Tiên
   sống với nhau hoài không đặng
   Sao Mẹ không nhắc Cha câu gừng cay muối mặn
   Sao Mẹ không trả lời Cha
   Đi mô đem thiếp đi cùng
   đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp theo
   Khi Cha bảo Mẹ đem năm mươi con lên núi
   Sao Mẹ không trả lời Cha
   Lấy chồng thì phải theo chồng
   chồng đi đường rắn đường rồng cũng theo
   Khi Cha hứa với Mẹ nếu gặp khó khăn
   Nàng hãy cùng các con gọi to về biển
   Sao Mẹ không trả lời Cha
   Chúng ta thà no đói có nhau
   râu tôm nấu với ruột bầu
   thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn
   Sao Mẹ chấp nhận để một trăm đứa con phải chia ly đôi ngả
   Để cuống rốn chúng con bị cắt đứt làm hai
   Sao Mẹ chịu khổ đau một mình mà không nói với ai
   dắt díu năm mươi con đi lên miền núi thẳm
   để năm mươi thiếu vắng hơi mình
   Ước chi ngày xưa Mẹ cứ bên Cha cho trọn nghĩa tình
   dù vất vả đắng cay
   dù chịu nhiều cơ cực
   nuôi chúng con bằng nước sông Hồng
   với cơm tấm, ổ rơm
   bên ướt Mẹ nằm...
   Để đêm đêm dưới ánh trăng rằm
   Chúng con được nghe lời Mẹ dạy
   Rằng anh em như thể tay chân
   Chị ngã em nâng
   Gà cùng một mẹ...

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

NHỚ “CHƠI CHỮ” CỦA LÃNG NHÂN (CÂU CHUYỆN VĂN HỌC) – Trịnh Bình An




                  NHỚ “CHƠI CHỮ” CỦA LÃNG NHÂN 
                            (CÂU CHUYỆN VĂN HỌC) 
                                                                 
Lúc khoảng 10 tuổi, trong nhà người viết có hai tủ sách lớn. “Chơi Chữ” là một trong số sách này. Đó là một tác phẩm biên khảo tập hợp những giai thoại nho nhỏ. Dĩ nhiên, đứa nhỏ lên mười không thể hiểu hết những câu chuyện trong đó, nhưng nhờ nhà văn Lãng Nhân đã viết với văn phong giản dị, dễ hiểu nên đứa con nít vẫn đọc được sách, tuy lõm bõm mà vẫn thích thú.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

HOA THẠCH THẢO - Thơ Phan Ý


 
                  Nhà thơ Phan Ý

   HOA THẠCH THẢO

   Dẫu mùa Thu-Thu úa đã lâu rồi
   Anh muốn níu cả rừng hoa Thạch Thảo
   Lặng lẽ buồn thả sắc tím vào tim
   Hoà nỗi nhớ dâng lên niềm âu yếm
   Của đợi chờ buồn tím ủ bờ mi
   Của đợi ai ưu tư tím nhu mì
   Buồn sắc tím muôn lần tim hoá tím
   Em vẫn thế cứ là hoa Thảo tím
   Lặng lẽ chiều thả sắc tím vào tim
   Thả men say thả chút nắng im lìm
   Vào vũng nắng anh mơ hồ đẫm nắng
   Lặng lẽ chờ ngồi trông đứng ngóng
   Ôm hương thầm Thạch Thảo tím vào tim.

                                             Phan Ý
                                            01-2018

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

ĐỌC “NHẤP SÓNG HOÀNG HÔN” THƠ CA DAO - Châu Thạch


          
         Nhà bình thơ Châu Thạch


       ĐỌC “NHẤP SÓNG HOÀNG HÔN” THƠ CA DAO

 Chỉ cần đọc cái đầu đề bài thơ đã cho ta một sự thú vị rồi: “Nhấp sóng hoàng hôn”. Ta hãy nghe một vài câu thơ có chữ “nhấp”:

   “Khướt mềm cũng bởi nhấp cùng ai
   Tri kỷ ngày đêm cạn chén hoài”
       (Rượu cùng Em- Hải Rừng)

  “Một sáng nhấp môi mấy tách trà
  Hương thơm thoáng thoảng quyện bay xa”
                         (Trà Trần Bảo Kim Thư)