ĐÔI
LỜI BỘC BẠCH
"Lời đầu sách" của tác giả
Thiết
nghĩ: Đời người sinh ra trong cõi trần ai… âu cũng chỉ là bể khổ trầm luân, cái
nợ đời mà ta phải trả, trả xong rồi thì chết cuốn theo đi những cát bụi cuộc đời.
Nhưng liệu "thơ" có phải cũng ở
trong cái nợ đời, nợ kiếp ấy không? Bởi nếu không có thơ cuộc đời tôi sẽ trở
thành vô nghĩa! Bươn bả trong đống cát bụi cuộc đời ấy vì miếng cơm manh áo,
thơ ca trở thành sứ mạng, là giá trị tồn tại, ý nghĩa về sự sống mà trong những
năm tháng tôi đã chứng nhận ở cõi thế gian này. Như tôi từng viết: Sáng tác thơ là một ham
muốn lớn, một niềm vui thú lớn của bản thân tôi sống ở dân gian. Việc bàn cãi về
thơ hiện đại ngày nay còn nhiều mâu thuẫn giữa các luồng tư tưởng khác nhau.
Song dù thế nào thì thi ca cũng là một thế giới thật kì vĩ, vẻ đẹp của thế giới
ấy đầy bí ẩn, giầu sắc thái và huyền diệu.
Những năm
tháng sống của đời người đi lướt qua chốn dương gian, dù là để chịu đầy ải hoặc
lãng du... thì cũng có chân giá trị của đời người! Gọi là kỉ vật được sinh ra
làm người dâng hiến lại cho đời: “Thế giới của thơ tôi”! Đến một ngày nào đó,
tôi không còn nhận biết gì nữa về cái thế giới mà mình đang sống, để có thể tiếp
tục viết, tiếp tục làm thơ? Thế cũng đã là mãn nguyện lắm rồi! Coi như tôi đã
hoàn thành bổn phận làm người và từ giã cuộc sống với một tấm lòng thanh thản:
Nghiệp đã làm xong chẳng còn chi vương vấn
Tình cũng tàn năm tháng kiếp phôi
pha
Thì em ơi, ta nằm xuống dưới mồ
Thanh thản chết có gì đâu phải
nghĩ.
Như nhà thơ
Hoàng Hiền Lành trong lời giới thiệu tập thơ "Có một khoảng trời" của
tôi - Nxb Hà Nội 1990, đã viết:
-
... Thái làm thơ lâu rồi. Những bài thơ từ những năm còn là một chiến binh xông
pha lửa đạn thời chống Mĩ. Thái làm thơ về chiến tranh, về đời sống thường nhật
nỗi đời. Đọc những bài thơ của Thái, tôi đã bắt gặp một tâm hồn đau đáu không
yên về nỗi bất công mà anh không chịu được. Ở bài thơ nào tôi cũng thấy Thái hiện
lên khá điển hình, những xúc động nhiều suy tưởng. Vấn đề thơ Thái đặt ra mang
được cái tầm có ý khái quát cao, và nhiều câu hỏi về mỗi số phận con người? Bằng
tinh thần trách nhiệm của người cầm bút...
Hay như lời của
nghệ sĩ điện ảnh và sân khấu Hà Nội Trần Việt Thịnh bình luận:
- Thơ anh (tức tác giả) bao trùm nhiều đề
tài, thể loại. Thể loại nào cũng đậm đà
sâu sắc đến lạ kì!... Anh muốn đi đến tột cùng của thi ca. Đặc biệt mảng thơ
tình anh viết khá hay và rất trội. Nó không giống Xuân Diệu hay Thế Lữ; có
chăng phảng phất đâu đó của Hàn Mặc Tử; chút cay chua của Hồ Xuân Hương; tính
triết lý của Chế Lan Viên hoặc âm hưởng Uýt Man (nhà thơ Mĩ).
Còn nhà
phê bình lý luận văn học Bảo Ngọc thì nhận xét:
- Trong “Tuyển thơ đại bàng” của Phạm Ngọc
Thái chủ yếu là loại thơ tự do, có rất nhiều bài đã đạt độ khúc triết sâu sắc
và là những thi phẩm hay. Thơ hàm chứa đầy ý nghĩa trong hình ảnh câu chữ và
trong hình tượng thi ca. Nó gắn liền tính chất sâu xa của thơ cổ phương Đông, kết
hợp khá nhuần nhuyễn với thi pháp của các trường phái thơ hiện đại châu Âu: Từ
trường phái thơ lãng mạn, tượng trưng đến siêu thực… cô đúc lại trong một thứ
thơ, gọi là thơ triết học! Nó được đúc kết ra không chỉ từ lý luận thuần tuý,
mà gắn liền với đời sống xã hội cùng nỗi dâu bể trầm luân cõi dân gian. Thơ anh
giàu tính nhân văn, càng đọc càng thấm thía hơn nỗi lận đận, long đong nơi bờ bến
con người. Nhưng trước hết vẫn phải nói: Phạm Ngọc Thái là một nhà thơ của tình
yêu!...
Cám ơn tất
cả các bạn dù là nhà thơ, nhà lý luận phê bình hay chỉ là người yêu thơ… đã
dành cho tôi những lời ưu ái, chân tình.
Hôm nay, tôi xin trích ra ngót ba trăm bài thơ trong “Tuyển thơ đại
bàng” của cuộc đời tôi cho xuất bản vào
tập “Hồ Xuân Hương tái lai” này, để lại ra mắt bạn đọc…sau tập “Rung động
trái tim” đã xuất bản gần đây nhất.
Lời ít tình
nhiều. Hi vọng những gì cần nói, thơ sẽ nói giúp tấm lòng và trái tim tôi đến với
mọi người.
Rồi một ngày mai ta sẽ chết
Trầm thơm loài hoa thảo lạ
Cỏ lên xanh và gió sẽ reo
Trong nấm mồ hương khói, có gì đâu.
Ta đã sống phần đời sau chót
Trong ngôi nhà ẩn khuất bóng
nhân gian
Một cuộc sống bình thường bầu bạn
Nửa trăng hồ nửa gã hiền nhân.
Rồi một ngày mai ta sẽ chết
Như là chiếc lá vậy thôi
Gió sẽ hót trên nấm mồ truyền
thuyết:
Rằng, có một thi nhân phiêu
lãng đã đi rồi!...
Đôi
lời bộc bạch xin được ra mắt bạn đọc tập thơ tôi!
Hà Nội,
năm Nhâm Thìn 2012
Tác giả tri ân
Phạm Ngọc Thái
Chùm thơ trong
tập sách đã xuất bản do tác giả chọn gửi:
1. ĐÊM THU PHỐ VẮNG
Đêm
phố vắng anh đi hay là em không ngủ
Thu đến
rồi lay động trái tim!
Xào xạc
lá, anh nghe xào xạc lá
Thăm
thẳm bóng hình em trong đêm…
Anh lại
dẫn em con đường xưa cũ
Một thời nào từng in dấu chân thon
Trước
tình yêu ta hoá thành đứa trẻ
Dẫu
mái tóc anh giờ đã hoa sương.
Tôi sẽ
viết cho ai bài thơ đêm thu vắng?
Tiếng
trong khuya em gọi vọng rất xa!
Trên
thảm lá lòng ta say đắm
Tha thiết bên em vì không muốn đêm qua.
Ôi, bài thơ cứ theo anh lang thang trong phố
Kí ức hồi
sinh về với tuổi xuân xưa!
Em
lại ru êm như thuở trẻ
Tấm
thân mềm đưa anh vào bến mộng mơ...
2007
2. ĐÀN BÀ ĐẸP NHẤT LÀ KHI ĐÈN ĐÃ TẮT
Bi kịch đằng
sau hạnh phúc đó, em ơi!
Dầu biết
thế nhưng đã chót yêu rồi
Ta gặp
nhau chỉ trong chốc lát
Giữa đêm
tối anh lần vào em thăm thiên thai...
Khi tắt
đèn da em là ánh sáng để anh soi
Mọi khe
ngách trên em anh đều tìm đến đó
Mặc cho mưa gió đầy trời
Cũng chẳng
bằng tình ta ngất ngây.
Dù mai nỗi
nhớ thương dầy vò anh đau khổ
Thì đêm
nay, em ạ! Cứ đắm say...
Mọi phiền
não trên đời này quên hết
Lòng cứ
yêu, hạnh phúc cứ tràn đầy.
Đêm tắt
đèn em đẹp nhất trần gian!
Hôn
đôi trái em tưởng mình du ngoạn khắp không trung
Chơi giỡn nguyệt một thiên đường tuyệt
thế
Mong
trời cứ đêm để cùng em vui chút nữa.
Hạnh
phúc đời ta, tình qua trong tiếc nuối
Vì em
ơi, hết đêm ta đã phải lìa rồi!
Đàn bà đẹp nhất là ở trong đêm tối
Để nhớ
nhau suốt đời...
Đêm tắt
đèn thành ánh sáng của thơ tôi!
2005
3. ANH VẪN Ở BÊN HỒ TÂY
Tình để
lại vết thương không lành được
Soi mặt hồ in mãi bóng thời gian
Em hiền
dịu trái tim từng tha thiết
Người
con gái anh yêu nay hóa khói sương tan…
Ta
cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt
Hạnh
phúc qua như một cánh chim bay
Nông nỗi
đời người để đâu cho hết
Tình
thơ ngây! Tình sao mãi thơ ngây!
Nhớ buổi
đón em cổng trường sư phạm
Đôi mắt
từ xa đã nhận ra người...
Tình
yêu có cái nhìn trong linh cảm
Giờ ở
đâu, người con gái xa xôi?
Thế
đó, em ơi! Tình qua không trở lại
Xế
chiều rồi mà máu tim chảy mãi không thôi
Em có
nghe gió Tây Hồ đang thổi
Anh ở
đây, vẫn bên hồ Tây mây trôi…
Đêm 2012
4. XEM TRANH BÁN LOÃ THỂ
Tưởng
nhớ bài thơ "Tranh loã thể" nổi tiếng
của thi nhân Bích Khê
Nàng để hở
một vòm trời tuyệt mĩ
Thế giới
là đây! Cuộc sống là đây
Nàng gieo
hoa và ý nghĩa loài người
Nhưng
cũng đẻ cả chiến tranh và hoà bình ra từ trong bụng.
Lui xuống
dưới nàng
một rừng
sâu um tùm che hang động
Lên trên
nàng đôi mỏm núi trắng vô biên
Thân thể
nàng tràn đầy hương nhụy phấn
Thiếu nữ
mặc hở quần: hơn bao lời hoa mĩ phát ngôn!
Em như
gió trăng mà rung động cả vua chúa, thánh thần
Cuộc sống
cần em
Đâu có cần
chiến tranh và bom nguyên tử?
Khi em cởi
ra nhiều
Điểm báo
thế giới càng hiện đại văn minh! (*)
Nhưng điều đáng đớn đau: là tính nhân loại
Con người
cũng ngày càng nhiều dã tâm gây tội ác?...
(**)
(*)
Thế giới càng hiện đại văn minh thì khuynh hướng triển lãm thân thể của các thiếu
nữ càng phát triển, tới mức gần như cởi truồng.
(**)
Nhà văn Nga Ai-Ma-Tốp đã cảnh báo trong tác phẩm "Đoạn đầu đài" nổi
tiếng của ông rằng: Thế giới, cái ác vẫn lấn át cái thiện và con người hiện đại
còn ác hơn con sói!
5. DƯỚI HÀNG SẤU ĐÊM VÀ CON PHỐ NHỎ
Phố vẫn phố,
hàng sấu xưa rụng l
Ngỡ yên rồi
còn lạc bước canh khuya
Nên câu
thơ anh theo đông về vội vã
Tình của
đôi ta dòng sông chảy man mê..
Đêm đã lạnh
vầng trăng còn thao thứ
Trăng bay trên
trời, anh cứ thương e
Xưa mộng
nguyệt này, nay sao thấy khác!
Gió nhắc
thầm thì, em có nhớ không?
Em ngủ bên
chồng. Thôi, cũng đừng tiếc nữa!
Mấy ai yêu
trọn vẹn đâu em?
Thuở đó
đẹp nhiều mộng mơ em nhỉ
Thơm mát
cõi thơ, hồn ta ru êm.
Anh lưu giữ
chút tình trên trang giấy
Đi hết phố
xa về khắc khoải bên thề
Rồi tự
trách với mình sao buổi ấy:
Lại giục em
lấy chồng để đau mãi con tim?
Mùa đông 2010
6. CÔ ÁO TRẮNG
Tặng BN
Anh lại có một cô áo trắng
Mắt nàng nhìn trong biếc mùa th
Mái tóc xõa, bầu vú nàng hưng phấn
Ngủ đi em! Nghe bài thơ anh ru…
Đất Sài Gòn mùa xuân đến trong m
Có em tôi đi giữa đêm dài thành phố
Em ơi em… những khi trời trở gió
Có thấy bóng anh về thao thức bên em?
Anh nhè nhẹ hôn thầm ở dưới ánh đêm
Em khoả thân mình để hoá thành nữ thánh!
Áo em trắng hay là da em trắng
Có em rồi cuộc sống sẽ vô biên…
Ta mặc cho năm tháng chảy, nghe em!
Chỉ có anh và em, chỉ có trời và đấ
Thế giới văn minh ta không cần gì hết
Em dẫn anh vào buổi hoang muội nguyên sơ.
Đêm Sài Gòn khi ấy sẽ như mơ
Em bọc trong anh không cần quần áo
Ôi! Nguyệt em đây một động sâu huyền ảo
Chứa cả thiên đường và vũ trụ bên trong
Em đừng hỏi vì sao anh yêu em!
Anh lại có một cô áo trắng
Vào buổi hoàng hôn hoang vắng cuộc đời
Đôi mắt nàng cả trời thu đẹp lắm
Bầu vú nàng mùa hoa trái sinh sôi.
2007
7. CÓ MỘT KHOẢNG TRỜI
Có một khoảng trời để thương để nhớ
Là khoảng trời ở đó có em
Những bóng cây trên đường phố thân quen
Đêm đêm chiếc lá nhớ lại bay về, xào xạc...
Có một khoảng trời không ai thấy được
Dẫu đêm nào chớp cũng loè lên
Có ánh chớp không kéo theo tiếng sét
Mà rung ngân, rung ngân… trong tim!
Khoảng trời gió thổi xót đêm
Hoá sắc cầu vồng nối hai miền thương nhớ
Cây tình yêu lớn theo cấp số
Ngược trời về cho ta gần ta.
Cái khoảng trời khi anh và em đã cách xa
(xa thật đấy mà cũng gần thật đấy)
Trong đau đớn anh hoá bờ cát cháy
Hạt vô tư còn lại… những tàn tro!
Nước Đức
11/10/1988
8. CON ĐƯỜNG PHƯỢNG ĐỎ
Em mang màu phượng đỏ ra đi!
Anh tha thẩn dọc hè phố nhỏ
Nơi kỉ niệm của mối tình sinh nữ
Xác ve còn bám ở thân cây.
Con đường phượng đỏ đêm na
Mây lãng du bay trời xanh vô định
Những cánh hoa rung trong hoài niệm
Nghe lòng thổn thức đâu đây!
Phượng đã cháy lên một thời
Nửa tóc bạc rồi, nửa mái xanh phơ phất
Tới một ngày chúng cũng tàn úa hết
Ta sẽ thành ông bà lão, em ơi!
Con đường tình đẫm giọt sương rơi
Gió vẫn xạc xào vi vút thổi
Giá hồi ấy chúng mình lấy nhau rồi sinh năm đẻ bẩy
Thì đâu còn phượng để anh ru?
Em đã mang màu phượng ấy ra đi!
1994
9. ĐỘNG BƯỚM
Phút say đắm tột cùng em mở toang động bướm
Giữa khu rừng rậm rạp nguyên sinh
Nàng thơ thẫn thờ si mê hưng phấn
Bướm của em chứa cả thánh thần lẫn yêu ma…
Có ai chưa em đã vào khai phá?
Để bướm vẫy vùng, bướm thỏa ước ao
Và khi ấy em sẽ không còn là trinh nữ
Bờ bãi đời người bướm vẫn lượn như sao.
Thân nhi nữ một thế giới mênh mông hoang dại
Cấu thành bên trong bao yếu tố mĩ miều
Tự thiên thai chẳng phải vẽ vời nắn gọt
Lạc vào vườn em trái cấm ngọt hương tươi.
Tình yêu từ đâu anh không biết?
Mà rung cảm tâm hồn, lay động trái
tim!
Nhưng yêu nhất là bướm em
có sức chinh
phục diệu huyền
Đêm đêm bướm thường bay ra trong phòng ngủ…
Bướm của em trên đời mãi còn quý giá
Đến lúc cần bướm lại sinh con…
Không lời thơ nào tả hết được vẻ đẹp bướm em
La la la la là!...(*)
2005
(*) Câu thơ cuối cùng này do chính tác giả
đã sửa lại, để tránh sự hiểu lầm làm ảnh hưởng đến phật giáo.
10. ĐÊM
HỒ TRÚC
Đêm nghe Trúc Hồ động
Tiếng chão chuộc vọng đưa
Chợt lòng anh thổn thức
Chuyện ngày xưa ngày xưa...
Tình yêu như cơn mưa
Thấm sũng đời bãi cát
Hồn thiếu nữ ngây thơ
Một chân trời tím sắc.
Cuộc sống bờ bến nước
Đầm khoả ánh trăng vàng
Song cuộc sống còn cả
Dông bão và ly tan!
Vòm xanh kia vẫn cũ
Chỉ có hương bay ra
Sóng vỗ không thấy khác
Bóng nước xa mờ xa.
Anh nhìn bao đôi lứa
Đến chỗ ta ngày xưa
Nụ hôn thành dấu hỏi
Cháy lên trời hư vô?
Trúc Hồ đêm hồ đêm
Hương mãi vòng ký ức
Tiếng chão chuộc, em ơi!
Còn vọng bên bờ nước...
Phạm Ngọc Thái