BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2024

HẾT THÁNG MƯỜI – Trần Vấn Lệ



Còn chỉ ba ngày nữa là chấm dứt tháng Mười.  Cái tháng "bất phùng thời" nên không ai muốn nhắc... Rồi tháng Mười Một chắc sẽ có nhiều tâm tư?  Cuối năm mà ước mơ của nhiều người hóa bọt!...  Biển nào chứa nước ngọt, họa chăng chỉ Biển Hồ của Cambodia, Tàu gọi Cam Phổ Địa!
 
Chế Lan Viên có lý:  "Tôi có chờ đâu, có đợi đâu!  Mang chi Xuân đến gợi thêm sầu?  Với tôi, tất cả đều vô nghĩa, tất cả không ngoài nghĩa Khổ Đau!".  Tất cả là chiêm bao...Nửa Thế Kỷ bèo bọt!  Tháng Mười coi trớt qướt!  Một hay Chạp... vậy thôi.  Mây trắng ngàn năm trôi, hạc vàng bay là biệt! (*)
 
Những "đồng bào" người Việt gặp nhau hết thấy mừng... Tất cả thành người dưng.  Năm mươi năm gió thoảng... Đời sống chỉ một thoáng!  Một thoáng là đời người!  Phúc-Lộc-Thọ câu chúc của Tàu họ viết ra thành chữ treo trước một dãy phố... thành ngôi chợ Viêt Nam!   Ai còn nhớ Quê Hương thì vào đây đứng ngắm cái bình nhang khói đậm bay mờ những cửa gương!  Ai còn nhớ Quê Hương?  Hỏi cháu con, không nói!
 
Tháng Mười bao nhiêu đợi bay qua một cái vèo...  Mùa Xuân ở Cheo Reo, mùa Xuân ở Phú Bổn... Đó có là phương hướng mình ngó về Trường Sơn?  Trại tù sáng chiều sương, tù tàn binh giụi mắt.  Cái gì cũng xa lắc từ lời hứa "anh em".  Mỹ Ngữ dùng nhem thèm:  Độc Lập Tự Do trên hết...
 
Ba ngày nữa, ngơ ngác:  Bao Giờ Tới Tháng Mười?  Hỏi chi để ngậm ngùi?  Tháng Mười... Tháng Ảo Tưởng!   Bão Trà My một hướng, hai câu Ôn Như Hầu:  "Tiếc thay một đóa Trà My, con ong đã thuộc đường đi lối về...". Khổ lắm!  Biết rồi!  Nói mãi! (**)
 
                                                                                       Trần Vấn Lệ
 
(*) Cổ Thi:  Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, bạch vân thiên tải không du du...
(**) Câu văn bất hủ của Vũ Trọng Phụng, tác giả Số Đỏ, Làm Đĩ... có tên đường ngay tại Hà Nội... từ năm 1975...

NƯỚC MẮT CỦA EM - CaDao



Cúc Hương là một đứa con gái lì lợm!
Tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ truy bài bắt đầu.  Ngập ngừng, Cúc Hương liếc nhìn mẹ. Rồi không chịu nổi ánh mắt như van nài, nó quay người bước nhanh vào sân trường.
Cô Nguyệt đã có mặt trên lớp. Cô đang hướng dẫn cho một số đứa làm mấy bài cảm thụ văn học. Cúc Hương lầm lì đi thẳng vào chỗ ngồi. Mới đến lớp có hai ngày, nó không ưa cô giáo mới cũng như những đứa bạn thành phố đang ngồi học trong lớp này. Nó ghét tất cả mọi điều đang diễn ra. Ghét cả những đổi thay về mặt tâm sinh lý của nó. Cúc Hương chẳng nói gì với mẹ mình.
Nó sợ những giọt nước mắt của bà lắm!
 

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024

TÔ CANH HẸ - Vũ Thế Thành



Một chuyện kể hàng tuần mà tôi học trong sách “Tập đọc lớp Năm” (lớp 1 bây giờ) là truyện “Tô canh hẹ”, đại khái thế này:
Một người bị tội phải giam trong ngục. Lính gác đưa vào cho người tù tô canh hẹ. Anh ta cầm tô canh nức nở khóc. Lính hỏi vì sao, người tù trả lời, ở nhà tôi thích canh hẹ, mẹ tôi thường nấu cho tôi ăn. Nhìn tô canh hẹ này, tôi chắc mẹ tôi lặn lội đường xa nấu canh đến thăm nuôi tôi. Tôi chưa báo hiếu ngày nào, lại để mẹ khổ cực vì tôi thế này, nên tôi khóc.
 

BAO LA, MƯỢN HỒN, QUA ĐƯỜNG, BA MƯƠI NĂM, DỞ DANG – Thơ Chu Vương Miện


   


BAO LA
 
Người bệnh nằm 1 chỗ
trên đầu là chai nước
ngang hông là ấm trà
vợ đi làm mờ sáng
con trai đi học xa
mắt lim dim thiếu ngủ
quay ngang ngửa vật vờ
tuổi già thêm mệt mỏi
bằng hữu cũng giả lơ
như rong bèo vớ vẩn
trôi trôi chả bến bờ
đứng lên rồi ngồi xuống
cũng chỉ mỗi mình ta
nhớ mẹ già em dại
lếch thếch 1 phương nhà
bao chuyến tàu chuyển bánh
để lại mấy sân ga
ta lữ hành tơí trễ
chờ lâu lại trở về
nhìn qua khung cửa sổ
mây hồng vội vã qua
cầm ly nước ngại uống
trùng dương nào bao xa
 

THƠ ĐƯỜNG LUẬT MÙA THU CỦA VŨ HOÀNG CHƯƠNG - Nguyễn Lam Điền



Gặp một loạt tám bài thơ luật của Vũ Hoàng Chương, thơ hay chấn động, lại là thơ của mùa thu. Vì dường như tám bài này chưa được đưa vào sách, nên bèn làm siêng gõ ra đây để xem như là tư liệu.
Nhưng thưởng thức mới là chuyện chính!
Tám bài ngẫu chiếm
 
I.
Lòng còn sương khói tiễn đưa ai
Bỗng một cành khoe hạt ngọc cài
Vườn ấy lạnh đang vào tháng chín
Kiếp nào tu đã tới hoa mai?
Giấc mơ hồ điệp chờ in bóng
Khóm cúc trùng dương hẹn sánh vai
trở gót nghe như vàng hỏi đá
Bạch vương Thanh hữu có là hai?
 
II.
Tận đáy trời Thu vạn trượng sâu
Bóng hoa vượt khói đã lên lầu
Trắng bao đêm những mơ về đó
Thoảng chút hương là nhận được nhau
Chim Thúy vũ bay hồn tưởng dứt
Sáo Giang thành rụng vết còn đau
Ai hay một kiếp hai lần nở
Ngà ngọc như in giấc mộng đầu.
 
III.
Ai còn ai mất ai đi xa
Trùng cửu thơ trao lần thứ ba
Đất mượn trời vay chưa trắng nợ
Quỳnh đơn mai kép vẫn tươi hoa
Cùng đưa cảm hứng này lên vút
Đâu để thời  gian ấy vượt qua
Gió nổi, Thơ đang về tới điểm
Bóng ai soi cũng thấy hình ta.

KIM VĂN, CỖ VĂN - Vũ Thế Thành



Chương trình Việt Văn bậc trung học ở miền Nam có hai phần: Kim văn và Cổ văn.

Kim Văn học các trích đoạn từ các tiểu thuyết trong giai đoạn 1930 đến những năm 50, với vài tác giả mà tôi còn nhớ: Thanh Tịnh (Tôi đi học), Nguyên Hồng (Bỉ vỏ), Trần Tiêu (Con trâu), Bùi Hiển (Nằm vạ), Tô Hoài (Dế mèn phiêu lưu ký), Khái Hưng, Thạch Lam, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,… Có những câu văn đến giờ tôi vẫn nhớ vì quá ấn tượng, chẳng hạn “Chị Doãn là một người đàn bà có cái nhan sắc của một đàn ông không đẹp giai.” (Vũ Trọng Phụng).
 
Nhưng tôi thích cổ văn hơn, vì đa số là thơ có vần có điệu, lại được biết thêm nhiều điển tích, thấy hay hay.
Chẳng hạn lớp đệ thất (lớp 6), học Nhị Thập Tứ Hiếu của Lý Văn Phức diễn thơ, bài nói về thầy Tử Lộ có câu “…Đức cù lao chạnh tới càng đau”, tôi mới biết “cù lao” là công ơn dưỡng dục của cha mẹ, chứ không phải là đảo nhỏ trên sông.
 

NHẠC SĨ TUẤN KHANH CỦA “CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG” BÂY GIỜ RA SAO” - Câu Chuyện Âm Nhạc



Tuấn Khanh tên khai sinh là Trần Trọng Ngọc. Ông sinh ngày 10-12-1933 tại Nam Định. Vào năm 1950, gia đình ông về Hà Nội. Lúc ấy, Tuấn Khanh đã 17 tuổi. Mê âm nhạc từ nhỏ, Tuấn Khanh được người anh cả là Trần Trọng Tuấn dạy chơi violin. Sau đó, học thầy Nguyễn Văn Diệp (vốn là học sinh trường "Pháp quốc Viễn đông âm nhạc viện" từ năm 1927). Từ thầy Diệp, Tuấn Khanh lại được học thầy người Pháp tên là De Haut. Khi thầy về Pháp thì Tuấn Khanh lại được giới thiệu học thầy Rits. Tuy học violin nhưng Tuấn Khanh lại có cả giọng hát bẩm sinh khá hay. Nhân kỳ thi giọng hát hay do Đài Pháp - Á tổ chức năm 1953, Tuấn Khanh (khi ấy vẫn tên là Trần Trọng Ngọc hay Trần Ngọc) đã đăng ký thi và đoạt giải nhì sau nữ ca sĩ Thanh Hằng (sau này là ca sĩ Lệ Hằng), "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn và cũng là người tạo cảm hứng để Đoàn Chuẩn viết "Chiếc lá cuối cùng" của ông.
 

THÁNG MƯỜI NƯỚC MẮT AI ĐONG BAO NHIÊU LƯỢNG BẤY NHIÊU LÒNG VIỆT NAM – Trần Vấn Lệ



Khi chưa tới tháng Mười, người người đều hỏi:  "Bao giờ cho tới tháng Mười?".  Hỏi rồi cười.  Hỏi rồi khóc!  Một câu hỏi thôi sao mệt nhọc mệt nhoài?
 
Tháng nào chẳng tháng Mười"?  Tháng Bốn Bảy Lăm, thấy rồi, còn hỏi!  Con mắt mọc đuôi bởi vì nó biết nói!  Nhìn Mẹ, kia kìa, nhìn Cha kia kìa, nhìn em kia kìa...Đất Nước thời chia đôi, tình nào cũng chía cách!  Những viên gạch dính máu vỡ làm đôi, làm ba, làm bốn... Tháng Bốn mà, Giời ôi!
 
Ngày Mười tháng Mười năm 1954, Trần Dần tự dưng làm thơ, để đời một câu "thực tiễn"... như con én liệng sa trời mưa sa... "Tôi đi không thấy phố thấy nhà chỉ thấy mưa sa...".  Mắt của Mẹ già, buồn ơi, hun hút!
 
Tháng Mười có thật?  Tháng Mười giấc mơ?  Chiếc tàu há mồm nuốt bao sầu tủi!  Con đường tiếp nối, người đi người đi "từng đêm càng đông dần!".
 
Tháng Mười phân vân như dòng Bến Hải, nói đi nói lại:  " Con Sông Hiền Lương".  Tháng Mười bi thương, sao mong hoài vậy?  Trái tim bừng cháy chút lửa hy vọng, rồi thì mưa sa mưa sa...
 
" Lũ chúng ta
lạc loài dăm bảy đứa
bị Quê Hương ruồng bỏ
Giống Nòi khinh!".
 
Vũ Hoàng Chương ê mình làm thơ ê ẩm!
Tháng Mười ăn mắm... nó thấm về lâu!
 
Sáng nay tôi đứng bên lầu... hình như Ngưng Bích... xanh màu núi sông... Tháng Mười nước mắt ai đong?  Bao nhiêu lượng bấy nhiêu lòng Việt Nam!".
 
                                                                                      Trần Vấn Lệ

ÁO LỤA, EM [MỜ], GIÓ ĐƯA - Thơ Chu Vưong Miện


 


ÁO LỤA
 
ngày em áo lụa Hà Đông
ngày em váy ngắn mà không quên quần
nõn nà em hở đôi chân
đeo đôi guốc mộc phong vân mấy ngày
nhà quê trâu kéo cái cày
ngày nay ngươì vơí cái cày kéo nhau
gái ngoan kéo rốc sang Tàu
biên cương cửa khẩu Quảng Châu Loan à ?
vàng vòng của quí nhà ta
theo nhau sang tuốt xứ Hoa mua đồ
đem vàng đi đổ sông ngô
tay không về lại toàn tơ vơí mành
ngày xưa áo lụa Hà Đông
bây giờ sóng dậy Hải Nam mất rồi
còn chăng cái búa taì xồi
còn đây trơ mấy cái nồi đồng thau
 

THU XỨ NGƯỜI – Thơ Quang Tuyết


   

Mù sương sáng
Chiều âm u
Em như lạc giữa mùa thu xứ người
Gió lưng trời
Lá buông rời
Mây xô thành lũy hoa cười hắt hiu
Mặt người nhuộm nét cô liêu
Nghe thương nỗi nhớ yêu chiều nắng rơi
Giận ai
Sóng vỗ mạn đời
Buồn ai
Đàn vỡ cho người thương vay
 
                                           Quang Tuyết

MÙA QUA – Thơ Phan Quỳ


   
 
Mùa qua rồi mùa xa,
Mưa đầy trên kẽ lá,
Hắt hiu giọt nắng tà.
 
Ai mang tình thiết tha
Vào trong miền dĩ vãng
Ngỡ ngàng lên màu áo
Hồng, tím chỉ riêng ta.
 
Ai đem tình phôi pha
Giăng mắc đời vọng động
Vạt nắng vàng thuở nọ
Trôi dạt về phương xa ...
 
                    Phan Quỳ

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2024

TÌNH THU TÀN ÚA – Thơ Khê Kinh Kha


   

đêm qua gió lạnh qua thềm
vầng trăng ngủ mệt trên cành lá khô
mùa thu chợt đến bao giờ
trong tôi nỗi nhớ cũng vừa ngất say
tình xa, xa mãi chân trời
người xa, xa ngoài vòng tay ấm êm
sáng nay sương lạnh đầy cành
ngoài sân chiếc lá nghiêng mình buông lơi
mùa thu nào lá không rơi
nhớ nhung nào-không ngậm ngùi đau thương
đau thương như lá thu vàng
héo khô trong trái tim buồn lưu vong
 
thu này ngồi đếm mưa tuôn
mưa rơi nẻo vắng mà hồn giá băng
lá khô hay lòng khô cằn
mẹ già đâu nữa lệ con dâng tràn
người xưa tóc bạc ưu phiền
phố xưa lối cũ đoạn trường cưng ơi
 
đêm nghe tiếng gió thở dài
trăm năm thân thế phận người long đong
vầng trăng úa rụng sợi vàng
trong tôi ôi cũng úa tàn ước mơ
 
                                       Khê Kinh Kha

HEO MAY BỖNG LẠNH MẮT CON NGƯỜI – Thơ Trần Vấn Lệ


   

Mùa Thu năm nay về quá sớm!
Gió Bấc đã về bứt lá rơi...
Nắng Hạ mới lên chừng mấy bữa,
Heo may bỗng lạnh mắt con người!
 
Chị run rẩy ở hành lang gió,
Chị chắc bâng khuâng thuở biển trời?
Nửa Thế Kỷ qua còn nỗi nhớ,
Gió chiều ai biểu lạnh đôi môi!
 
Anh thì chắc dọc theo đường phố,
Đời quạnh hiu, buồn, mãi thế thôi!
Tuổi trẻ ướp mơ nhiều giấc mộng,
Bỗng dưng già cỗi, tại sao Trời?
 
Chuông ngân chuông ngân ngày lang thang,
Bá Nha không vuốt nữa dây đàn!
Tri âm, tri kỷ ai còn bạn,
Nói đi!  Tôi buồn... nghe hân hoan!
 
Chị buồn như thể câu thơ cũ
mà Diễm Châu từng đã xót xa:
"Chị về đây với người ta,
một hành lang rộng buồn da diết buồn!" (*).
 
                                          Trần Vấn Lệ
 
(*) Thơ Diễm Châu

CON MUỐN VỀ QUÊ NỘI, NỘI ƠI... – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   

(Tưởng nhớ Nội kính yêu)
 
Con lớn rồi. Đã tuổi trung niên
Vẫn chưa một lần về thăm Gia Viễn (1)
Ngắm cầu Khuốt sóng dồn mặt nước
Đầm Vân Long vời vợi câu hò...
 
Con chưa về thăm lại Cầu Bo (2)
Bao lần hứa? Bao lần con thất hứa!
Nội ơi Nội! Con đâu còn chọn lựa?
Nội xa rồi! Ai sẽ dẫn con theo...
 
Con muốn về nghe chuyện chùa Keo (3)
Những huyền tích về thiền sư Không Lộ
Lập triều Lý từ cơ mưu chùa cổ
Dựng giang sơn viết trang sử hào hùng.
 
Con muốn về với sức vóc trẻ trung
Thăm chuyện tuổi thơ qua lời Nội kể
Cho con hiểu nỗi đoạn trường dâu bể
Chữ Nghĩa Nhân vật lộn giữa cõi người.
 
Con muốn về với muôn nụ cười tươi
Thăm Gia Viễn, thăm cầu Bo cùng Nội
Con nào biết đường về giờ xa lối
Nội xa rồi! Ai sẽ dẫn con theo...

--------

(1) Gia Viễn (Ninh Bình): quê nội của Bà nội.
(2), (3) Cầu Bo (Thái Bình), Chùa Keo (Thái Bình): quê ngoại của Bà nội.
 
Hà Nội, 26 tháng 10 năm 2024
Đặng Xuân Xuyến

VỀ ĐỘNG HOA VÀNG NGỒI VỚI PHẠM THIÊN THƯ – Thơ Châu Thạch


   
                          

Theo ông về Động Hoa Vàng
Nhắm con mắt lại thấy nàng Ngọ xưa
Thấy con đường Ngọ về trưa
Thấy tà áo Ngọ gió đưa trong chiều.
 
Theo ông về động cô liêu
Hoa vàng đâu nữa, tiêu điều chốn xưa
Ông ngồi đã thấy Ngọ chưa?
Tôi ngồi thấy Ngọ gió mưa cuối đường!
 
Nhắm con mắt lại mà thương
Tháng năm dày dạn, phong sương đã nhiều
Một thời trai trẻ để yêu
Ai mà không Ngọ, không Kiều trong tim
 
Bên ông tôi lại đi tìm
Nhắm con mắt lại mò kim dưới dòng
Con sông ký ức còn trong
Ngọ ơi bóng nguyệt vẫn nằm, nguyệt đâu?!
                         
                                                Châu Thạch

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2024

BÀ ƠI !, GỬI BẦY CHIM DƯỚI MÁI HIÊN – Thơ Tịnh Bình


   


BÀ ƠI !
 
Thềm rêu giếng nước cầu ao
Vẫn xanh xanh mướt dây trầu bà ơi!
Bờ rào nhớ giậu mồng tơi
Thì thầm lá nõn khoảng trời ấu thơ
 
Tiếng chim rộn buổi tinh mơ
Bà ngồi tóc trắng bạc phơ thật hiền
Cau tươi trầu thắm nên duyên
Thị vàng cô Tấm ru miền tích xưa
 
Ngại gì mưa nắng nắng mưa
Trầu xanh như thể mến ưa tay bà
Mái hiên chái bếp vào ra
Khăn rằn nón lá dáng bà thân thương
 
Dòng dòng hoài niệm còn vương
Lạc năm tháng cũ khói sương cay nhòe
Cau khô trầu héo ủ ê
Sao bà đi mãi chẳng về bà ơi...!?
 

MƯA ĐÊM – Thơ Lê Phước Sinh


   


MƯA ĐÊM
 
Tí tách từng giọt như rót Rượu,
môi mềm, ngã ngựa giữa trời khuya.
Để trút ào ào cho bầu bể,
lênh lang chí lớn, mộng giang hồ.
 
                             Lê Phước Sinh

NÓI VỚI PHỐ - Thơ Trần Mai Ngân


   


NÓI VỚI PHỐ
 
Phố à, phố ơi...
Trả tôi ngày hôm qua
Trên cánh môi mượt mà
Ru nhau trong mùa hạ
Vỗ về sang mùa thu...
 
Phố à, phố ơi...
Trả tôi lại bầu trời
Biếc xanh lời hò hẹn
Dẫu không là trọn vẹn
Vẫn tràn đầy trong tôi
 
Phố à, phố ơi
Hôm nay đã xa xôi
Bằng những bước đơn côi
Nụ cúc vàng mùa cũ
Choá ngời trong mắt tôi...
 
Phố à, phố ơi...
Tôi... vết thương mưng mủ
Trong lòng vẫn y nguyên
Đem xuống cõi vẹn tuyền
Nụ cười xưa rất xa...
 
Trần Mai Ngân

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024

CHUYỆN LẠ VỀ ĐẶT TÊN – Đặng Xuân Xuyến



                                   (Chuyện của nhà mình)
 
Mẹ đặt tên chị cả là Dung, bác (anh ruột của bố) đổi tên là Dỡ vì: "Bố nó tên là Dực thì nó tên là Dỡ". Sợ bố buồn nên mẹ không trái ý bác.
 
Rồi sinh anh trưởng, mẹ đặt tên là Tuấn, bác (anh ruột của bố) lại đổi tên vì: "Rực Rỡ thì phải Sao" (quê mình phát âm lẫn lộn mấy từ này). Vì không muốn bố buồn, mẹ lại lần nữa không cãi bác.
 
Đến đận sinh mình, Mẹ đặt tên là Xuân, bác (anh ruột của bố) dứt khoát quan điểm: "Đã Rực Rỡ Sao rồi thì phải là Vàng". Mẹ không nhất trí vì "tên đó xấu, lớn lên cháu nó dễ bị bạn bè trêu chọc, tổn thương". Bố cười với bác: "Hai cháu lớn bác đã đặt tên rồi. Thằng cu này, bác để mẹ cháu đặt tên cho cháu". Bác dỗi, không nói chuyện với bố đến mấy tháng.
 
Tưởng tên Xuân sẽ thành tên gọi chính thức của mình nhưng đến năm lên 5 tuổi, bà mợ (mợ của mẹ) thấy mẹ nhắc: "Xuân chào bà đi con!" thì mắng mẹ “dám lấy tên cụ của cậu đặt tên cho con”. Mẹ xin lỗi bà vì không biết có kỵ tên là Xuân nên "nhờ bà thay tên cho cháu". Bà chốt: "Anh nó tên là Xao thì nó tên là Xuyến". Thế là tên Xuyến theo mình đến giờ.
 
Rồi, sau khi mẹ sinh mình 2 năm, mẹ sinh thêm em gái, đặt tên là Nhung, không có ai ý kiến này kia về tên của em cả. Bố yêu em lắm, vì em đẹp nhất trong 4 đứa con. Tiếc là năm em 3 tuổi đã bỏ bố mẹ mà đi. Mẹ ngất lên ngất xuống ngày em mất. Bố đấm ngực kêu trời khi mất em. Có lẽ em mất là để đổi mạng sống cho mình vì cũng vào năm đấy, mình bị nhiễm trùng rồi "chết lâm sàng". Lúc hạ huyệt, mẹ nhất quyết không cho hạ huyệt, cứ một hai: "Con tôi còn sống! Con tôi còn sống!". Để xác thực với mẹ là "cu Xuân đã chết", mọi người "mở linh cữu" và giật mình khi thấy "cu Xuân" thoi thóp thở.
 
Chuyện lạ không chỉ ở chuyện mình sống lại vì tình yêu của Mẹ, mà lạ thêm ở chuyện đặt tên: 3 đứa lớn, khi mẹ đặt tên đều bị họ hàng phản đối, rồi buộc phải thay tên thì cứ "phởn phơ" sống, mặc giông bão cuộc đời xô đập, còn đứa út khi mẹ đặt tên, họ hàng không ai phản đối thì mới 3 tuổi đã bỏ bố mẹ mà đi.
 
Chỉ là kể lại chuyện lạ về đặt tên của nhà mình mà khóe mắt thấy cay cay.
 
                                                          Hà Nội, 29 tháng 04 năm 2020
                                                                    Đặng Xuân Xuyến

MÙA THU GỬI ANH… - Thơ Trần Mai Ngân


   

 
Anh! Mùa Thu mây trắng đã bay về
Em như chiếc lá vàng những ủ ê
Vụng về, vụng về… từ chối lời yêu
Dù biết hối tiếc sẽ nhiều… nhiều lắm!
 
Anh!
Mùa Thu nhuộm vàng cả chiều mê đắm
Và khi không còn gửi lời tin nhắn
“Anh - cơm trưa cá kho, canh rau đắng
Em ăn gì… nhớ vui vẻ nhiều nghe…!”
 
Trái tim em đàn bà nên rất nhẹ
Sẽ xáo trộn và bộn bề bởi nhớ
Hãy để yên cho mùa Thu qua cửa
Làm mây bay… bay mãi chẳng quay về
 
Anh! Giữ lại đi những nỗi đê mê
Đừng cột chặt để em vào ảo tưởng
Thu đến rồi đi không cầu, không cưỡng
Em là Thu… anh mây trắng qua trời!
 
                                  Trần Mai Ngân

THÀNH NGỮ BỊ HIỂU SAI HƠN MỘT NGÀN NĂM QUA – Đỗ Chiêu Đức


Trang Tử với Tề Vật Luận
                       
Trong văn học cổ Trung Hoa, thành ngữ đánh giá phẩm bình cao nhất về dung mạo của nữ giới là "Trầm Ngư Lạc Nhạn, Bế Nguyệt Tu Hoa 沉魚落雁,閉月羞花" mà ta thường nói một cách nôm na là "Cá lặn chim sa, Nguyệt thẹn hoa nhường". Chỉ cần nhắc đến câu nói nầy thì tự nhiên mọi người đều nghĩ ngay đến bốn người đẹp cổ điển "Tứ Đại Mỹ Nhân 四大美人" là : Tây Thi 西施、Vương Chiêu Quân 王昭君、Điêu Thuyền 貂嬋、và Dương Ngọc Hoàn 楊玉環 (Dương Quý Phi).Với lý giải thường thấy như sau :